Theo khuyến cáo từ chuyên gia và các tổ chức y tế thì trẻ 6 tháng tuổi nên bắt đầu cho ăn dặm. Tuy nhiên tùy thuộc vào thể trạng, đặc điểm của từng trẻ hay do nhiều lý do mà phụ huynh phải cho con ăn dặm sớm từ 4 tháng tuổi. Cách cho trẻ ăn dặm 4 tháng tuổi như thế nào mới là đúng chuẩn để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con? Nội dung bài viết dưới đây Sakura Montessori sẽ đưa ra các thông tin chi tiết, giúp cha mẹ tìm hiểu vấn đề này.
Nên cho trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm không?
Nên cho trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm không chắc hẳn là một trong những câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu tìm lời giải đáp. Trong khi các chuyên gia thường khuyến cáo trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi 6 tháng tuổi để đảm bảo sức khỏe.
Trên thực tế việc cho trẻ ăn dặm sớm hơn hay muộn hơn 6 tháng tuổi phụ thuộc nhiều vào thể trạng, đặc điểm của từng trẻ. Nhiều cha mẹ do nhiều lý do khác nhau đã cho con ăn dặm sớm từ khi bé được 4 – 6 tháng tuổi. Để xác định chính xác thời điểm cho con ăn dặm ngoài việc tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia cha mẹ nên căn cứ vào các biểu hiện sau của trẻ:
- Trẻ có thể tự điều khiển được đầu cổ, giữ vững cơ thể ở tư thế thẳng và ổn định
- Trẻ biết tự ngồi vững hoặc ngồi được khi có sự hỗ trợ từ người lớn
- Trẻ tập trung và bị thu hút khi thấy mọi người xung quanh ăn uống
- Trẻ thường xuyên có cảm giác đói, đòi uống sữa liên tục, thức đêm nhiều lần đòi ăn
- Trẻ tóp tép miệng, đánh lưỡi qua 2 bên và không có phản xạ đẩy lưỡi khi được đưa thức ăn vào miệng
- Trẻ thường xuyên mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng
Nếu phụ huynh thấy con có các biểu hiện trên, đồng thời được sự đồng ý từ chuyên gia, bác sỹ chúng ta hoàn toàn có thể cho con bước vào hành trình ăn dặm.
Cách ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi phù hợp như thế nào?
Ăn dặm là giai đoạn bắt buộc, đóng vai trò quan trọng trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Nếu cần cho trẻ ăn dặm sớm cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng cách ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi. Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến được phụ huynh đánh giá cao và áp dụng cho con là ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW.
Căn cứ vào đặc điểm của trẻ, điều kiện gia đình cha mẹ có thể chọn phương pháp phù hợp nhất. Mỗi phương pháp ăn dặm có ưu và nhược điểm khác nhau, nhưng dù áp dụng cách nào thì chúng ta vẫn cần đảm bảo những nguyên tắc quan trọng dưới đây:
>>Xem thêm: Nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào? Lời khuyên từ chuyên gia
1. Cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc
Trước khi ăn dặm, trẻ làm quen duy nhất với thực phẩm là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy chuyển sang giai đoạn ăn dặm, trẻ cần có thời gian thích nghi với nguồn thực phẩm mới. Nguyên tắc đầu tiên cha mẹ cần ghi nhớ là cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc.
Thức ăn cho trẻ tập ăn dặm nên được chế biến với kết cấu loãng, mịn tương tự sữa mẹ. Khi trẻ đã làm quen với việc nuốt và hệ tiêu hóa đã thích nghi, phụ huynh có thể điều chỉnh tăng độ đặc của món ăn lên. Sau đó tiếp tục cho trẻ ăn tăng thô, từ súp hoặc bột, cháo loãng đến cháo đặc, cơm nát.
2. Cho trẻ ăn dặm từ lượng ít đến nhiều
Thời gian trẻ tập ăn dặm, cha mẹ nên bắt đầu cho con với lượng nhỏ. Thông thường khi bắt đầu chúng ta nên cho trẻ ăn 1 – 2 muỗng và 1 bữa/ngày, sau đó tăng dần. Giai đoạn này phụ huynh không nên áp lực việc con ăn nhiều hay ít mà hãy để trẻ làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa.
