Trò chơi dân gian thiếu nhi Việt Nam có ý nghĩa lớn với đời sống tinh thần người Việt. Đồng thời những trò chơi này còn có vai trò rèn luyện phản xạ, sức khỏe, trí tuệ và kỹ năng sống, góp phần hình thành nhân cách cho các bé. Nếu phụ huynh đang tìm kiếm những trò chơi hấp dẫn, thú vị cho các bé thì Top 20+ trò chơi dưới đây sẽ là gợi ý hay để chúng ta lựa chọn. Sakura Montessori mời cha mẹ cùng theo dõi nhé.
Top 7 các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
Trò chơi dân gian đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần giúp nâng cánh tâm hồn cho trẻ thơ. Đồng thời giúp trẻ phát triển thể chất, tư duy sáng tạo, sự khéo léo và sự liên kết với các bạn bè cùng trang lứa. Mời cha mẹ cùng Sakura Montessori tham khảo 7 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non dưới đây để tổ chức cho các bé có những giờ vui chơi vui vẻ, hiệu quả.
>>Xem thêm: Top 20+ trò chơi gia đình gắn bó yêu thương, vui khỏe bổ ích
1. Cá sấu lên bờ
Giới thiệu trò chơi
Trò chơi Cá sấu lên bờ sẽ rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn, tập trung và tinh ý. Trong quá trình chơi, trẻ cần chăm chú để hoạt động và tìm ra người thua cuộc. Đây là trò chơi dân gian mang lại sự vui vẻ, hứng thú và giúp trẻ tăng cường vận động.
Chuẩn bị
- Kẻ vạch phân chia phạm vi trên bờ và dưới nước
- Số lượng người chơi yêu cầu từ 3 người trở lên
Hướng dẫn cách chơi
- Trong đội chơi cần chọn ra 1 người làm cá sấu bằng cách chỉ định hoặc oẳn tù xì và cá sấu chỉ được hoạt động trong khu vực dưới nước.
- Những bạn nhỏ còn lại sẽ làm người chơi đứng trên bờ
- Khi bắt đầu trò chơi, những người đứng trên bờ cần phải xuống nước để khuấy động sự chú ý của cá sấu
- Cá sấu lập tức chạy đến để bắt những người xâm phạm khu vực của mình, nhừng người đó cần nhanh chân chạy lên bờ
- Người bị cá sấu bắt là người thua cuộc sẽ phải hoán đổi vị trí với cá sấu trong lượt chơi tiếp theo.
2. Oẳn tù xì
Giới thiệu trò chơi
Oẳn tù xì là 1 trong số hàng 100 trò chơi dân gian thiếu nhi phổ biến nhưng có luật chơi đơn giản, dễ nhớ và không phải chuẩn bị thêm nhiều đồ dùng, dụng cụ đi kèm. Trò chơi này chỉ yêu cầu có từ 2 bạn nhỏ trẻ lên, học thuộc luật chơi và cùng vui vẻ với nhau. Đây cũng là trò chơi thường được sử dụng trong trường hợp các trò chơi khác cần tìm ra 1 người thua cuộc duy nhất trong số nhiều người thua cuộc.
Chuẩn bị
- Từ 2 người chơi trở lên
Hướng dẫn cách chơi
- Luật chơi số 1: Trong quá trình chơi người chơi có thể chọn 1 trong 3 cách giơ 1 bàn tay theo hiệu lệnh
Kéo: Người chơi nắm 3 ngón tay (ngón cái, ngón áp út, và ngón út), xòe 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa)
Lá: Người chơi xòe cả bàn tay (xòe 5 ngón tay)
Búa: Người chơi nắm tất cả các ngón tay (nắm bàn tay) lại như quả đấm
- Luật chơi số 2: Theo luật chơi thì búa thì đập được kéo (người ra búa thắng người ra kéo), lá bao được búa (người ra lá thắng người ra búa) và kéo cắt được lá (người ra kéo thắng người ra lá)
- Quá trình chơi bắt đầu khi tất cả người chơi cùng đứng đối diện nhau hoặc thành vòng tròn và cùng đọc “Oẳn tù xì ra cái gì? ra cái này”. Khi đọc đến chữ cuối cùng tất cả phải giơ 1 bàn tay theo hình búa, lá hoặc kéo tùy thích.
