Trò chơi dân gian 3 người là những trò chơi yêu cầu từ 3 người chơi trở lên. Những trò chơi này đã phổ biến tại Việt Nam từ rất lâu đời và gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ của nhiều thế hệ. Hiện nay, những trò chơi này ngày càng được ưa chuộng, tổ chức cho trẻ em tại các trường học, các dịp lễ hội, các gia đình để giúp các bé rèn luyện thể chất, kỹ năng và phát triển tư duy. Cùng Sakura Montessori tham khảo top 15 trò chơi 3 người dân gian ngay trong nội dung dưới đây nhé.
Top 15 trò chơi dân gian 3 người bổ ích dành cho thiếu nhi
Trò chơi dân gian thiếu nhi không chỉ là món ăn tinh thần mà con mang đến nhiều điều bổ ích. Hiện nay các trò chơi này đang được phát triển mạnh mẽ tại các trường mầm non, gia đình và các hoạt động xã hội. Top 15 trò chơi dân gian dưới đây là những gợi ý hay để cha mẹ có thể hướng dẫn con ngay tại nhà. Thậm chí, những trò chơi dân gian sáng tạo này còn được nhiều người lớn yêu thích và đưa vào các hoạt động học tập và vui chơi, giải trí trong cuộc sống.
1. Chi chi chành chành
Chi chinh chành chành là 1 trong các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non khá phổ biến dành cho 3 người trở lên. Trò chơi này có cách chơi khá đơn giản nhưng có tác dụng rèn luyện phản xạ nhanh và sự tinh ý của trẻ. Đây là trò chơi vui nhộn tạo ra nhiều tiếng cười, sự vui tươi cho trẻ nhỏ.
Chuẩn bị
- Trò chơi cần từ 3 trẻ trở lên
Luật chơi
- Chọn 1 trong số các bé đứng ra và xòe bàn tay, các bạn khác chỉ dùng 1 ngón tay trỏ đặt vào lòng bàn tay bạn đang xòe
- Trẻ đang xòe bàn tay đọc to bào đồng dao:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à, ù ập
- Kết thúc bài đồng dao, bạn nhỏ xòe tay cần nhanh chóng nắm chặt tay lại để giữ tay các bạn còn lại
- Các bạn khác cần phải nhanh chóng rút tay ra để không bị nắm lại
- Người nào bị bạn xòe tay nắm trúng là người thua cuộc
- Người thua cuộc sẽ trở thành người đúng xòe tay trong lần chơi tiếp theo
Chú ý: Nếu nhiều người cùng bị nắm trúng tay, chúng ta có thể sử dụng trò chơi oẳn tù xì để phân định thắng thua.
>>Xem thêm: Top 20+ trò chơi gia đình gắn bó yêu thương, vui khỏe bổ ích
2. Ô ăn quan 3 người
Ô ăn quan là trò chơi xuất phát từ dân gian thời xưa nổi tiếng được nhiều người biết đến. Đây là trò chơi có tính chiến thuật, rèn luyện tư duy để tính toán trước các quan (sỏi) đi như thế nào giành chiến thắng nhanh nhất.
Chuẩn bị
- Vẽ ô hình chữ nhật, 2 đầu hình vòng cung là ô quan, kẻ vạch chia thành 2 ô lớn 2 đầu và 10 ô nhỏ ở giữa là ô dân (gồm 2 hàng mỗi hàng 5 ô)
- Sỏi nhỏ làm dân: 50 viên
- Sỏi lớn làm quan: 2 viên
Luật chơi
- Cần phân định rõ lượt chơi cho từng người chơi bằng cách chỉ định, thỏa thuận hoặc chơi oẳn tù xì.
- Trò chơi bắt đầu là lượt chơi của người thứ nhất tiến hành đi quan với nắm sỏi nhỏ trong ô vuông nhỏ bất kỳ tự chọn, rải đều từng viên 1 vào từng ô. Khi đến viên sỏi cuối cùng, tiếp tục đi ô bên cạnh vào từng ô liên tục. Nếu người chơi rải sỏi gặp 1 ô trống thì được ăn hết quân ở ô sau ô trống. Nếu gặp 2 ô trống liền nhay thì không được ăn quân và kết thúc lượt chơi.
- Khi chuyển lượt chơi sang người tiếp theo lại tiếp tục đi quan như người trước.
- Người thắng cuộc là người ăn hết ô quan hoặc ăn hết ô dân. Hoặc người có số lượng sọi nhiều hơn là người thắng.
>>Xem thêm: Top 10+ trò chơi dân gian cho trẻ 24 – 36 tháng bé hào hứng, hợp tác
3. Cá sấu lên bờ
Cá sấu lên bờ là trò chơi dân gian yêu cầu sự tham gia của từ 3 bạn nhỏ trở lên. Trò chơi này cũng phù hợp với các hoạt động tập thể đông người. Trong đó cần 1 người đóng vai cá sấu và bắt những người khác khi đặt chân xuống nước. Người bị bắt sẽ là người thua cuộc.
Chuẩn bị
- Kẻ vạch ranh giới giữa nước và bờ
- Trò chơi cần từ 3 bạn nhỏ trở lên
Luật chơi
- Đầu tiên cần chơi trò oẳn tù xì cho cả nhóm người chơi để chỉ định người làm cá sấu, những bạn còn lại là người đứng trên bờ. Lưu ý: cá sấu chỉ hoạt động trong khu vực dưới nước
- Khi trò chơi bắt đầu, người đứng trên bờ xuống nước để khiêu khích cá sấu. Cá sấu chần chăm chú tìm cách bắt được người trên bờ khi những người này xuống nước
- Người bị cá sấu bắt được là người thua cuộc, người đó sẽ trẻ thành cá sấu thay thế người kia lên bờ trong vòng chơi tiếp theo.
4. Nu na nu nống
Nu na nu nống là trò chơi thân thuộc với nhiều bạn nhỏ, nhất là các bạn nhỏ ở vùng nông thôn. Để chơi được trò chơi này yêu cầu người phải phải thuộc lòng bài đồng dao Nu na nu nống. Luật chơi trò chơi dân gian này khá đơn giản, cụ thể như sau:
Chuẩn bị
- Trò chơi cần ít nhất 3 người chơi trở lên
Luật chơi
- Tất cả các thành viên chơi trò chơi ngồi xếp hàng ngang cạnh nhau, chân duỗi thẳng, tay cầm tay
- Trò chơi bắt đầu, tất cả người chơi cùng nhịp tay vào đùi và hát:
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he chân rút”
Hoặc hát:
“Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Đá rạng đôi bên
Đá lên đá xuống
Đá ruộng bồ câu
Đá đầu con voi
Đá xoay đá xỉa
Đá nửa cành sung
Đá ung trứng gà
Đá ra đường cái
Gặp gái giữa đường
Gặp phường trống quân
Có chân thì rụt
- Khi hát mỗi từ trong bài hát người chơi dùng tay đập nhẹ vào chân theo thứ tự từ đầu đến cuối và quay ngược lại đến khi kết thúc bài hát.
- Từ cuối cùng rơi vào chân người nào, người đó phải rụt chân (co chân) lại và giữ nguyên. Cả đội chơi tiếp tục hát sang lượt mới, người thắng là người chơi cuối cùng chân duỗi thẳng.
5. Đánh đáo
Trò Đánh đáo là trò chơi khá dễ chơi phù hợp với nhiều lứa tuổi của trẻ và cho cả bé trai và bé gái. Người chơi chỉ cần xác định đúng vị trí để chọi trúng đáo để tránh mất lượt. Luật chơi của trò chơi dân gian thiếu nhi Đánh đáo như sau:
Chuẩn bị
- Đồng xu
- Đáo
- Phấn vạch
Luật chơi
- Vạch trên mặt đất 2 vạch kẻ thẳng cách nhau khoảng 2m
- Người chơi đứng ở vạch thứ 2 và thả đồng xu vào phía trên vạch thứ nhất. Trường hợp đồng xu rơi vào giữa 2 vạch được tính là thua và đối phương (người chơi tiếp theo) sẽ được ăn đồng xu này.