Cần tránh việc ép trẻ ăn, tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý khiến con sợ hãi, áp lực. Lâu dần có thể gây hiện tượng biếng ăn, lười ăn rất khó để điều chỉnh. Việc cho trẻ ăn quá nhiều ngay từ đầu cũng làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện của bé.
3. Cho bé ăn từ ngọt đến mặn
Để giúp trẻ thích nghi tốt và thích nghi nhanh với việc ăn dặm, cha mẹ nên bắt đầu cho con ăn từ ngọ đến mặt. Cho trẻ ăn bột ngọt, kết cấu mịn, loãng tương tự sữa mẹ là tốt nhất. Thức ăn xay nghiền, nhuyễn có hương vị tương tự sữa sẽ làm bé thích thú hơn.
Sau 1 khoảng thời gian làm quen, cha mẹ tiếp tục cho con chuyển dần sang bột mặn. Bên cạnh đó kết hợp bột cháo với các loại rau củ và thịt cá đa dạng, nhiều dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Chúng ta cần hết sức chú ý đến các loại thực phẩm có thể gây dị ứng để phòng tránh cho bé.
4. Duy trì nguồn sữa cho trẻ
Sữa là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên trong giai đoạn ăn dặm phụ huynh cần duy trì nguồn sữa cho con. Cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức thường xuyên với lịch đan xen thích hợp với ăn dặm. Đảm bảo lượng sữa cần thiết theo từng giai đoạn, không ép trẻ ăn quá nhiều làm giảm lượng sữa cần thiết mỗi ngày cho con.
Thực phẩm phù hợp trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng
Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng và năng lượng cung cấp cho cơ thể trẻ ăn dặm đầy đủ và phong phú. Do đó cha mẹ cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Các nhóm chất này được cung cấp bởi các loại thực phẩm như sau:
- Nhóm chất đạm: Nhóm chất đạm có trong thực phẩm như cá, trứng, thịt, sữa, đậu…
- Nhóm chất béo: Nhóm chất béo lành mạnh có trong thực phẩm như cá hồi, dầu ô liu, dầu đậu nành…
- Nhóm chất bột đường: Nhóm chất bột đường có trong các thực phẩm như ngũ cốc, bột gạo…
- Nhóm vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất có nhiều trong trái cây, rau xanh, các loại củ quả…
Trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi cha mẹ có thể cho con ăn bột ăn dặm tự nghiền/ cháo loãng kết hợp với rau củ xay nhuyễn hay trộn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau 1 thời gian phối hợp bột/ cháo với rau củ quả và các loại thịt, cá, trứng… đảm bảo nguồn dinh dưỡng đa dạng.
Cách chế biến đồ ăn dặm có thể tuân theo thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 4 tháng tuổi, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm tự chỉ huy do cha mẹ chọn lựa. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại bột ăn dặm pha sẵn đa dạng, phong phú. Phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về thương hiệu, thành phần, giá trị dinh dưỡng để chọn được sản phẩm uy tín và phù hợp cho con.
10 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 4 tháng an toàn, bổ dưỡng
Việc lên thực đơn ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi không hề đơn giản đòi hỏi cha mẹ cần có kiến thức dinh dưỡng nhất định. Giai đoạn này hệ tiêu của của bé còn non yếu, rất khó để làm quen với nguồn thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Chúng ta nên bắt đầu cho con bằng những món ăn dặm nhẹ nhàng, ít loại thực phẩm và chế biến nhuyễn mịn.
>>Xem thêm: Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 4 tháng chi tiết nhất
10 thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống dưới đây sẽ gỡ rối cho phụ huynh trong bước đầu chăm sóc trẻ trên hành trình phát triển mới. Sakura Montessori mời cha mẹ cùng tham khảo để nấu ăn cho em bé nhà mình nhé.
1. Bột gạo sữa
Bột gạo sữa thích hợp là món ăn dặm kiểu truyền thống cho trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm. Để chuẩn bị cha mẹ có thể tự mình làm bột gạo hoặc mua các loại bột gạo có sẵn trên thị trường. Khi làm bột chúng ta chỉ nên chọn nguyên liệu gạo tẻ, không nên thêm các loại gạo hay đậu đỗ khác vì thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể thích nghi được.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo tẻ: 300 – 500g
- Máy xay thực phẩm
- Rây lọc
Các bước thực hiện
- Gạo làm bột cần được sơ chế bằng cách nhặt sạch trấu, sạn (nếu có) và phơi dưới nắng khoảng 2 ngày trước đó.