- Phân định thắng thua theo luật chơi số 2, người thua sẽ bị loại, trò chơi tiếp tục với những người còn lại đến khi tìm ra người chiến thắng
3. Chi chi chành chành
Giới thiệu trò chơi
Chi chinh chành chành là 1 trong các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non với luật chơi khá đơn giản, nhiều bạn nhỏ có thể tham gia được. Trò chơi này được áp dụng phổ biến trên thực tế bởi cả hiệu quả mà nó mang lại. Chơi trò chi chi chành chành giúp các bạn nhòe rèn luyện sự tinh ý, phản xạnh nhanh. Luật chơi của trò chơi này như sau:
Chuẩn bị
- Trò chơi cần từ 3 trẻ trở lên
Hướng dẫn cách chơi
- Trong 1 đội chơi chọn 1 bé đứng ra và xòe 1 bàn tay
- Các bạn nhỏ còn lại đặt 1 ngón tay trỏ đặt vào lòng bàn tay bạn đang xòe
- Bạn nhỏ đang xòe bàn tay đọc to bào đồng dao Chi chi chành chành:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à, ù ập
- Bạn nhỏ xòe tay chủ động trong quá trình đọc bài đồng dao, khi đến chữ “ập” cần nhanh chóng nắm chặt tay lại, các bạn khác phải nhanh chóng rút tay ra
- Người nào bị nắm trúng ngòn tay là người thua cuộc và sẽ trờ thành người đứng xòe tay trong lần chơi tiếp theo
- Nếu nhiều người cùng bị nắm trúng tay, chúng ta có thể phân định thắng thua bằng cách sử dụng trò chơi oẳn tù xì để.
4. Đếm sao
Giới thiệu trò chơi
Đếm sao là trò chơi dân gian phù hợp với trẻ còn nhỏ, nhất là những bé đang học đếm. Trò chơi phù hợp tổ chức cho tập thể nhiều người giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung, giao tiếp. Luật chơi của trò chơi này khá đơn giản, người lớn dễ hướng dẫn cho trẻ thực hiện một cách nhanh chóng:
Chuẩn bị
- Trò chơi cần từ 3 trẻ trở lên
Hướng dẫn cách chơi
- Tập hợp nhóm trẻ, cho các bé ngồi thành vòng tròn quay mặt vào phía trong, chọn 1 bé đứng phía ngoài vòng tròn.
- Trò chơi bắt đầu bằng việc tất cả mọi người hát một bài hát, người đứng sau mỗi từ sẽ dập tay vào vai 1 bạn:
Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao
Tôi đố anh chị nào
Một hơi đếm hết
Từ một ông sao sáng
Đến 10 ông sáng sao
- Khi kết thúc bài hát, từ cuối cùng rơi vào trẻ nào, bé đó sẽ phát đọc ngay đoạn đếm sao không được nghỉ ““Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng…. 10 ông sáng sao”
- Trường hợp đọc sai, đọc nhầm được tính là thua cuộc và người đó sẽ phải chịu phạt theo quy định. Sau đó trò chơi lại tiếp tục vòng tiếp theo.
5. Tập tầm vông
Tập tồng vông là trò chơi dân gian khá đơn giản yêu cầu đối thủ cần tinh ý để đoán ra tay giấu đồ của người còn lại. Nếu chúng ta không tinh mắt nhận ra, thì nên sử dụng cách đoán tâm ý của người giấu đồ. Luật chơi cụ thể của trò chơi dân gian sáng tạo này như sau:
Chuẩn bị
- Đồ vật nhỏ giấu vừa lòng bàn tay người chơi như viên sỏi, viên bi, tờ giấy nhỏ cuộn lại…
- Trò chơi yêu cầu ít nhất 2 người chơi trở lên
Luật chơi
- Trong cả đội chơi chọn ra 1 người giấu đồ trong lòng bàn tay. Những người còn lại đóng vai trò quan sát để tìm ra vị trí giấu đồ ở tay phải hay tay trái người dấu
- Khi trò chơi bắt đầu người giấu đồ nắm giữ đồ vật trong lòng bàn tay bất kỳ của mình. Những người còn lại đọc to bài đồng dao sau đây:
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay không
Tay không tay có
Tay có tay không
- Kết thúc bài hát, người giữ đồ đưa hai tay ra và những người còn lại phải đoán xem tay nào đang giữ đồ
- Người đoán đúng là người thắng cuộc và ngược lại người đoán sai thì người giữ đồ là người thắng.
