Ăn dặm tự chỉ huy BLW là phương pháp hiện được nhiều phụ huynh áp dụng cho con ăn dặm. Tuy sở hữu nhiều lợi ích nhưng BLW có thể xảy ra tình trạng trẻ bị hóc. Vậy cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn BLW như thế nào đảm bảo khoa học, kịp thời và hiệu quả? Cùng Sakura Montessori tìm hiểu biện pháp xử lý trong trường hợp này để tránh nguy hiểm cho con cha mẹ nhé.

cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw
Cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn BLW

Lợi ích và tác hại của ăn dặm tự chỉ huy BLW

cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw
Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm hiện đại mang lại nhiều lợi ích

Ăn dặm tự chỉ huy (Baby led weaning – BLW) là phương pháp ăn dặm cho phép trẻ tự quyết định chọn món ăn hay cách ăn của mình. BLW đòi hỏi phụ huynh phải tôn trọng sở thích ăn uống của con, trẻ tự do khám phá, làm quen với thức ăn và ăn một cách tự nhiên nhất.

Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm hiện đại được nhiều cha mẹ áp dụng cho trẻ, mang đến nhiều lợi ích:

  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng ăn uống một cách tự nhiên, khám phá đồ ăn theo nhịp độ riêng của mình
  • Trẻ được tạo cảm hứng ăn uống và tận hưởng thứ ăn theo nhiều cách khác nhau
  • Trẻ tự do khám phá mùi vị, đặc tính của thức ăn từ đó tăng khả năng nhận biết thức ăn qua vị giác, khứu giác và thị giác
  • Rèn luyện sự khéo léo trong các tiếp cận và xử lý thức ăn của trẻ, thông qua đó rèn luyện sự khéo léo trong việc phối hợp tay, mắt, miệng của trẻ
  • Giúp trẻ hình dung về thế giới thông qua hoạt động khám phá, thưởng thức món ăn của mình
  • Nâng cao kỹ năng ăn uống của trẻ, rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh
  • Tạo sự gần gũi, gắn kết thân thiết của trẻ với các thành viên trong gia đình và học hỏi các hành vi, thói quen của người lớn

Tại sao khi ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu thường hay bị hóc?

cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw
Tại sao ăn dặm BLW có thể khiến trẻ hóc

Ăn dặm BLW mang đến nhiều lợi ích, do vậy nhiều phụ huynh tích cực hưởng ứng và áp dụng trong hành trình ăn dặm của con mình. Thay bằng việc ăn đồ xay, nghiền nhuyễn theo kiểu truyền thống, cha mẹ sẽ chế biến, cắt nhỏ thực phẩm vừa tầm tay cầm của trẻ và bày lên khay thức ăn. Trẻ được quyết định việc cầm nắm hay tự xúc đồ ăn đưa lên miệng.

Tuy có nhiều lợi ích, nhưng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cũng vấp phải ý kiến trái chiều do nguy cơ trẻ hay bị hóc, nhất là trong giai đoạn đầu làm quen. Vậy tại sao trẻ thường hay bị hóc khi ăn dặm BLW?

>>Xem thêm: Cách kết hợp ăn dặm truyền thống và BLW giúp trẻ phát triển toàn diện

1. Chế biến thức ăn sai cách

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng hóc, nghẹn khi ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu là do cha mẹ chế biến thức ăn sai cách. Thái thức ăn quá to, nấu thức ăn chưa đủ độ chín sẽ khiến con gặp khó khăn trong việc nhai nuốt. Vì vậy trong quá trình tập ăn có thể trẻ sẽ bị nghẹn.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh còn mắc phải sai lầm, đặt quá nhiều thức ăn lên bàn ăn vì muốn con khám phá được nhiều mùi vị. Tuy nhiên, trẻ hiếu động và háo hức khám phá nhiều loại thức ăn một cách nhanh chóng nhất nên bỏ nhiều đồ ăn vào miệng cùng lúc. Điều này cũng dễ dẫn đến tình trạng con bị hóc nghẹn.

2. Trẻ ăn dặm tự chỉ huy không kiểm soát được lượng thức ăn

Với phương pháp tự chỉ huy, chúng ta không kiểm soát việc con ăn gì, tốc độ ăn hay lượng thức ăn của trẻ. Đây là cách để trẻ phát triển khả năng phối hợp tay, mắt, miệng một cách tự nhiên. Việc để cho trẻ tự kiểm soát lượng thức ăn dẫn đến mặt trái có thể gây ra tình trạng hóc, nghẹn vì con cho quá nhiều thức ăn vào miệng, hay ăn miếng quá to.

3. Trẻ ngồi ăn sai tư thế

Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn khi ngồi ăn sai tư thế cũng dễ dẫn đến tình trạng hóc, nghẹn. Ví dụ, ngồi vặn người, dễ làm đường tiêu hóa bị chèn ép, làm thức ăn khi nuốt không thể vận chuyển xuống dưới dạ dày. Ngồi sai tư thế ăn uống khiến trẻ bị ho, nghẹn nên chúng ta cần kiểm soát việc cho bé ngồi thẳng lưng, tránh tình huống nguy hiểm.

4. Trẻ hóc do ăn phải dị vật trong thức ăn BLW nên trẻ khó thở, tím tái

BLW tạo điều kiện cho trẻ tự xử lý bữa ăn của mình, cha mẹ không cần xay nhuyễn thức ăn và đút cho con. Tuy nhiên thay vì kiểm soát được thức ăn trẻ nạp vào cơ thể, chỉ trong khoảnh khắc con có thể ăn phải dị vật gây khó thở, tím tái. Vì vậy, trong suốt quá trình trẻ ăn tự chỉ huy, cha mẹ cần thường xuyên quan sát để kịp thời phát hiện và xử lý hóc nghẹn BLW.

Dấu hiệu nhận biết trẻ hóc ăn dặm tự chỉ huy BLW

cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw
Thường xuyên theo dõi trẻ ăn BLW để kịp thời phát hiện tình trạng bất thường

Kịp thời phát hiện dấu hiệu trẻ bị hóc ăn dặm tự chỉ huy giúp cha mẹ nhanh chóng xử lý, tránh những trường hợp xấu xảy ra với bé. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ hóc ăn dặm.

1. Trẻ bị nôn ọe

Khi trẻ ăn phải miếng thức ăn quá to so với khả năng nuốt bé thường có biểu hiện nôn ọe. Do miếng thức ăn to con không thể nuôi được, hoặc miếng thức ăn hơi to hơn so với cổ họng nên con không dám nuốt. Hiện tượng nôn ọe chính là phản ứng của cơ thể, đấy miếng thức ăn ra ngoài để tự bảo vệ.

Cơ chế tự bảo vệ của trẻ xảy ra sớm và khác so với người lớn. Tức là ngay khi miếng thức ăn đến cuống lưỡi, cơ thể trẻ đã có phản ứng đẩy dị vật ra bên ngoài. Trong khi với người lớn, dị vật vào tận sâu, qua cuống lưỡi mới có phản xạ nôn ọe. Vì vậy khi con có biểu hiện nôn ọe, cha mẹ hãy bình tĩnh xử lý, lúc này trẻ có thể vẫn chưa bị hóc.

Nôn ọe khi ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu thực chất là con đã giải quyết được vấn đề dị vật quá to so với khả năng nuốt. Sau vài lần, trẻ sẽ học cách tự xử lý để không nuốt những miếng thức ăn quá to.

2. Trẻ hóc nghẹn, mặt tím tái, khó thở

Như vậy, trong trường hợp trẻ ăn dặm BLW nếu con nôn ọe, cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên với biểu hiện nghiên trọng hơn như mặt trẻ tím tái, trẻ im lặng, không thể kể, không ho hay khóc cha mẹ cần hỗ trợ ngay lập tức. Đây là những biểu hiện đường thở của trẻ đã bị dị vật bít hoàn toàn, cần sơ cứu khẩn cấp đẩy dị vật ra ngoài.

Cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn BLW đảm bảo an toàn

cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw
Cần bình tĩnh và tiến hành xử lý thích hợp khi bé bị hóc khi ăn

Hóc nghẹn BLW là trường hợp nguy hiểm, nếu không xử lý kịp thời có thể khiến đường thở của trẻ bị chèn ép, ngưng thở có nguy cơ dẫn đến tử vong. Nếu trẻ bị hóc thức ăn, chúng ta cần bình tĩnh, tiến hành các bước sơ cứu như sau:

1. Cách xử lý với trẻ không khó thở, vẫn tỉnh táo

Cha mẹ quan sát trẻ, nếu bị hóc nhưng con vẫn tỉnh táo, nói được, hoặc khóc tức là đường hô hấp không bị bít hoàn toàn, không bị ngạt trầm trọng. Cha mẹ cần động viên, kích thích con tiếp tục ho để đẩy dị vật ra ngoài.

Sau khi dị vật bị đẩy ra ngoài, cơn ho dịu đi trẻ quay về trạng thái bình thường thì chúng ta có thể yên tâm. Tuy nhiên nếu vẫn nghe thấy tiếng ho, tiếng thở ồn ào của con cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Đây có thể là tình huống dị vật đã đi vào phế quản cần được xử lý triệt để. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến viêm phế quản và phổi tái diễn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn BLW

Nếu cha mẹ gặp phải tình trạng trẻ hóc dẫn đến ngưng thở, khóc yếu hoặc không khóc được, không nói được cần nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong thời gian chờ đợi, chúng ta cần áp dụng cách sơ cứu xử lý hóc khi ăn dặm BLW đúng cách như sau:

Xử lý hóc nghẹn BLW với trẻ dưới 2 tuổi

cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw
Sơ cứu trẻ dưới 2 tuổi hóc dị vật

Các bước xử lý hóc khi ăn dặm BLW với trẻ dưới 2 tuổi cần tiến hành vỗ lưng như sau:

  • Đặt trẻ nằm úp mặt trên đùi người lớn, đầu thấp hơn ngực (với trẻ lớn có thể cho con ngồi hoặc đứng)
  • Cha mẹ dùng gốc bàn tay vỗ mạnh 5 lần vào vùng lưng ở vị trí giữa 2 xương bả vai
  • Kiểm tra miệng của trẻ và lấy ra dị vật xuất hiện sau khi xử lý

Nếu sau khi thực hiện động tác vỗ lưng không mang lại hiệu quả, cần chuyển sang ấn ngực:

  • Đặt trẻ nằm ngửa trên đùi người lớn, vị trí đầu thấp hơn ngực
  • Dùng gốc bàn tay ấn ngực trẻ 5 lần ở vị trí nửa dưới của xương ức (với trẻ dưới 12 tháng sử dụng 2 ngón tay để ấn)
  • Nếu ấn ngực vẫn chưa cải thiện tình trạng, trẻ vẫn khó thở cha mẹ cần luân phiên vỗ lưng 5 lần và ấn ngực 5 lần

Cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW với trẻ trên 2 tuổi

Khi trẻ trên 2 tuổi bị hóc do ăn dặm BLW, cha mẹ cần trang bị thêm thủ thuật Heimlich khi con bị hóc:

  • Đặt trẻ đứng phía trước, cha mẹ đứng phía sau vòng tay ôm lấy thắt lưng con
  • Đặt 1 bàn tay thành nắm đấm ở vị trí trên rốn, dưới mũi ức, ngay vùng thượng vị
  • Bàn tay còn lại, cha mẹ ôm lên trên nắm đấm (bàn tay kia)
  • Tiếp theo hãy ấn 5 lần dứt khoát vào bụng theo hướng từ trước ra sau, từ dưới lên trên

Cách xử lý khi trẻ bị hóc dẫn đến hôn mê

cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw
Cách xử lý khi trẻ bị hóc dẫn đến hôn mê

Trẻ hôn mê là tình trạng hết sức nguy hiểm, khiến nhiều phụ huynh hoảng hốt. Tuy nhiên chúng ta cần giữ bình tĩnh và xử lý:

  • Đặt trẻ nằm ngửa, cha mẹ quỳ xuống đặt 2 chân cạnh đùi con
  • Đặt gốc lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới xương ức, bàn tay còn lại chồng lên bàn tay kia
  • Ấn 5 cái nhanh, mạnh và đột ngột vào bụng trẻ theo hướng từ dưới lên trên
  • Kiểm tra đường thở của trẻ, nếu dị vật rơi ra ngoài hãy lấy ra
  • Nếu dị vật chưa rơi ra ngoài, tiếp tục lặp lại các bước trên đến khi lấy được dị vật ra

Xử lý trong trường hợp trẻ ngưng thở

Cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn BLW dẫn đến ngưng thở:

  • Trong trường hợp này cần gọi cấp cứu ngay lập tức
  • Tiến hành hồi sức tim phổi bằng cách hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực, tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim đến khi nhân viên y tế đến tiếp nhận xử lý

Một số lưu ý quan trọng khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy

cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw
Một số lưu ý quan trọng khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy

Tình trạng hóc ăn dặm BLW không hiếm gặp do đó cha mẹ cần biết cách xử lý kịp thời, khoa học và hiệu quả. Để đảm bảo quá trình con ăn dặm an toàn, chúng ta nên bỏ túi một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Theo dõi quá trình trẻ ăn dặm: Cha mẹ không được để con ngồi 1 mình với thức ăn để kiểm soát đồ ăn con cho vào miệng như thế nào. Cho trẻ ngồi thẳng trên ghế ăn thắt dây an toàn, không ngồi ngả về sau, không ngửa cổ và hỗ trợ trẻ khi cần.
  • Cho trẻ làm quen với thực phẩm dễ cầm nắm: Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm hãy cho con làm quen với thực phẩm dễ cầm nắm. Cắt thực phẩm vừa tầm tay cầm, không để quá dài hay quá to khiến trẻ dễ bị hóc. Chế biến thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn đoạn phát triển và đúng cách, không để thức ăn quá cứng.
  • Không dùng tay hoặc đưa các dị vật vào miệng trẻ: Cha mẹ tuyệt đối không lấy tay hoặc các dị vật khác đưa vào miệng trẻ để lấy dị vật ra. Điều này có thể dẫn đến chấn thương niêm mạc hầu họng hoặc làm dị vật đi xuống sâu hơn trong miệng trẻ. Không vuốt xuôi trên ngực trẻ nếu con hóc vì có thể làm dị vật đi xuống vào đường thở gây nguy hiểm.
  • Nghiên cứu kỹ các sơ cấp cứu khi trẻ bị hóc: Để chuẩn bị cho quá trình con ăn dặm tự chỉ huy, cha mẹ nên nghiên cứu kỹ và thực hành kỹ năng sơ cấp cứu hóc.
  • Bình tĩnh xử lý nếu gặp phải tình huống trẻ hóc khi ăn BLW: Trong trường hợp trẻ bị hóc do ăn BLW, cha mẹ cần bình tĩnh để có cách xử lý thích hợp, khoa học và hiệu quả

Nội dung bài viết trên đây là một số cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn BLW theo từng trường hợp. Hy vọng đây sẽ là gợi ý giúp cha mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho quá trình chăm sóc trẻ ăn dặm. Đừng quên theo dõi Sakura Montessori, chúng tôi liên tục cập nhật các kiến thức cần thiết và bổ ích đồng hành cùng quá trình phát triển toàn diện của con yêu.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email