6 tháng tuổi là thời điểm bé có nhiều sự thay đổi về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ. Đặc biệt, đây được lựa chọn là cột mốc bắt đầu cho hành trình ăn dặm của đa số các bé. Do đó, giai đoạn này ba mẹ nên tận dụng để dạy con thông minh, giúp con phát triển toàn diện. Ngay sau đây, Sakura Montessori sẽ chia sẻ cho ba mẹ những thông tin vô cùng hữu ích, bao gồm:
- Những cột mốc phát triển của trẻ 6 tháng tuổi
- 3 cách dạy trẻ 6 tháng tuổi thông minh
- Phương pháp giáo dục sớm cho bé 6 tháng
Những dấu mốc phát triển của trẻ 6 tháng tuổi
Muốn dạy con 6 tháng tuổi tốt nhất, ba mẹ cần nắm rõ được những đặc điểm của con để tìm ra phương pháp dạy phù hợp. Thông thường, một em bé 6 tháng tuổi sẽ có những dấu mốc phát triển như sau:
- Chiều cao và cân nặng: Trung bình, bé trai 6 tháng nặng khoảng 7,1 – 8,9kg và bé gái 6 tháng tuổi nặng khoảng 6,5 – 8,3kg. Theo WHO, chiều cao chuẩn của bé trai 6 tháng tuổi là 67,6cm và bé gái 6 tháng tuổi là 65,7cm.
>>Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi mà ba mẹ cần biết
- Thể chất và vận động: Bé có thể đã có khả năng ngồi khá vững và giữ thăng bằng khi được hỗ trợ. Trẻ cũng có thể tự lăn từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm sấp và ngược lại. Bé đã có khả năng nắm chặt vật dụng và di chuyển chúng từ tay này sang tay khác. Kỹ năng vận động cơ bản như nâng đầu, nâng cổ, và chạy tay chân cũng đã cải thiện rõ rệt hơn giai đoạn trước rất nhiều.
- Phát triển giác quan: Giác quan của bé tiếp tục phát triển. Bé có thể nhận biết được khuôn mặt quen thuộc, cảm nhận được sự mềm mại của vật dụng và có thể phản ứng tích cực với âm thanh và ánh sáng.
- Khả năng ngôn ngữ: Kỹ năng ngôn ngữ của bé đã phát triển hơn, bé thường lắng nghe và nhìn chăm chú khi người lớn nói. Bé có thể “nói chuyện” bằng cách phát ra các âm thanh “oh” “ah” . Bé có thể nói được cả phụ âm và nguyên âm, chẳng hạn như ba ba, ya ya, ma ma và cố gắng nhại âm thanh xung quanh.
- Khả năng tư duy: Bé có thể bắt đầu phát triển khả năng tập trung và tư duy đơn giản. Bé thích khám phá môi trường xung quanh và thể hiện sự tò mò với đối tượng mới.
- Ăn dặm: Giai đoạn này bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn, bé có xu hướng cầm đồ vật và đưa lên miệng, bé theo dõi mọi cử chỉ của người lớn trong bữa ăn và chóp chép miệng theo.
- Thói quen ngủ: Bé có thể đã hình thành thói quen ngủ có quy luật hơn, có thể ngủ qua đêm mà không cần thức dậy nhiều lần.
>>Xem thêm: Tham khảo học phí giữ trẻ 6 tháng tuổi tại Hà Nội
Giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi mang lại những lợi ích gì?
Giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé. Việc giáo dục từ sớm sẽ tạo cho con một nền tảng tốt để con hình thành những kỹ năng, tư duy phục vụ cho sự trưởng thành sau này. Một số lợi ích của giáo dục sớm cho trẻ 6 tháng tuổi mà ba mẹ cần biết như:
- Phát triển não bộ: Giáo dục sớm giúp kích thích sự phát triển của não bộ. Những trải nghiệm giáo dục sớm giúp kích thích các khu vực của não liên quan đến ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề.
- Phát triển ngôn ngữ: Bé ở độ tuổi 6 tháng là giai đoạn quan trọng để phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Giáo dục sớm có thể bao gồm việc nói chuyện với bé, đọc sách và nghe nhạc giúp bé phát triển từ vựng và hiểu biết ngôn ngữ.
- Kích thích sự tò mò và khám phá: Dạy con 6 tháng tạo cơ hội cho bé tò mò và khám phá thế giới xung quanh. Việc cung cấp đồ chơi và hoạt động kích thích giúp bé phát triển khả năng quan sát và tư duy.
- Tạo thói quen tốt: Giáo dục sớm có thể giúp tạo ra các thói quen tích cực, chẳng hạn như thói quen đọc sách trước khi đi ngủ, thói quen ăn dặm và thói quen giữ sạch cơ thể.
- Kích thích giác quan: Hoạt động giáo dục sớm giúp kích thích tất cả các giác quan của bé, bao gồm thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác và khứu giác.
- Phát triển kỹ năng vận động: Dạy bé 6 tháng bao gồm các hoạt động vận động như bài tập thể dục cho bé giúp bé phát triển kỹ năng vận động cơ bản.
- Tạo nền tảng cho việc học tập: Những trải nghiệm giáo dục sớm tạo ra nền tảng cho sự học tập trong tương lai của bé. Bé học cách tự học, tiếp nhận thông tin và phát triển tư duy phản biện.
- Hỗ trợ phát triển toàn diện: Giáo dục sớm hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé, không chỉ tập trung vào khía cạnh vật lý mà còn vào khía cạnh tinh thần, xã hội và cảm xúc.
3 cách dạy trẻ 6 tháng tuổi thông minh
Không giống như những giai đoạn trước là tập trung vào việc phát triển 5 giác quan. Tháng thứ 6, ba mẹ nên chú ý đến việc dạy con thông qua 3 hoạt động ăn, ngủ, chơi. Mặc dù đây là 3 hoạt động hằng ngày của trẻ, nhưng khi có sự sắp xếp và cách thức thực hiện khoa học sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, thông minh hơn. Cùng tìm hiểu 3 cách dạy trẻ 6 tháng tuổi thông minh ngay dưới đây!
Cách dạy bé 6 tháng tuổi qua việc “ăn”
Ăn dặm giúp bé chuyển từ chế độ dinh dưỡng chỉ từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang chế độ ăn pha chế độ, là một phần quan trọng của quá trình lớn lên. Việc bắt đầu ăn dặm cho bé 6 tháng mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của bé.
Khi bé ăn dặm, bé sẽ tiếp xúc với các loại thức ăn mới, giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Đây là cơ hội để bé nhận được nhiều loại vitamin, khoáng chất, và chất xơ từ thực phẩm. Trong quá trình ăn dặm, bé cần đến những hoạt động như cầm nắm thức ăn bằng tay và thực hiện các cử động nhai, có thể giúp bé phát triển kỹ năng nói trong tương lai. Không chỉ vậy, khi bé tham gia vào các bữa ăn dặm, bé có cơ hội tự chủ và thử nghiệm với thức ăn, sẽ giúp phát triển sự độc lập và sự tự tin.
Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần bổ sung cho bé đủ 5 nhóm dưỡng chất bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm chất xơ, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm chất béo, nhóm chất đạm. Ở thời điểm đầu của ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với các loại rau củ, hoa quả và dần dần giới thiệu cho bé các loại thịt cá khi bé đã quen với ăn dặm.
Trong ăn dặm, có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến là ăn dặm truyền thống, ăn dặm chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật. Tùy vào khả năng và nhu cầu của trẻ, mẹ hãy lựa chọn cho bé một phương pháp phù hợp để giúp con ăn dặm được tốt hơn và ngon miệng hơn.
Cách dạy con 6 tháng tuổi qua việc “chơi”
Dạy con 6 tháng tuổi qua hoạt động chơi là một cách tuyệt vời để khuyến khích sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là một số gợi ý cho hoạt động chơi phù hợp với bé 6 tháng tuổi:
- Chơi với gia đình: Cho bé tham gia vào hoạt động gia đình như việc gấp quần áo, sắp xếp đồ đạc. Bé có thể quan sát và thậm chí có thể giúp đỡ bằng cách sờ, nắm và đặt đồ.
- Giao tiếp: Ba mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé và chờ đợi phản ứng của bé. Ba mẹ có thể sử dụng giọng điệu và khuôn mặt phong phú để kích thích sự chú ý của bé và thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, hãy dạy con cách nói các từ đơn giản như “ba ba” “ma ma”, bé sẽ theo dõi và bắt chước theo ba mẹ.
- Đồ chơi có âm thanh: Đồ chơi có âm thanh sẽ giúp bé phát triển thính giác, giúp bé có khả năng nhận biết và phân loại các âm thanh khác nhau. Nên mua cho con những loại đồ chơi như chuông, còi, đồ chơi giả tiếng động vật,…
- Cho bé chơi với gương: Đặt một gương bé ở gần bé để bé có thể nhìn thấy hình ảnh của mình. Bé có thể thích thú và phản ứng tích cực với hình ảnh của chính mình trong gương. Việc này giúp bé phát triển khả năng nhận thức và ghi nhớ khuôn mặt của bản thân.
- Tiếp xúc với ánh sáng và âm nhạc: Cho bé lại gần nguồn sáng như ánh đèn nhẹ hoặc ánh sáng mặt trời. Bật nhạc nhẹ hoặc hát cho bé nghe để kích thích giác quan và tạo ra một môi trường thoải mái cho bé phát triển tự nhiên.
- Thời gian tự chơi: Đặt bé ở trên thảm và đặt xung quanh một số đồ chơi như quả cầu, đồ chơi kêu và gấu bông nhằm khuyến khích bé tự vận động với tay tới những đồ chơi đó.
Dạy bé 6 tháng tuổi “ngủ” đúng cách
Dạy bé 6 tháng tuổi ngủ đúng cách là một phần quan trọng trong việc tạo ra thói quen ngủ lành mạnh. Một số gợi ý dành cho ba mẹ giúp bé phát triển thói quen ngủ tốt:
- Xây dựng lịch trình cố định: Hãy tạo một lịch trình ngủ đều đặn cho bé, cố gắng giữ cho giờ đi ngủ và giờ thức dậy ổn định mỗi ngày để giúp cơ thể bé hiểu được chu kỳ ngủ.
- Môi trường ngủ thích hợp: Đảm bảo rằng môi trường ngủ của bé là thoải mái và yên tĩnh. Tắt đèn hoặc giảm ánh sáng khi bé chuẩn bị đi ngủ và giữ nhiệt độ phòng ở mức ấm áp nhưng thoải mái.
- Chuẩn bị trước khi ngủ: Thiết lập các hoạt động trước khi đi ngủ để bé hiểu rằng đây là thời điểm mà con cần phải chuẩn bị đi ngủ. Một số hoạt động trước khi ngủ bao gồm việc bú sữa, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.
- Đưa bé vào giường: Hãy đưa bé vào giường khi bé còn tỉnh nhưng đã có dấu hiệu bắt đầu buồn ngủ. Điều này giúp bé nhận thức được giường là nơi để con ngủ, con sẽ học cách tự ngủ mà không cần sự giúp đỡ nhiều từ người lớn.
- Hạn chế thời gian ngủ ngày: Hãy giữ thời gian ngủ ngày của bé hợp lý, khoảng 30 phút – 1 tiếng cho một giấc ngắn. Không để bé ngủ quá nhiều vào buổi chiều để đảm bảo bé sẽ ngủ được vào buổi tối.
