thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi
Hướng dẫn cách phân chia thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi chuẩn xác

Khi mẹ lần đầu cho bé ăn dặm chắc hẳn sẽ có rất nhiều thắc mắc, đặc biệt là việc cho bé sử dụng thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi như thế nào là phù hợp. Cho bé ăn dặm một cách khoa học sẽ là bước đệm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu về thực đơn ăn dặm khoa học theo tháng tuổi cho bé ngay tại bài viết dưới đây nhé. 

thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi
Phân chia thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi chuẩn xác

Ăn dặm ở trẻ là gì? 

Ăn dặm là cách gọi của việc bổ sung thức ăn cố định và bữa ăn của trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát triển. Khi đó, chế độ ăn uống của bé sẽ bắt đầu chuyển dần từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang các loại thức ăn rắn để bổ sung dinh dưỡng. Thông thường trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển tương đối đầy đủ để tiếp nhận và xử lý được các loại thức ăn khác ngoài sữa.

Trẻ sẽ bắt đầu tiếp nhận các loại thực phẩm dạng lỏng như bột hoặc đồ ăn xay nhuyễn chứ không phải thức ăn rắn nguyên vẹn. Các loại thực phẩm đầu tiên thường là các loại ngũ cốc, rau củ hoặc trái cây đã được nấu chín và xay nhuyễn. Sau đó, cường độ và sự đa dạng của thức ăn sẽ được nâng dần lên khi trẻ phát triển và học cách ăn nhai nuốt.

Ăn dặm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, giúp bé tập làm quen với đồ ăn và hương vị mới, kích thích sự phát triển khả năng nhai, nuốt thức ăn. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thức ăn cho trẻ cũng cần hết sức cẩn thận, phải tuân thủ nguyên tắc về an toàn ăn uống cho trẻ sơ sinh để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt nhất cho bé.

Lợi ích của ăn dặm với sự phát triển của trẻ

thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi
Lợi ích của ăn dặm với sự phát triển của trẻ

Ăn dặm không chỉ đơn giản là bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mà nó còn có rất nhiều lợi ích đối với sự phát triển của bé. Một số tác dụng chính của việc cho bé ăn dặm và cung cấp thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi có thể kể đến như sau: 

Cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ

Trẻ sơ sinh cần rất nhiều loại chất dinh dưỡng, năng lượng để có thể phát triển một cách toàn diện, bao gồm protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Việc bổ sung thức ăn cố định thông qua những bữa ăn dặm sẽ giúp đảm bảo trẻ nhận được đủ loại chất dinh dưỡng, năng lượng để phát triển hệ cơ bắp, xương và hệ thần kinh một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, việc bổ sung thức ăn cố định cũng cần phải được thực hiện đúng cách và phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như giai đoạn phát triển của trẻ. Mẹ nên tìm hiểu kỹ về cách bắt đầu và phương pháp quản lý giai đoạn ăn dặm để đảm bảo bé nhận đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Phát triển bộ phận nhai và nuốt

Việc ăn dặm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ miệng và khả năng nhai, nuốt của trẻ. Khi bé bắt đầu tiếp xúc với thức ăn nhuyễn và rắn, cơ miệng và hàm sẽ được hoạt động giúp bé học cách nhai và nuốt đúng cách. Điều này không chỉ giúp phát triển khả năng ăn uống sau này, mà còn tạo ra cơ hội cho việc khám phá các loại thức ăn mới. 

Bên cạnh đó, việc nhai và nuốt còn thúc đẩy trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp do các cơ  trong miệng cũng tham gia vào hoạt động nói và tương tác của trẻ. Trẻ sẽ có thể hoàn thiện khả năng sử dụng cơ miệng, tránh gặp phải các dị biến với bộ phận này.

>>Xem thêm: Tổng hợp 20+ những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé ăn dặm

Hình thành khẩu vị và thói quen ăn uống

Khi bé tiếp xúc với nhiều loại thức ăn khác nhau trong thời gian ăn dặm, đó sẽ trở thành cơ hội giúp bé trải nghiệm và thích nghi với nhiều hương vị và thực phẩm khác nhau. Điều này giúp bé phát triển khẩu vị đa dạng, từ đó tạo nền tảng giúp bé ưa thích và chấp nhận các loại thức ăn khác nhau khi lớn lên.

Việc để bé tiếp xúc với thực đơn đa dạng từ sớm giúp khẩu vị của bé trở nên linh hoạt. Bé sẽ sẵn sàng với nhiều loại thực phẩm, từ đó giảm nguy cơ trở thành người kén ăn trong tương lai. Ngoài ra việc cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp tạo thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học cho con.

Hỗ trợ bé phát triển các khả năng vận động

Khi tham gia vào quá trình ăn dặm, bé sẽ cần tập trung vào thức ăn và thực hiện các hoạt động như cầm nắm, cắn, nhai và nuốt. Quá trình này giúp bé phát triển khả năng tập trung và tương tác với môi trường xung quanh. Khi thực hiện các hoạt động cho việc ăn, bé sẽ cần thực hiện sự hợp tác của nhiều cơ bắp. Quá trình này tạo điều kiện cho sự phát triển vận động toàn diện và tư duy vận động của bé.

Phương pháp phân chia thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi của bé

thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi
Phân chia thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi của bé

Thực phẩm ăn dặm cho bé sẽ bao gồm các nhóm như: Tinh bột – vitamin và khoáng chất – đạm – chất béo. Đây là những loại dinh dưỡng mà mẹ cần bổ sung cho bé đầy đủ để đảm bảo cho bé phát triển toàn diện mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi mà hệ tiêu hóa của bé cũng có đặc điểm khác nhau và hầu như khá non nớt. Mẹ cần hiểu rằng không phải nhóm hay loại thực phẩm nào cũng phù hợp với bé, mà sẽ cần phải chia các dạng thực phẩm theo từng giai đoạn ăn dặm. 

Thực phẩm ăn dặm theo tuổi cho bé 4 – 6 tháng

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu biểu hiện những dấu hiệu rằng bé đã sẵn sàng ăn dặm. Theo các chuyên gia thì trẻ từ 4 – 6 tháng có những dấu hiệu sau sẽ có thể bắt đầu tập ăn dặm: 

  • Bé bắt đầu thể hiện sự tò mò với thức ăn của người lớn.
  • Bé đã có thể ngẩng đầu nhìn lên và ngồi được trên ghế.
  • Trẻ có sự phát triển lớn về cân nặng (bé tăng gấp đôi số cân nặng so với lúc mới sinh)
  • Bé có thể chấp nhận việc cho thìa cũng như thức ăn vào sâu trong khoang miệng.

Khi bé thể hiện đầy đủ các dấu hiệu nêu trên, mẹ có thể chọn đó là thời điểm bắt đầu giới thiệu thực phẩm ăn dặm cho bé.

Thức ăn: Ở độ tuổi này, bé đã có thể hấp thụ hầu hết các loại dinh dưỡng cơ bản như tinh bột, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Mẹ có thể sử dụng các loại đồ ăn cơ bản như: ngũ cốc, rau củ quả, thịt và bữa ăn dặm. Tuy nhiên thời điểm này, bé vẫn cần nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức để cung cấp dinh dưỡng.

Dạng thức ăn: Ở độ tuổi này, các cấu trúc răng, lợi của bé còn yếu nên chỉ có thể tiếp nhận các loại thực phẩm mềm mịn như cháo, súp, đồ xay nhuyễn. Để đảm bảo bé ăn dặm đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên nấu chín thực phẩm rồi xay nhuyễn cho bé (bao gồm cả trái cây).

Lượng thức ăn tiêu thụ: Mỗi ngày, mẹ chỉ nên cho bé sử dụng thực phẩm ăn dặm hai lần ở bữa chính. Đồ ăn dặm nên được trộn với tỷ lệ 1/4 sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Khi bé đã dần làm quen với bữa ăn dặm thì mẹ có thể giảm dần lượng sữa và tăng lượng thức ăn cố định.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ khi cho bé 4 đến 6 tháng bắt đầu ăn dặm:

  • Nếu bé không thích một món ăn trong lần đầu, hãy thử lại sau vài ngày.
  • Giới thiệu từng loại thức ăn mới cho bé trong khoảng hai đến ba ngày.
  • Ghi chép lại mọi thứ bé ăn và phản ứng của bé với mỗi món trong một cuốn nhật ký. Điều này có thể giúp bạn theo dõi và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe hay dị ứng.

Thực phẩm ăn dặm theo tuổi cho bé 6 – 8 tháng

Khi bé đã bắt đầu ăn dặm được một thời gian, mẹ có thể chuyển sang giai đoạn ăn dặm tiếp theo cho bé, thường giai đoạn này sẽ rơi vào lúc bé khoảng 6 đến 8 tháng

Loại thức ăn

Trong giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Ngoài ra, để bổ sung độ đa dạng và dinh dưỡng, các bà mẹ nên bao gồm vào chế độ ăn dặm của bé các loại thực phẩm sau:

  • Các loại trái cây như chuối, lê, táo, bơ, đào có thể nghiền nhuyễn hoặc làm nước ép để cung cấp vitamin và chất xơ.
  • Rau củ như cà rốt, bí, khoai lang sau khi nấu chín cũng nên nghiền nhuyễn để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
  • Thịt xay như gà, lợn, bò chứa nhiều protein, cũng nên được đưa vào thực đơn để bé phát triển khỏe mạnh.
  • Đậu phụ nghiền nhuyễn cung cấp thêm nguồn protein thực vật cho bé.
  • Một ít sữa chua không đường có thể được giới thiệu vào chế độ ăn dặm.
  • Ngũ cốc giàu sắt như yến mạch, lúa mạch là sự bổ sung tốt để bé nhận đủ chất cần thiết.

Lượng thức ăn tiêu thụ: Khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn 6 – 8 tháng, mẹ sẽ tạm thời giữ nguyên lượng thức ăn nhưng thay vào đó là chia ra nhiều bữa ăn dặm hơn cho bé, sau đó tư từ tăng dần lượng thức ăn cho mỗi lần ăn.

Mẹo cho việc cho bé ăn: Một lời khuyên từ nhiều chuyên gia là nên giới thiệu từng loại thức ăn một cách riêng lẻ cho bé. Sau đó, hãy chờ khoảng từ hai đến ba ngày nếu có thể trước khi bổ sung một loại thức ăn mới. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bé hoặc trong gia đình có người có tiền sử dị ứng với loại thức ăn đó.

Thực phẩm ăn dặm theo tuổi cho bé 8 – 10 tháng

Các dấu hiệu cho thấy rằng trẻ đã sẵn sàng thử những loại thức ăn đặc biệt tương tự như trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi. 

Thực đơn: Sữa mẹ và sữa công thức vẫn cần được duy trì đều đặn cho trẻ trong giai đoạn này. Ngoài ra, bậc cha mẹ nên bổ sung thêm các loại thức ăn như:

  • Phô mai mềm tiệt trùng, phô mai tươi và sữa chua không đường một lượng nhỏ.
  • Rau củ nghiền nhuyễn (như cà rốt, bí, khoai tây, khoai lang đã nấu chín).
  • Trái cây nghiền nhuyễn (như chuối, đào, lê, bơ).
  • Bổ sung chất đạm từ các nguồn như miếng thịt nhỏ, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu lăng.
  • Cung cấp ngũ cốc giàu sắt để bổ sung chất sắt cho trẻ.

Trong giai đoạn này, trẻ đã có khả năng cầm và nắm thức ăn để tự ăn, vì vậy bậc cha mẹ cũng nên cung cấp các loại thức ăn phù hợp để trẻ tự cầm đưa vào miệng. Có thể là những miếng trứng nhỏ, khoai tây chín kỹ, hay bánh quy phù hợp cho trẻ mới mọc răng.

Lượng thức ăn cần cung cấp:

  • Khoảng 1/4 đến 1/3 cốc sữa.
  • Khoảng 1/4 đến 1/2 cốc ngũ cốc giàu sắt.
  • Khoảng 3/4 đến 1 cốc trái cây.
  • Khoảng 3/4 đến 1 chén rau.
  • Khoảng 3 đến 4 muỗng canh thức ăn giàu protein.

Mẹo cho việc cho trẻ ăn

  • Chuyên gia khuyến nghị nên giới thiệu từng loại thức ăn một cho trẻ. Sau đó, nên chờ ít nhất 2 đến 3 ngày trước khi giới thiệu loại thức ăn mới khác, đặc biệt khi trẻ hoặc trong gia đình có người có tiền sử dị ứng thức ăn.
  • Ghi chép lại món ăn, thời gian ăn và lượng thức ăn trong một sổ nhật ký để theo dõi quá trình ăn dặm. Sổ nhật ký này có thể giúp xác định nguyên nhân nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện gì khác thường.

Thực phẩm ăn dặm theo tuổi cho bé 10 – 12 tháng

Trong giai đoạn này, trẻ đã có khả năng nuốt thức ăn dễ dàng hơn, và việc sử dụng lưỡi để đẩy thức ăn ra khỏi miệng đã giảm do răng đã mọc nhiều hơn.

Thực đơn: Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, các bà mẹ nên bổ sung cho trẻ ăn các loại thực phẩm như phô mai tiệt trùng, sữa chua, phô mai tươi, trái cây, rau củ nghiền hoặc rau củ chín mềm, cắt thành miếng vừa ăn. Cũng nên giới thiệu cho trẻ những thực phẩm kết hợp như mì ống và pho mát, thịt hầm. Các loại thức ăn dặm còn lại cũng tương tự như cho trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi.

Lượng thức ăn

  • Khoảng 1/3 cốc sữa.
  • Khoảng 1/4 đến 1/2 cốc ngũ cốc giàu chất sắt.
  • Khoảng 3/4 đến 1 cốc trái cây.
  • Khoảng 3/4 đến 1 chén rau.
  • Khoảng 1/8 đến 1/4 cốc thực phẩm kết hợp.
  • Khoảng 3 đến 4 muỗng canh thức ăn giàu protein.

Các loại thức ăn dặm thay đổi theo từng độ tuổi cụ thể. Tuy nhiên, một số nguyên tắc chung được các chuyên gia khuyến nghị bao gồm việc giới thiệu từng loại thức ăn một cách từ từ và ghi chép lại trong một sổ theo dõi ăn dặm của trẻ. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường, sổ theo dõi sẽ giúp xác định nguyên nhân một cách dễ dàng hơn.

Bảng ăn dặm theo tháng tuổi cho trẻ ăn dặm hiệu quả hơn

Mỗi nhóm thực phẩm ăn dặm sẽ có nhiều loại thức ăn, mặc dù cần đảm bảo cho bé ăn đủ dưỡng chất nhưng không phải món ăn nào cũng là phù hợp. Do đó, Sakura Montessori sẽ đưa ra cho mẹ một bảng thực đơn tham khảo cho bé ăn dặm theo tháng tuổi ngay dưới đây.

 

  • Nhóm tinh bột, ngũ cốc

 

Loại thực phẩm Bé 6 tháng Bé 7-8 tháng  Bé 9-11 tháng Bé trên 12 tháng Lưu ý
Gạo Điều chỉnh độ mịn phù hợp với lứa tuổi ăn dặm của bé
Mì Udon cân nhắc Chỉ nên cho bé tử ăn chút một khi mới tập ăn dặm
Mì Ý, mì nui không nên cân nhắc có  Cần nấu mì mềm và cắt nhỏ để tránh gây hóc cho bé 
Ngô, bột ngô có  Chọn ngô tươi hoặc ngô không đường đóng hộp
Yến mạch cân nhắc Bổ sung chất xơ, nên nấu chung với sữa
Khoai lang Cần kiểm tra nhiệt độ thức ăn để tránh làm bé bị phỏng

Lưu ý: Các loại thực phẩm tinh bột cần được nấu đủ chín và đủ độ mịn để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi
Nhóm tinh bột cho bé ăn dặm

 

  • Nhóm rau, củ, quả

 

Loại thực phẩm Bé 6 tháng Bé 7-8 tháng  Bé 9-11 tháng Bé trên 12 tháng Lưu ý
Cà rốt Chứa nhiều Beta Caroten và sắt
Cải bó xôi Giàu vitamin và chất xơ
Bí đỏ có  Bổ sung năng lượng, bé rất thích ăn
Dưa chuột có  Bỏ ruột, nấu chín và xay nhuyễn trước khi cho bé ăn
Hành tây Nấu chín, xay nhuyễn cho bé
Ớt, gừng, tỏi không nên không nên cân nhắc cân nhắc Chỉ nên cho bé ăn một ít
Nấm không nên cân nhắc Khó tiêu đối với bé dưới 9 tháng

Đối với các nhóm các loại quả, hầu như bé đều có thể sử dụng để ăn dặm ngay từ tháng thứ 6. Tuy nhiên với một số loại quả có tính axit cao như chanh, cam, quýt, … Mẹ chỉ nên cho bé sử dụng nước ép trộn với nước lọc theo tỷ lệ 1:10 đối với bé dưới 8 tháng và 5:5 với bé trên 8 tháng.

thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi
Nhóm rau củ quả cho bé ăn dặm

 

  • Nhóm các loại thịt, cá, hải sản

 

Loại thực phẩm Bé 6 tháng Bé 7-8 tháng  Bé 9-11 tháng Bé trên 12 tháng Lưu ý
Thịt gà không nên cân nhắc Cần xay nhuyễn và nên cho bé ăn phần ức gà
Thịt bò không nên cân nhắc Giàu protein, nên cho bé ăn sau khi đã quen ăn thịt gà và lợn
Thịt lợn không nên cân nhắc có  Cho bé ăn sau khi đã quen với thịt gà
Gan gà không nên có  Mềm, dễ chế biến
Thịt tẩm ướp không nên không nên cân nhắc cân nhắc Chọn loại không có phụ da, muối và chất béo
Cá bơn Là loại hải sản đầu tiên mẹ giới thiệu cho bé
Cá hồi/ cá ngừ không nên Nấu chín kỹ và xay nhuyễn trước khi cho bé ăn
Lươn không nên Chứa nhiều đạm,  cần sơ chế thật kỹ và nấu chín kỹ
Tôm/ cua không nên không nên cân nhắc cân nhắc Dễ gây dị ứng

Nhiều loại hải sản rất dễ gây dị ứng, mẹ cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định cho bé sử dụng để ăn dặm.

thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi
Nhóm thịt, cá, hải sản cho bé ăn dặm

Mong rằng qua những chia sẻ trên của Sakura Montessori, mẹ sẽ phần nào nắm bắt được về chế độ dinh dưỡng của bé, giúp lựa chọn ra những thực phẩm ăn dặm theo tháng tuổi phù hợp. Từ đó, bé sẽ có thể phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm