Tại Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori, trẻ có cơ hội phát triển tư duy nghệ thuật, tăng cường khả năng sáng tạo của riêng trẻ với lĩnh vực Nghệ thuật đặc biệt trong chương trình Montessori. 

Dựa trên nhịp độ phát triển tự nhiên của trẻ trong thời kỳ nhạy cảm từ 0 đến 6, Sakura Montessori tập trung khơi dậy tiềm năng, nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật của trẻ ngay trong những năm đầu đời. Các hoạt động Nghệ thuật được đan xen linh hoạt trong giờ học Montessori mỗi ngày tạo cơ hội để trẻ làm quen, tìm hiểu Nghệ thuật một cách tự nhiên, đánh thức đam mê khám phá, sáng tạo Nghệ thuật.

Phương pháp giáo dục Montessori khơi dậy tiềm năng Nghệ thuật của trẻ mầm non
Hoạt động Nghệ thuật giúp các con phát triển khả năng tư duy nghệ thuật, rèn kỹ năng vận động tinh và nuôi dưỡng tình yêu Nghệ thuật trong con ngay trong giai đoạn đầu đời.

Tôn trọng sự khác biệt để cùng trẻ tạo nên những DẤU ẤN riêng

Ở Sakura Montessori, Nghệ thuật trong Montessori là lĩnh vực bổ trợ cho việc phát triển óc sáng tạo của trẻ mầm non, giúp trẻ tăng cường khả năng quan sát và thể hiện cá tính riêng của bản thân. Và đó là lý do Sakura Montessori luôn TÔN TRỌNG sự KHÁC BIỆT của mỗi bạn nhỏ, ủng hộ các con dám nghĩ dám làm những điều mới lạ, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của bản thân.

Theo đó, trong giờ học Montessori, trẻ tự do lựa chọn các hoạt động mình yêu thích theo sở thích, nhịp độ phát triển của trẻ. 

Phương pháp giáo dục Montessori khơi dậy tiềm năng Nghệ thuật của trẻ mầm non
Các con tự do lựa chọn các hoạt động Nghệ thuật trong lớp học Montessori

Thầy Nguyễn Bảo Trọng – Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm, Phó Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori cho biết: “Từ góc Nghệ thuật của lớp học Montessori, trẻ được tự do vẽ các bức tranh mình yêu thích và tâm đắc bằng nhiều chất liệu khác nhau như màu sáp, màu nước… để treo trên giá tranh và mang về nhà. Đó có thể chỉ là những đường nét nguệch ngoạc nhưng sống động, tự tay dán các mảnh giấy nhem nhuốc nhưng tạo hình thật đặc biệt, khác lạ..”

Xem thêm: Khi sự sáng tạo của con cất cánh, thế giới trở nên diệu kỳ biết bao

Ngoài vẽ tranh bằng các chất liệu khác nhau, trẻ còn được trải nghiệm rất nhiều hoạt động sáng tạo khác nhau. Cụ thể: hoạt động cắt đường đậm, đường mảnh, đường tua rua, đường mê cung… hay hoạt động xây dựng như tạo hình với miếng xốp, mẩu gỗ cùng vô vàn các hoạt động thực hành sáng tạo khác như nhuộm màu giấy, thiết kế trên vải, xâu vòng cổ…

Phương pháp giáo dục Montessori khơi dậy tiềm năng Nghệ thuật của trẻ mầm non
Những bức tranh đầy sáng tạo của SMISers

Trong những hoạt động nghệ thuật của Montessori, trẻ có thể tìm thấy cảm hứng sáng tạo nghệ thuật từ chính các dụng cụ giản đơn. Điển hình như như chỉ cần nhúng viên bi vào màu nước rồi thả viên bi lăn tự do trên giấy trong khay, trẻ đã có thể tự tạo nên bức tranh màu sắc theo phong cách của riêng mình. 

Nhà trường không kỳ vọng hay áp đặt trẻ phải tạo nên một thành phẩm “tròn trịa”, cao siêu. Đôi khi, sự “thiếu sót” của trẻ lại trở thành điểm nhấn của các tác phẩm nghệ thuật do chính tay các con thực hiện. Sự tự do trong cách thể hiện, lựa chọn đa dạng các nguyên vật liệu đã phản ánh tư duy sáng tạo nghệ thuật mang bản sắc cá nhân của từng trẻ. 

Các giáo viên Montessori không gò bó, bắt ép trẻ phải theo một khuôn mẫu nhất định, ngược lại, giáo viên trao quyền làm chủ cho trẻ, mang đến cho trẻ cơ hội thỏa sức sáng tạo cùng trí tưởng tượng phong phú.

Bằng những lời khích lệ, động viên, giáo viên Sakura Montessori luôn thể hiện sự ghi nhận, trân trọng những thành quả trẻ tạo nên. Đó chính là lý do Sakura Montessori thường tổ chức các triển lãm nghệ thuật như một cách “tôn vinh” dành riêng cho trẻ để ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực và luôn tìm tòi sáng tạo của các con.”

Môi trường Montessori kích thích tư duy nghệ thuật của trẻ phát triển

Maria Montessori từng khẳng định rằng tính sáng tạo của trẻ bộc lộ một cách tự nhiên khi trí thông minh của trẻ được hình thành thông qua việc tương tác với một môi trường được chuẩn bị sẵn sàng. Do đó, khi triển khai chương trình Montessori, Sakura Montessori đặc biệt chú trọng tới việc chuẩn bị môi trường sẵn sàng cho trẻ. 

Các hoạt động Nghệ thuật luôn khơi gợi cảm hứng trải nghiệm và học hỏi ở mỗi SMISer

Tính sẵn sàng của môi trường Montessori thể hiện bởi sự sắp xếp trật tự, khoa học và tính thẩm mỹ cao ở các không gian học tập. Tại các lớp học Montessori, các góc không gian học tập theo các lĩnh vực Thực hành cuộc sống, Giác quan, Toán học, Ngôn ngữ, Nghệ thuật và Văn hóa được phân chia rõ ràng với đầy đủ các giáo cụ trực quan phù hợp, kích thích trẻ tìm hiểu và thực hành. Đặc biệt, không gian lớp học luôn được trang trí bằng các đồ vật chân thực, những hình ảnh thú vị, cây xanh… càng tăng sự tương tác giữa trẻ và môi trường. 

Phương pháp giáo dục Montessori khơi dậy tiềm năng Nghệ thuật của trẻ mầm non
Xưởng Nghệ thuật mời gọi tại Sakura Montessori Cầu Giấy.

Các giáo viên Montessori sẽ là người sắp xếp, kiểm tra tính sẵn sàng của giáo cụ trước khi trẻ bước vào giờ học, đảm bảo các giáo cụ được đặt đúng vị trí, an toàn và vừa tầm với với trẻ. 

Chính tính thẩm mỹ trong cách tổ chức không gian càng hấp dẫn trẻ khám phá và phát triển tư duy nghệ thuật tiềm ẩn của mình. 

Ngoài các hoạt động Nghệ thuật trong giờ Montessori, trẻ cũng thường xuyên được tham gia các chuyến dã ngoại vẽ tranh ngoài trời, mở ra không gian nghệ thuật gần gũi và chân thực với trẻ. Trẻ vừa học, vừa chơi, vừa tiếp xúc và quan sát thế giới thực tế để đưa vào trong tranh. 

Xem thêm: SMISers sáng tạo nghệ thuật từ những chiếc lá

Chúng ta vẫn biết rằng “Xã hội cần những người suy nghĩ về tương lai, đưa ra các ý tưởng mới, chứ không cần những người chỉ biết nghe lời”. Và nghệ thuật là một trong những lĩnh vực có thể đưa trẻ đến với thế giới sáng tạo, đầy ắp những ý tưởng độc đáo và mới lạ. Cho nên, Sakura Montessori luôn nỗ lực mang đến cho trẻ cơ hội làm quen, phát triển tư duy nghệ thuật và khả năng sáng tạo ở độ tuổi mầm non.

Phương pháp giáo dục Montessori khơi dậy tiềm năng Nghệ thuật của trẻ mầm non
Các bạn nhỏ Sakura Montessori trổ tài vẽ tranh, hưởng ứng chiến dịch “Cầu vồng Hy vọng”.

Xem thêm: Học sinh Việt truyền cảm hứng về tình yêu và hi vọng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Những trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật ngay từ giai đoạn đầu đời cũng tăng cường khả năng quan sát, trí tưởng tượng và tư duy hình ảnh ở trẻ. Từ đó, trẻ có thể tự mình rèn luyện kỹ năng vận động tinh, sự khéo léo, tính kiên trì và khả năng tư duy, làm việc độc lập.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email