6. Nhảy cóc
Giới thiệu trò chơi
Nhảy cóc là 1 trong các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non khá phổ biến với thiếu nhi cả nước, tạo nên không khí sôi nổi, vui nhộn. Đây cũng là trò chơi giúp rèn luyện thể lực tốt, sức bền và sự dẻo dai. Trò chơi có thể tiến hành với 2 người học tập thể với nhiều thành viên. Cách chơi cũng khá dễ dàng, cụ thể như sau:
Chuẩn bị
- Yêu cầu số lượng người tham gia càng nhiều càng tốt
- Kẻ vạch xuất phát và vạch đích
Hướng dẫn cách chơi
- Đầu tiên cần phân định cặp chơi và lượt chơi bằng cách oẳn tù xì để chọn người đi trước.
- Trò chơi bắt đầu, người đi trước chụm chân, nhảy có về phía trước 1 nhịp, bước nhảy ngắn hay dài tùy thuộc vào sức của trẻ. Khi nhảy không được chống tay xuống đất, nếu chống tay sẽ phải về lại vị trí bước nhảy trước.
- Sau khi nhảy bước thứ nhất, tiếp tục oẳn tù xì đề chọn người được nhảy bước tiếp theo.
- Trò chơi cứ tiếp tục như vậy đến khi có người đến được vạch đích để trở thành người chiến thắng.
7. Rồng rắn lên mây
Giới thiệu trò chơi
Trò chơi Rồng rắn lên mây được ứng dụng nhiều trên thực tế trong dân gian và tại các trường học. Trò chơi này góp phần tạo nên tiếng cười vui vẻ, rèn luyện thể lực cho trẻ nhỏ. Trò chơi cần 1 bạn đóng vai trò làm thầy thuốc, các bạn nhỏ khác nối thành đoàn rồng rắn là cùng hỗ trợ nhau tránh thầy thuốc bắt được đuôi của mình là bạn cuối cùng trong hàng.
Chuẩn bị
- Số lượng người chơi càng đông càng vui
Hướng dẫn cách chơi
- Chọn 1 trong số người chơi làm thầy thuốc bằng cách xung phong, chỉ định hoăặc oẳn tù xì. Những người khác làm đoàn rồng rắn, xếp thành hàng dọc, tay người sau đặt lên vai hoặc nắm vạt áo người đứng trước.
- Trò chơi bắt đầu, đoàn rồng rắn đứng trước mặt thầy thuốc và bắt đầu lượng qua, lượn lại như con rắn và cùng hát:
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”
- Thầy thuốc trả lời: “Thầy thuốc đi vắng”
- Đoàn rồng rắn tiếp tục di chuyển và hát đến khi thầy thuốc trả lời “Có”
- Thầy thuốc hỏi:
“Rồng rắn đi đâu?”
- Người đứng đầu hàng trả lời:
“Rồng rắn đi lấy thuốc chữa bệnh cho con”
“Con lên mấy?”
“Con lên một.”
“Thuốc chẳng hay”
“Con lên hai”
“Thuốc chẳng hay.”
…
“Con lên mười.”
“Thuốc hay vậy”
Thầy thuốc đòi hỏi:
“Xin khúc đầu”
“Những xương cùng xẩu”
“Xin khúc giữa”
“Những máu cùng me”
“Xin khúc đuôi”
“Tha hồ mà đuổi”
- Đến lúc này thầy thuốc tìm cách đuổi để bắt được đuôi của đoàn rồng rắn chính là người cuối cùng. Người đứng đầu đoàn rồng rắn giang tay ra chắn thầy thuốc để bảo vệ đồng đội. Đoàn người phía sau tiếp tục giữ hàng và di chuyển để tránh thầy thuốc
- Trường hợp đoàn rồng rắn bị đứt ngang thì cần tạm dừng để nối lại. Thầy thuốc bắt được đuôi đoàn rồng rắn sẽ là người chiến thắng
Top 7 trò chơi dân gian sáng tạo
Sự sáng tạo cho các trò chơi dân giang mang đến luồng gió mới, giúp trẻ có thêm những trải nghiệm hay với các hoạt động tập thể cùng bạn bè. Phụ huynh có thể tham khảo luật chơi của Top 7 trò chơi dân gian dưới đây để giúp con có những ngày hè hay giờ chơi năng động, vui tươi với nhiều hiệu quả.