- Nếu đồng xu rơi vào phía trên vạch thứ nhất thì người chơi tiếp theo dùng đáo chọi vào đồng xu này. Trường hợp trọi trúng người chơi được ăn đồng xu và được thưởng thêm 1 lần chọi nữa.
- Trường hợp chọi không trúng được tính là thua và nhường lượt chọi đáo tiếp theo cho người chơi kế tiếp.
6. Nhảy dây
Nhảy dây là trò chơi tập thể cần ít nhất 3 người giúp trẻ rèn luyện thể lực, sự khéo léo. Người nhảy dây cần nhảy lên cao khi 2 người khác quăng dây xuống dưới chân để tránh vướng dây.
Chuẩn bị
- Đoạn dây dài đủ cho cả đội chơi
- Trò chơi cần ít nhất 3 người chơi trở lên
Luật chơi
- Trong đội chơi cần chọn ra 2 người quay dây cho người còn lại nhảy
- Trò chơi bắt đầu 2 người cầm 2 đầu dây và quẳng từ dưới lên trên sao cho dây chạy thành hình tròn
- Người chơi còn lại nhảy trong dây khi dây quăng qua chân và dừng khi dây quăng qua đầu. Số lượng người nhảy có thể là 1 – 2 – 3… theo quy định.
- Người nhảy dây sẽ phải nhảy số lượt theo quy định mới được dừng lại. Người thua cuộc là người bị vướng dây khi nhảy hoặc nhảy không đủ số lượt.
7. Bịt mắt bắt dê
Với trò chơi bịt mắt bắt dê sẽ có 1 người bị bịt mắt và đi tìm bắt những người chơi còn lại. Trò chơi yêu cầu người bị bịt mắt phải phát huy khả năng nghe của mình để đoán vị trí của người khác. Những người còn lại cần đi nhẹ, nói khẽ hoặc đánh lạc hướng người bị bịt mắt để không bị bắt.
Chuẩn bị
- Khăn bịt mắt không bị hở
Luật chơi
- Trong số người chơi cần chọn ra 1 người bị bịt mắt vằng khăn, đảm bảo khăn kín để người bị bịt mắt không nhìn thấy được. Những người chơi còn lại đứng thành vòng tròn xung quanh người bị bịt mắt.
- Khi trò chơi bắt đầu, người bị bịt mắt di chuyển ra xung quanh để tìm bắt những người khác. Những người còn lại có nhiệm vụ tránh né, đánh lạc hướng người bị bịt mắt để không bị bắt. Người chơi xung quanh chỉ được di chuyển trong phạm vi đã quy định.
- Khi người bị bịt mắt bắt được người chơi nào thì người đó sẽ thua và hoán đổi vị trí cho nhau. Trò chơi sẽ tiếp tục ở các vòng tiếp theo.
8. Chùm nụm
Chùm nụm là trò chơi dân gian có thể sử dụng chân hoặc tay để chơi theo quy định của cả nhóm. Người chơi phải cố gắng giữ cánh tay hoặc chân xếp chồng lên tay/chân của bạn khác để trở thành người cuối cùng chiến thắng.
Chuẩn bị
- 3 người chơi trở lên
Luật chơi
- Nhừng người tham gia chơi trò chơi sẽ dùng tay/ chân xếp chồng và xen kẽ với tay/chân của người khác. Không được để tay/ chân của cùng 1 người xếp cạnh nhau. Sau đó tất cả mọi người cùng hát bài đồng dao:
Chùm nụm chùm nẹo
Tay tí tay tiên
Đồng tiền chiếc đũa
Hạt lúa ba bông
Ăn trộm ăn cắp
Trứng gà trứng vịt
Bù xe bù xít
Con rắn con rít
Nó rít tay này
- Khi hát đến từ “này” cuối cùng, trúng vào tay người nào thì người đó phải rút tay/ chân ra, nếu bị rút cả 2 tay/ chân coi như bị loại.
- Sau đó trò chơi tiếp tục vòng thứ 2 và cứ liên tục như vậy đến khi còn 1 tay/ chân người cuối cùng sẽ là người chiến thắng.
9. Đếm sao
Đếm sao là trò chơi dân gian cần ít nhất 3 người chơi, thích hợp với các bé đang học đếm. Sau khi chơi xong trò chơi này, trẻ thành thạo đếm từ 1 đếm 10. Luật chơi của trò Đếm sao như sau:
Chuẩn bị
- Số người chơi ít nhất là từ 3 bạn nhỏ
Luật chơi
- Tất cả các bạn nhỏ chơi trò Đếm sao ngồi thành hình vòng tròn và 1 người đứng phía ngoài lưng đối diện với mọi người
- Trò chơi bắt đầu từ 1 người bất kỳ sẽ hát bài hát theo quy định, người đứng vòng ngoài sau mỗi từ sẽ đập vào vai 1 người:
Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao
Tôi đố anh chị nào
Một hơi đếm hết
Từ một ông sao sáng
Đến 10 ông sáng sao
- Từ cuối cùng của bài hát rơi vào người nào thì người đó phải đọc 1 hơi không nghỉ đoạn đếm sau “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng…. 10 ông sáng sao”. Nếu người này đọc nhầm, đọc sai thì thua cuộc và phải chịu phạt.
10. Nhảy bao bố
Nhảy bao bố là trò chơi dân gian vận động tập thể giúp rèn luyện thể lực, sự khéo léo cho từng cá nhân. Tham gia trò chơi, trẻ trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát và hcoj được cách phối hợp nhịp nhàng, phát triển khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả. Trò chơi này được tiến hành như sau:
Chuẩn bị
- Đường chạy cho mỗi đội
- Bao bố vệ sinh sạch sẽ
- Kẻ vạch xuất phát và vạch đích
Luật chơi
- Chia các thành viên tham gia trò chơi thành các đội có số người bằng nhau. Xếp mỗi đội thành hàng dọc, các đội đứng song song và người đầu tiên đứng tại vạch xuất phát. Dụng cụ bao bố đặt dưới chân người chơi.
- Khi trò chơi tiến hành, mỗi thành viên của mỗi đội nhanh chóng xỏ bao vố vào người, 2 tay giữ chặt miệng bao bố và ra sức nhảy về vạch đích.
- Thành viên về vạch đích nhanh chóng chuyển lượt cho người tiếp theo. Đội nào hoàn thành phần chơi trước, toàn đội về đích nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
11. Chơi chuyền
Trong các trò chơi dân gian thì trò chơi chuyền được nhiều bé gái yêu thích. Chơi truyền giúp trẻ rèn luyện sự phối hợp tay và mắt, sự tinh ý, khả năng ghi nhớ. Trong quá trình chơi, trẻ cần ghi nhớ số lượng que tính để không bắt nhầm dẫn đến mất lượt.
Chuẩn bị
- Que đũa/ que tre: 10 – 20 que
- Quả bóng nhỏ: 1 quả
Luật chơi
- Trò chơi sẽ diễn ra theo lần lượt, để chọn lượt chơi có thể sử dụng cách oẳn tù xì hoặc chỉ định, thỏa thuận trước giữa các người chơi.
- Trò chơi bắt đầu, người chơi cầm quả bóng tung lên cao, đồng thời tay nhặt từng que đũa lên và đỡ khi quả bóng rơi xuống. Nhặt que và đỡ bóng trên cùng 1 tay. Số lượng que nhặt lần lượt là bàn 1 nhặt 1 que/ 1 lần cho đến hêt, bàn 2 nhặt 2 que/ lần cho đến hết… cứ tiếp tục như vậy đến bàn 10 nhặt 10 que/ lần.
- Người chơi thua cuộc khi không nhặt được que và bắt bóng cùng lúc. Lúc đó lượt chơi sẽ chuyển cho người tiếp theo.
12. Trốn tìm
Trốn tìm là trò chơi 3 người dân gian không còn xa lạ với mọi người. Chỉ cần từ 3 người trở lên, không cần các dụng cụ, vật dụng hỗ trợ gì khác là chúng ta đã tổ chức được 1 cuộc chơi vui vẻ. Người trốn phải thật kỹ, ở vị trí bất ngờ để người tìm không thấy được mình.
Chuẩn bị
- Số lượng người tham gia trò chơi càng đông càng vui
Luật chơi
- Trong các thành viên tham gia chơi chọn hoặc chỉ định 1 người đi tìm, số còn lại là người đi trốn. Chọn người có thể sử dụng cách chỉ định, xung phong hoặc oẳn tù xì.
- Khi bắt đầu chơi, người đi tìm nhắm mắt, úp mặt vào tường để không phát hiện ra các vị trí trốn của các thành viên khác. Người tìm đếm 5, 10, 15, 20… đếm đến 100 thì dừng lại, cùng lúc người trốn phải tản ra xung quanh để trốn.
- Khi đếm đủ 100, người tìm bắt đầu đi tìm các bạn chơi khác trong thời gian quy định.
- Trường hợp không tìm được người trốn, người đi tìm thua cuộc phải chịu phạt.
- Trong thời gian quy định, người tìm tìm được tất cả người trốn sẽ là người thắng cuộc.
13. Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây là trò chơi cần từ 3 người chơi trở lên. Tuy nhiên với trò chơi này càng nhiều bạn nhỏ chơi sẽ càng kịch tích, vui nhộn. Trò chơi yêu cầu tất cả mọi người phải thuộc bài đồng dao rồng rắn lên mây. Khi chơi 1 người làm chủ nhà, số còn lại sắp xếp thành đoàn rồng rắn và chủ nhà có nhiệm vụ phải bắt được người cuối cùng trong hàng này.
Chuẩn bị
- Số lượng người từ 3 trở lên, càng đông càng vui
- Khoảng trống rộng thoáng
Luật chơi
- Trong số người chơi chọn 1 người làm chủ nhà, số còn lại nối đuôi nhau làm thành hàng. Chúng ta có thể chọn bằng cách chỉ định, xung phong hoặc oẳn tù xì
- Khi trò chơi bắt đầu người chủ nhà đứng trước đoàn rồng rắn, đoàn rồng rắn xếp thành hàng dọc, người sau nắm vạt áo hoặc đặt tay lên người đứng sau và di chuyển quanh sân.
- Đoàn rồng rắn vừa đi vừa hô to “Rồng rắn lên mây – Có cây lúc lắc – Có nhà điểm binh – Hỏi thăm chủ nhà có nhà hay không?”
- Đọc đến từ cuối cùng, người đứng đầu đoàn rồng rắn sẽ đứng trước mặt chủ nhà chờ câu trả lời.
- Chủ nhà trả lời “không”
- Đoàn rồng rắn tiếp tục di chuyển, hô to câu hỏi đến khi chủ nhà trả lời “Có”
- Đoàn rồng rắn tiếp tục các câu hỏi khác và chủ nhà trả lời
- Chủ nhà hỏi:
“Rồng rắn đi đâu?”
- Người đứng đầu hàng trả lời:
“Rồng rắn đi lấy thuốc chữa bệnh cho con”
“Con lên mấy?”
“Con lên một.”
“Thuốc chẳng hay”
“Con lên hai”
“Thuốc chẳng hay.”
…
“Con lên mười.”
“Thuốc hay vậy”
Thầy thuốc đòi hỏi:
“Xin khúc đầu”
“Những xương cùng xẩu”
“Xin khúc giữa”
“Những máu cùng me”
“Xin khúc đuôi”
“Tha hồ mà đuổi”
- Khi trả lời dứt câu cuối cùng, chủ nhà lao vào đoàn rồng rắn và ra sức đuổi bắt người cuối cùng trong hàng. Người đứng đầu có nhiệm vụ giang tay và che cho cả nhóm phía sau. Cả đoàn rồng rắn vấn phải giữ hàng và né tránh để không bị bắt.
- Nếu chủ nhà bắt được khúc đuôi (người cuối cùng) người đó phải thay thế vị trí của chủ nhà và trò chơi tiếp tục vòng thứ tiếp theo.
14. Nhảy lò cò
Nhảy lò cò là một trong các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non hữu ích. Trò chơi thiên về hoạt động thể chất, rèn luyện sức khỏe và tăng cường khả năng giữ cân bằng cho trẻ nhỏ. Đây là trò chơi vui nhộn, không giới hạn số người chơi, có thể chơi với 3 người hoặc cả tập thể.
Chuẩn bị
- Kẻ ô vuông và đánh số thứ tự từ 1 đến 10
- Đồng tiền xu
Luật chơi
- Tất cả người chơi cần sắp xếp thứ tự lượt chơi bằng cách chỉ định hoặc oẳn tù xì
- Trò chơi bắt đầu là lượt nhảy của người thứ nhất. Người này cần dùng đồng tiền xu thảy vào ô thứ tự. Sau đó co 1 chân và nhảy lò cò đế ô thứ tự đó. Đi hết vòng có thể xây nhà và đi tiếp đến khi mất lượt, người tiếp theo sẽ bắt đầu lượt chơi của mình.
- Người chơi bị mất lượt khi đạp trúng vạch kẻ trong ô hoặc thảy đồng xu ra ngoài, đồng xu thảy vào nhà người khác. Người này sẽ phải chờ đến khi lượt chơi của người cuối cùng hoàn thành mới được bắt đầu lại.
- Nếu đồng xu hay người chơi nhảy lò cò vào nhà thì được xem là nhà cháy.
- Người chơi có đồng xu nhiều nhất trong các ô vuông sẽ là người thắng cuộc.
15. Cua cắp
Cua cắp là trò chơi được nhiều trẻ yêu thích thích hợp tổ chức cho từ 3 – 4 bạn nhỏ trở lên. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. Luật chơi của trò Cua cắp như sau:
Chuẩn bị
- Một số món đồ chơi nhỏ hình con vật, sỏi… nhiều màu sắc khác nhau
- Giỏ đựng
Luật chơi
- Sắp xếp nhóm trẻ ngồi thành hình vòng tròn, quay mặt vào trong. Giữa đặt các đồ chơi hình con vật hoặc đồ chơi nhỏ nhiều màu sắc.
- Phân loại mỗi trẻ 1 màu sắc hoặc 1 loại con vật và phân chia lượt chơi theo cách thỏa thuận, chỉ định hoặc oẳn tù xì.
- Khi trò chơi bắt đầu, trẻ cần nắm hai tay đan các ngón tay vào nhau, 2 ngón tay trỏ duỗi ra giống như càng cua gắp đúng đồ chơi theo màu sắc hay hình con vật đã quy định cho mình.
- Trẻ cần khéo léo gắp để không bị rơi đồ chơi xuống đất, nếu rơi sẽ phải nhường lượt chơi có người tiếp theo.
- Kết quả tính cho người thắng cuộc là người đã gắp hết đồ chơi của mình hoặc gắp được nhiều đồ chơi nhất theo quy định đầu tiên.
Như vậy, các trò chơi gian gian cho trẻ mầm non không chỉ là hoạt động vui chơi giải trí mà còn mang đến nhiều lợi ích. Trẻ tham gia các trò chơi được rèn luyện sức khỏe, sự phối hợp tay mắt, kỹ năng, phản xạ, sự khéo léo và phát huy trí tuệ. Đây được coi là nét đẹp trong văn hóa dân tộc và tuổi thơ của các bạn nhỏ.
Các trò chơi dân gian 3 người có rất nhiều, chúng ta có thể dễ dàng tổ chức cho số lượng trẻ từ 3 người đến cả tập thể đông người. Hy vọng Top 15 trò chơi phổ biến trên đây sẽ là gợi ý hay để phụ huynh có thể tổ chức cho con ngay tại gia đình. Sakura Montessori chúc cha mẹ và các bé có những quãng thời gian vui chơi vui vẻ, hiệu quả.