Mỗi đứa trẻ khi lớn lên đều phải trải qua những biến đổi tâm sinh lý nhất định. Vì vậy, cha mẹ cần khám phá các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em để có cách giáo dục trẻ phù hợp. Quan tâm đến từng cử chỉ, biểu hiện, nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề tâm lý của con giúp phụ huynh có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự phát triển của trẻ trong tương lai. Cùng lắng nghe những chia sẻ của Sakura Montessori để hiểu tâm lý trẻ mầm non cha mẹ nhé.
Tìm hiểu tâm lý trẻ em là gì?
Sự phát triển tâm lý trẻ em có sự thay đổi khác biệt theo từng độ tuổi, thể hiện thông qua các mặt như khả năng ngôn ngữ, cảm xúc, tình cảm, ý chí, khả năng nhận thức, sự thay đổi tính cách, sự thay đổi các kỹ năng xã hội. Trong đó, những thay đổi tâm lý giai đoạn mầm non đặc biệt được quan tâm. Cha mẹ cần nắm rõ về hành vi, nhận thức, khả năng xã hội của trẻ qua từng giai đoạn tâm lý để giúp con biến những điều không hay thành trải nghiệm tốt đẹp, có lợi cho tổng thể phát triển.
Phụ huynh cần chủ động tìm hiểu về tâm lý trẻ em, để hiểu con mình qua từng giai đoạn trưởng thành. Khi đã thấu hiểu con chúng ta sẽ không bỏ lỡ những điều quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của chúng. Đồng thời, chúng ta tìm ra cách tác động thích hợp để trẻ luôn cảm thấy được quan tâm, an toàn và chủ động cởi mở tâm sự với cha mẹ. Từ đó, phụ huynh có tác động trực tiếp để con được sống trong môi trường tốt, phát triển hành vi. thái động, kỹ năng… một cách đúng đắn. Trẻ sẽ có khả năng gặp gỡ, giao tiếp, giao lưu với những mối quan hệ lành mạnh có lợi cho tương lai.
>>Xem thêm: Chuyên gia tâm lý, PGS.TS. Lê Văn Hảo chia sẻ 5 bước hướng dẫn cảm xúc cho con
Tầm quan trọng của việc tìm hiểu tâm lý trẻ em theo lứa tuổi
Hiện nay các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm đến việc tìm hiểu tâm lý trẻ. Bởi đây là cách giúp phụ huynh thấu hiểu các hành vi, đặc điểm, sự thay đổi của con em mình. Đồng thời nó giúp chúng ta nhanh chóng nhận biết tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ, đề có cách chăm sóc, can thiệp kịp thời ngăn ngừa các rối loạn tâm lý bất thường.
Tìm hiểu tâm lý trẻ em là điều cần thiết, giúp cha mẹ có cách giải thích khoa học về kỹ năng, khả năng của con. Từ đó, phụ huynh có đánh giá đúng và đưa ra những quyết định đúng đắn, giúp con phát triển 1 cách tốt nhất. Cha mẹ đóng vai trò là chìa khóa trong sự phát triển tâm lý, phát triển tinh thần và phát triển nhân cách của trẻ. Do đó, người lớn cần học hỏi về các khía cạnh khác nhau trong tâm lý của trẻ, tránh những đánh giá sai về khả năng của con có thể gây ra những tác hại rất lớn.
Đặc điểm các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em tuổi mầm non
Mỗi giai đoạn phát triển tâm lý của lứa tuổi mầm non có các đặc trưng và hành vi điển hình. Hiểu các đặc điểm này giúp cha mẹ nhanh chóng hiểu và gần gũi với trẻ. Vậy đặc điểm tâm lý trẻ con sẽ thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở nội dung tiếp theo ngay dưới đây nhé.
1. Đặc điểm phát triển tâm lý trẻ giai đoạn 0 – 1 tuổi
Đối với trẻ sơ sinh, các giai đoạn tâm lý trẻ phân biệt thành 3 giai đoạn: giai đoạn chào đời (trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi), giai đoạn 3 – 8 tháng tuổi và giai đoạn từ 9 – 12 tháng tuổi. Cụ thể:
- Đặc điểm tâm lý trẻ 0 – 3 tháng tuổi: Giai đoạn này các bé chủ yếu giao tiếp với người lớn bằng ánh mắt và tiếng kêu, bé có thể lắng nghe giọng nói của cha mẹ. Khi trẻ bước sang tháng thứ 2 hoặc thứ 3, con bắt đầu biết mỉm cười.
- Đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 – 8 tháng tuổi: Bước vào giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ biết lắng nghe người lớn trò chuyện. Khi cảm thấy khó chịu, thất vọng trẻ sẽ khóc, khi vui trẻ biết cười. Trẻ biết nhận biết những khuôn mặt quen thuộc và phát hiện ra người lạ.
- Đặc điểm tâm lý trẻ 9 – 12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bé nâng cao khả năng hiểu biết và có thể cảm nhận mọi người xung quanh buồn và thể hiện sự đau buồn. Khi ở bên người khác, trẻ biết đeo bám và lo lắng, con thích ôm và có thể ôm. Trẻ bắt đầu biết vui khi ở bên cạnh nhiều bạn khác, nhưng chưa thích chơi với bạn.
Trong giai đoạn 0 – 1 tuổi, trẻ có những tuần khủng hoảng. Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu, lưu tâm để có cách chăm sóc và nuôi dạy con phù hợp, giúp trẻ nhanh chóng vượt qua thời kỳ này.
>>Xem thêm: Thấu hiểu 9 thời kỳ nhạy cảm của trẻ để chăm con thông minh
2. Đặc điểm phát triển tâm lý trẻ 1 – 3 tuổi
Giai đoạn trẻ 1 – 3 tuổi chia thành các giai đoạn phát triển tâm lý 1 tuổi và 2 – 3 tuổi, với các đặc điểm cụ thể:
- Đặc điểm tâm lý bé 1 tuổi: Lúc này trẻ nâng cao sự hiểu biết, con có khả năng nhận ra chính mình trong gương. Bế dần hiểu về mọi người hay đồ vật vẫn tồn tại xung quanh, ngay cả khi trẻ không thể nghe hay nhìn thấy chúng.
Khi biết đi, trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh, tự mình tiếp xúc với đồ vật bằng vận động và cảm giác. Ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này có nhiều bước tiến, đầu tiên con nói từ đơn, tiếp đến là cụm từ và nói thành câu.
>>Xem thêm: Cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi: Bước vào giai đoạn 2 – 3 tuổi, trẻ có khả năng biểu hiện cảm xúc dễ dàng nhưng sự thay đổi vô cùng nhanh chóng. Trẻ dần tự tin với người lạ, hiểu rằng người khác cũng có cảm xúc. Ngôn ngữ của trẻ có sự phát triển, bé hiểu lời nói, chủ động tiếp xúc với người lớn.
Cha mẹ cần đối mặt và xử lý các biểu hiện khủng hoảng trẻ lên 2 hay khủng hoảng trẻ lên 3 khi thấy bé dễ giận dữ, nổi nóng… Đây chính là cách trẻ thể hiện quan điểm của chính mình, chỉ làm khi mình muốn và cố gắng tìm hiểu bản thân mình là ai.
- Đặc điểm tâm lý trẻ 3 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ phát triển trí tò mò, con liên tục đặt các câu hỏi “như thế nào?” “Tại sao?” “Cái gì?” “Con gì”… Sự phát triển mạnh mẽ của trẻ thể hiện ở trí tưởng tượng, cảm xúc.
Các bé đặc biệt yêu thích trò chơi đóng vai, biết cách tham gia hoạt động nhóm nhỏ, sẵn sàng hợp tác cùng bạn bè. Bên cạnh đó, trẻ có nhận thức về những điều đúng sai, những việc không nên làm.
3. Đặc điểm phát triển tâm lý trẻ 3 tuổi – 6 tuổi
Đặc điểm phát triển tâm lý trẻ 3 tuổi – 6 tuổi có những sự biến chuyển nhất định:
- Giai đoạn trẻ 3 – 4 tuổi: Giai đoạn này trẻ ưa thích kết nối, trò chuyện cùng người khác, nhất là bạn bè đồng trang lứa, những bé có cùng sở thích. Vốn từ vựng của trẻ ngày càng mở rộng, con biết nói câu dài, biết kể chuyện và biết nghe chuyện. Trẻ mở mang mối quan hệ bạn bè, thích tham gia hoạt động nhóm, sẵn sàng chia sẻ với bạn.
Nhiều bé biết thể hiện sự tức giận qua hành động và lời nói, một số trẻ trở nên hống hách, ghen tị. Mặc dù trẻ ưa thích sự độc lập, thể hiện bản thân nhưng vẫn cần cha mẹ thể hiện sự quan tâm và che chở.
>>Xem thêm: Cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh – Sakura Montessori
- Giai đoạn trẻ 5 – 6 tuổi: Lên 5 tuổi, trẻ nhạy cảm với sự chỉ trích, khó lòng chấp nhận những điều sai hay vấp ngã của mình. Vì vậy, người lớn cần chú ý đến sự thay đổi của trẻ, thể hiện tình yêu thương để con cảm nhận thấy được quan tâm. Bé đã bắt đầu thích được ở bên cạnh người thân, trở thành 1 phần của gia đình.
Trẻ 5 – 6 tuổi thường thẳng thắn, bắt đầu đưa ra ý kiến, nghĩ sao nói vậy và có nhu cầu trở thành người tốt nhất, giỏi nhất, phát triển mạnh mẽ. Trẻ bắt đầu thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình, nhận ra vị trí của mình với mọi người, có bạn thân, nhưng bạn thân thường không cố định mà thay đổi liên tục.
>>Xem thêm: Cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh – Sakura Montessori
Câu hỏi thường gặp
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ em là gì?
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trẻ mầm non là:
- Yếu tố gia đình: Gia đình là nền tảng, môi trường đầu tiên đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trẻ. Gia đình có nhiều điều tích cực giúp bé có tâm lý ổn định, vui vẻ, tự tin, linh hoạt, thông minh và tương lai thành công.
- Yếu tố lớp học: Môi trường lớp học ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ đã đến trường. Vì vậy, cha mẹ cần có sự chọn lựa kỹ lưỡng môi trường học tập chất lượng cho con. Khi trẻ vui vẻ, yêu thích đến trường, mến thầy cô và bạn bè con sẽ có nhiều niềm vui, sự yên tâm, tiếp thu tốt kiến thức, phát triển kỹ năng, tự tin giao tiếp và phát triển tâm lý tốt.
2. Cách giúp con có sự phát triển tâm lý trẻ em tốt nhất?
Để giúp con có sự phát triển tâm lý tốt nhất, cha mẹ cần hiểu rõ từng giai đoạn phát triển tâm lý trẻ con. Đồng thời, phụ huynh đừng quên áp dụng một số phương pháp cơ bản sau đây:
- Dành thời gian chất lượng bên trẻ: Nếu muốn hiểu con, hãy dành thời gian chất lượng bên trẻ. Hãy cho con những quãng thời gian thật ý nghĩa, trò chuyện, chơi đùa để hiểu rõ tâm lý của trẻ.
- Dạy trẻ giữ bình tĩnh, cân bằng cảm xúc: Hãy dạy trẻ cách giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, kiểm soát cảm xúc tốt. Chúng ta cần làm gương cho trẻ học theo, hãy cân nhắc từng lời nói với con hay mọi người xung quanh tránh nổi nóng.
- Dạy trẻ cách quan tâm, chia sẻ với mọi người: Mỗi ngày cha mẹ hãy dành thời gian dạy trẻ cách quan tâm, chia sẻ với mọi người khi cần. Người lớn cũng nên thực hiện mỗi ngày để hình thành thói quen cho bản thân và cho trẻ.
- Trở thành bạn đồng hành của bé: Lắng nghe, thấu hiểu và trở thành bạn đồng hành của con là cách để hiểu và giúp con có sự phát triển tâm lý tốt nhất. Cha mẹ càng gần gũi, chia sẻ càng dễ nhận biết vấn đề tâm lý phát sinh và tìm ra cách giải quyết phù hợp, nhanh chóng.
- Giữ gìn quan hệ gia đình vui vẻ, hạnh phúc: Đừng để trẻ chứng kiến các cuộc cãi vã, xô xát, bất hòa của người lớn dễ làm con bị tổn thương tâm lý. Hãy tạo ra không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc, yêu thương để trẻ có tâm lý tốt, thoải mái, tự tin trong cuộc sống.
3. Những biểu hiện bất thường của trẻ gặp vấn đề về tâm lý?
Khi trẻ có những biểu hiện bất thường do gặp vấn đề về tâm lý cha mẹ cần quan tâm, để ý để kịp thời có biện pháp tác động, hỗ trợ xử lý. Những biểu hiện bất thường điển hình có thể kể đến như:
- Trẻ thường xuyên lo lắng, bất an, vô cơ nổi giận, tính tình thay đổi thất thường.
- Trẻ luôn ủ rũ, chán nản, cơ thể luôn trong tình trạng mất hết năng lượng, kết quả học tập sa sút.
- Trẻ bỏ qua, không hứng thú với những sở thích, hoạt động yêu thích của mình.
- Trẻ giảm khả năng tập trung, kết quả học tập ngày càng kém.
- Trẻ có xu hướng tìm đến không gian riêng tư, tự nhốt mình trong phòng, không thích tiếp xúc với mọi người.
- Trẻ thường xuyên bị rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, ám ảnh cưỡng chế…
Nắm bắt các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em tuổi mầm non, phụ huynh dễ dàng cùng con vượt qua các cột mốc phát triển tâm lý một cách tốt nhất. Sakura Montessori hi vọng những chia sẻ trên đây, sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ và tìm ra các phương pháp nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần cho em bé nhà mình thật hiệu quả.