1. Trao khăn đỏ
Giới thiệu trò chơi
Trao khăn đỏ là trò chơi dân gian sáng tạo giúp trẻ rèn luyện kỹ năng chào kiểu Đội và quàng đỏ đúng cách. Trò chơi này có thể tổ chức cho cả tập thể gồm nhiều người. Luật chơi của trò chơi Trao khăn đỏ không khó, gồm các bước như sau:
Chuẩn bị
- Khăn đỏ
- Số lượng người chơi từ 2 người trở lên
Hướng dẫn cách chơi
- Sắp xếp người chơi thành 2 hàng dọc có số lượng người tương ứng nhau.
- Khi hiệu lệnh trò chơi bắt đầu 2 đội chơi quay mặt vào nhau, hai hàng cùng tiến hành giơ tay chào kiểu Đội.
- Tiếp đến các thành viên trong 2 hàng tiến đến đứng trước mặt, từng đôi tháo khăn quàng trên cổ xuống, quàng vào cổ bạn đối diện và thắt khăn quàng đỏ đúng quy cách.
- Đội có thành viên chào kiểu đội sai, thắt khăn quàng sai bị trừ điểm.
- Đội thắng là đội thắt khăn quàng nhanh, đẹp và đúng quy định hoàn thành trước.
2. Rút gỗ
Giới thiệu trò chơi
Rút gỗ là trò chơi sử dụng các thanh gỗ nhỏ xếp lần lượt theo chiều dọc ngang xen kẽ giống như tòa tháp. Người chơi có nhiệm vụ rút các thanh gỗ ở bất kỳ vị trí nào và đặt lên phía trên cùng để làm tăng độ cao của tòa tháp gỗ mà không làm sập. Trò chơi này không chỉ rèn luyện sự khéo léo khi rút thanh gỗ mà còn rèn luyện tư duy, tính toán để tạo tháp cao nhất có thể.
Chuẩn bị
- Bộ thanh gỗ thông dụng gồm 48 thanh được đánh số từ 1 – 48
Hướng dẫn cách chơi
- Đầu tiên cần sắp xếp thanh gỗ theo thứ tự ngang dọc lần lượt để tạo thành tháp gỗ. Đồng thời phân định lượt chơi cho tất cả các thành viên tham gia chơi.
- Khi trò chơi bắt đầu người chơi đầu tiên sẽ rút thanh gỗ ở vị trí bất kỳ trên tháp và đặt lên trên cùng. Nếu làm sập tháp gỗ, người chơi cần phải xếp thanh gỗ về lại hình dạng ban đầu và nhường lượt chơi cho người tiếp theo.
- Người chiến thắng là người rút được nhiều thanh gỗ nhất và xếp lên cao mà không làm tháp gỗ bị đổ.
3. Kéo mo cau
Kéo mo cau là trò chơi dân gian thiếu nhi có từ lâu đời tại nhiều miền quê đất Việt. Với trò chơi này người chơi sử dụng mo cau người ngồi trên mo cau, người kéo nhau từ vạch xuất phát về đến đích và đổi vị trí. Đối với những nơi không có mo cau, người lớn có thể sử dụng những vật dụng tương tự mo cau để trẻ có thể chơi được trò chơi này. Mời phụ huynh tham khảo luật chơi trò kéo mo cau:
Chuẩn bị
- Mo cau (bẹ cau) khô hoặc vật dụng có chức năng tương tự
- Trò chơi cho từ 2 người trở lên
- Kẻ vạch xuất phát và vạch đích
Hướng dẫn cách chơi
- Trước tiên cần phân định người kéo và người được kéo mo cau bằng cách chỉ định hoặc oẳn tù xì
- Khi trò chơi bắt đầu, mo cau được đặt ở vạch xuất phát, người được kéo sẽ ngồi lên mo cau, người kéo cầm vào phần cuống của mo cau. Sau đó người kéo dùng sức để để kéo bạn về đích. Hết lượt sẽ đổi vị trí giữa người kéo và người được kéo, trò chơi cứ tiếp tục như vậy đến khi trẻ muốn nghỉ.
