Trẻ tự lập hơn khi học Montessori tại Sakura Montessori như thế nào?

phương pháp Montessori tại Sakura Montessori

Theo nhà giáo dục Maria Montessori, những đứa trẻ được giáo dục theo phương pháp Montessori đều có năng lực tự lập, tự học tuyệt vời. Vậy trẻ tự lập hơn khi học Montessori như thế nào? Cùng Sakura Montessori khám phá nhé!

Nguyên tắc dạy trẻ tự lập hơn khi học Montessori

trẻ tự lập hơn khi học Montessori
Nguyên tắc dạy trẻ tự lập hơn

Đặc điểm nổi bật của phương pháp Montessori chuẩn quốc tế chính là đề cao tính tự lập trong việc hình thành tính cách của trẻ. Tại Sakura Montessori, để khuyến khích sự tự lập từ sâu trong nội tại trẻ, các giáo viên Sakura Montessori luôn thực hiện các nguyên tắc sau đây:

Triết lý trao quyền cho trẻ trong Montessori

Một trong những nguyên tắc khuyến khích trẻ tự lập hơn khi học Montessori chính là triết lý trao quyền cho trẻ. Tại Sakura Montessori, trẻ được trao quyền tự do trong khuôn khổ kỷ luật cho phép. Cụ thể:

– Trẻ được tự do lựa chọn hoạt động học tập theo nhu cầu, sở thích và nhịp độ phát triển cá nhân, tự chọn hình thức học cá nhân hay họp nhóm và quyết định tốc độ hoàn thiện bài học của mình cho đến khi thỏa mãn.

– Trẻ có thể tự do di chuyển trong không gian lớp học nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc kỷ luật như đi nhẹ, nói khẽ, không gây mất trật tự, ảnh hưởng tới bạn bè, thầy cô.

– Trẻ được phép thử – sai khi thực hiện bài học với các giáo cụ.

trẻ tự lập hơn khi học Montessori

Nhờ vậy, trẻ càng có cơ hội trải nghiệm theo cách riêng, vừa tích lũy kinh nghiệm học tập, vừa rèn luyện tính tự lập ngay từ những năm tháng đầu đời. Sự tự lập trong học tập, tính cách sẽ là tiền đề để trẻ tự tin ở các cấp học cao hơn.

Tôn trọng trẻ như một người trưởng thành

Theo phương pháp Montessori chuẩn quốc tế, giáo viên tôn trọng lựa chọn hoạt động của trẻ và liên tục theo dõi, quan sát, không can thiệp, ngắt quãng quá trình “làm việc” của các con. Giáo viên chỉ như những người trợ tá đắc lực của trẻ, chỉ hỗ trợ trẻ khi con yêu cầu hoặc can thiệp khi nhận thấy trẻ gặp nguy hiểm.

Tuy nhiên, trong các lớp học Montessori chuẩn quốc tế, dù trẻ có thể tự do, độc lập nhưng các con cũng được giáo dục rõ ràng về các nguyên tắc kỷ luật trong lớp học như: đi nhẹ, nói khẽ; chờ đợi đến lượt; thực hiện tuần tự từng hoạt động; đặt để giáo cụ đúng vị trí quy định…

Người lớn là tấm gương, là trợ tá đắc lực của trẻ

Trong 6 năm đầu đời, trẻ có khả năng bắt chước từng hành động, cử chỉ, ngôn ngữ của người lớn rất nhanh. Đó là lý do làm gương cho trẻ chính là nguyên tắc quan trọng khuyến khích trẻ tự lập hơn khi học Montessori.

Theo đó, các giáo viên Sakura Montessori luôn làm gương cho trẻ về cách hoạt động tự do, độc lập nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc kỷ luật trong lớp học. Ví dụ: lấy/cất giáo cụ đúng vị trí, chờ đợi đến lượt, cư xử lịch sự, nhã nhặn với người khác, không tranh giành, đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên trong lớp…

trẻ tự lập hơn khi học Montessori

Hay để khuyến khích trẻ tự lập hơn khi học Montessori, giáo viên Sakura Montessori không khen/chê, thưởng/phạt mà thay vào đó là khích lệ và sử dụng kỷ luật tích cực. Thay vì tâng bốc trẻ bằng những lời khen như “Con thật giỏi”, “Con làm tốt lắm” hay so sánh “Con giỏi hơn bạn A”… các cô giáo sẽ ghi nhận và khích lệ trẻ “Cô thấy con đã hoàn thành xong công việc của mình”, “Cô thấy con đã rất tập trung để hoàn thiện bức tranh”… Cách trao đổi và trò chuyện bằng ngôn ngữ chân thành, tự nhiên của giáo viên khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng về thành quả của mình và dần hình thành sự độc lập và cố gắng hơn nữa.

Môi trường được chuẩn bị sẵn sàng, khuyến khích trẻ tự lập

Tại Sakura Montessori, Nhà trường đặc biệt chú trọng tới việc chuẩn bị môi trường học tập sẵn sàng để trẻ thực hành tính tự lập. Những lớp học tại trường rộng rãi, thông thoáng, trang bị đầy đủ thiết bị học tập hiện đại. Trong đó, từng giáo cụ được sắp xếp theo trật từ dễ đến khó, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, đảm bảo tính thẩm mỹ, tính thực tế, an toàn. Trước mỗi giờ đón trẻ, giáo viên thực hiện kiểm tra toàn bộ lớp học để các giáo cụ, trang thiết bị đầy đủ đến từng chi tiết. Nhờ vậy, trẻ không chỉ dễ dàng thực hành các bài học tự lập với giáo cụ mà còn mang tới sự thành công trong mỗi hoạt động, giúp con rèn luyện tính độc lập, sự kỷ luật…

Đổi mới và sáng tạo

Để trẻ tự lập hơn khi học Montessori, đội ngũ giáo viên Montessori chuẩn quốc tế tại Sakura Montessori không ngừng đổi mới và sáng tạo trong cách thức giảng dạy. Trong đó, hệ thống bài học được thiết kế linh hoạt, sử dụng đa dạng các vật thật gần gũi với trẻ để con có thể thực hành tại lớp. Ví dụ: Trẻ được trải nghiệm chăm sóc cây xanh (lau lá cây, tưới cây…), thực hành cắm hoa, vắt nước cam, cắt hoa quả, lau cửa kính, rửa tay, đánh răng… ngay tại lớp học. Việc học đi đôi với làm không chỉ rèn luyện tính tự lập cho trẻ mà còn kích thích sự phát triển tư duy và tinh thần khám phá ở mỗi bạn nhỏ.

Chân dung những em bé tự lập tại Sakura Montessori

Theo nhà giáo dục Maria Montessori, trẻ nhỏ có khả năng tự lập tuyệt vời, nhất là trong những năm tháng đầu đời. Trẻ hoàn toàn có thể hoạt động độc lập khi người lớn trao con cơ hội được phát huy khả năng tự lập của mình. Vì vậy, với triết lý trao quyền, SMISers có cơ hội thực hành tính tự lập từ những công việc nhỏ nhất, nhất là trong lĩnh vực Thực hành cuộc sống tại chương trình Montessori.

Các bài học phong phú với giáo cụ trực quan, sinh động, gồm các nhóm:

Chăm sóc bản thân: Là những bài học hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Những bài học này cung cấp cho trẻ phương tiện để tự lập như: rửa tay, sử dụng khung áo, gấp quần áo, hỉ mũi…

Chăm sóc môi trường: Là những hoạt động hướng dẫn trẻ biết cách quan tâm chăm sóc môi trường lớp học hàng ngày của trẻ bao gồm:

– Các bài học hướng dẫn trẻ một số kỹ năng chung như: sử dụng ghế, bàn, hộp, khay…

– Các bài học hướng dẫn trẻ tác phong và phép lịch sự nhã nhặn; nói cảm ơn, xin lỗi, làm phiền lịch sự….

– Các bài học rèn luyện sự khéo léo, bền bỉ của đôi bàn tay:

+ Hoạt động sử dụng các nguyên liệu khô: bốc hạt, chuyển đồ vật với kẹp/đũa, gấp khăn, xâu vòng, đóng mở nắp hộp, đóng đinh …

+ Hoạt động với nước: rót nước bình trong/bình đục, hút nước với các ống hút kích cỡ khác nhau, pha màu

+ Hoạt động đánh bóng: làm sạch, đẹp đồ vật, ví dụ: đánh bóng giày, lau lá cây…

trẻ tự lập hơn khi học Montessori

Chuẩn bị đồ ăn: Là những hoạt động hướng dẫn trẻ một số kỹ năng sơ chế đồ ăn đơn giản, bao gồm:

+ Hoạt động sử dụng dao: trẻ học cách cầm dao, đưa dao và sử dụng dao an toàn, đúng cách để cắt như:  cắt bánh mỳ, cắt bơ, cắt cà rốt, cắt cam

+ Hoạt động sử dụng dụng cụ khác như: giã bánh mỳ, xay ngũ cốc, tách vỏ hạt, vắt cam, bóc vỏ cam, cắt trứng….

+ Hoạt động tiệc trà: trẻ được học kỹ năng chuẩn bị bàn trà và thưởng trà cùng bạn

Bên cạnh đó, các bạn nhỏ Sakura Montessori đều là các cá nhân tự lập, với kỹ năng đa dạng.

trẻ tự lập hơn khi học Montessori

  • Kỹ năng vệ sinh cá nhân: Trẻ biết tự rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tự chải răng, tự mặc quần áo, thay quần áo
  • Kỹ năng tự chăm sóc giấc ngủ: Trẻ biết kê giường đi ngủ tại lớp, dọn dẹp giường sau khi ngủ dậy (gấp chăn, dọn giường…), tự ngủ…- Kỹ năng giúp đỡ người khác: Trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ và hỗ trợ các em nhỏ, biết giúp ông bà, cha mẹ, thầy cô các công việc vừa sức như rửa hoa quả, lau dọn bàn ăn, chăm sóc cây xanh, dọn dẹp lớp học…
  • Kỹ năng an toàn khi ở nhà: Trẻ nhận thức được nguy hiểm từ ổ điện (không nghịch ổ điện, không tự cắm ổ điện), không sử dụng kéo, dao khi không có sự cho phép của người lớn…
  • Kỹ năng giới thiệu bản thân: Trẻ có thể giới thiệu về bản thân trước đám đông một cách tự tin.

“Đừng giúp trẻ những gì chúng có thể tự làm được. Hãy trao chúng cơ hội được tự do thực hành kỹ năng tự lập của mình” – Đó cũng chính là điều mà Sakura Montessori muốn nhắn gửi tới ba mẹ. Bởi trẻ tự lập hơn khi học Montessori từng ngày. Hy vọng bài viết trên đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp và hiệu quả của Montessori với trẻ nhỏ, nhất là trong 6 năm vàng đầu đời.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email