Tham gia trò chơi cho bé mầm non giúp trẻ khám phá thể giới xung quanh, học hỏi những điều mới lạ, phát triển kỹ năng, rèn luyện thể lực… Trẻ trong độ tuổi này yêu thích các hoạt động vận động, đồng thời việc học mà chơi, chơi mà học có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là Top 20+ trò chơi cho bé với luật chơi đơn gianr, phù hợp lứa tuổi nhưng mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ mà Sakura Montessori giới thiệu đến cha mẹ. 

trò chơi cho bé
Trò chơi cho bé mầm non mang đến nhiều lợi ích cho trẻ

Vì sao nên cho trẻ tham gia các trò chơi vận động?

Các trò chơi vận động cho trẻ mầm non mang đến nhiều mặt tích cực đáng kể. Vì vậy trong chương trinh giáo dục mầm non đưa vào rất nhiều hoạt động giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học. Khi trẻ tham gia vào các trò chơi vận động con sẽ phát huy tốt khả năng quan sát, học hỏi, phát triển kỹ năng, trí tuệ…

Ngoài giờ học cha mẹ nên tổ chức các hoạt động vui chơi cho bé phù hợp với lứa tuổi. Dưới đây là những lợi ích nổi bật lý giải tại sao nên cho trẻ tham gia các trò chơi vận động: 

  • Trò chơi vận động giúp trẻ phát triển mạnh về thể chất: Các trò chơi cho trẻ mầm non được thiết kế khá đơn giản, tắng cường vận động toàn diện giúp bé trở nên năng đông, khỏe mạnh hơn. Tham gia trò chơi ngoài trời trẻ được hòa mình vào không khí tự nhiên, hấp thu ánh nắng, tăng cường sức bền xương khớp, cơ bắp, củng cố hệ miễn dịch làm giảm nguy cơ bệnh tật.
  • Trẻ học tập nhiều điều mới lạ: Trò chơi vận động không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất, sức khỏe mà còn trang bị cho trẻ nhiều kỹ năng sống quan trọng như giải quyết vấn đề, tinh thần đồng đội… và nâng cao sự hiểu biết về khoa học, đời sống… Các trò chơi sôi động, tươi vui làm cho quá trình học tập trở nên thoải mái, tự nhiên không khô khan, gò bó. 

>>Xem thêm: 100 trò chơi dân gian cho trẻ hay và phổ biến nhất hiện nay

trò chơi cho bé
Trò chơi vận động ngoài trời giúp trẻ khám phá thiên nhiên, học được nhiều điều mới lạ
  • Thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ: Tham gia các trò chơi vận động các bé tăng cường trí tưởng tượng phong phú, kích thích sự sáng tạo. Khi trí tưởng tượng được phát huy trẻ hứng thú với việc tìm tòi, học hỏi để nâng cao sự hiểu biết của mình. 
  • Trẻ trở nên tự tin, có thái độ sống tích cực, lành manh: Trẻ thường xuyên vận động, tham gia các trò chơi tập thể bên ngoài trở nên tự tin, có thái độ sống tích cực, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Các bé trở nên hạnh phúc hơn, thân thiện, gắn kết và có cơ hội để lan truyền năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. 
  • Hình thành cá tính của trẻ: Nhứng đứa trẻ có thái độ sống tích cực, tự tin, tự lập sớm hình thành cá tính, học được cách đối diện với những tình huống khó khăn trong cuộc sống và tự trải qua. Mỗi trò chơi chính là 1 sự trải nghiệm để trẻ rút kinh nghiệm thực tiễn cho mình. Qua đó các bé có thể phát triển các phẩm chất tốt như khả năng lãnh đạo, tính kỷ luật, tinh thần đồng đội… để trở nên thành công trong tương lai. 

Ngoài những giờ học tại trường, để tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện cha mẹ nên cho con tham gia các hoạt động vận động thông qua các trò chơi với gia đình, bạn bè. Điều này rất có lợi cho việc hình thành kỹ năng, học tập, sáng tạo thông qua các bài học bổ ích mang tính thực tế cho trẻ. 

Top 20+ trò chơi cho bé mầm non cực thú vị, giúp phát triển trí não

trò chơi cho bé
Top 20+ trò chơi cho bé mầm non cực thú vị, giúp phát triển trí não

Trẻ mầm non thường tò mò, hiếu động, muốn khám phá những điều mới lạ. Trò chơi vận động cho bé mang đến nhiều lợi ích giúp trẻ phát triển thể chất, tăng cường trí thông minh. Sakura Montessori đã tổng hợp Top 20+ trò chơi cho bé mầm non cực thú vị dưới đây, mời phụ huynh cùng tham khảo. 

Top 10 + trò chơi vận động cho trẻ 3 tuổi

Trò chơi vận động phù hợp với trẻ 3 tuổi giúp con phát triển sức khỏe thể chất, trí tuệ cảm xúc và kết nối xã hội. Trẻ 3 tuổi đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ, hình thành giao tiếp nhưng sự hiểu biết của trẻ còn hạn chế cha mẹ nên chọn cho con các trò chơi có luật chơi đơn giản để trẻ nhanh chóng thực hiện được. Dưới đây là gợi ý 10+ trò chơi phù hợp cho bé, cụ thể: 

1. Vượt chướng ngại vật

trò chơi cho bé
Vượt chướng ngại vật – Trò chơi vận động cho trẻ 3 tuổi trở lên

Vượt chướng ngại vật là trò chơi vận động giúp trẻ rèn luyện tổng hợp nhiều kỹ năng. Trò chơi này phù hợp với trẻ mầm non, hiện trường tổ chức trò chơi khá đơn giản, cha mẹ dễ dàng thực hiện cho bé.

Chuẩn bị

  • Đường hầm đồ chơi dạng ống hoặc sử dụng hộp bìa catton
  • Vật cản bằng gối, đồ chơi
  • Hiện trường tổ chức trong nhà

Tổ chức trò chơi

  • Đặt các vận cản trên đường di chuyển của người chơi như gối, đồ chơi. Cuối con đường đặt đường hầm dạng ống hoặc sử dụng hộp bìa catton cho trẻ chui qua
  • Trò chơi bắt đầu yêu cầu trẻ di chuyển trên đường mà không chạm vào vật cản. Cuối cùng chui qua đường hầm về đích. 

2. Cướp cờ – Trò chơi vận động cho trẻ 3 tuổi trở lên

trò chơi cho bé
Trẻ tham gia trò chơi Cướp cờ

Cướp cờ là trò chơi tổ chức ngoài trời mang đến cho trẻ không gian vui nhộn, hào hứng, nang động. Trò chơi rèn luyện sức bền, sự khéo léo, khả năng phối hợp với đồng đội, tăng cường phát triển trí não cho các bé. 

Chuẩn bị

  • Cờ hoặc khăn tượng trưng là lá cờ, đặt chính giữa 2 vạch xuất phát
  • Kẻ 2 vạch xuất phát ở 2 phía và đây cũng là vạch đích của 2 đội chơi

Tổ chức trò chơi

  • Chia tất cả người chơi thành 2 đội có số lượng thành viên bằng nhau. Mỗi đội đứng 1 phía tại vạch xuất phát theo hàng ngang. Sắp xếp số thứ tự cho mỗi thành viên của 2 đội.
  • Khi quản trò phát tín hiệu trò chơi bắt đầu, quản trò đồng thời đọc những số thứ tự bất kỳ, thành viên mang số thứ tự đó phải chạy vào giữa để cướp cờ. 
  • Người cướp cờ chú ý thực hiện đúng luật: 

Người cướp được cờ cần tránh né không để số thứ tự tương ứng của đội bạn vỗ vào người, nhanh chân chạy về đích đội mình. 

Người cướp cờ có thể đặt cờ trở lại vị trí để tránh né đội bạn. 

Khi quản trò gọi đúng số thứ tự của mình, thì người này ở cả 2 đội phải chạy trở lại đích bất kể có cướp được cờ hay không. Sau đó chờ đến lượt gọi mới tiếp tục xuất phát. 

  • Người thua cuộc là người cướp cờ bị đội bạn vỗ vào người, người không chạy về đích khi quản trò yêu cầu và bị loại khỏi trò chơi. 
  • Người thắng cuộc là người cướp được cờ về đích đúng luật. 

3. Chi chi chành chành

trò chơi cho bé
Trò chơi dân gian Chi chi chành chành

Chi chi chành chành là 1 trong các trò chơi cho trẻ em mầm non phổ biến nhất. Trò chơi này có luật chơi đơn giản, phù hợp cho trẻ từ 3 tuổi. Tham gia trò chơi trẻ được rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, sự tinh ý.

Chuẩn bị

  • Số lượng người chơi từ 3 – 8 người

Tổ chức trò chơi

  • Quản trò sắp xếp 1 bạn nhỏ trong số thành viên tham dự trò chơi làm người xòe tay, những bạn khác giơ ngón tay trỏ đặt vào tay bạn này. 
  • Khi trò chơi bắt đầu, người xòe tay đọc to bài đồng dao: 

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương ngũ đế

Chấp chế đi tìm

Ù à, ù ập

  • Khi đọc đến từ cuối cùng, người xòe tay phải nhanh chóng nắm chặt tay lại để giữ ngón tay của những người khác. Thành viên còn lại đồng thời phải rút tay nhanh chóng để tránh bị nắm lại. 
  • Những người bị nắm ngón tay được tính là thua cuộc, phải oẳn tù xì để phân định người thua duy nhất. Người này hoán đổi vị trí làm người xòe tay ở lần chơi tiếp theo. 