4. Trò chơi dân gian Cướp cờ
Giới thiệu trò chơi
Trò chơi dân gian Cướp cờ phổ biến dành cho trẻ nhỏ, thường được tổ chức trong các hoạt động tập thể. Trò chơi mang đến những tiếng cười vui vẻ, thú vị và sự thư giãn đồng thời hỗ trợ tốt cho việc rèn luyện thể lực. Cùng tìm hiểu luật chơi của trò chơi này nhé.
Chuẩn bị
- Số lượng thành viên thích hợp từ 8 – 10 người chia thành 2 đội
- Cờ hoặc khăn tượng trưng cho cờ: 1 chiếc
- Kẻ vạch vạch xuất phát của 2 đội (đây cũng là vạch đích)
- Đặt cờ tại khoảng cách chính giữa 2 vạch xuất phát
Hướng dẫn cách chơi
- Chia số thành viên tham gia trò chơi thành 2 đội với số người bằng nhau. Hai đội xếp thành hàng ngang tại vạch xuất phát của đội mình. Các thành viên trong đội điểm danh từ 1 đến hết và mỗi thành viên cần nhớ số thứ tự của mình.
- Khi thấy hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, quản trò đọc tới số thứ tự nào thì thành viên mang số thứ tự đó của 2 đội nhanh chóng chạy đến vị trí trí vòng tròn ở giữa vào cướp cờ. Trong 1 lần quản trò có thể gọi 1 – 2 – 3 – 4 số.
- Tiếp theo, khi quản trò gọi đến số nào số đó phải quay về vạch xuất phát.
- Người thắng cuộc là người lấy được cờ và chạy về vạch xuất phát của đội mình. Nếu bị đội bạn vỗ vào người thì sẽ là người thua cuộc. Vì vậy nếu thấy sắp bị đội bạn vỗ vào người, người cầm cờ có thể bỏ cờ xuống để tránh và tiếp tục cướp lại cờ sau đó. Người thua cuộc sẽ không được quản trò gọi số nữa.
5. Cua cắp
Giới thiệu trò chơi
Nếu phụ huynh muốn tìm cho trẻ trò chơi sáng tạo rèn luyện sự linh hoạt, khéo léo của đôi tay thì Cua cắp chính là lựa chọn hàng đầu. Trò chơi không yêu cầu nhiều sự chuẩn bị về dụng cụ, vật liệu nhưng có thể tốt chức cho số lượng nhiều thành viên. Luật chơi cụ thể của trò Cua cắp như sau:
Chuẩn bị
- Các loại đồ chơi cỡ nhỏ hoặc chọn nhiều viên sỏi vệ sinh sạch sẽ
- Số lượng người chơi từ 3 – 4 trẻ trở lên
- Dụng cụ đựng đồ nhỏ cho mỗi bé
Hướng dẫn cách chơi
- Người quản trò yêu cầu trẻ tham gia trò chơi ngồi thành hình vòng tròn. Phần giữa rải đồ chơi hoặc các viên sỏi để về các hướng.
- Khi có hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, trẻ cần đan 2 tay vào nhau, ngón trỏ duỗi thẳng để tạo thành kẹp gắp tương tự như càng cua. Các bé cần gắp từng món đồ chơi hoặc viên sỏi để vào dụng cụ đựng của mình.
- Trong quá trình gắp nếu bị rơi đồ chơi hay sỏi ra ngoài là bị loại.
- Người thắng cuộc là người gắp được số lượng đồ chơi hay viên sỏi nhiều nhất,
6. Đua xe đạp
Giới thiệu trò chơi
Đua xe đạp là trò chơi đòi hỏi các bé phải thật sự khéo léo và nhanh nhẹn. Với trò chơi này người tổ chức cần phải kẻ các đường thẳng làm thành đường đua riêng cho trẻ. Với những bé lớn hơn chúng ta có thể làm thành đường dích dắc với những chướng ngại vật như ly, chai nước yêu cầu trẻ khi đua không được làm đổ. Trò chơi được tổ chức như sau:
Chuẩn bị
- Xe đạp mỗi trẻ/ chiếc
- Đồ bảo hộ như mũ bảo hiểm, bịt tay chân
- Số lượng người chơi từ 3 – 5 trẻ trở lên tùy địa hình và số lượng xe chuẩn bị
Hướng dẫn cách chơi
- Trẻ trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, mỗi trẻ được giao 1 xe đạp. Tất cả người chơi xếp hàng ngang tại vạch xuất phát
- Khi thấy hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, tất cả trẻ ra sức đẩy nhanh xe về phía vạch đích. Trong khi di chuyển cần chạy trên đường đua của mình tránh va chạm, tránh làm đổ các chướng ngại vật (nếu có)
- Người chiến thắng là người cán đích đầu tiên mà không vi phạm luật.
7. Bắt vịt
Giới thiệu trò chơi
Trò chơi Bắt vịt rèn luyện cho trẻ vận động khéo léo, nhanh nhẹn di chuyển và tập trung để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên để tổ chức trò chơi này chúng ta cần chuẩn bị hiện trường với nhiều đồ dùng, dụng cụ và vịt con. Nhiều phụ huynh sáng tạo bằng cách cho trẻ đóng giả làm vịt và những bạn nhỏ khác làm người bắt.
Chuẩn bị
- Vịt con có số lượng phụ thuộc vào số người tham gia trò chơi
- Quây vịt
- Giỏ đựng vịt
- Khoảng trống bằng phẳng, mát, sạch sẽ
Hướng dẫn cách chơi
- Trước khi chơi cần hướng dẫn trẻ cách dồn bắt vịt nhẹ nhàng tránh gây ra vết thương cho vịt. Thả vịt vào trong quây.
- Khi bắt đầu trò chơi các bạn nhỏ cùng bắt vịt và thả vào giỏ của mình
- Người chiến thắng là người bắt được số lượng vịt nhiều nhất.
Top 7 các trò chơi dân gian thiếu nhi vận động vui khỏe
Với trẻ mầm non các hoạt động vận động luôn mang lại những lợi ích không ngờ. Trẻ được tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai, tăng cường sự sáng tạo, khám phá để phát triển toàn diện. Cha mẹ nên tổ chức cho các con tham gia các hoạt động vui chơi vận động thông qua các trò chơi vui nhộn nhé.
1. Thả đỉa ba ba
Giới thiệu trò chơi
Thả đỉa ba ba là trò chơi có thể tổ chức cho tập thể có nhiều người, chúng ta có thể chowit thành từng nhóm hoặc cả lớp trong khoảng sân rộng. Trò chơi vận động này tạo nên nhưng tiếng cười vui vẻ đồng thời rèn luyện sức khỏe và sự nhanh nhẹn cho trẻ nhỏ.
Chuẩn bị
- Thước mét dài
- Phấn vẽ vòng
- Từ 3 người chơi trở lên
Hướng dẫn cách chơi
- Chọn khoảng trống rộng vẽ vòng tròn và 2 đường thẳng song song để làm sông (đường kính vòng tròng và khoảng cách 2 đường thẳng phụ thuộc vào số lượng người chơi)
- Giáo viên hoặc chủ trò sẽ chỉ định 1 bạn nhỏ làm đỉa đứng vào giữa sông, những người còn lại sẽ xếp thành vòng tròn. Cả nhóm trong vòng tròn vừa di chuyển vừa hát bài đồng dao:
“Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Sang sông về đò
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà đấy phải chịu”
- Khi hát đến chữ cuối cùng, người làm đỉa sẽ chỉ tay vào một bạn, bạn đó sẽ phải xuống sống làm đỉa còn các trẻ khác cần chạy nhanh đến 2 bờ sông (là 2 đường kẻ song song). Trẻ làm đỉa chạy đuổi theo vào chạm vào các bạn đang chạy, chạm trúng ai người đó sẽ phải làm đỉa, còn đỉa được lên bờ. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy ở các vòng tiếp theo.