- Cho gạo vào máy xay thực phẩm, xay nhiều lần để bột nhuyễn, mịn. Chúng ta có thể mang gạo đến các cửa hàng xay bột có máy xay công nghiệp chuyên dụng.
- Sử dụng rây lọc để lọc sạch bột một lần nữa, sau đó chia nhỏ bột đã xay vào các hộp thủy tinh để bảo quản hạn chế bột tiếp xúc với không khí dễ gây ẩm mốc và tiện sử dụng.
2. Bột gạo bí đỏ
Khi trẻ mới tập ăn dặm không nên chế biến món ăn với nhiều loại thực phẩm kết hợp. Ban đầu chúng ta chỉ nên nấu bột hoặc cháo loãng, sau đó thêm các loại rau củ. Bí đỏ là 1 trong những loại rau củ tốt cho sức khỏe của bé 4 tháng tuổi. Mời cha mẹ tham khảo công thức ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi nấu từ bột gạo bí đỏ sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bí đỏ: 20g
- Nửa chén chén cháo nấu nhuyễn
- Sữa công thức pha sẵn hoặc sữa mẹ
Các bước thực hiện
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, hấp bí chín mềm
- Cho bí đỏ và cháo vào máy sinh tố xay nhuyễn hỗn hợp
- Cho hỗn hợp vào nồi, đun sôi và tắt bếp
- Chờ bột nguội bớt, thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ vào trộn đều đến độ loãng mịn theo yêu cầu để tăng hương vị
- Hoàn thành món bột gạo bí đỏ và cho trẻ thưởng thức
3. Bột thịt heo, bông cải xanh
Cha mẹ có thể làm mới thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng với công thức bột thịt heo kết hợp bông cải xanh. Chắc chắn món ăn này sẽ khiến trẻ thích thú và ngon miệng. Cách chế biến món ăn này khá đơn giản, được thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo: 10g
- Thịt thăn heo: 20g
- Bông cải xanh: 20g
- Dầu ăn dặm
Các bước thực hiện
- Bông cải xanh rửa sạch, thái miếng và xay nhuyễn
- Thịt thăn heo rửa sạch, thái miếng và xay nhuyễn, tiếp tục cho thịt vào 30ml nước lạnh khuấy đều cho thịt khỏi vón cục
- Cho bột gạo hòa tan 1 ít nước lạnh tạo hỗn hợp bột lỏng không vón cục.
- Đun chín nước thịt lợn, sau đổ đổ bột gạo vào khuấy đều đến khi bột chín
- Múc bột ra tô và thêm 1 thìa cà phê dầu ăn dặm đảo đều, chờ bột nguội và cho trẻ ăn trực tiếp
4. Bột trứng, cà rốt
Phụ huynh có thể đưa trứng vào thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuy nhiên chỉ nên sử dụng lòng đỏ. Lòng trắng trứng gà không tốt cho tiêu hóa của trẻ dưới 12 tháng tuổi. Kết hợp trứng và cà rốt nấu bột mang lại hương vị thơm ngon và cung cấp dinh dưỡng tốt cho quá trình phát triển của con.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo: 20g
- Trứng gà: ½ lòng đỏ
- Cà rốt: 20g
- Dầu ăn dặm
Các bước thực hiện
- Cà rốt rửa sạch gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng, hấp chín vài rây nhuyễn.
- Lòng đỏ trứng gà cho vào bát đánh đều
- Hòa tan bột với nước lọc trong nồi, bắc nồi lên bếp khuấy ddeuf đến khi bột chín, sánh lại
- Thêm lòng đỏ trứng gà, cà rốt vào khuấy đều, nấu sôi thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp
- Múc bột ra bát hoặc đĩa ăn dặm, thêm 1 thìa cà phê dầu ăn trộn đều, chờ cháo nguội bớt và cho trẻ thưởng thức khi còn ấm.
5. Bột đậu Hà Lan, cà rốt
Đậu Hà Lan có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp nhiều loại vitamin, dưỡng chất cho cơ thể trẻ. Cha mẹ có thể kết hợp đậu Hà Lan, cà rốt nấu bột cho trẻ 4 tháng ăn dặm giúp bé cảm thấy ngon miệng.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cà rốt: 20g
- Đậu Hà Lan (tách hạt): 1 thìa
- Bột gạo: 10g
- Sữa công thức pha sẵn hoặc sữa mẹ
Các bước thực hiện
- Đậu Hà Lan rửa sạch, cà rốt gọt vỏ và rửa sạch rồi thái nhỏ
- Hấp chín mềm đậu và cà rốt, cho vào xay nhuyễn cùng 50ml nước tạo thành hỗn hợp, tiếp theo lọc hỗn hợp qua rây mịn
- Pha bột gạo với khoảng 100ml nước lọc trong nồi, bắc nồi lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy đều tay cho tới khi bột chín sánh lại
- Cho hỗn hợp đậu Hà Lan và cà rốt vào khuấy đều, khi bột sôi trở lại thì tắt bếp
- Chờ bột nguội bớt thì thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ khuấy đều đến khi đạt độ loãng mong muốn và cho trẻ thưởng thức
6. Bột khoai lang
Khoai lang là thực phẩm tốt cho tiêu hóa của cả người lớn và trẻ nhỏ. Chế biến công thức ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi từ khoai lang thơm ngon giúp bổ sung vitamin A, chất xơ và nhiều dưỡng chất có lợi khác cho sức khỏe của bé. Dưới đây là cách nấu bột khoai lang dễ dàng, nhanh gọn có thể thực hiện ngay tại nhà cha mẹ nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo: 10g
- Khoai lang: 30g
- Dầu ăn dặm
- Sữa công thức pha sẵn hoặc sữa mẹ
Các bước thực hiện
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, luộc chín và để nguội, tán nhuyễn
- Cho bột gạo vào khuấy đều với nước trong nồi, bắc nồi lên bếp vừa đun vừa khuấy đến khi bột sánh lại và chín
- Thêm khoai lang tán nhuyễn vào khuấy đều, khi hỗn hợp bột sôi trở lại thì tắt bếp
- Chờ bột nguội bớt thì thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ khuấy đều đến khi đạt độ loãng mong muốn
- Múc bột ra bát ăn dặm, thêm dầu ăn dặm trộn đều và cho trẻ thưởng thức
7. Bột bí xanh
Bí xanh là 1 trong những loại rau được nhiều phụ huynh đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi. Công thức nấu bột bí xanh không khó, ngược lại khá đơn giản và nhanh gọn, cha mẹ có thể áp dụng cách dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo: 10g
- Bí xanh: 30g
- Dầu ăn dặm
- Sữa công thức pha sẵn hoặc sữa mẹ
Các bước thực hiện
- Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, luộc chín, vớt ra để nguội rồi tán nhuyễn
- Cho bột gạo vào khuấy đều với nước trong nồi, bắc nồi lên bếp vừa đun vừa khuấy đến khi bột sánh lại và chín
- Thêm bí xanh tán nhuyễn vào khuấy đều, khi hỗn hợp bột sôi trở lại thì tắt bếp
- Chờ bột nguội bớt thì thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ khuấy đều đến khi đạt độ loãng mong muốn
- Múc bột ra bát ăn dặm, thêm dầu ăn dặm trộn đều và hoàn thành món ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi
8. Bột thịt gà, rau ngót
Chuyển sang tuần ăn dặm thứ 2 – 3 chúng ta có thể cho con làm quen với thịt gà. Thịt gà nấu cùng rau ngót không chỉ đảm bảo dinh dưỡng, đây còn là món ăn thanh mát, giải nhiệt cho trẻ.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo: 10g
- Rau ngót: 20g
- Thịt ức gà: 20g
- Dầu ăn dặm
Các bước thực hiện
- Rau ngot rửa sạch, xay nhuyễn
- Thịt gà rửa sạch, thái miếng, xay nhuyễn và khuấy đều với 30ml nước lọc
- Hòa tan bột gạo với một chút nước để được bột lỏng không vón cục khi nấu
- Đun chín hỗn hợp nước thịt gà, sau đổ hỗn hợp bột gạo vào khuấy đều đến khi bột chín
- Múc bột ra bát, thêm 1 thìa cà phê dầu ăn vào bột trộn đều
- Chờ bột nguội bớt và cho trẻ ăn trực tiếp
9. Cháo khoai tây, sữa
Khi chọn khoai tây nấu ăn dặm cho trẻ chúng ta nên chọn củ màu nâu nhạt, bên trong lớp vỏ có màu vàng. Không chọn có vết thâm, thối hỏng hoặc đã mọc mầm, có đốm xanh. Khoai tây giàu tinh bột nên cho trẻ ăn với lượng vừa phải. Cha mẹ có thể chế biến cháo khoai tây sữa cho bé 4 tháng ăn dặm theo công thức sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: 1 củ
- Sữa công thức hoặc sữa mẹ
Các bước thực hiện
- Khoai tây gọt bỏ vỏ, thái miếng hấp chín và nghiền nhuyễn
- Cho khoai tây qua rây lọc, thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ khuấy đều
- Cho trẻ ăn 2 – 3 lần mỗi tuần
10. Chuối xay sữa
Chuẩn bị nguyên liệu
- Chuối chín: ½ quả
- Sữa công thức hoặc sữa mẹ
Các bước thực hiện
- Chuối chín bỏ vỏ, thái miếng nhỏ và thêm ít sữa xay nhuyễn
- Cho chuối qua rây loại bỏ mảnh chuối thừa, thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ trộn đều đến khi đạt độ loãng theo yêu cầu
- Cho chuối ta tô và cho trẻ ăn trực tiếp
Gợi ý lịch ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi
Mặc dù xây dựng lịch ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi khá đau đầu và cần có kiến thức nhất định. Tuy nhiên cha mẹ nên xây dựng cho con lịch ăn khoa học, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ. Nắm rõ nhu cầu của con để đảm bảo lượng thức ăn thay đổi theo thời gian.
Dưới đây là gợi ý lịch ăn dặm cụ thể cho bé 4 tháng tuổi mời phụ huynh tham khảo:
Thời gian | 3 ngày đầu | 4 ngày sau | Số bữa/ngày | Giờ ăn |
Tuần thứ 1 | 5ml cháo/bột | 10ml cháo/bột | 1 | 11h00- 11h30 |
Tuần thứ 2 | 20ml cháo và rau củ | 30ml cháo và rau củ | 1 | 11h00- 11h30 |
Tuần thứ 3 | 40ml cháo,rau củ, thịt/cá | 50ml cháo,rau củ, thịt/cá | 1 | 11h00- 11h30 |
Tuần thứ 4 | 40ml cháo,rau củ, thịt/cá cho 1 bữa | 2 | 10h00 – 16h30 |
Những lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi
Trong quá trình chế biến món ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi, phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của con:
- Chọn thực phẩm tươi ngon, chất lượng, đúng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và được cung cấp bởi các địa chỉ uy tín.
- Bảo quản thực phẩm theo đúng chuẩn, nên sử dụng thực phẩm tươi trong thời gian 24 giờ.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều đường, có tính nhiệt có thể gây chứng đầy bụng, khó tiêu cho bé như sầu riêng, chôm chôm…
- Nên cho con ăn các loại trái cây thanh mát, có lợi cho tiêu hóa như lên, chuối, táo, bơ…
- Chế biến thực phẩm ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi cần đảm bảo độ loãng, nhuyễn, mịn cho bé dễ thích nghi, dễ nuốt. Sau thời gian làm quen tăng dần độ đặc, độ thô phù hợp với lứa tuổi của con.
- Tôn trọng và cho trẻ ăn với lượng theo nhu cầu, tránh ép bé ăn nhiều gây áp lực lên hệ tiêu hóa và áp lực căng thẳng tâm lý cho con.
- Kiên nhẫn cùng đồng hành với con trong quá trình tập ăn dặm, với mỗi thực phẩm mới hãy cho trẻ làm quen trong 2 – 3 ngày để kiểm tra chính xác phản ứng.
- Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất với con, không nên so sánh với trẻ khác bởi mỗi bé là 1 cá thể riêng biệt.
- Không nên sử dụng gia vị khi nấu ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi nhất là muối và đường, bởi hệ tiêu hóa của con còn non yếu chưa có khả năng thích nghi.
Trên đây Sakura Montessori đã giải đáp các thắc mắc của cha mẹ về cách cho trẻ ăn dặm 4 tháng tuổi. Lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp cho con là do phụ huynh quan sát, tìm hiểu, kiểm tra khả năng phản ứng của bé để quyết định. Hành trình ăn dặm đánh dấu sự phát triển của trẻ nhưng không đơn giản, chúc cha mẹ và bé sẽ trải qua quá trình thuận lợi, để con phát triển khỏe mạnh.