Trong quá trình lớn lên, mỗi đứa trẻ đều phải trải qua những biến đổi tâm sinh lý nhất định. Giai đoạn 6 tuổi trẻ có nhiều sự thay đổi rõ rệt nên việc tìm hiểu kỹ tâm lý của con trong giai đoạn này phụ huynh sẽ tìm ra nhưng biện pháp hỗ trợ hợp lý. Vậy thấu hiểu tâm lý trẻ 6 tuổi để giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 6 như thế nào? Cùng Sakura Montessori tìm hiểu thông tin chi tiết cha mẹ nhé.
Tìm hiểu đặc điểm các giai đoạn phát triển của trẻ tuổi mầm non
Qua từng độ tuổi, mỗi trẻ có sự thay đổi khác biệt được thể hiện qua nhiều mặt như cảm xúc, ý chí, tình cảm, nhận thức, tính cách… Đặc biệt giai đoạn mầm non trẻ có sự thay đổi lớn về nhận thức, hành vi, khả năng xã hội. Hiện nay các phụ huynh vô cùng quan tâm đến đặc điểm các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi. Để từ đó chúng ta kịp thời thấu hiểu, gần gũi và hỗ trợ con pát triển 1 cách tốt nhất.
>>xem thêm: Bí Quyết Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Từ 0-6 Tuổi Ba Mẹ Cần Biết
Đặc điểm các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ từ 0 đến 6 tuổi như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong nội dung tiếp theo nhé.
1. Giai đoạn 0 – 1 tuổi
Giai đoạn trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi, đặc điểm phát triển tâm lý của bé chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi: Đặc điểm tâm lý của trẻ lúc này khá đơn giản, bé chủ yếu giao tiếp với người lớn bằng tiếng kêu và ánh mắt. Thời điểm mới sinh con có thể lắng nghe giọng nói quen thuộc của cha mẹ. Bước sang tháng thứ 2 và 3 trẻ bắt đầu biết mỉm cười.
- Giai đoạn từ 3 – 8 tháng tuổi: Thời điểm 3 tháng tuổi trẻ bắt đầu biết lắng nghe người lớn trò chuyện. Trẻ có thể thể hiện cảm xúc vui cười, thất vọng khóc và cảm giác khó chịu của bản thân. Đặc biệt khi lớn thêm trẻ biết phát hiện ra người lạ, nhận biết khuôn mặt quen thuộc và thể hiện để mọi người hiểu.
- Giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi: Chuyển sang giai đoạn này đặc điểm tâm lý của trẻ đã nâng cao hơn 2 giai đoạn trước. Con có khả năng hiểu biết, cảm nhận cảm giác của mọi người xung quanh. Trẻ cảm nhận và thể hiện sự đau buồn hay vui vẻ của người khác. Khi ở cạnh người lớn trẻ thích được ôm, biết cách ôm, biết đeo bám và lo lắng. Đồng thời bé bắt đầu thích chơi với bạn, bày tỏ niềm vui khi ở cạnh nhiều bạn bè.
Lưu ý: Trong giai đoạn sơ sinh đầu tiên, trẻ có những tuần khủng hoảng. Cha mẹ cần tìm hiểu và lưu tâm để có biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp giúp con nhanh chóng vượt qua thời kỳ này.
>>Xem thêm: Tổng hợp 15 cách dạy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thông minh
2. Giai đoạn 1 – 3 tuổi
Chuyển sang giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ chia thành các thời điểm 1 tuổi – 2 tuổi – 3 tuổi. Cụ thể từng giai đoạn bé có những biến chuyển tâm lý như sau:
- Giai đoạn 1 tuổi: Bước sang giai đoạn 1 tuổi trẻ có sự nâng cao hiểu biết như tự nhận ra mình trong gương, hiểu về đồ vật xung quanh, những người quen thuộc ngay cả khi không nhìn thấy hay không nghe thấy.
Khi trẻ biết đi, bé tích cực tiếp xúc môi trường xung quanh, thăm dò thế giới thông qua vận động và cảm giác. Về phát triển ngôn ngữ, con có những bước tiến đầu tiên bắt đầu nói với từ đơn, tiếp đến là từ ghép, cụm từ và dần nói thành câu hoàn chỉnh.
- Giai đoạn 2 tuổi: Giai đoạn 2 tuổi trẻ có khả năng biểu hiện và thay đổi cảm xúc nhanh chóng. Lớn hơn 1 chút, trẻ hiểu cảm giác của người khác, tự tin với người lạ. Về ngôn ngữ, trẻ có sự tiến triển vượt trội có sự hiểu biết về lời nói với mọi người và lời nói của mọi người. Bé chủ động hơn trong khi tiếp xúc với người lớn hay bạn bè.
Giai đoạn 2 – 3 tuổi trẻ đối mặt với các biểu hiện khung hoảng tuổi lên 2 và khủng hoảng tuổi lên 3. Khủng hoảng ở trẻ làm con dễ nổi nóng, giận giữ, tìm cách thể hiện quan điểm của chính mình, cố gắng thể hiện bản thân. Lúc này cha mẹ cần thấu hiểu cảm giác của bé để có biện pháp xử lý và hỗ trợ tích cực giúp con vượt qua khủng hoảng.
- Giai đoạn 3 tuổi: Trẻ 3 tuổi hình thành khả năng phát triển tâm lý vượt trội. Giai đoạn này bé phát triển tính tò mò, ham thích tìm hiểu mọi sự vật, hiện tượng, đồ vật. Trẻ thường xuyên đặt các câu hỏi “Tại sao” “Cái gì” “Như thế nào” “Con gì”… Sự phát triển mạnh mẽ của trẻ thể hiện ở cảm xúc, trí tưởng tượng. Lúc này phụ huynh đừng bỏ mặc trẻ mà hãy cùng con trao đổi thường xuyên, giao tiếp hàng ngày giúp con nâng cao sự hiểu biết.
Nhiều bé đặc biệt yêu thích trò chơi đóng vai, sẵn sàng tham gia hoạt động nhóm, hợp tác và vui chơi với bạn bè. Trẻ hiểu và nhận thức được những điều không nên làm, biết thế nào là đúng và sai.
3. Giai đoạn 3 – 6 tuổi
Tâm lý trẻ từ 0 đến 6 tuổi có biến chuyển mạnh mẽ nhất trong thời kỳ từ 3 – 6 tuổi. Sự biến chuyển thể hiện theo các giai đoạn 3 – 4 tuổi và 5 – 6 tuổi. Cụ thể:
- Giai đoạn 3 – 4 tuổi: Chuyển sang giai đoạn 3- 4 tuổi trẻ ưa thích trò chuyện, kết nối cùng bạn bè, nhất là những bé có cùng sở thích. Qua giao tiếp vốn từ vựng của trẻ ngày càng mở rộng, trẻ thích các câu chuyên dài, thích lắng nghe và thích kể chuyện. Lúc này trẻ sẵn sàng mở mang mối quan hệ làm quen với nhiều bạn bè, sẵn sàng chia sẻ với bạn và thích tham gia vào các hoạt động nhóm.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bé biết thể hiện sự tức giận, cáu gắt qua lời nói và hành động. Thậm chí có bé trỏ nên hống hách, ghen tị, thể hiện bản thân. Mặc dù trẻ ưa thích độc lập, thích thể hiện mình những con vẫn cần sự quan tâm, che chở của cha mẹ, người lớn.
- Giai đoạn 5 – 6 tuổi: Bước sang tuổi lên 5, phụ huynh dễ dàng cảm nhận sự nhạy cảm của trẻ. Trẻ sợ sự chỉ trích, dễ tủi thân, dễ khóc và khó lòng chấp nhận những điều sai hay vấp ngã của mình. Lúc này trẻ cần tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ để con cảm thấy được quan tâm, an ủi. Trẻ bắt đầu thích ở cạnh người thân, cảm nhận rõ mình trở thành 1 phần tất yếu của gia đình.
Về nhận thức, trẻ 5 – 6 tuổi đã biết đưa ra ý kiến của bản thân, thẳng thắn đưa ra nhu cầu. Trẻ có xu hướng trở thành người tốt nhất, phát triển mạnh mẽ, giỏi nhất. Trẻ bắt đầu có bạn thân, tuy nhiên bạn thân thường không cố định. Trẻ nhận ra vị trí của mình với mọi người và thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình ở giai đoạn trước.
4 vấn đề bất ổn trong tâm lý trẻ 6 tuổi
Trẻ 6 tuổi có sự bất ổn trong tâm lý, đặc biệt tâm lý cũng có sự thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Sự thay đổi đó thường đi kèm với thách thức dành cho phụ huynh. Do đó tìm hiểu các vấn đề bất ổn trong tâm lý của con là cách tốt nhất để cha mẹ kịp thời “ứng phó” hỗ trợ quá trình chăm sóc, nuôi dạy con trong tiến trình trẻ hình thành nhân cách.
1. Đặc điểm tâm lý trẻ 6 tuổi: Tự tin và tự ti
Tự tin là đặc điểm tâm lý thường thấy ở trẻ lên 6, thông thường trẻ hoạt bát, tò mò khi bắt đầu đi học, tiếp xúc với môi trường mới. Chuyển sang môi trường học tiểu học trẻ phải làm quen với thầy cô giáo, bạn bè, việc học hành khác với giai đoạn mẫu giáo. Do đó các bé vừa có sự háo hức vừa e dè.
Để nhanh chóng thích nghi, trở nên tự tin trẻ cần nhận được sự quan tâm đúng mực, sự dạy dỗ, khích lệ của cha mẹ. Chúng ta không nên tạo áp lực cho con bằng việc quá kỳ vọng vào việc học tập, so sánh con với bạn bè, thúc ép, bắt buộc trẻ. Khi con gặp khó khăn, con không nhận được sự hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến tình trạng tự ti, thu mình lại.
Thầy cô, cha mẹ khong nên chê trách hay khen ngọi trẻ thái quá, cần cân nhắc khi nhận xét về trẻ. Điều này giúp con tránh được sự tự tin thái quá, hay tự ti quá mức làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
2. Hiếu động và thụ động
Đặc điểm tâm lý của trẻ giai đoạn lên 6 là có tính tò mò mạnh, thích khám phá và hiếu động. Nếu cha mẹ hiểu và khéo léo gợi mở để trẻ có thể điều chỉnh một cách từ từ, để trẻ chuyển hướng sang trạng thái ham hiểu biết, hứng thú khám phám trong nề nếp thì mang đến hiệu quả tích cực.
Ở 1 khía cạnh khác nhiều bạn nhỏ khi tiếp xúc với môi trường mới, trẻ khó làm quen và thích nghi dễ trở nên rụt rè, thụ động. Trong khi con không được người lớn hỗ trợ, để giải quyết vấn đề lâu dần sẽ khó để cải thiện tình hình xấu đó. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý quan sát trạng thái tâm lý của con, nói chuyện, tâm sự, khuyến khích để trẻ trở nên chủ động, tự tin hơn. Việc cổ vũ động viên trẻ cần thực hiện thường xuyên, kèm theo những lời giảng giải để trẻ hiểu và có sự thay đổi tích cực.
3. Vâng lời và thách thức
Tâm lý bé trai 6 tuổi hay tâm lý bé gái 6 tuổi có nhiều sự tương đồng và thay đổi thất thường. Thời điểm này trẻ đang đối mặt với nhiều điều mới mẻ, vì vậy người lớn dễ nhận thấy có những lúc con rất vâng lời, nhưng có khi lại bướng bỉnh, thách thức chỉ làm theo ý mình. Phản ứng thường thấy của nhiều phụ huynh là dễ bực tức, cáu giận khi con không nghe lời người lớn.
Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rằng đây là đặc điểm khủng hoảng tự nhiên giúp trẻ nhận biết đúng sai. Ở độ tuổi lên 6, trẻ sở hữu cái tôi khá lớn, muốn chống đối để đòi hỏi quyền lợi của mình. Đây không phải là bản chất của con, cha mẹ nên phân tích giúp con hiểu rõ đúng sai và điều chỉnh thái độ của mình cho phù hợp.
4. Vị tha và ích kỷ
Trong quá trình phát triển, tâm lý trẻ 6 tuổi luôn có sự thay đổi dễ hình thành trạng thái xung đột 2 chiều, dẫn đến các hành vi mâu thuẫn. Chúng ta có thể thấy có những lúc trẻ nhường nhịn, có lòng vị tha nhưng ngược lại có những lúc bé ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình.
Vai trò của phụ huynh lúc này rất quan trọng, chúng ta cần cố gắng kìm chế, không trách mắng, không nổi giận để bình tĩnh chia sẻ, giải quyết các hành động sai của trẻ. Phụ huynh cần lưu ý khen ngợi, khuyến khích con khi bé có những hành vi ứng xử tốt. Từ đó giúp trẻ hiểu rằng đây là việc làm đúng đắn cần phát huy.
Xây dựng cho trẻ lòng nhân ái, vị tha đây chính là hành trang quý giá, nền móng tốt đẹp giúp con tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp sau này. Giai đoạn 6 tuổi là thời điểm phát triển tâm lý, nhân sách vô cùng quan trọng. Phụ huynh cần thường xuyên chú ý, đồng hành cùng con để có tác động kịp thời giúp trẻ có định hướng đúng đắn.
Khủng hoảng tuổi lên 6 là gì? Cách giúp trẻ vượt qua
Khủng hoảng ở trẻ tuổi lên 6 là những bất ổn, thay đổi tâm lý theo các thời điểm khác nhau. Tâm lý bé trai hay bé gái đều có biểu hiện nhạy cảm cần nhận sự quan tâm của cha mẹ và mọi người xung quanh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những điểm bất thường ở trẻ như:
- Trẻ đang vui vẻ có thể bực bội, cáu gắt và khóc lóc ngay sau đó.
- Trẻ vô cùng hiếu thắng, thích ganh đua với bạn bè trên nhiều mặt như học tập hay các cuộc chơi. Trẻ không cảm thấy vui vẻ khi người lớn so sánh với bạn bè của mình.
- Trẻ hình thành tính ích kỷ, không muốn chia sẻ mọi thức của mình với bất kỳ ai khác.
Trong thời điểm này, phụ huynh nên đồng hành cùng con để có cách giúp con vượt qua khủng hoảng và có sự phát triển tâm lý tốt nhất. Cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp cơ bản dưới đây để hỗ trợ trẻ:
- Cha mẹ hãy dành thời gian chất lượng bên trẻ để trò chuyện, vui đùa, học tập để hiểu rõ tâm lý của trẻ. Trở thành người bạn đồng hành cùng con là biện pháp tốt nhất để nhận biết vấn đề tâm lý phát sinh và kịp thời hỗ trợ con khi cần thiết.
- Dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc, giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, tránh cáu giận, nổi nóng. Cha mẹ cần làm gương cho trẻ giữ hình ảnh của mình trong cuộc sống hàng ngày để con học tập theo.
- Dạy con cách quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ mọi người khi cần để gây dựng tình cảm tốt đẹp. Từ đó hình thành thới quen tốt cho trẻ.
- Giữ gìn cuộc sống gia đình hạnh phục, không để trẻ chứng kiến các cuộc cãi vã, bất hòa của người lớn làm tổn thương tâm lý. Hãy tạo ra không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc, yêu thương để trẻ luôn cảm nhận được tình yêu thương của mọi người. Từ đó giúp trẻ hình thành tâm lý thoải mái, tự tin trong cuộc sống.
3 điều phụ huynh cần chú ý để giải quyết khủng hoảng ở trẻ lên 6
Sự biến đổi tâm lý của trẻ 6 tuổi diễn ra liên tục dẫn rất dễ dẫn đến khung hoảng. Phụ huynh cần chú ý, quan tâm, theo dõi để hỗ trợ con một cách tốt nhất. Dưới đây là 3 vấn đề phụ huynh nên áp dụng để giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 6:
1. Nên nghiêm khắc với con
Chuyển từ giai đoạn học mầm non sang tiểu học, trẻ phải đối mặt với môi trường hoàn toàn mới mẻ. Ở lớp 1 có các quy định, nội quy của nhà tường và lớp học dễ khiến trẻ cảm thấy áp lực, khủng hoảng. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đế sự chống đối, phản khảng của trẻ 6 tuổi khi về nhà.
Thay vì chiều chuộng theo ý con để trẻ bớt cảm thấy căng thẳng chúng ta nên nghiêm khắc để rèn luyện tính kỷ luật cho con. Tuy nhiên nghiêm khắc không đồng nghĩa với áp đặt, bắt buộc trẻ phải theo ý muốn của cha mẹ. Phụ huynh cần có sự linh hoạt, mềm mỏng, sự động viên đan xem một cách phù hợp để tránh gây ức chế cho con.
2. Khen ngợi và phê bình đúng cách
Một vấn đề khác phụ huynh cần lưu tâm trong diễn biến tâm lý của trẻ lên 6 là các bé rất nhạy cảm. Trước những lời nói chê bai hay khen ngợi thái của của người lớn cũng có thể khiến trẻ tủi thân, cẳng thẳng hay tự mãn của bé. Bởi vậy cha mẹ cần khen đúng lúc, phê bình kịp thời một cách hợp lý.
Ví dụ: Khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hãy động viên hoặc có những phần quà nhỏ phù hợp. Bên cạnh đó cần có hình phạt nhất định để răn dạy khi bé phạn lỗi. Phê bình và khen ngợi hợp lý sẽ giúp trẻ nhận biết đúng sai và hình thành tính cách tốt đẹp
3. Thường xuyên nói chuyện, tâm sự để hiểu tâm lý trẻ
Chuyển sang giai đoạn mới, môi trường mới trẻ không tránh khỏi sự căng thẳng, áp lực. Tuy nhiên không phải bé nào cũng chia sẻ với cha mẹ về những khó khăn của mình. Vì vậy chỉ có thường xuyên tâm sự, nói chuyện cùng con mới giúp phụ huynh kịp thời phát hiện sự thay đổi tâm lý của con để hỗ trợ kịp thời.
Không chỉ ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 6 mà bất cứ ở thời điểm nào chúng ta cũng nên đồng hành cùng con. Hãy dành thời gian tâm sự giúp trẻ xua tan mọi lo lắng, chia sẻ cảm xúc, tâm tư để con sớm vượt qua giai đoạn 6 tuổi dễ dàng. Đây cũng là cách để giúp trẻ phát triển tâm lý, tính cách một cách tốt nhất.
Nắm bắt tâm lý trẻ 6 tuổi giúp phụ huynh hiểu rõ các đặc điểm phát triển của con, để cùng con vượt qua các cột mốc phát triển tâm lý khó khăn của bé một cách dễ dàng. Sakura Montessori hy vọng những thông tin ci tiết về thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 6 trên đay sẽ giúp phụ huynh tìm ra phương pháp hỗ trợ trẻ vượt qua khủng hoảng một cách hiệu quả. Chỉ có hiểu và đồng hành cùng con mới giúp trẻ phát triển sức khỏe tinh thần, tự tin vươn ra bầu trời rộng lớn.
- Giáo viên Montessori Quốc tế được chứng nhận bởi Hiệp hội Phát triển Montessori Quốc tế (IAPM).
- Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
- 13 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