2. Nhảy dây
Giới thiệu trò chơi
Để tham gia trò chơi Nhảy dây yêu cầu người chơi phải có sự tính toán và khéo léo để nhảy quan sợi dây quăng tới chân. Trong quá trình chơi nhảy dây các bạn nhỏ đã rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai và tăng cường thể lực. Luật chơi của trò chơi này như sau:
Chuẩn bị
- Sợi dây thừng chắc chắn có chiều dài phù hợp với số lượng người chơi
- Trò chơi yêu cầu từ 3 người chơi trở lên
Hướng dẫn cách chơi
- Chọn ra 2 bạn cầm 2 đầu dây và quăng dây để bạn khác nhảy. Dây quăng theo vòng tròn từ trên xuống dưới.
- Người nhảy dây lần lượt vào vòng quay của dây và phải khéo léo nhảy qua khi dây quăng qua chân để tránh bị vướng. Số người vào vòng quay dây không giới hạn có thể là 1 – 2 – 3… người
- Mỗi người cần nhảy đủ số lần theo quy định mới được ra khỏi vòng quay dây
- Người thua cuộc là người nhảy không đủ số lần quy định hoặc bị vướng dây.
3. Kéo co
Giới thiệu trò chơi
Nếu tìm kiếm trò chơi cho hoạt động tập thể thì kéo co luôn là lựa chọn hàng đầu. Trò chơi này có thể áp dụng cho nhiều độ tuổi của trẻ với luật chơi khá đơn giản. Trò chơi yêu cầu người chơi phải có sức bền và khả năng phối hợp với đội chơi của mình
Chuẩn bị
- Dây thừng kéo chắc chắn
- Vạch ngăn cách 2 đội
Hướng dẫn cách chơi
- Chia các thành viên thành 2 đội với số người bằng nhau, 2 đội nắm vào 2 phía của sợi dây thừng.
- Khi có hiệu lệnh của trọng tài, 2 bên đội chơi phải ra sức kéo, khi đội đối thủ bị kéo vượt qua vạch ngăn cách thì đội còn lại giành chiến thắng.
4. Bịt mắt bắt dê
Giới thiệu trò chơi
Trò chơi bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian thân thuộc với nhiều người Việt. Phần lớn ông bà, cha mẹ đều nắm được luật chơi và hướng dẫn con chơi cùng bạn bè hay mọi người trong nhà. Luật chơi của trò chơi này như sau:
Chuẩn bị
- Khăn bịt mắt kín đảm bảo không nhìn xuyên qua được
Hướng dẫn cách chơi
- Trò chơi có thể áp dụng cho từ 3 người đến số lượng nhiều hay cả tập thể.
- Trong số người chơi chỉ định hoặc chơi trò oẳn tù xì để chọn 1 người bị bịt mắt. Những người chơi còn lại đứng xung quanh trong phạm vi quy định.
- Khi bắt đầu trò chơi, người bị bịt mắt sẽ đi ra xung quanh để bắt những người chơi còn lại. Nhiệm vụ của người chơi còn lại là phải tránh, đánh lạc hướng để không bị bắt.
- Người bị bắt sẽ trở thành người bị bịt mắt trong vòng chơi tiếp theo và trò chơi cứ tiếp tục như vậy.
5. Nhảy bao bố
Giới thiệu trò chơi
Nhảy bao bố là trò chơi dân gian đòi hỏi người chơi phải có thể lực, sự nhanh nhẹn và cố gắng vượt bậc. Mỗi người chơi cần quyết tâm hoàn thành nhanh nhất phần thi của mình để tạo điều kiện cho đồng đội tiếp tục chơi. Từ đó cả đội hoàn thành trò chơi trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng.
Chuẩn bị
- Phấn kẻ
- Bao bố
- Số lượng người chơi càng đông càng vui vẻ
Hướng dẫn cách chơi
- Đầu tiên cần chia toàn bộ số người tham gia trò chơi thành các đội có số thành viên bằng nhau.
- Trên mặt bằng tổ chức trò chơi cần kẻ đường phân chia đường chạy cho mỗi đội, kẻ vạch xuất phát, vạch đích
- Các đội xếp thành hàng dọc, xếp bao bố dưới chân người đứng đầu
- Khi có hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, người chơi cần nhanh chóng xỏ bao bố vào người, 2 tay nắm chặt miệng bao và ra sức nhảy nhanh nhất về vạch đích.
- Khi người này cán đích, người tiếp theo sẽ thực hiện quy trình lần lượt đến khi toàn bộ thành viên của đội đều đã hoàn thành việc nhảy bao bố về đích
- Đội thắng cuộc là đội cán đích sớm nhất
6. Cáo và thỏ
Giới thiệu trò chơi
Cáo và thỏ là trò chơi dân gian thiếu nhi mà trẻ được đóng vai làm 3 vai trò là làm cáo, làm thỏ và làm chuồng thỏ. Đây không chỉ là trò chơi năng động giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai mà còn yêu cầu các bé phải nhanh nhẹn để tránh sự truy đuổi của cáo.
Chuẩn bị
- Trò chơi tập thể đông người tham gia càng vui
Hướng dẫn cách chơi
- Trong số người tham gia trò chơi Cáo và Thỏ cần chọn 1 người làm cáo, những người còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cần phải sắp xếp vị trí người đóng vai trò làm chuồng thỏ cách 1 khoảng xa.
- Khi trò chơi bắt đầu, các bạn đóng vai trò làm thỏ sẽ vừa nhảy vừa hát bài
“Trên bãi cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất”
- Kết thúc bài hát cáo cần nhanh chóng xuất hiện và đuổi bắt thỏ. Thỏ có nhiệm vụ chạy nhanh chóng về chuồng để thoát khỏi sự truy đuổi của cáo.
- Thỏ bị cáo bắt là người thua cuộc sẽ bị phạt hoặc thay thế vị trí làm cáo
7. Rồng rắn lên mây
Giới thiệu trò chơi
Để trở thành đội thắng cuộc trong trò chơi Rồng rắn lên mây thì vai trò của người thầy thuốc và người đầu hàng rất quan trọng. Hai vị trí này đòi hỏi người chơi phải nhanh nhẹn, tinh mắt để tránh thua cuôc. Luật của trò chơi này không khí, cụ thể như sau:
Chuẩn bị
- Yêu cầu số lượng người tham gia càng nhiều càng tốt
Hướng dẫn cách chơi
- Trong số người tham gia chỉ định 1 người làm thầy thuốc, số trẻ còn lại xếp thành hàng dọc, người sau nắm vạt áo hoặc để lên vai người phía trước.
- Khi quản trò ra tín hiệu trò chơi bắt đầu tất cả người chơi vừa đi vừa hát bài đồng dao sau:
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”
- Sau đó, người đóng vai thầy thuốc trả lời:
“Thầy thuốc đi chơi/ hái thuốc/ câu cá…!”
Đoàn người tiếp tục vừa đi vừa hát đế khi thầy thuốc trả lời:
“Có !”
- Người chơi bắt đầu đối thoại như sau:
Thầy thuốc hỏi:
“Rồng rắn đi đâu?”
Người đứng đầu hàng trả lời:
“Rồng rắn đi lấy thuốc chữa bệnh cho con”
“Con lên mấy?”
“Con lên một.”
“Thuốc chẳng hay”
“Con lên hai”
“Thuốc chẳng hay.”
…
“Con lên mười.”
“Thuốc hay vậy”
Thầy thuốc đòi hỏi:
“Xin khúc đầu”
“Những xương cùng xẩu”
“Xin khúc giữa”
“Những máu cùng me”
“Xin khúc đuôi”
“Tha hồ mà đuổi”
- Hát đến câu cuối thầy thuốc phải tìm cách đuổi và bắt người cuối cùng trong hàng. Trong khi những người trong hàng rồng rắn vẫn phải giữ chặt hàng, người đứng đầu giang tay ngăn cản thầy thuốc bắt được đuôi của mình, người cuối liên tục chạy để né thầy thuốc.
- Khi thấy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó sẽ bị loại khỏi hàng và trò chơi lại tiếp tục vòng tiếp theo.
Trò chơi dân gian thiếu nhi đóng vai trò quan trọng không chỉ nâng cánh cho tầm hồn trẻ thơ mà còn giúp các bé rèn luyện tư duy, kỹ năng cũng như sức khỏe, thể chất. Việc tổ chức các hoạt động vui chơi với trò chơi dân gian cho bé là cần thiết và cần được phổ biến hơn nữa tại các trường học cũng như gia đình. Sakura Montessori hy vọng những cập nhất mới nhất về Top 20+ trò chơi trên đây sẽ mang đến cho phụ huynh các gợi ý hay để tổ chức vui chơi cho các con ngay tại gia đình.