Trò chơi gia đình là hoạt động vui nhộn, không chỉ mang đến sự vui khỏe bổ ích mà còn giúp chúng ta trở nên gắn bó, yêu thương và kết nối giữa các thành viên. Sau những bộn bề lo toan của người lớn, những ngày học hành vất vả của trẻ nhỏ, chúng ta sẽ có nhiều thời gian bên nhau, quây quần. Hãy để Sakura Montessori giới thiệu cho 20+ trò chơi gia đinh vui nhộn, trí tuệ và đơn giản cho các bạn nhé. 

trò chơi gia đình
Top 20+ trò chơi gia đình gắn bó yêu thương, vui khỏe bổ ích

Top 7 trò chơi dân gian gia đình vui khỏe, gắn kết

Trò chơi dân gian luôn là những hoạt động mang đến sức hấp dẫn với người chơi từ người lớn đến trẻ em. Đây là hoạt động ý nghĩa không chỉ thể hiện tinh thần yêu quê hương, đất nước, gia đình mà còn giúp chúng ta vui khỏe, rèn luyện trí tuệ và tư duy sáng tạo, sự khéo léo. Top 7 trò chơi dân gian dưới đây sẽ là sự lựa chọn hay để tổ chức trò chơi kết nối gia đình thêm phần gắn kết. 

1. Bịt mắt bắt dê

trò chơi gia đình
Bịt mắt bắt dê là trò chơi tạo ra tiếng cười sảng khoái

Trong danh sách các trò chơi gia đình không thể thiếu Bịt mắt bắt dê, trò chơi luôn tạo ra tiếng cười thoải mái, rèn luyện khả năng phán đoán thông minh của người chơi. Bạn đừng bỏ qua trò chơi này mỗi khi gia đình tham gia hoạt động ngoài trời nhé. 

Chuẩn bị

  • Mặt bằng chơi bằng phẳng, sạch sẽ
  • Khăn bịt mắt đảm bảo kín

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Tất cả các thành viên cùng Oẳn tù xì để tìm ra người bịt mắt. Dùng khăn bịt kín mắt người này và để người đó đứng giữa, tất cả người chơi khác đứng xung quanh. 
  • Khi trò chơi bắt đầu, mọi người di chuyển vòng quanh người bịt mắt, đồng thời liên tục kêu “be, be” mô phỏng tiếng dê để đánh lạc hướng không bị bắt lại.Tuy nhiên chúng ta chỉ được di chuyển trong phạm vi đã quy định, người nào vượt ra ngoài sẽ tính là thua cuộc.
  • Người bịt mắt cần phán đoán chính xác phương hướng của “dê” để bắt. Người bị bắt chính là người thua cuộc. 
  • Những người thua cuộc phải hoán đổi vị trí với người bịt mắt và trò chơi lại tiếp tục vòng tiếp theo.

2. Rồng rắn lên mây

trò chơi gia đình
Gia đình cùng chơi trò Rồng rắn lên mây

Trò chơi Rồng rắn lên mây không cần chuẩn bị dụng cụ, vật tư nên dễ dàng để tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau. Chính vì vậy đây được xem là trò chơi gia đình trong nhà hay ngoài trời phổ biến nhất. Cùng tổ chức trò chơi mang đến nhiều sự vui vẻ và rèn luyên sức khỏe này bạn nhé. 

Chuẩn bị

  • Tổ chức với nhiều người chơi càng tạo ra không khí vui khỏe
  • Địa điểm tổ chức rộng thoáng, sạch sẽ và bằng phẳng 

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Cả gia đình và những người chơi khác (nếu có) Oẳn tù xì để tìm ra 1 người đóng vai thầy thuốc. Số còn lại xếp thành hàng dọc, người say nắm chặt vào người trước thành đoàn rồng rắn. 
  • Khi trò chơi bắt đầu, thầy thuốc đúng tại chỗ, cả đoàn rồng rắn đi vòng quanh vị trí chơi và đọc to bài đồng dao Rồng rắn lên mây: 

“Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?”

Khi đọc đến câu cuối người đứng đầu hàng rồng rắn sẽ dừng lại, đứng trước mặt thầy thuốc và đợi câu trả lời => Thầy thuốc nói “Thầy thuốc đi vắng”

Đoàn rồng rắn tiếp tục đi và hô to đoạn thơ trên đến khi nào thầy thuốc trả lời là “Có”

Những người chơi tiếp tục đoạn đối thoại như sau:

Thầy thuốc hỏi: “Rồng rắn đi đâu?” => Người đứng đầu hàng trả lời: “Rồng rắn đi lấy thuốc chữa bệnh cho con”

“Con lên mấy?”

“Con lên một.”

“Thuốc chẳng hay”

“Con lên hai”

“Thuốc chẳng hay.”

“Con lên mười.”

“Thuốc hay vậy”

Thầy thuốc đòi hỏi:

“Xin khúc đầu”

“Những xương cùng xẩu”

“Xin khúc giữa”

“Những máu cùng me”

“Xin khúc đuôi”

“Tha hồ mà đuổi”

  • Đọc hết câu cuối cùng, thầy thuốc lập tức đuổi bắt đoàn rồng rắn để bắt người cuối cùng (tượng trưng khúc đuôi). Người đứng đầu phải giang tay che chở cho người đứng sau, người đứng sau di chuyển che chắn cho người cuối cùng trong khi phải cùng nhau giữ chặt hàng không bị tách ra. Người cuối cùng liên tục chạy, ẩn náu để không bị thầy thuốc bắt.
  • Khi thầy thuốc bắt được khúc đuôi (người cuối cùng) thì 2 người hoán đổi vị trí. Sau đó vòng chơi mới của trò chơi lại bắt đầu. 

3. Kéo co

trò chơi gia đình
Kéo co – Trò chơi ngoài trời rèn luyện sức khỏe cho cả gia đình

Kéo co là trò chơi được nhiều gia đình chuẩn bị cho các chuyến dã ngoại, du lịch ngoài trời. Trò chơi này không chỉ mang đến tiếng cười sảng khoái, mà còn giúp chúng ta cùng rèn luyện sức khỏe, khả năng phối hợp với nhau trong cùng đội chơi. 

Chuẩn bị

  • Dây thừng chắc chắn làm dây kéo, đánh dấu vị trí chính giữa
  • Kẻ vạch chính giữa 2 đội chơi

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Trò chơi được tổ chức giữa các thành viên trong gia đình hoặc nhiều gia đình với nhau. 
  • Chia thành viên tham dự trò chơi thành 2 đội có thể trạng tương đương, số người bằng nhau. Cả 2 đội nắm chắc vào 2 đầu dây thừng và điều chỉnh điểm giữa dây thừng trùng với vạch kẻ giữa 2 đội. 
  • Khi quản trò phát tín hiệu trò chơi bắt đầu, 2 đội cần ra sức kéo sao cho đội đối phương bị kéo về phía đội mình. Đội bào bước qua vạch giữa trước là đội thua cuộc. 

4. Ếch ở dưới ao

trò chơi gia đình
Ếch ở dưới ao là trò chơi vận động được trẻ em yêu thích

Cha mẹ có thể tổ chức trò chơi Ếch ở dưới ao ngay tại gia đình để các thành viên cùng tham gia vận động, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khả năng di chuyển, nhảy, tránh né. Trò chơi này chỉ yêu cầu mặt bằng sạch sẽ, thông thoáng, dụng cụ đơn giản. 

Chuẩn bị

  • Quy định khoảng trống tượng trưng là ao đường kính khoảng 3 – 4m
  • Que nhỏ có dây buộc tượng trưng là cần câu ếch

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Trong số người chơi Oẳn tù xì để chọn ra người đóng vai trò câu ếch, cầm “cần câu” đứng trên bờ. Những người chơi còn lại đóng làm ếch đứng ở trong “ao” 
  • Khi trò chơi bắt đầu tất cả cùng đọc to bài đồng dao Ếch ở dưới ao:

Ếch ở dưới ao

Vừa ngớt mưa rào

Nhảy ra bì bọp

Ếch kêu ộp ộp

Ếch kêu ặp ặp

Thấy bác đi câu

Rủ nhau trốn mau

Ếch kêu ộp ộp

Ếch kêu ặp ặp

  • Trong khi đọc, “ếch” từ dưới ao nhảy lên bờ để khiêu khích người câu. Người câu phải nhanh chóng dồn bắt và quăng dây câu chạm vào người “ếch”. Ếch cần nhảy liên tục lên bờ, xuống ao để tránh người câu. Chú ý người câu chỉ được bắt khi ếch ở trên bờ. 
  • Khi người câu câu được ếch, 2 người hoán đổi vị trí cho nhau để trò chơi tiếp tục vòng tiếp theo. 