4. Dung dăng dung dẻ

trò chơi cho bé
Dung dăng dung dẻ là trò chơi vận động thú vị cho trẻ 3 tuổi

Dung dăng dung dẻ là trò chơi dân gian có từ lâu đời đã phổ biến qua nhiều thế hệ trẻ Việt Nam. Lựa chọn này phù hợp cho các bé từ 3 tuổi trở lên, tạo điều kiện cho các bé có hoạt động vận động vui khỏe, hào hứng, sự thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát.

Chuẩn bị

  • Vẽ vòng tròn số lượng ít hơn số người tham gia trò chơi
  • Tổ chưc trò chơi tại địa điểm bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát
  • Một đội chơi thích hợp từ 5 – 10 bé

Tổ chức trò chơi

  • Sắp xếp tất cả các thành viên tham gia trò chơi đứng thành hàng dọc, người đằng sau nắm áo hoặc vai người đứng trước. 
  • Trò chơi bắt đầu, cả hàng đi vòng quanh sân và đọc to bài đồng dao Dung dăng dung dẻ: 

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến ngõ nhà trời

Lạy cậu lạy mợ

Cho chó về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây

  • Đọc đến chữ cuối cùng tất cả người chơi phải nhanh chóng chạy vào vòng tròn và ngồi xuống (1 người/ 1 vòng). Những bạn không vào được vòng tròn là người  bị loại. 
  • Ở vòng chơi tiếp theo, quản trò phải xóa bớt vòng tròn và tiếp tục trò chơi như vòng 1. 
  • Kết thúc trò chơi chúng ta tìm ra người chiến thắng cuối cùng. 

5. Mèo đuổi chuột

trò chơi cho bé
Tổ chức trò chơi Mèo đuổi chuột tại lớp mầm non

Mèo đuổi chuột là trò chơi tập thể có thể tổ chức cho nhiều bạn nhỏ cùng lúc. Trò chơi mô phỏng việc loài mèo bắt chuột trên thực tế, đồng thời giúp các bé rèn luyện thể lực, trở nên nhanh nhẹn, thông minh và khéo léo. 

Chuẩn bị

  • Trò chơi phù hợp với trẻ từ 3 tuổi trở lên
  • Hiện trường tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời ở nơi mát mẻ, bằng phẳng, sạch sẽ

Tổ chức trò chơi

  • Trong 1 đội chơi cần phân định 1 người làm mèo, 1 người làm chuột, số còn lại là các thành viên xếp thành vòng trong, tay nắm chặt với nhau và giơ cao mô phỏng hang chuột. Mèo và chuột đứng dựa lưng vào nhau ở vị trí giữa vòng tròn. 
  • Khi thấy tín hiệu trò chơi bắt đầu, tất cả các thành viên cùng đọc to: 

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột chui lỗ hổng

Để chạy cho mau

Mèo đuổi phía sau

Chạy đâu cho thoát.

Thế là chú chuột

Lại hóa thành mèo

Co cẳng đuổi theo

Bắt mèo hóa chuột

  • Đồng thời chuột chạy trước, luồn qua các hang chuột, mèo dồn đuổi chuột và chạy đúng qua hang mà chuột đã chui qua. 
  • Mèo bắt được chuột ở hang nào thì mèo và chuột sẽ hoán đổi vị trí cho 2 bạn làm hang và tiếp tục vòng chơi mới. 

6. Trò chơi Khám phá cảm giác bàn chân

trò chơi cho bé
Trẻ tham gia trò chơi Khám phá cảm giác bàn chân

Thông qua các cảm nhận xúc giác trẻ sẽ có trải nghiệm với môi trường xung quanh, từ đó hình thành khả năng nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ, thể chất… Phát triển cảm nhận của đôi bàn chân là một trong những cơ quan xúc giác quan trọng. Cha mẹ có thể cho trẻ trải nghiệm, khám phá cảm giác với các nguyên liệu mới lạ thông qua đôi bàn chân để kích thích thêm sự tò mò và hứng thú của trẻ. 

Chuẩn bị

  • Hộp đựng các nguyên liệu khác nhau như rơm, sỏi, bông, cát, lá khô

Tổ chức trò chơi

  • Sắp xếp trẻ tham gia trò chơi khám phá thành hàng dọc với thứ tự lần lượt. 
  • Cho trẻ bước qua các hộp nguyên liệu khác nhau để bé tự cảm nhận và mô tả cảm giác đôi bàn chân khi tiếp xúc với nguyên liệu. Tiếp đến cho trẻ gọi tên nguyên liệu. 

Ở mức độ khó hơn có thể bịt mắt và cho trẻ bước đi trên nguyên liệu, sau đó mô tả cảm giác và đọc trên các nguyên liệu này

7. Trò chơi cho bé 3 tuổi – Bập bênh

trò chơi cho bé
Trẻ chơi trò Bập bênh vui nhộn

Bập bênh là trò chơi đơn giản, có luật chơi dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với trẻ từ 3 tuổi. Để tổ chức trò chơi cha mẹ cần chuẩn bị dụng cụ là 1 tấm gỗ dài và 1 khúc gỗ cao khoảng 30cm để cố định tấm gỗ dài đó. Trò chơi này khá vui nhộn được nhiều trẻ yêu thích. 

Chuẩn bị

  • Tấm ván dài, mài phẳng. 2 đầu có tay nắm, ở giữa có chốt giữ chắc chắn gắn vào khúc gỗ cao từ 30cm
  • Mặt bằng phẳng, không gian thoáng máy, rộng rãi

Tổ chức trò chơi

  • Trò chơi áp dụng cho các cặp 2 – 4 trẻ/ 1 dụng cụ bập bênh. Chia đều thành viên tham gia trò chơi thành 2 đội có vóc dáng và cân nặng tương đương (mỗi đội 1 – 2 bạn nhỏ)
  • Trò chơi bắt đầu 1 đội dùng chân dậm mạnh xuống đất và đẩy đầu ván đang ngồi lên cao. Đội đối diện làm động tác tương tự để tấm ván di chuyển lên xuống nhịp nhàng đều đặn. 
  • Trò chơi diễn ra trong không khí vui vẻ, phối hợp tốt với đồng đội và đội đối diện, không có sự phân định thắng thua. 

8. Búng thun cho trẻ từ 3 tuổi

trò chơi cho bé
Trò chơi búng thun rèn luyện sự tập trung, khéo léo

Búng thun rèn luyện cho trẻ sự tập trung, khéo léo và tính toán kỹ lưỡng để có thể ăn được nhiều thun nhất và trở thành người chiến thắng. Trò chơi hấp dẫn trẻ và kéo được các bé thoát khỏi “đam mê” các thiết bị điện tử có hại cho sức khỏe. 

Chuẩn bị

  • Mỗi trẻ tham gia trò chơi 10 – 20 thun

Tổ chức trò chơi

  • Quản trò cần tập trung các bạn nhỏ tham gia trò chơi tại vị trí rộng thoáng, sạch sẽ. Yêu cầu các bé ngồi thành vòng tròn quay mặt vào nhau, tạo thành 1 khoảng trống ở trung tâm. Phân chia lượt chơi cho trẻ rõ ràng.
  • Quản trò tung mạnh toàn bộ số thun đã chuẩn bị vào khoảng trống trung tâm sao cho thun nằm rời rạc và tách ra. Khi trò chơi bắt đầu người chơi trước dùng ngón tay trỏ gáy 1 cái thun bất kỳ tự chọn sao cho thun này bật lên và chồng lên chiếc thun khác. Sau khi ăn 2 thun này, người chơi tiếp tục thực hiện với thun khác. Người chơi phải dừng chơi nếu thun trượt ra ngoài. Sau đó lần lượt những người chơi khác tiếp tục trò chơi bằng cách tương tự. 
  • Khi toàn bộ số thun đã ăn hết, tính toán kết quả người thắng cuộc là người sở hữu nhiều thun nhất. 

9. Kéo mo cau

trò chơi cho bé
Kéo mo cau là trò chơi thiếu nhi gắn kết tình bạn

Kéo mo cau là trò chơi sử dụng mo cau để người chơi kéo người chơi khác từ vị trí xuất phát đến vạch đích. Trò chơi giúp gắn kết tình bạn, rèn luyện thể lực của các bạn nhỏ. Trò chơi này trước đây thường xuất hiện tại các miền quê Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay trò chơi đã được tổ chức tại nhiều thành phố, người ta có thể linh hoạt sử dụng món đồ có thiết kê tương tự mo cau để cho trẻ vui chơi.

Chuẩn bị

  • Kẻ sẵn vạch đích và vạc xuất phát
  • Không gian thông thoáng, rộng rãi, địa hình bằng phẳng
  • Mo cau

Tổ chức trò chơi

  • Quản trò cần chia người chơi thành các cặp bao gồm 1 người kéo và một người ngồi lên mo cau. 
  • Khi trò chơi bắt đầu người kéo dùng sức kéo mo cau chở bạn chơi từ vạch xuất phát về vạch đích. Sau đó hoán đổi vị trí kéo ngược lại. Trò chơi cứ tiếp tục bằng cách lặp đi lặp lại như vậy đến khi trẻ cảm thấy mệt thì cùng nghỉ ngơi. 

10. Trồng nụ trồng hoa

trò chơi cho bé
Trồng nụ, trồng hoa – Trò chơi vận động hữu ích cho trẻ

Là 1 trong những trò chơi dân gian vận động quen thuộc, Trồng nụ trồng hoa thường được tổ chức nhằm phát triển thể lực, sự khéo léo cho trẻ. Trò chơi tổ chức khá đơn giản chỉ với 2 người ngồi dùng tay và chân xếp thành bậc cao dần để các bạn khác nhảy qua. Trò chơi mô phỏng sự phát triển lớn dần của nụ và hoa trên cây. 

Chuẩn bị

  • Không gian vui chơi thoáng rộng, bằng phẳng, mát mẻ
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên

Tổ chức trò chơi

  • Hai người được phân công làm người trồng nụ trồng hoa ngồi đối diện, 2 chân chạm nhau. Hai người này mô phỏng quá trình trồng nụ trồng hoa bằng cách đặt tay người nọ chồng lên tay người kia xen kẽ để tăng độ cao dần. Người chơi khác cần nhảy vượt qua từng độ cao để đi đến chiến thắng. 
  • Khi trò chơi bắt đầu, người tham gia trò chơi lần lượt nhảy qua độ cao mà người trồng nụ trồng hoa sắp xếp. Người thua cuộc là người không nhảu qua hoặc chân chạm vào người trồng nụ, trồng hoa. Người chơi chạm vào chân, tay người nào phải hóa đổi vị trí cho người đó để trò chơi tiếp tục.
  • Người thắng cuộc là người nhảy qua các bàn mà không vi phạm luật.

Top 10 + trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi

Các trò chơi vận động không chỉ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, sức khỏe mà còn tăng cường các kỹ năng, đồng thời phát triển tư duy, trí tuệ. Cha mẹ hãy chọn cho các bé 5 – 6 tuổi những trò chơi sôi động, vui vẻ, rèn luyện tư duy logic, hình thành tính kỷ luật và tinh thần đồng đội. Top 10+ trò chơi vận động dưới đây là gợi ý hay để cha mẹ tổ chức cho con vui chơi ngay tại nhà.

1. Bịt mắt gõ trống 

trò chơi cho bé
Trẻ em Sakura Montessori chơi trò Bịt mắt gõ trống

Trò chơi Bịt mắt gõ trống luôn thu hút sự hứng thú của trẻ nhỏ trong mỗi lần tổ chức, tạo nên không khí vui tươi, thư giãn và sôi nổi. Trò chơi góp phần rèn luyện khả năng phán đoán, định hướng không gian và sự nhạy cảm cho trẻ nhỏ. 

Chuẩn bị

  • Trống nhỏ treo ở khoảng cách phù hợp với người chơi
  • Dùi trống nhỏ
  • Khăn bịt kín mắt
  • Kẻ vạch xuất phát cách vị trị treo trống khoảng 3 – 5m

Tổ chức trò chơi

  • Tổ chức thành nhiều đội chơi, mỗi đội khoảng 3 – 5 người tương ứng với số trống treo tại vạch đích. Mỗi nhóm xếp thành hàng ngang tại vạch xuất phát, đứng đối diện với trống. Trước khi trò chơi bắt đầu cho phép người chơi được đi lại để ước lượng khoảng cách đánh trống và cầm dùi trống đánh thử. 
  • Quy định rõ số gần được đánh trống của mỗi người. 
  • Bịt mắt người chơi trước khi hiệu lệnh trò chơi bắt đầu. 
  • Trò chơi bắt đầu, người chơi cần xác định phương hướng để di chuyển về phía treo trống. Khi đến gần trống người chơi cầm dùi gõ trống và đánh đủ số lượt quy định. Nếu đánh trúng được tính điểm, đánh trượt bị loại. 
  • Đội chiến thắng là đội đạt số điểm cao nhất sau khi tổng kết.

2. Di chuyển bóng

trò chơi cho bé
Trẻ tham gia trò chơi Di chuyển bóng

Để chiến thắng trong trò chơi di chuyển bóng đòi hỏi người chơi phải khéo léo và phát huy tốt tinh thần đồng đội. Trong trò chơi sẽ chia thành các cặp chơi, mỗi cặp kẹp bóng ở giữa 2 cơ thể và cùng nhau di chuyển về đích để mang bóng vào giỏ. Đây là trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi được yêu thích.

Chuẩn bị

  • Bóng bay
  • Giỏ đựng bóng
  • Kẻ vạch xuất phát và vạch đích

Tổ chức trò chơi

  • Chia thành viên tham gia trò chơi thành các cặp chơi cùng là nam hoặc cùng là nữ. Các cặp chơi sắp xếp vào 2 đội và xếp hàng dọc trước vạch đích.
  • Khi trò chơi bắt đầu 2 cặp chơi của 2 đội lấy bóng trong giỏ và kẹp vào giữa cơ thể, sau đó cùng nhau di chuyển nhanh về đích mà không làm rơi bóng. Đến đích cần nhanh chóng thả bóng vào giỏ đựng bóng của đội mình và trở về vạch xuất phát để chuyển lượt cho cặp tiếp theo. 
  • Trong quá trình di chuyển chỉ được dùng cơ thể giữ bóng, không được cầm tay. Cặp nào làm rơi bóng trên đường di chuyển phải dừng lại, nhặt bóng trở về vạch xuất phát. 
  • Đội thắng cuộc là đội di chuyển được nhiều bóng về đích hơn trong khoảng thời gian quy định mà không phạm luật. 

3. Ô ăn quan

trò chơi cho bé
Trẻ cùng nhau chơi trò chơi Ô ăn quan

Một trong những trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ được tổ chức nhiều nhất là Ô ăn quan. Đây là trò chơi dân gian có từ lâu đời được nhiều thế hệ trẻ tại Việt Nam yêu thích. Trò chơi giúp rèn luyện tư duy logic, sự sáng tạo, sự tính toán cho các bé. Luật chơi của trò Ô ăn quan như sau: 

Chuẩn bị

  • Vẽ hình chữ nhật và chia thành 2 hàng mỗi hàng gồm 5 ô nhỏ tạo thành 10 ô dân. Hai đầu hình chữ nhật vẽ 2 hình vòng cung to hơn gọi là ô quan
  • 50 viên sỏi nhỏ chia đều trong 10 ô dân
  • 2 viên sỏi to chia vào 2 ô quan

Tổ chức trò chơi

  • Số người chơi thông thường là 2 trẻ ngồi đối diện, ở giữa là ô hình chữ nhật đã kẻ. Cần xác định rõ lượt chơi bằng cách oẳn tù xì hoặc chỉ định. 
  • Trò chơi bắt đầu, người đi trước chọn ô dân bất kỳ, nhặt 5 viên sỏi trong ô, rải đều vào các ô tiếp theo mỗi ô 1 viên. Khi rải sỏi cần tính toán để viên sỏi cuối cùng của ô đã nhặt rải vào 1 ô mà ô tiếp theo là ô trông. Người chơi sẽ được ăn toàn bộ sỏi trong ô sau ô trống. Sau khi ăn ô sỏi, người chơi nhặt sỏi ở ô tiếp theo và rải tiếp. 
  • Trong trường hợp người chơi gặp 2 ô trống liên tiếp thì sẽ mất lượt chơi. Người còn lại nhặt sỏi và rải sỏi với quy định tương tự. 
  • Hai người chơi lần lượt, thay phiên nhau đến khi toàn bộ sỏi ở ô quan và ô dân được ăn hết. Kết quả cuối cúng người nào có số quân nhiều hơn sẽ là người chiến thắng.

3. Nhảy sạp

trò chơi cho bé
Nhảy sạp là trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện

Nhảy sạp là trò chơi vận động giúp trẻ hoàn thiện nhiều kỹ năng, phát triển toàn diện. Trò chơi này có không khí sôi động, tổ chức được cho tập thể nhưng cần khoảng không gian rộng, thoáng. Tổ chức trò chơi như sau: 

Chuẩn bị

  • Trò chơi phù hợp trẻ 5 – 6 tuổi trở lên chia thành 2 đội (1 đội gõ sạp và 1 đội nhảy)
  • 10 12 thanh tre dài 2 – 3m mài nhẵn

Tổ chức trò chơi

  • Quản trò chia thành viên tham gia trò chơi thành 2 đội: 1 đội gõ sạp 10 – 12 người, 1 đội nhảy sạp xếp thành 2 hàng dọc ở vị trí xuất phát
  • Khi trò chơi bắt đầu đội gõ sạp gõ thanh tre đều nhau theo nhịp. Đội nhảy sạp đứng ở vị trí xuất phát và nhảy qua các thanh tre theo cùng 1 hướng đảm bảo không chạm vào các thanh tre. 
  •  Sau khi nhảy qua các thanh tre, người chơi nhảy ra ngoài và đi vòng phía ngoài về cuối hàng ở vạch xuất phát. Trò chơi có thể tổ chức nhảy đơn hoặc nhảy đôi.
  • Người thua cuộc là người nhảy chạm vào thanh tre và bị loại.

4. Nhảy và dừng theo nhạc

trò chơi cho bé
Trẻ tham gia trò chơi Nhảy và dừng theo nhạc

Nhày và dừng theo nhạc là trò chơi được nhiều trẻ hưởng ứng bởi trẻ vốn nhạy cảm với âm thanh. Trò chơi này tổ chức khá đơn giản chỉ cần phụ huynh chuẩn bị những bản nhạc thiếu nhi và 1 không gian rộng thoáng trong nhà hay ngoài trời đều phù hợp. Nhảy luôn là cách vận động, rèn luyện trẻ phản xạ nhanh, phát triển đa kỹ năng cho con.

Chuẩn bị

  • Bản nhạc mà trẻ yêu thích
  • Thiết bị phát nhạc

Tổ chức trò chơi

  • Quản trò mở những bản nhạc thiếu nhi phù hợp lứa tuổi mà trẻ yêu thích để trẻ nhảy theo cách con muốn. Khi tắt nhạc trẻ dừng lại và giữ đúng tư thế dừng đến khi thay đổi bài hát mới. 
  • Khi thay đổi bài hát trẻ cũng phải thay đổi cách nhảy khác. 
  • Quản trò quan sát phát hiện trẻ không dừng đúng nhịp, không đổi kiểu nhảy sẽ bị loại.
  • Người chiến thắng là người nhảy đẹp đúng quy định. 

 

5. Kéo co

trò chơi cho bé
Kéo co là trò chơi rèn luyện thể lực, phối hợp khéo léo với đồng đội cho trẻ

Kéo co là trò chơ được ứng dụng hàng đầu trên thực tế cho trẻ mầm non và cả người lớn. Trò chơi không yêu cầu nhiều đồ dùng, dụng cụ nên có thể tổ chức tại nhiều nơi như trong nhà, ngoài trời, địa điểm du lịch… Đây là trò chơi rèn luyện thể lực và khả năng phối hợp với đồng đội cho các em thiếu nhi. 

Chuẩn bị

  • Dây thừng kéo co chắc chắn có đánh dấu vạch giữa
  • Kẻ vạch đánh đấu vị trí giữa 2 đội

Tổ chức trò chơi

  • Sắp xếp thành viên tham gia trò chơi thành 2 đội có số người bằng nhau và thể lực tương ứng.
  • Hai đội xếp thành hàng dọc đối diện nhau và nắm vào 2 đầu dây thừng sao cho điểm giữa dây thừng và vạch đánh dấu giữa 2 đội trùng nhau. 
  • Khi trọng tài ra hiệu trò chơi bắt đầu, hai đội phải ra sức kéo đội bạn về phía mình. Khi đối phương bước qua vạch giữa thì đội còn lại là đội giành chiến thắng. 

6. Nhảy bao bố

trò chơi cho bé
Hai đội tham gia trò chơi Nhảy bao bố

Nhảy bao bố là trò chơi vận động vui nhộn, mang đến cho trẻ nhiều tiếng cười, giúp con tránh xa các thiết bị điện tử gây hại. Trò chơi còn giúp trẻ rèn luyện thể lực, sự linh hoạt, khéo léo và tinh thần đội nhóm cao. 

Chuẩn bị

  • Bao bố đã vệ sinh sạch và có thể trang trí hình ngộ nghĩnh
  • Đường nhảy cho các đội chơi
  • Kẻ vạch đích và vạch xuất phát cách nhau khoảng 5m

Tổ chức trò chơi

  • Trọng tài cần sắp xếp thành viên tham gia trò chơi thành 2 đội, mỗi đội xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát. Bao bố đặt sẵn dưới chân người chơi của 2 đội. Lượt chơi tính lần lượt theo vị trí đứng của các thành viên tham gia trò chơi. 
  • Khi trò chơi bắt đầu, những người đứng đầu hàng xỏ bao bố vào người, sau đó nhanh chóng nhảy từ vạch xuất phát về vạch đích. Đến đích, người chơi cởi bao bố chạy vòng ra ngoài đường chạy về vạch xuất phát. Lượt chơi tiếp theo bắt đầu tương tự lượt chơi trước. 
  • Các thành viên đội chơi cần phối hợp nhịp nhàng, tận dụng thời gian để hoàn thành tất cả các lượt chơi trước và giành phần thắng. 

7. Đua xe đạp 

trò chơi cho bé
Trẻ rộn ràng tham gia trò chơi Đua xe đạp

Trò chơi đua xe đạp dành cho các bé đã biết đi xe đạp, các bé còn lại là người cổ vũ tạo nên không khí rộn ràng, sôi động. Trò chơi không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn giúp các bé trở nên khéo léo, tăng cường khả năng tính toán, lựa chọn để tránh né vật cản về đích sớm thành người chiến thắng. 

Chuẩn bị

  • Kẻ vạch xuất phát cách vạch đích 15 – 20m
  • Xe đạp 
  • Đồ bảo hộ đảm bảo an toàn cho trẻ
  • Hiện trường tổ chức trò chơi rộng, thoáng, đường đua cách nhau ít nhất 1m

Tổ chức trò chơi

  • Chia thành viên tham gia trò chơi thành nhóm mỗi nhóm khoảng 4 – 5 bé tùy hiện trường chuẩn bị. Mỗi trẻ được giao 1 xe, trang bị đồ bảo họ và xếp thành hàng ngang trước vạch xuất phát. Đường đua có thể đặt thêm các chướng ngại vật.
  • Khi trò chơi bắt đầu trẻ nhanh chóng đạp xe về đích. Trên đường đua cần tránh va chạm với chướng ngại vật, với thanh viên khác và không được ngã. 
  • Người về đích trong thời gian ngắn nhất là người chiến thắng. 
  • Sau đó có thể tổ chức tiếp các nhóm đua xe khác nếu số lượng thành viên tham gia trò chơi có nhiều. 

8. Rút gỗ

trò chơi cho bé
Bộ thanh gỗ chơi trò chơi Rút gỗ

Nếu cha mẹ đau đầu vì con xem ti vi, điện thoại quá nhiều thì trò chơi Rút gỗ chính là giải pháp giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Rút gỗ là trò chơi không chỉ rèn luyện khả năng khéo léo, học số đếm mà còn giúp bé phát triển trí tuệ hiệu quả. Cùng theo dõi luật chơi trò chơi này nhé.

Chuẩn bị

  • Thanh gỗ nhỏ hình khối chữ nhật (nên chọn bộ có đánh số cho trẻ học số)
  • Xếp thanh gỗ thành hình tháp bất kỳ

Tổ chức trò chơi

  • Phân chia lượt chơi cho các thành viên tham gia trò chơi 
  • Trò chơi bắt đầu lần lượt người chơi dùng 1 tay và rút 1 thanh gỗ bất kỳ trên tòa tháp (không phải thanh trên cùng). Người nào rút thanh gỗ là đổ tòa tháp phải chịu phạt vì thua cuộc. 
  • Người chiến thắng là người rút thanh gỗ cuối cùng ra khỏi tòa tháp đúng luật.

9. Nhảy lò cò

trò chơi cho bé
Nhảy lò cò – Trò chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi rèn luyện sức khỏe

Là 1 trong những trò chơi phổ biến nhất, Nhảy lò cò được nhiều trường mầm non tổ chức cho trẻ từ 5 – 6 tuổi trở lên. Ngay tại gia đình cha mẹ cũng có thể tổ chức trò chơi này cho các bé bởi luật chơi khá đơn giản và điều kiện tổ chức khá dễ dàng. Cụ thể: 

Chuẩn bị

  • Kẻ ô vuông thứ tự từ 1 – 10
  • Đồng xu 
  • Kẻ vạch xuất phát

Tổ chức trò chơi

  • Xếp thứ tự người chơi và xếp hàng theo thứ tự trước vạch xuất phát. 
  • Trò chơi bắt đầu người chơi đầu tiền đứng sát vạch xuất phát và thảy đồng xu vào ô kẻ sẵn. Đồng xu rơi ra ngoài là người đó mất lượt chơi. Sau khi thảy đồng xu người chơi nhảy lò cò bằng 1 chân về ô có đồng xu. Cứ tiếp tục như vậy đến khi hết vòng chơi và xây nhà, sau đó tiếp tục đến khi mất lượt. 
  • Người chơi nhảy chạm vạch, nhảy chạm 2 chân xuống đất sẽ bị mất lượt. Người thảy đồng xu vào nhà hoặc nhảy lò cò vào nhà sẽ thành nhà cháy. 
  • Kết quả cuối cùng người chơi nào có nhiều đồng xu nhất trong các ô vuông là người thắng cuộc. 

10. Vượt chướng ngại vật

trò chơi cho bé
Trẻ tham gia trò chơi Vượt chương ngại vật

Trò chơi Vượt chướng ngại vật là trò chơi cần tổ chức ở không gian rộng hoặc các khu vực dành riêng cho trẻ. Trò chơi này kích thích sự phát triển toàn diện của trẻ cả kỹ năng, sức khỏe và phát triển trí tuệ. 

Chuẩn bị

  • Các chướng ngại vật sẵn có tại gia đình như ghế, chăn, hộp giấy…
  • Sắp xếp chướng ngại vật trong khu vực nhất định
  • Đảm bảo an toàn cho trẻ

Tổ chức trò chơi

  • Phổ biến cho thành viên tham gia trò chơi quy tắc di chuyển, vượt từng cướng ngại vật cụ thể mà chúng ta sắp xếp. Ví dụ: Trèo qua ghế, chui dưới bàn, nhảy qua hộp giấy…
  • Phân chia lượt chơi cho trẻ và cho trẻ xếp hàng tại vạch xuất phát. 
  • Khi trò chơi bắt đầu cho trẻ lần lượt tham gia trò chơi, trẻ chỉ nhận được điểm khi đã vượt qua tất cả các chướng ngại vật đúng luật. 

Tổ chức trò chơi cho bé mầm non phù hợp lứa tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể lực, kỹ năng và trí tuệ. Do đó cha mẹ nên tích cực tổ chức các trò chơi để giúp con trở nân nhanh nhẹn, hoạt bát và cảm thấy thú vị. Từ đó trẻ tránh xa việc lạm dụng các thiết bị điện tử có hại cho sức khỏe. Việc phụ huynh dành thời gian vui chơi, học tập cùng con còn giúp gắn kết tình cảm cha mẹ với trẻ và tình cảm gia đình nhiều thêm nữa. 

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm