Trong hành trình phát triển của trẻ, môi trường xung quanh – đặc biệt là cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Suy nghĩ, lời nói, hành động, thái độ sống đều có thể khiến trẻ bắt chước cha mẹ, trở thành chất liệu nuôi dưỡng tâm hồn và tính cách của con sau này.
Hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu “tất tật” về hành vi trẻ bắt chước cha mẹ để giãi mã câu nói “con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ” nhé!
1. Tại sao trẻ bắt chước cha mẹ?
Theo khoa học giải phẫu, não bộ của chúng ta có một nhóm tế bào thần kinh đặc biệt, đó là tế bào thần kinh gương hay còn gọi là tế bào thần kinh phản chiếu. Khi trẻ quan sát thế giới bên ngoài, các tế bào thần kinh gương sẽ được kích thích. Vì vậy theo phản xạ, trẻ sẽ bắt chước theo hành vi đó. Trẻ có thể bắt chước tất cả các loài vật, mọi loại hành động và hành vi của con người, vì vậy đôi khi có thể nói rằng bắt chước là bản năng của trẻ nhỏ.
❓ Liệu có bao giờ người lớn vô tình lãng quên những đôi mắt nhỏ đang dõi theo mình? Liệu chúng ta có đang chỉ dẫn trẻ sai cách?
Luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ là một tấm gương phản chiếu của chính chúng ta…
Các nghiên cứu về tâm lý trẻ cũng chỉ ra rằng, trong môi trường giáo dục trẻ, cha mẹ là người gần gũi, tiếp xúc và ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ. Trẻ luôn luôn cảm thấy hứng thú với mọi lời nói, biểu cảm, hành động thường ngày của cha mẹ và rất thích bắt chước theo. Cũng theo tâm lý học trẻ 0-6 tuổi, việc trẻ bắt chước cha mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, học tập của trẻ, đồng thời là công cụ tiên quyết để trẻ thỏa mãn khao khát tìm hiểu về mọi điều xung quanh.
>> Xem thêm: Giai đoạn vàng phát triển của trẻ 0-6 tuổi
2. Biểu hiện bắt chước của trẻ trong từng giai đoạn phát triển
Trong hành trình phát triển của trẻ, môi trường xung quanh – đặc biệt là cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Suy nghĩ, lời nói, hành động, thái độ sống đều có thể khiến trẻ bắt chước cha mẹ, trở thành chất liệu nuôi dưỡng tâm hồn và tính cách của con sau này.
>> Xem thêm: Hành vi bắt chước của trẻ trong phương pháp Montessori
Hãy cùng nhau tìm hiểu “tất tật” về hành vi trẻ bắt chước cha mẹ để giãi mã câu nói “con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ” nhé!
Tại sao trẻ bắt chước cha mẹ?
Theo khoa học giải phẫu, não bộ của chúng ta có một nhóm tế bào thần kinh đặc biệt, đó là tế bào thần kinh gương hay còn gọi là tế bào thần kinh phản chiếu. Khi trẻ quan sát thế giới bên ngoài, các tế bào thần kinh gương sẽ được kích thích. Vì vậy theo phản xạ, trẻ sẽ bắt chước theo hành vi đó. Trẻ có thể bắt chước tất cả các loài vật, mọi loại hành động và hành vi của con người, vì vậy đôi khi có thể nói rằng bắt chước là bản năng của trẻ nhỏ.
Các nghiên cứu về tâm lý trẻ cũng chỉ ra rằng, trong môi trường giáo dục trẻ, cha mẹ là người gần gũi, tiếp xúc và ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ. Trẻ luôn luôn cảm thấy hứng thú với mọi lời nói, biểu cảm, hành động thường ngày của cha mẹ và rất thích bắt chước theo. Cũng theo tâm lý học trẻ 0-6 tuổi, việc trẻ bắt chước cha mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, học tập của trẻ, đồng thời là công cụ tiên quyết để trẻ thỏa mãn khao khát tìm hiểu về mọi điều xung quanh.
Biểu hiện bắt chước của trẻ trong từng giai đoạn phát triển
1. Trẻ từ 4 đến 7 tháng tuổi
Trẻ có những quan sát đầu tiên về thế giới xung quanh. Cha mẹ là người tạo nên ấn tượng ban đầu của trẻ nhỏ, trẻ sẽ cảm nhận được giọng nói và chuyển động của người lớn, bắt chước và phản ánh lại trong vô thức.
Con cười tươi theo cha mẹ pha trò vui nhộn, con ê a nhại theo những câu nói của người lớn, con há miệng “sao chép” cả nhà khi được dỗ dành ăn,…Những tương tác đầu tiên với cha mẹ chính là hành động bé nhìn thấy và học theo mỗi ngày.
2. Trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu học nói nên trẻ càng thích thú bắt chước cha mẹ về ngôn ngữ. Những câu chữ bi bô dễ thương khi tập nói theo các thành viên trong nhà gọi “bố ơi”, “mẹ ơi”… dần được hình thành. Con còn rất thích bắt chước những biểu cảm của người lớn như dáng đi, làm mặt xấu, cầm đũa ăn cơm, vẫy tay tạm biệt,…
Từ 8 tháng tuổi, trẻ đã có những tiến bộ trong nhận thức đáng kinh ngạc. Con có thể nghe hiểu được lời nói của người lớn khi yêu cầu bé làm theo hành động của cha mẹ như vỗ tay, việc quan sát và bắt chước cha mẹ cũng được trẻ tập trung và thực hiện tần suất nhiều hơn.
3. Trẻ 18 tháng tuổi
Trẻ có thể nghe và hiểu được hầu hết những gì người khác nói, thậm chí ngay khi trẻ chỉ nói được những từ lắp bắp. Một sự thật thú vị đó là trẻ cũng biết giả vờ uống nước, bắt chước tiếng ho, hắt xì, làm tiếng các con động vật kêu meo meo, gâu gâu, ò ó o, ộp ộp…
Cha mẹ có thể nhận ra trẻ bắt chước cha mẹ dễ dàng và linh hoạt hơn trước, từ đó hướng dẫn trẻ các hoạt động tự lập đơn giản như quét nhà, cất đồ chơi, đi giày,…để trẻ làm theo. Một đứa trẻ 18 tháng tuổi sẽ bắt chước nhặt rau nếu chúng thấy mẹ nấu ăn hoặc giả vờ cạo râu khi nhìn thấy bố cạo râu.
Em bé đã biết cách quan sát chi tiết các hành động của người lớn và bắt chước chúng thường xuyên trong ngày. Không chỉ vậy, ở giai đoạn này, trẻ còn ghi nhớ được kiến thức thông qua hoạt động bắt chước. Ví dụ trẻ sẽ biết chiếc điện thoại dùng để “alo” khi thấy mẹ sử dụng, biết chiếc điều khiển bấm bấm có thể chuyển kênh trên ti vi,…
4. Trẻ từ 19-35 tháng tuổi
Đến giai đoạn này, trẻ không chỉ bắt chước câu nói của cha mẹ mà còn thể hiện cả ngữ điệu, biểu cảm đa dạng. Trẻ cũng bắt đầu có khả năng hát nhiều bài hát mới hay kể lại những câu chuyện ngắn một cách truyền cảm như cách cha mẹ truyền đạt với chúng. Trẻ còn bắt chước cha mẹ sử dụng các vật dụng trong nhà như muỗng để ăn cơm, chổi để quét nhà, khăn để lau bàn, tò mò đi thử giày dép của cha mẹ,…Trẻ hiểu và làm theo được những hành động của người lớn trong gia đình: vứt rác, sử dụng ti vi, điện thoại,…
5. Trẻ trên 35 tháng tuổi
Trẻ đã có thể bắt chước những hành động phức tạp hơn của cha mẹ. Đây là thời điểm vàng để cha mẹ rèn luyện cho con tính tự lập từ nhỏ khi thực hiện các hoạt động khó hơn như gấp quần áo, xây dựng nề nếp ăn uống, vận động thể thao, thói quen đọc sách,…Khi trẻ trên 35 tháng tuổi, những hoạt động để bé làm theo không chỉ đơn thuần là sự bắt chước bản năng. Trẻ đã có khả năng nhận thức tốt và ghi nhớ sâu, cha mẹ cần dành thời gian tương tác, giúp bé phát triển ngôn ngữ, vận động và cảm xúc qua các thói quen tốt.
3. Bật mí 5 lợi ích khi trẻ bắt chước cha mẹ
Hiểu biết tốt hơn
Theo Williamson và Markman, một lợi ích đặc biệt của việc bắt chước với độ chính xác cao là nó làm tăng cơ hội học tập.
Tiến sĩ giáo dục Genna Garvey cũng cho rằng: “Bắt chước là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển kỹ năng, bởi vì nó cho phép chúng ta học những điều mới một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách quan sát những người xung quanh. Hầu hết trẻ em học mọi thứ, từ vận động thô, đến lời nói, đến các kỹ năng chơi tương tác bằng cách xem cha mẹ, người chăm sóc, anh chị em và bạn bè thực hiện những hành vi này”.
Trẻ bắt chước cha mẹ chứng minh từ một góc độ nào đó rằng tế bào thần kinh phản chiếu trong não của trẻ phát triển tốt hơn. Đồng thời, tế bào thần kinh này có thể giúp trẻ phân tích các tình huống khác nhau ở một mức độ nhất định, giúp trẻ hiểu được suy nghĩ và một số hành động của người khác.
Phát triển khả năng ngôn ngữ
Những trẻ thích bắt chước hoặc có khả năng bắt chước tốt thì khả năng ngôn ngữ thông qua lời nói của người khác càng được cải thiện. Từ đó, giúp cho việc học ngôn ngữ của trẻ trở nên thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình bắt chước, các tế bào thần kinh gương cũng được phát triển, nếu sử dụng chúng hiệu quả sẽ thúc đẩy và nâng cao khả năng biểu đạt của trẻ trong tương lai.
Một số trẻ có khả năng bắt chước mạnh mẽ, có thể sao chép hoàn hảo ngôn ngữ, biểu cảm và chuyển động của người khác. Vì vậy, ngày nay, nhiều trung tâm giáo dục và phụ huynh áp dụng phương pháp bắt chước để giảng dạy ngôn ngữ thứ hai cho trẻ khá thành công.
Phát triển khả năng cảm nhận và biểu đạt cảm xúc
Theo Genk, não bộ con người cũng tồn tại những tế bào thần kinh gương và bất ngờ hơn, những tế bào thần kinh này phản ánh cảm xúc và cảm nhận của con người. Ví dụ, khi thấy mẹ xúc động bởi nội dung một quyển sách hay khóc khi xem một cảnh phim, những đứa trẻ có khả năng bắt chước mạnh mẽ sẽ tự động thay mình vào cảnh này, và trẻ có thể hiểu và đồng cảm với nhân vật. Những người có thể thấu hiểu và đồng cảm với người khác thường nhận được sự yêu mến và quan tâm hơn.
Hình thành những thói quen tốt
Các chuyên gia tâm lý cũng khẳng định rằng bắt chước là nền tảng của giáo dục và phát triển. Đối với tâm lý trẻ 0-6 tuổi, bắt chước được coi là kỹ năng quan trọng để trẻ hình thành cách ứng xử, hành vi, thái độ,… Lúc này, trẻ chưa có nhiều sự hiểu biết về cuộc sống, nhưng nếu trẻ bắt chước cha mẹ những hành vi, thói quen tốt như: giờ giấc sinh hoạt lành mạnh, xếp hàng ở nơi công cộng, lễ phép với người lớn… thì qua từng ngày, trẻ sẽ hình thành được nề nếp, lối sống lành mạnh.
Hòa nhập nhanh hơn
Việc trẻ bắt chước cha mẹ những hành động tốt, những câu nói hay của cha mẹ sẽ giúp bé hòa nhập dễ dàng hơn, phát triển bản thân và sẵn sàng tiếp thu kiến thức trong môi trường mới, đặc biệt trong trường học. Thực tế, trẻ không có khả năng bắt chước có thể là một trong những dấu hiệu mắc phải chứng tự kỷ.
4. Giáo dục làm gương thế nào để tận dụng thói quen bắt chước của trẻ
Việc giáo dục trẻ thông qua các tấm gương là việc làm thiết thực, nhất là trong gia đình.Trẻ sẽ khó tiếp nhận hay ghi nhớ nhiều và lâu dài những lời lẽ giáo điều nhưng những lời nói, hành động của cha mẹ – những người gần gũi nhất với chúng, sẽ rất dễ làm cho con ghi nhớ, bắt chước và làm theo. Vì vậy, cha mẹ cần là người tiên phong thực hiện để giáo dục làm gương cho trẻ.
Xây dựng lối sống, thói quen tích cực, lành mạnh
Cha mẹ nên tạo cho con lối sinh hoạt lành mạnh như đi ngủ sớm, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ, không xem ti vi đọc truyện trong bóng tối, chơi thể thao, đọc sách… Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, cha mẹ cần rời xa chiếc smartphone khi không có việc cần thiết để dành thời gian chơi với con. Những thói quen tốt của ba mẹ sẽ hình thành trong con từ khi còn nhỏ và tác động tới nếp sống của con trong tương lai rất nhiều.
Tôn trọng và lịch sự với mọi người xung quanh
Trẻ nhỏ sẽ quan sát cách mà cha mẹ tôn trọng người khác để học theo: hiếu thảo với ông bà, giúp đỡ người khác trong khả năng của mình hay cư xử lịch thiệp với bất kỳ người nào dù họ ở độ tuổi, có công việc, địa vị khác nhau. Luôn lắng nghe người khác, tôn trọng ý kiến của mọi người và ngay cả với con, cha mẹ cũng cần có thái độ như vậy. Hãy để con hiểu được rằng, tôn trọng người khác cũng sẽ được người khác tôn trọng lại.
Thái độ sống
Khi gặp phải các vấn đề xảy ra trong cuộc sống, nếu cha mẹ có thái độ lạc quan, sự bình tĩnh khi đối mặt để giải quyết vấn đề sẽ ảnh hưởng tích cực tới con trẻ.
Ngay cả khi con làm sai, cha mẹ cũng nên nhẹ nhàng chỉ bảo, đừng vội quát mắng khiến con sợ hãi, dần dần trẻ sẽ học được thói xấu nóng nảy và hay cãi lời. Khuyên bảo con nhẹ nhàng rằng mọi vấn đề sẽ được giải quyết, đừng vì quá nóng giận mà đánh mất những mối quan hệ tốt đẹp.
Việc trẻ bắt chước cha mẹ giống như một chiếc máy ảnh, ghi lại và phản ánh rõ nét hành vi, thái độ của chính cha mẹ chúng. Cha mẹ muốn con lớn lên thật sự trở thành người tử tế thì mỗi việc làm, hành động của cha mẹ cũng phải thật sự tử tế.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp phụ huynh điều chỉnh những hành vi tiêu cực và hướng dẫn con phát triển nhân cách tốt đẹp thông qua việc giáo dục làm gương.