5. Chi chi chành chành

trò chơi gia đình
Trẻ vui vẻ, hào hứng chơi trò Chi chi chành chành

Với các gia đình có trẻ nhỏ từ 2 – 3 tuổi trở lên, chúng ta có thể tổ chức trò chơi vui vẻ, thư giãn Chi chi chành chành để chơi cùng các bé. Trò chơi này có luật chơi khá đơn giản, nhưng lại rèn luyện phản xạ nhanh nhènh, sự tinh ý. Hướng dẫn tổ chức trò chơi ở ngay đây mời phụ huynh cùng tham khảo. 

Chuẩn bị

  • Dạy trẻ học thuộc bào đồng dao Chi chi chành chành
  • Trò chơi thích hợp cho số lượng từ 3 người trở lên

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Oẳn tù xì để chọn trong số người chơi 1 người xòe tay (trường hợp có nhiều trẻ nhỏ người lớn nên là người thực hiện việc này). Những thành viên khác giơ 1 ngón tay trỏ đặt vào lòng bàn tay người xòe tay. 
  • Khi trò chơi bắt đầu tất cả cùng đọc to bài đồng dao: 

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương ngũ đế

Chấp chế đi tìm

Ù à, ù ập

  • Đọc hết câu cuối người xòe tay nhanh chóng nắm tay lại để giữ ngón tay của người chơi khác. Người chơi khác phản xạ nhanh rút tay trước khi bị nắm. 
  • Người bị nắm ngón tay là người thua cuộc phải chịu phạt. Sau đó phân định người xòe tay và tiếp tục vòng chơi tiếp theo. 

6. Kéo cưa lừa xẻ

trò chơi gia đình
Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi kết nối gia đình với nhà có trẻ nhỏ 2 – 3 tuổi

Các gia đình có trẻ nhỏ từ 2 tuổi có thêm sự lựa chọn trò chơi gia đình với trò Kéo cưa lừa xẻ. Hãy dạy các bé bài đồng dao Kéo cưa lừa xẻ trước khi tổ chức trò chơi này, đây cũng là cách giúp các con phát triển tốt ngôn ngữ. Thông qua trò chơi chúng ta giải thích thêm cho trẻ về 1 trong những hoạt động của nghề thợ mộc. 

Chuẩn bị

  • Chia thành viên tham gia thành các cặp chơi

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Sắp xếp người chơi thành các cặp chơi người lớn – trẻ em hoặc trẻ em – trẻ em. Hai người ngồi đối diện nhau, tay nắm chặt, chân chạm vào bàn chân của đối phương hoặc ngồi khoanh chân. 
  • Trò chơi bắt đầu là lúc tất cả mọi người chơi cùng đọc to bài đồng dao Kéo cưa lừa xẻ: 

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ

  • Theo nhịp điệu của bài đồng dao, 2 người đồng thời kéo và đẩy tay nhịp nhàng mô phỏng hành động cưa khúc gỗ của người thợ mộc. 
  • Trò chơi không phân định thắng thua mà hướng tới mục đích tạo nên không khí vui vẻ, hào hứng và kết nối tình thân giữa các thành viên trong gia đình. 

7. Nhảy lò cò

trò chơi gia đình
Nhảy lò cò – Trò chơi gia đình tăng cường sức khỏe

Hãy tạm dừng các thiết bị điện tử, cả gia đình cùng ra ngoài trời và chơi trò Nhảy lò cò đi. Chắc chắn chúng ta cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn, gia đình có những phút giây vui khỏe, gắn kết. 

Chuẩn bị

  • Kẻ ô vuông nhảy lò cò
  • Đồng tiền cu

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Sắp xếp người chơi đứng ở vạch xuất phát theo thứ tự chơi đã được phân định thông qua Oẳn tù xì. 
  • Khi trò chơi bắt đầu, người chơi đầu tiên cầm đồng xu và thảy vào các ô đã kẻ. Sau đó co 1 chân và nhảy qua các ô về ô có chứa đồng xu. 
  • Tiếp tục thảy đồng xu và nhảy đến khi hết vòng, xây nhà và dừng lại khi bị mất lượt. Người bị mất lượt là người chơi thảy đồng xu ra ngoài, thảy đồng xu vào nhà hoặc nhảy lò cò ra ngoài, nhảy chạm vạch, nhảy vào nhà. 
  • Người có nhiều đồng xu nhất trong các ô vuông là người thắng cuộc. 

Top 7 trò chơi kết nối gia đình kiểu hiện đại

Ngoài những trò chơi gia đình vui nhộn truyền thống, hiện nay có rất nhiều trò chơi hiện đại, với luật chơi đơn gian, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Phụ huynh có thể tham khảo Top 7 trò chơi dưới đây để có những gợi ý hay tổ chức cho các thành viên cùng tham gia trò chơi vui vẻ, ý nghĩa nhé. 

1. Rút tháp gỗ

trò chơi gia đình
Gia đình cùng chơi trò Rút tháp gỗ

Rút tháp gỗ là trò chơi gia đình trong nhà phổ biến hiện nay. Với trò chơi này chúng ta chỉ cần chuẩn bị bộ thanh gỗ đánh số (nếu gia đình có trẻ nhỏ) hoặc bộ thanh gỗ không đánh số có số lượng nhiều hơn. 

Chuẩn bị

  • Bộ thanh gỗ 

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Trước khi chơi cần xếp các thanh gỗ thành tháp có hình thú vị. Phân định lượt chơi cho các thành viên trong gia đình thông qua trò Oẳn tù xì. 
  • Trò chơi bắt đầu người chơi đầu tiên rút từng thanh gỗ trên tháp ở vị trí bất kỳ trừ thanh gỗ trên cùng. Chú ý không được làm sập tháp gỗ, nếu sập người chơi phải xếp lại tháp gỗ như ban đầu để người tiếp theo tiếp tục chơi. Khi thấy không thể rút thanh gỗ người chơi có thể nhường lượt chơi cho người tiếp theo để không làm sập tháp gỗ. 
  • Người chiến thắng là người rút được nhiều thanh gỗ nhất mà không làm sập tháp gỗ. 

2. Đua xe đạp

trò chơi gia đình
Cùng tham gia trò Đua xe đạp

Các vị phụ huynh có thể tận dụng các loại xe đạp, xe 3 bánh, xe chòi chân… tại gia đình để tổ chức trò chơi cho các thành viên trong những giờ vui chơi, thư giãn. Trò chơi này còn góp phần rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo, dẻo dai cho cả nhà. 

Chuẩn bị

  • Mỗi người 1 xe
  • Đường đua cho các thành viên
  • Kẻ vạch xuất phát và vạch đích

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Các thành viên tham gia trò chơi xếp hàng ngang tại vạch xuất phát
  • Khi trò chơi bắt đầu, tất cả thành viên cùng ra sức di chuyển về vạch đích. Trên đường đi cần tránh va chạm, di chuyển đúng đường của mình và không làm đổ chướng ngại vật (nếu có)
  • Người về đích sớm nhất đúng luật là người chiến thắng. 

3. Trò chơi gia đình Cờ cá ngựa

trò chơi gia đình
Bộ cờ chơi cá ngựa

Cờ cá ngựa là trò chơi có tính giải trí cao bắt nguồn từ trò Pachisi của Ấn Độ hiện đã du nhập vào Việt Nam. Bộ Cờ cá ngựa khá nhỏ gọn, gia đình có thể mang đi theo để cả gia đình cùng chơi bất cứ lúc nào. Mỗi bộ cờ dành cho 4 người chơi với luật chơi không khó và trẻ từ 6 tuổi hoàn toàn có thể chơi cùng người lớn. Tổ chức trò chơi này như sau: 

Chuẩn bị

  • Bộ cờ cá ngựa gồn có 2 viên xúc cắc, 1 bàn cờ, 16 quân cờ hình đầu ngựa chia thành 4 màu cho 4 người chơi

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Đầu tiên cần phân chia lượt chơi, phân màu quân cờ cho 4 người chơi.
  • Khi trò chơi bắt đầu, người đầu tiên sẽ lắc xúc xắc và tung ra, xem kết quả trên xúc xắc 6 mặt để quyêt định quyền ra quân. Khi xúc xắc ra mặt 6 chấm thì xuất quân đầu tiên trên bàn cờ. Nếu không xuất quân được phải nhường quyền đi tiếp cho người tiếp theo. 
  • Trường hợp người sau di chuyển quân cờ trúng ô quân người đi trước đang đứng thì quân cờ của người trước sẽ bị đá về điểm xuất phát. Quân cờ bị đá về điểm xuất phát sẽ phải đi lại từ đầu như trên. 
  • Sau khi ra quân người chơi tiếp tục tung xúc xắc để di chuyển quân cờ với số ô tương ứng với số chấm trên mặt xúc xắc. Cứ tiếp tục như vậy đến khi người chơi nào đưa tất cả 4 quân cờ của mình về chuồng đầu tiên sẽ là người chiến thắng. 

4. Chơi Lăn bóng trong nhà

https://docs.google.com/document/d/1RCmFbV_yw4R3nTWVh6-eBbfXYO2sWYsiDLKH8y82SKM/edit
Cùng chơi Lăn bóng rèn luyện thể lực

Cha mẹ có thể tổ chức cùng con chơi trò lăn bóng trong nhà để rèn luyện thể lực. Trò chơi này đòi hỏi sự khéo léo, cùng phối hợp với bạn chơi để di chuyển bóng nhanh nhất. Lăn bóng là trò chơi tạo nên tiếng cười vui vẻ cho mọi người. 

Chuẩn bị

  • Bóng có kích thước to nhỏ tùy chọn
  • Không gian tổ chức trong nhà

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Chia người tham gia trò chơi thành cặp người lớn và trẻ em. 
  • Trò chơi bắt đầu người lớn và trẻ em phải di chuyển thành từng cặp không được tách rời. Đồng thời lăn bóng đi khắp các phòng trong nhà.
  • Trò chơi kết thúc khi các cặp đôi người chơi đã lăn bóng hết các phòng. Cặp chơi nào hoàn thành trước là những người chiến thắng. 

5. Nhảy theo nhạc trò chơi gia đình vui nhộn

trò chơi gia đình
Trò chơi Nhảy theo nhạc

Đây là trò chơi với âm nhạc vui nhộn nhận được sự hưởng ứng của nhiều trẻ nhỏ. Trò chơi này không khó, cả gia đình chỉ cần nghe nhạc và tự nhảy theo vũ đạo độc đáo của mình. Đây là trò chơi tiêu hao khá nhiều năng lượng và mang đến không khí sôi động, gắn kết giữa các thành viên. 

Chuẩn bị

  • Nhạc theo sở thích của các thành viên trong gia đình
  • Không gian thông thoáng, rộng rãi và mát mẻ (có thể tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời)

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Đây là trò chơi tổ chức khá đơn giản, chúng ta cần 1 người điều khiển âm nhạc. Tất cả các thành viên còn lại tham gia nhảy và dừng. 
  • Khi trò chơi bắt đầu, nhạc nổi lên tất cả người chơi cùng nhảy theo vũ điệu cá nhân độc đáo. Tuy nhiên khi nhạc dừng, tất cả cần giữ nguyên tư thê đang nhảy, nhạc nổi lên người chơi lại nhảy tiếp. 
  • Trò chơi cứ tiếp tục như vậy, người thua cuộc là người nhạc dừng mà vẫn nhảy hoặc ngược lại nhạc đang chạy mà dừng nhảy. 
  • Người chiến thắng cuối cùng là người không phạm luật và nhảy đẹp nhất.

6. Bắt đĩa bay

trò chơi gia đình
Trò chơi ngoài trời Bắt đĩa bay

Chỉ cần 1 cái đĩa nhựa nhỏ chúng ta có thể tổ chức trò chơi vận động ngoài trời vui nhộn, tăng cường thể lực cho cả nhà. Đặc biệt trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng chạy, bắt đồ khéo léo. Trò chơi tổ chức như sau: 

Chuẩn bị

  • Đĩa nhựa 
  • Cặp chơi người lớn và trẻ nhỏ
  • Hiện trường là những bãi cỏ mềm ở nơi thông thoáng, mát mẻ

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Chia thành các cặp chơi gồm 1 người lớn và 1 trẻ em. 
  • Người lớn ném đĩa bay và cổ vũ khuyến khích trẻ bắt đĩa. 

7. Vận động chuyền bóng

trò chơi gia đình
Trò chơi vận động chuyền bóng

Trò chơi vận động chuyền bóng là 1 trong các trò chơi team building cho gia đình được yêu thích. Các gia đình có thể cùng nhau tổ chức để tất cả các thành viên có những giờ vận động vui khỏe, bổ ích. Luật chơi trò chơi này cùng đồ dùng dụng cụ khá đơn giản: 

Chuẩn bị

  • Bóng nhựa nhỏ
  • Đường di chuyển riêng
  • Vạch xuất phát và vạch đích

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Chia cách thành viên tham gia trò chơi thành các đội mỗi đội từ 5 – 10 người tùy số lượng người tham gia. Các đội xếp thành hàng dọc tại đường di chuyển riêng của mỗi đội. 
  • Khi trò chơi bắt đầu các đội đồng thời di chuyển, người đầu tiên cầm bóng nhanh chóng vừa đi vừa đưa bóng qua đầu cho người phía sau nhưng không được quay đầu lại. Người tiếp theo nhận bóng và cứ tiếp tục chuyền bóng như vậy.
  • Đội nào về đích nhanh nhất và hoàn thành việc chuyền bóng cho người cuối cùng sớm nhất là đội chiến thắng.

Top 7 trò chơi gia đình đi du lịch

Mỗi khi đi du lịch thì việc tổ chức các trò chơi kết nối gia đình là không thể thiếu. Tham gia trò chơi giúp các thành viên hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn và đặc biệt là tạo nên không khí vui vẻ, sôi động, rèn luyện sức khỏe và kỹ năng cho tất cả mọi người. Dưới đây là 7 trờ chơi thích hợp tổ chức ngoài trời mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo. 

1. Ném lon

trò chơi gia đình
Tổ chức trò chơi ném lon ngoài trời dành cho gia đình

Để tổ chức trò chơi Ném lon chủng ta chỉ cần tận dụng các loại lon đã qua sử dụng. Do đó các gia đình có thể dễ dàng thực hiện trò chơi vui vẻ này tại nhiều địa điểm khác nhau. Luật chơi trò Ném lon cũng khá đơn giản, cụ thể như sau: 

Chuẩn bị

  • Lon nước đã qua sử dụng
  • Dụng cụ ném lon
  • Kẻ vạch xuất phát

Hướng dẫn luật chơi

  • Chia các thành viên tham gia trò chơi thành 2 đội có số người bằng nhau, phân chia rõ lượt ném lon. Mỗi đội nhận dụng cụ ném lon trước khi bước vào thi đấu
  • Xếp lon thành hàng tùy theo số lượng ở vòng tròn cách vạch xuất phát khoảng 2m. Thành viên của 2 đội xếp thành hàng ở vạch xuất phát. 
  • Trò chơi bắt đầu từng thành viên ném sao cho lon đổ được nhiều nhất. 
  • Đội chiến thắng là đội ném đổ toàn bộ số lon với lượt ném ít hơn. 

2. Nhảy bao bố tiếp sức

trò chơi gia đình
Nhảy bao bố tiếp sức – Trò chơi gia đình đi du lịch rèn luyện sức khỏe

Nếu gia đình bạn chuẩn bị di du lịch đừng quên chuẩn bị thêm 1 số bao bố để chúng ta tổ chức trò chơi Nhảy bao bố tiếp sức vui khỏe, rèn luyện sự khéo léo nhé. Chỉ cần 1 hiện trường bằng phẳng, mát mẻ là gia đình bạn sẽ có những cuộc vui bất tận rồi. 

Chuẩn bị

  • Bao bố 
  • Kẻ vạch xuất phát và vạch đích

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Chia thành viên tham gia trò chơi thành hai đội, mỗi đội kẻ đường chạy riêng. Thành viên mỗi đội xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát.
  • Sau khi trò chơi bắt đầu, người chơi đầu tiên của 2 đội xỏ bao bố vào người mà nhảy nhanh về vạch đích và nhảy quay trở lại vạch xuất phát. Tháo bao bố và trao cho người tiếp theo tiếp tục nhảy như vậy. Cứ tiếp tục trò chơi đến khi người cuối cùng của mỗi đội hoàn thành lượt nhảy của mình. 
  • Đội nào hoàn thành lượt nhảy trước là đội chiến thắng. 

3. Cõng trẻ đập niêu

trò chơi gia đình
Trò chơi gia đình Cõng trẻ đập niêu

Trò chơi Cõng trẻ đập niêu cần chuẩn bị hiện trường phức tạp hơn so với trò chơi khác. Chúng ta cần treo niêu tại vạch đích ngang tầm với người chơi. Trò chơi chắc chắn sẽ thu hút sự nhiệt tình của các thành viên tham gia tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi. 

Chuẩn bị

  • Các cặp chơi người lớn và trẻ em
  • Khăn bịt mắt
  • Niêu đất treo trên dây hoặc thanh sào có độ cao phù hợp tại vạch đích
  • Gậy đập niêu dài khoảng 50cm
  • Kẻ vạch xuất phát và vạch đích

Hướng dẫn luật chơi

  • Chia thành viên tham gia trò chơi thành các cặp chơi người lớn và trẻ em. Các cặp chơi xếp hàng ngang tại vạch xuất phát. Người chơi được kiểm tra quãng đường từ vạch xuất phát đến vạch đích và kiểm tra độ cao treo niêu để tính toán trước đường di chuyển. Sau đó bịt mắt tất cả người chơi. 
  • Khi hiệu lệnh trò chơi bắt đầu, các cặp chơi người lớn cõng trẻ con di chuyển về phía vạch đích, đến đích thực hiện động tác đập niêu. Đập trúng niêu là hoàn thành nhiệm vụ. 
  • Đội chiến thắng là đội đập trúng niêu và nhận phần thưởng đã chuẩn bị để kích thích tinh thần người chơi. 

4. Vượt chướng ngại vật

trò chơi gia đình
Gia đình cùng tham gia trò chơi vượt chướng ngại vật

Trò chơi vượt chướng ngại vật là gợi ý hay cho các gia đình khi đi du lịch. Để tổ chức tốt trò chơi mà không mất nhiều công sức chuẩn bị chúng ta có thể tận dụng các đồ dùng, vật dụng tại chỗ để sắp xếp chướng ngại vật để thành viên tham gia cùng vượt qua. Luật chơi trò chơi này khá đơn giản như sau: 

Chuẩn bị

  • Hầm chui bằng thùng caton 
  • Các loại chai, lon nước đã qua sử dụng
  • Kẻ vạch xuất phát và vạch đích
  • Vẽ các vòng tròn tượng trưng là suối, ao, hồ… 

Hướng dẫn luật chơi

  • Đầu tiên cần chuẩn bị hiện trường, sắp xếp chướng ngại vật và phổ biến luật chơi, cách di chuyển vượt chướng ngại vật cho tất cả thành viên tham gia trò chơi. 
  • Chia các thành viên tham gia trò chơi thành từng nhóm 4 – 5 người. Các thành viên xếp thành hàng ngang tại vạch xuất phát. 
  • Sau hiệu lệnh trò chơ bắt đầu người chơi bắt đầu xuất phát và vượt qua các chướng ngại vật liên tục để về đích nhanh nhất. 
  • Người chơi về đích đầu tiên, vượt qua mọi chướng ngại vật đúng luật là người chiến thắng.

5. Trò chơi giữ thăng bằng

trò chơi gia đình
Trò chơi Giữ thăng bằng

Trò chơi giữ thăng bằng phù hợp cho các thành viên trong gia đình từ người lớn đến trẻ em và không giới hạn số người chơi. Trò chơi này có thể tổ chức cả ở trong nhà và ngoài trời tại những vị trí bằng phẳng, mát mẻ và thoải mái. Trò chơi giúp gắn kết các thành viên trong gia đình, cùng tham gia chơi, cùng cổ vũ nhau vượt qua thử thách. 

Chuẩn bị

  • Thanh gỗ nhỏ hoặc các vật dài khoảng 2 – 3m trở lên là đường giữ thăng bằng
  • Kẻ vạch xuất phát và vạch đích

Hướng dẫn tổ chức trò chơi

  • Phân chia lượt chơi cho cùng thành viên tham gia trò chơi
  • Tất cả người chơi xếp thành hàng tại vạch xuất phát. Khi trò chơi bắt đầu người chơi đầu tiên cần giữ thăng bằng và di chuyển từ vạch xuất phát về vạch đích.
  • Người chơi không giữ được thăng bằng sẽ là người thua cuộc phải chịu phạt

6. Đưa nước về nguồn

trò chơi gia đình
Trò chơi Đưa nước về nguồn

Đưa nước về nguồn là 1 trong các trò chơi team building cho gia đình sôi động thường được tổ chức trong các dịp đi du lịch. Để trò chơi thêm phần không khí vui chơi phụ huynh có thể kết hợp với các gia đình khác thành các đội chơi vừa vui vẻ, vừa rèn luyện sức khỏe. Trò chơi được tổ chức như sau: 

Chuẩn bị

  • Kẻ vạch xuất phát và vạch đích
  • Cốc nhỏ đựng nước khi người chơi di chuyển
  • Xô lớn trữ nước đặt tại vạch xuất phát và vạch đích
  • Sắp xếp đường vận chuyển cho từng đội chơi có đặt các chướng ngại vật

Hướng dẫn luật chơi

  • Chia các thành viên tham gia trò chơi thành các đội chơi mỗi đội 4 – 5 người. Quy định thời gian chơi cho mỗi vòng. 
  • Khi trò chơi bắt đầu từng thành viên sẽ cầm cốc chạy từ vạch xuất phát đến vạch đích múc nước trong xô và quay trở về theo đường cũ, đổ nước vào xô và đưa cốc cho người tiếp theo. 
  • Sau thời gian quy định, xô nước của đội nào nhiều nước hơn là đội chiến thẳng. 

7. Trò chơi gia đình đi du lịch – Nhảy sạp

trò chơi gia đình
Nhảy sạp – Trò chơi gia đình đi du lịch

Nhảy sạp là trò chơi phát triển đa kỹ năng, vận động toàn thân, tăng cường sức khỏe. Tại rất nhiều khu du lịch luôn có sẵn dụng cụ để du khách có thể tổ chức trò chơi này bất cứ lúc nào. Các gia đình tham gia trò chơi để hòa cùng không khí sôi động, vui tươi nhé. 

Chuẩn bị

  • Trò chơi thích hợp cho trẻ từ 5 – 6 tuổi trở lên và người lớn
  • Thanh tre dài khoảng 2 – 3m 
  • Chuẩn bị thêm loa đài, âm nhạc để tạo không khí sôi động

Hướng dẫn luật chơi

  • Chia thành viên tham gia trò chơi thành 2 đội trong đó 1 đội gõ sạp và 1 đội nhảy sạp.
  • Trò chơi bắt đầu đội gõ sạp sẽ gõ thanh tre theo nhịp hoặc theo nhạc. Đội nhảy sạp xếp hàng ở vị trí xuất phát và nhảy vào khoảng trống tạo ra khi gõ thanh tre, đảm bảo không chạm vào thanh tre. Nhảy hết lượt, người chơi vòng ra phía ngoài và quay về vị trí xuất phát và chờ đến lượt nhảy tiếp theo. 
  • Người nhảy chạm vào thanh tre, nhảy không đúng nhịp sẽ bị phạt loại khỏi trò chơi. Sau đó đội nhảy sạp hoán đổi vị trí cho đội gõ sạp và trò chơi tiếp tục các vòng chơi mới. 

Trên đây là gợi ý từ Sakura Montessori về 20+ trò chơi gia đình mà chúng ta có thể tham khảo. Đây là các trò chơi bổ ích không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe, nâng cao kỹ năng một cách toàn diện mà còn tạo nên không khí vui tươi, gắn kết giúp các thành viên thêm hiểu nhau hơn. Chúc các gia đình luôn có những khoảng thời gian bên nhau đầy ý nghĩa.

5/5 (1 Review)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm