1.Trẻ mấy tháng biết đi?

Tốc độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, do đó sẽ có bé biết đi sớm, có bé thì biết đi chậm hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể dựa vào những cột mốc phát triển trung bình dưới đây để tham khảo trả lời câu hỏi trẻ mấy tháng biết đi nhé.

Bé sẽ có những bước đi đầu tiên vào khoảng từ 9 - 12 tháng tuổiBé sẽ có những bước đi đầu tiên vào khoảng từ 9 – 12 tháng tuổi

Hầu hết, bé sẽ có những bước đi đầu tiên vào khoảng từ 9 – 12 tháng tuổi và có thể đi lại tốt khi được 14 – 15 tháng tuổi. Một số trường hợp bé chậm biết đi hơn các bạn cùng trang lứa thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, hãy chờ đợi thêm vài tuần hoặc vài tháng để bé tập đi.

  • Từ 19 – 24 tháng tuổi, tay chân của bé đã cứng cáp hơn, bé thường thích vừa đi vừa giữ vật gì đó trong tay.
  • Từ 25 – 36 tháng tuổi bé đã đi bộ một cách dễ dàng, có thể tham gia vào các trò chơi khác nhau như đuổi bắt hay múa hát. Bước đi của trẻ ở giai đoạn này cũng cân bằng hơn, trẻ làm quen và dần sử dụng gót chân để đi chứ không đi nhón gót nữa.
Những cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của con?

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp biết đi

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ sắp biết đi thông qua một số dấu hiệu điển hình như:

  • Trẻ bò giống cua
  • Bé thích leo cầu thang
  • Con hay bám, vịn vào các đồ đạc trong nhà
  • Trẻ đi men theo đồ vật
  • Hay kéo người lên bằng các điểm tựa
  • Tự thực hiện một vài bước đi độc lập
  • Có thể đứng vững và đứng một mình…

3. Khi nào nên dạy trẻ tập đi?

Để có được những bước đi đầu tiên, con yêu của bạn thường trải qua nhiều giai đoạn: Bắt đầu biết lẫy (khoảng 3 tháng tuổi), biết ngồi (khoảng 6 tháng tuổi), biết bò phối hợp tay chân, biết đi….

Như đã chia sẻ, các cột mốc này chỉ mang tính tương đối và không bé nào giống với bé nào. Có nhiều bé sẽ bỏ qua giai đoạn bò mà tiến thẳng từ ngồi sang đứng và đi luôn. Vì vậy, cha mẹ hãy dựa vào những dấu hiệu nhận biết trẻ sắp biết đi để lên phương án, tham khảo những cách dạy trẻ tập đi hiệu quả và an toàn.

Hãy dạy trẻ tập khi khi con đã sẵn sàngHãy dạy trẻ tập khi khi con đã sẵn sàng

4. Cách giúp bé tập đi nhanh và an toàn

Thông thường, khi bé được khoảng 9 – 12 tháng tuổi đã có thể bắt đầu tập những bước đi đầu tiên với sự trợ giúp từ người lớn. Ban đầu, trẻ còn vụng về và hay bám vào cha mẹ hoặc đồ vật hỗ trợ, lúc này bạn có thể giúp bé đi nhanh và an toàn hơn với những cách sau:

4.1. Chuyển động cùng bé

Bạn sẽ đứng ở phía sau con, điều chỉnh hai cánh tay của bé, sau đó đặt hai chân bé lên 2 chân của mình và cùng bé chuyển động. Cha mẹ nên bước từng bước một rồi nghỉ và tiếp tục để kích thích sự tò mò, hứng thú của con.

4.2. Luyện cho bé đứng

Đứng nhiều sẽ giúp cơ và xương chân của trẻ rắn khỏe hơn, tạo tiền đề tốt cho quá trình tập đi của trẻ. Vì thế, cha mẹ hãy luyện cho con đứng thường xuyên, ví dụ như khi mặc quần áo, chơi đồ chơi…

4.3. Hạn chế bế bé

Việc bạn bế trẻ nhiều sẽ khiến trẻ ỷ lại vào mình, dẫn đến trẻ lười học đi. Vậy nên, cha mẹ chỉ bế bé trong trường hợp cần thiết, những lúc khác hãy để bé tự do ngồi và vui chơi.

4.4. Dạy trẻ bắt chước

Quá trình tập đi sẽ thêm phần thú vị hơn nếu như bé yêu được tham gia vui chơi cùng các anh/chị hoặc cha mẹ. Khi bé nhìn thấy người khác chạy nhảy, bé sẽ rất phấn khởi, kích thích và muốn bắt chước theo. Bạn có thể tận dụng thời điểm này để dạy bé tập đi rất hiệu quả.

4.5. Hỗ trợ bé tập đi

Khi trẻ bắt đầu quá trình tập đi, bạn có thể cho bé vịn tay vào bàn/ghế hoặc đỡ bé đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dạy bé tập đi bằng cách đứng ở phía sau đỡ bé rồi từ từ thả tay ra khi bé đi được những bước nhỏ, hoặc để vật ở phía trước để khuyến khích bé đi lên lấy….

Hỗ trợ bé tập đi bằng cách đứng ở phía sau đỡ bé-Hỗ trợ bé tập đi bằng cách đứng ở phía sau đỡ bé

5. Một số lưu ý quan trọng cho cha mẹ khi bé tập đi

Bé yêu tập đi sớm hay muộn, nhanh hay chậm, tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự dìu dắt và hướng dẫn từ cha mẹ. Mặc dù tùy vào sự phát triển của mỗi trẻ mà thời điểm tập đi là khác nhau, nhưng với sự hỗ trợ khoa học của cha mẹ và những lưu ý quan trọng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tập đi của con.

Vậy nên, trong quá trình dạy trẻ tập đi, cha mẹ cần hết sức chú ý những điều sau:

  • Tạo không gian rộng rãi để bé tập đi, tránh để bé tập đi trong không gian chật hẹp, có nhiều đồ đạc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
  • Nên bịt nhũng góc nhọn cứng trong nhà như góc cạnh tivi, tủ quần áo, cầu thang, bàn ghế khi bé đang trong giai đoạn tập đi.
  • Hãy để trẻ mang mang giày khi cần thiết, bởi với một đôi giày tập đi tốt, thoải mái và chuyên dụng sẽ giúp bé tự tin hơn, đồng thời bảo vệ trẻ trước những vật nhỏ có thẻ dây xước bàn chân, hạn chế tình trạng trơn trượt.
  • Nếu trẻ tập đi ở nhà bạn có thể cho bé trải nghiệm bằng chân trần trên nền hoặc thảm sạch, đảm bảo an toàn để bé tiếp xúc, cảm nhận cũng như điều chỉnh sự cân bằng và dáng đi một cách tự nhiên.
  • Đừng làm quan trọng hóa vấn đề khi con té ngã sẽ khiến bé sợ cảm giác đứng lên và sợ bước đi. Một khi đảm bảo không gian an toàn cho bé tập đi thì cha mẹ đừng quá lo lắng về việc trẻ mất cân bằng hoặc vấp té. Thay vì lo lắng hãy động viên để con tự đứng lên và tiếp tục, hoặc đỡ bé dậy, an ủi rồi tiếp tục hướng dẫn bé đi.
  • Đừng quá nôn nóng, bạn chỉ nên cho bé tập đi khi bé muốn và nhận thấy rằng bé đã thực sự sẵn sàng….

Hãy cho bé tập đi khi bé muốnĐừng nôn nóng hãy cho bé tập đi khi bé muốn

6. Một số câu hỏi liên quan

6.1. Trẻ 9 tháng biết đi có tốt không?

Như thông tin đã chia sẻ, thời gian biết đi của trẻ là khác nhau, có bé đi sớm nhưng có bé lại đi muộn. Giai đoạn 9 tháng bé tập đi được xem là bình thường, vì thế cha mẹ không cần quá lo lắng nhé, hãy hỗ trợ để giúp bé tập đi an toàn.

6.2. Dấu hiệu trẻ chậm biết đi là gì?

Các chuyên gia y tế đều khuyên rằng, cha mẹ không nên đợi tới khi con 18 tháng tuổi vẫn chưa tập đi mới mang con đi khám. Phụ huynh cần nhận biết tình trạng trẻ chậm biết đi sớm hơn thời điểm 18 tháng để có biện pháp can thiệp, mang lại hiệu quả tốt.

Dưới đây là số dấu hiệu trẻ chậm biết đi mà bạn cần hết sức chú ý:

Bé chậm biết lẫy, ngồi, bò hơn so với thang đo phát triển thông thường.

Bé không thể nâng đầu tạo góc 45 độ so với mặt giường khi được 5 tháng tuổi. Đây được xem là dấu hiệu chứng tỏ tiến trình tập vận động của bé bị chậm ngay từ nấc thang đầu tiên.

Hết 6 tháng tuổi bé vẫn không biết duỗi tay ra để lấy các đồ vật phía trước. Dấu hiệu này có thể do cơ thân mình của trẻ không khỏe như mong đợi, cảnh báo trình trạng chậm biết đi trong tương lai.

Hết 12 tháng tuổi mà trẻ vẫn không thể tự đứng một mình (tức không cần hỗ trợ) là một biểu hiện cho thấy bé có thể gặp tình trạng chậm biết đi.

6.3. Trẻ 13 tháng chưa biết đi phải làm sao?

Trong trường hợp bé nhà bạn đã được 13 tháng tuổi mà vẫn chưa biết đi thì bạn cần nhận biết xem bé có những dấu hiệu chậm biết đi hay không? Nếu có bạn cần mang bé đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám cũng như có những biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu trong quá trình phát triển, các tiến trình vận động của bé diễn ra bình thường, vậy thì bạn cũng không nên quá lo lắng, hãy chờ đợi hoặc thực hiện những phương pháp kích thích bé hứng thú với việc tập đi xem sao nhé.

Trên đây là một số thông tin giúp quý độc giả giải đáp câu hỏi “trẻ mấy tháng biết đi”, hy vọng bài viết mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích trong quá trình nuôi dạy con. Nếu bạn tìm kiếm một môi trường giáo dục mầm non chất lượng cho bé yêu nhà mình hãy liên hệ ngay với Sakura Montessori (SMIS). Là ngôi trường mầm non tiên phong tại Việt Nam ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, SMIS hứa hẹn sẽ là trường học lý tưởng, an toàn để bé yêu nhà bạn phát triển toàn diện.

0/5 (0 Reviews)