Phương pháp giáo dục sớm nuôi dạy trẻ 6 tháng tuổi
Để dạy trẻ 6 tháng tuổi thông minh, ba mẹ nên áp dụng một số phương pháp giáo dục sớm như phương pháp Shichida, Montessori, Glenn Doman, STEAM, Steiner,..Mỗi phương pháp sẽ có những đặc trưng riêng và định hướng phát triển cho bé theo lối riêng. Dựa vào đặc điểm phát triển của con, ba mẹ có thể lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất dành cho con. Dưới đây là 3 phương pháp giáo dục sớm được rất nhiều phụ huynh đánh giá cao:
Phương pháp Shichida
Phương pháp Shichida là một phương pháp giáo dục phát triển trí não được tạo ra bởi Shichida Makoto, một nhà giáo dục người Nhật Bản. Phương pháp này tập trung vào việc phát triển toàn diện cho trẻ, bao gồm cả trí não, tư duy logic, khả năng ngôn ngữ và tư duy sáng tạo. Phương pháp Shichida thường bắt đầu từ giai đoạn thai nhi và tiếp tục qua các giai đoạn phát triển sau khi bé sinh ra.
Đặc điểm của phương pháp Shichida:
- Phát triển tư duy toàn diện: Phương pháp Shichida không chỉ tập trung vào việc phát triển trí não mà còn hướng đến sự toàn diện trong phát triển tư duy, tư duy logic, sự sáng tạo và tư duy nhạy bén.
- Giáo dục thông qua trò chơi: Phương pháp này sử dụng những hoạt động chơi và trò chơi để kích thích sự sáng tạo và tư duy của trẻ.
- Bắt đầu từ giai đoạn thai nhi: Shichida khuyến khích việc giáo dục có thể bắt đầu từ giai đoạn thai nhi. Bằng cách sử dụng các hoạt động như việc đọc sách, nghe nhạc, và tương tác với thai nhi, phụ huynh có thể kích thích sự phát triển tư duy của thai nhi.
- Học qua trạng thái não Alpha: Phương pháp Shichida chú trọng vào việc học qua trạng thái não Alpha, nơi trạng thái não tạo ra sự tập trung và tư duy sáng tạo cao.
Áp dụng phương pháp Shichida cho bé 6 tháng tuổi:
- Xem và nghe: Cho bé xem và nghe các video, âm nhạc và các bài hát dành cho trẻ em từ khi bé còn nhỏ. Hãy chọn nội dung có hình ảnh sáng tạo và âm thanh phong phú.
- Sử dụng sách và truyện: Đọc sách với bé, đặc biệt là những cuốn sách hình ảnh màu sắc và phong cách sáng tạo. Cố gắng tạo các trải nghiệm tương tác với sách như cùng bé nhìn và trả lời câu hỏi.
- Chơi cùng bé: Sử dụng đồ chơi sáng tạo và trò chơi tương tác để khuyến khích sự sáng tạo và tư duy của bé.
- Ngôn ngữ và giao tiếp: Ba mẹ hãy trò chuyện với bé thường xuyên, bất kể ở đâu và bất kể lúc nào. Hãy tương tác với bé bằng cách hỏi và trả lời câu hỏi, giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ.
- Âm nhạc và nhạc cụ: Cho bé nghe nhạc và cho bé tiếp xúc với nhạc cụ như kèn, chuông và bàn trống nhỏ để bé có thể tương tác và trải nghiệm âm nhạc.
Phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục do bác sĩ và nhà giáo dục người Ý Maria Montessori sáng lập. Phương pháp này tập trung vào sự độc lập, sự tự giác và sự phát triển tự nhiên của trẻ. Montessori coi trẻ là trung tâm và cho bé độc lập khám phá thế giới xung quanh bằng cách sử dụng giáo cụ và đặt bé trong môi trường giáo dục thích hợp. Để dạy trẻ 6 tháng tuổi thông minh bằng phương pháp Montessori, ba mẹ cần nắm rõ những đặc điểm và cách áp dụng phương pháp này.
Đặc điểm của phương pháp giáo dục Montessori:
- Môi trường giáo dục: Môi trường Montessori được thiết kế để kích thích sự tự nhiên và tò mò của trẻ. Mọi vật dụng và đồ chơi đều được sắp xếp sao cho trẻ có thể tiếp cận dễ dàng và tự chủ.
- Phát triển tính độc lập: Montessori khuyến khích sự tự chủ và tự giác bằng cách giúp trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ, tự lập và tự quản lý.
- Giáo cụ giáo dục: Montessori sử dụng giáo cụ giáo dục được thiết kế đặc biệt để phát triển các kỹ năng cụ thể của trẻ. Đối với trẻ nhỏ, giáo cụ thường là các đồ chơi gỗ và vật dụng có thể dễ dàng cầm nắm. .
- Thời gian tự do: Montessori coi trọng thời gian tự do và độc lập cho trẻ. Trẻ được tự do lựa chọn hoạt động và thời gian tự do giúp phát triển sự tập trung và ý thức về quyết định của bản thân.
Áp dụng phương pháp Montessori cho bé 6 tháng tuổi:
- Tạo môi trường phù hợp: nuôi dạy trẻ 6 tháng tuổi trong một môi trường an toàn cho bé, tạo điều kiện cho bé khám phá với những đồ chơi và giáo cụ phù hợp cho độ tuổi của bé.
- Tự chủ trong lựa chọn: Cho bé tự chủ trong việc chọn lựa hoạt động như tự chọn đồ chơi, tự chọn đồ ăn,…
- Khích lệ sự tự lập: Khuyến khích bé thực hiện các hoạt động tự lập như việc tự cầm lấy đồ chơi, tự bốc đồ ăn dặm.
- Môi trường sáng tạo: Sử dụng màu sắc, hình ảnh và âm thanh để tạo ra một môi trường thú vị và khuyến khích sự sáng tạo của bé.
- Nuôi dưỡng tình cảm và giao tiếp: Giao tiếp và tương tác tình cảm với bé. Montessori cũng coi trọng việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa người lớn và trẻ.
Lưu ý rằng việc áp dụng phương pháp Montessori cho bé 6 tháng cần sự linh hoạt và theo dõi sự phát triển của bé để điều chỉnh môi trường giáo dục một cách phù hợp với nhu cầu cụ thể của bé.
Phương pháp Glenn Doman
Dạy con 6 tháng tuổi bằng phương pháp Glenn Doman là một lựa chọn được nhiều phụ huynh đánh giá tốt. Phương pháp Glenn Doman là một phương pháp giáo dục phát triển từ các nguyên tắc của viện Doman ở Philadelphia, Hoa Kỳ. Glenn Doman là một nhà nghiên cứu giáo dục và ông đã phát triển một hệ thống giáo dục sớm dựa trên việc kích thích não bộ và giúp trẻ phát triển tốt nhất từ giai đoạn mới sinh. Phương pháp này chú trọng vào việc sử dụng các kỹ thuật tương tác và kích thích giác quan để phát triển nhanh chóng khả năng học của trẻ.
Đặc điểm của phương pháp Glenn Doman:
- Tăng cường giác quan: Phương pháp này tập trung vào việc tăng cường và kích thích các giác quan của trẻ, bao gồm thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, và khứu giác.
- Sử dụng flashcard: Glenn Doman khuyến khích sử dụng thẻ hình ảnh và tương tác trực tiếp với trẻ để kích thích não bộ. Các hình ảnh và đồ chơi màu sắc được sử dụng để tăng cường sự chú ý và tạo ra sự thích thú ở trẻ.
- Giáo dục từ sớm: Phương pháp này chú trọng vào việc bắt đầu giáo dục sớm, thậm chí từ khi thai nhi, để tối đa hóa tiềm năng phát triển não bộ của trẻ.
Áp dụng phương pháp Glenn Doman cho bé 6 tháng tuổi:
- Sử dụng hình ảnh và Flashcards: Sử dụng flashcards và hình ảnh màu sắc để giúp bé nhận biết và hiểu các khái niệm cơ bản như màu sắc, hình dạng, và đối tượng xung quanh.
- Phát triển ngôn ngữ: Cho bé nghe nhạc và những bản nhạc có lời để bé có thể ghi nhớ và học theo ngôn ngữ. Ba mẹ cũng cần nói chuyện với bé với giọng điệu đa dạng để kích thích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
- Tăng cường khả năng vận động: Hỗ trợ bé thực hiện các bài tập phát triển như việc nâng cao cánh tay và chân, xoay cổ, và những động tác nhẹ nhàng khác để phát triển sự kiểm soát cơ bắp.
- Tương tác gia đình: Tương tác tích cực với bé, như việc hát, vuốt ve và nói chuyện. Tạo ra môi trường tương tác tích cực để kích thích sự phát triển của bé.
Dạy con 6 tháng: Giao tiếp với trẻ sao cho đúng?
Trong quá trình nuôi dạy con 6 tháng tuổi, ba mẹ cần giao tiếp nhiều với con để con có thể phát triển ngôn ngữ, phát triển kỹ năng và nuôi dưỡng tình cảm. Để giao tiếp với bé một cách hiệu quả nhất, ba mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
- Dù bé 6 tháng tuổi có thể chưa hiểu nghĩa của từng từ nhưng ngôn ngữ của ba mẹ vẫn có tác động tích cực đến con. Hãy nói chuyện với bé bằng giọng điệu nhẹ nhàng và vui vẻ. Ba mẹ có thể chọn cách kể chuyện, đọc sách hoặc chỉ đơn giản là nói chuyện hàng ngày với bé.
- Biểu cảm của ba mẹ khi trò chuyện có thể giúp bé hiểu và học hỏi. Hãy thể hiện biểu cảm vui vẻ khi chơi và nói chuyện với bé. Nụ cười và ánh sáng từ đôi mắt của ba mẹ sẽ làm bé an tâm và hạnh phúc.
- Sử dụng tên của bé khi nói chuyện với bé. Bé có thể chưa phản ứng ngay lập tức, nhưng việc này giúp bé bắt đầu nhận biết và phân biệt giữa tên của mình và những tiếng khác.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực để tương tác với bé. Cử chỉ như ôm, vuốt nhẹ, và các cử động vui vẻ có thể làm cho bé cảm thấy thoải mái và kết nối với ba mẹ
- Dù bé không thể nói chuyện bằng từ ngữ, nhưng bé có những cách riêng để giao tiếp. Hãy lắng nghe những âm thanh bé tạo ra như cười, tiếng ọ ẹ hoặc những tiếng khóc. Phản ứng của ba mẹ sẽ giúp bé cảm thấy được quan tâm và hiểu rằng ba mẹ chú ý đến nhu cầu của bé.
- Khi nói chuyện với bé, hãy đối diện với bé để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt và đôi mắt của ba mẹ. Việc này sẽ giúp bé ghi nhớ khuôn mặt, các biểu hiện cảm xúc của ba mẹ và bắt chước theo khẩu hình miệng của ba mẹ.
Như vậy, để dạy trẻ 6 tháng tuổi thông minh ba mẹ cần lưu ý đến các hoạt động ăn, chơi, ngủ của con. Hãy cố gắng sắp xếp và thực hiện các hoạt động một cách khoa học, phù hợp với nhu cầu của con. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tìm hiểu về các phương pháp giáo dục sớm và đừng ngại áp dụng những phương pháp này cho bé vì sẽ giúp bé có được định hướng phát triển tốt trong tương lai. Sakura Montessori hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp ích cho ba mẹ. Chúng tôi luôn đồng hành cùng mọi gia đình trên chặng đường nuôi dạy con trẻ!