Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua nhất là trong giai đoạn mới làm quen với thực phẩm ngoài sữa khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Thậm chí nhiều người còn từ bỏ việc cho con tiếp tục ăn dặm, lâu dần dẫn đến tình trạng trẻ còi xương, chậm lớn do thiếu dinh dưỡng. Vậy vấn đề trẻ đi ngoài có mùi chua khi ăn dặm có nghiêm trọng không và cách xử lý hiệu quả như thế nào? Cùng Sakura Montessori tìm hiểu các thông tin có liên quan về vấn đề này nhé.

Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua
Tìm hiểu thông tin liên quan đến tình trạng bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua

Nhận biết dấu hiệu phân của trẻ ăn dặm có mùi chua bất thường?

Màu sắc và phân của trẻ nhỏ phản ánh tình trạng sức khỏe của bé, do đó phụ huynh thường không bỏ qua dấu hiệu lạ để kịp thời xử lý vấn đề bất thường của con. Đâu là dấu hiệu nhận biết phân trẻ ăn dặm có mùi chua bất thường? Mời phụ huynh cùng Sakura Montessori tìm hiểu các dấu hiệu bất thường trong trường hợp trẻ đi ngoài có mùi chua.

1. Trẻ ăn dặm đi ngoài phân lỏng

Nhiều trẻ khi bắt đầu làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ dễ gặp một số vấn đề ở hệ tiêu hóa. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi là trẻ đi ngoài phân lòng. Nếu thấy cha mẹ quan sát thấy hiện tượng này hãy chú ý đến việc chăm sóc con và tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị sớm nhất.

Trẻ 6 tháng tuổi khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ đi ngoài phân màu vàng, ít mùi, sền sệt không quá cứng hay quá lỏng. Nếu cha mẹ thấy dấu hiệu khác, chứng tỏ sức khỏe của con đang gặp vấn đề. Chúng ta cần tìm cách khắc phục ngay tránh làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.

2. Phân trẻ ăn dặm dạng sủi bọt

Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua
Trẻ đi ngoài phân sủi bọt là biểu hiện tình trạng sức khỏe không bình thường

Phân trẻ ăn dặm có dấu hiệu sủi bọt cũng là biểu hiện của tình trạng sức khỏe không bình thường. Đây là dấu hiệu chứng tỏ bé ăn dặm đi ngoài phân có mùi chua, nguyên nhân có thể liên quan đến khẩu phần ăn của con. Lúc này, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi, để tìm cách điều trị giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

>>Xem thêm: 10 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống đầy đủ dinh dưỡn

3. Phân của trẻ có máu và mùi chua

Một dấu hiệu bất thường khác trong phân của trẻ ăn dặm là xuất hiệu máu hoặc tia máu, theo đó có mùi chua bất thường. Đây là cảnh báo cơ thể trẻ gặp vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa. Cha mẹ nên kiểm tra lại khẩu phần ăn của con có phù hợp không? Các loại thực phẩm chế biến món ăn có phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, dẫn đến tình trạng không hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể. Từ đó, chúng ta nên có điều chỉnh, đảm bảo thực đơn ăn dặm của trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho quá trình phát triển toàn diện.

4. Bé ăn dặm đau bụng

Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua
Trẻ ăn dặm đau bụng có thể là 1 trong những dấu hiệu đi ngoài phân có mùi chua

Bé dăn dặm đau bụng là triệu chứng thể hiện sự bất thường, khiến con đi ngoài phân có mùi chua. Mặc dù trẻ nhỏ trong giai đoạn tập ăn dặm chưa thể diễn tả bằng lời để cha mẹ biết vấn đề này, nhưng chúng ta cần quan sát, theo dõi để sớm nhận ra vấn đề của bé.

Biểu hiện ở trẻ đau bụng có thể là con quấy khóc khó chịu, sờ bụng trẻ thấy chướng hoặc cứng. Điều này thể hiện dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ không bình thường. Nếu tình trạng kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn cụ thể.

>>Xem thêm: 7 cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng hứng thú, cha mẹ nhàn tênh

5. Trẻ sốt và nôn trớ

Hiện tượng bé ăn dặm đi ngoài phân có mùi chua còn biểu hiện ở việc con sốt, nôn trớ, kèm theo đó là trạng thái mệt mỏi, quấy khóc. Điều này chứng tỏ đường ruột của trẻ đang bất bình thường bị kích ứng mạnh. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám càng nhanh càng tốt. Nếu để kéo dài có thể con gặp vấn đề ngộ độc thực phẩm, dị ứng, trẻ mất nước rất nguy hiểm.

Trẻ ăn dặm đi ngoài có mùi chua có nguy hiểm không?

Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua
Trẻ ăn dặm đi ngoài phân có mùi chua có nguy hiểm không

Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Chúng ta cùng tìm hiểu ảnh hưởng của tình trạng này đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

  • Trẻ gặp hội chứng ruột kích thích: Nếu tình trạng trẻ đi ngoài phân chua thường xuyên xảy ra có thể bé gặp hội chứng kích thích ruột. Ngoài biểu hiện này, trẻ còn gặp nhiều vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, phân lỏng, nặng hơn là phân có mùi tanh khó chịu…
  • Trẻ mắc hội chứng ruột ngắn: Hiện tượng ăn dặm đi ngoài phân chua còn có thể đến từ nguyên nhân trẻ mắc hội chứng ruột ngắn, đây là chứng bệnh khá hiếm gặp. Nếu không may gặp phải chứng bệnh này, hệ tiêu hóa của trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, kèm theo đó là các triệu chứng tiêu chảy, phân có mùi tanh kèm chua, ợ nóng…
  • Trẻ mắc bệnh lý xơ nang nguy hiểm: Nếu trẻ thường xuyên bị đi ngoài phân chua do ăn dặm, cha mẹ cần cho con kiểm tra bệnh lý xơ nang, đây là bệnh di truyền nguy hiểm có thể gây tắc đường tiêu hóa và phổi. Nếu bị bệnh, trẻ đi kèm với các biểu hiện khó thở, có thể dẫn đến nhiễm trùng bì chất nhầy làm tắc phổi. Bên cạnh đó đường tiêu hóa trở nên dính đặc vì dịch tiêu hóa làm enzym tuyến tụy không thể di chuyển đến ruột non để phân hủy thức ăn. Dẫn đến, các triệu chứng tiêu hóa trở nên nặng nề, biểu hiện khó tiêu, phân chua…
  • Trẻ mắc bệnh lý Crohn: Bệnh lý Crohn liên quan đến viêm ruột, dẫn đến các biểu hiện như phân chua như giấm nhẹ, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân lẫn máu hoặc tia máu… Từ đó dẫn đến biểu hiện ở trẻ khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, nôn mửa, sốt, kém nhanh nhẹn… Trong trường hợp này cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế thăm khám để sớm được điều trị, tránh hậu quả xấu xảy ra.

>>Xem thêm: Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón – Sai lầm mẹ cần chú ý

Xác định nguyên nhân phân của bé ăn dặm có mùi chua

Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua
Xác định nguyên nhân phân của trẻ ăn dặm có mùi chua

Xác định nguyên nhân phân của trẻ ăn dặm có mùi chua giúp quá trình chẩn đoán và điều trị sớm có kết quả. Rất có thể nguyên nhân của tình trạng xấu này là do trẻ đang gặp một số vấn đề như sau:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng phân trẻ có mùi chua là do thay đổi chế độ dinh dưỡng. Giai đoạn 6 tháng tuổi, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn phân thường ít mùi, có màu vàng và ở dạng sệt. Khi cho trẻ bắt đầu làm quen với thực phẩm mới, hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi khiến bé đi ngoài phân lỏng, loãng, sủi bọt và có mùi chua.

Hệ tiêu hóa không hấp thụ được dưỡng chất

Giai đoạn tập ăn dặm, do hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa hoàn thiện nên khả năng hấp thu dưỡng chất trong thực phẩm còn kém. Lượng chất dư thừa từ sữa, bột, cháo… là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây tình trạng phân có mùi chua. Ngoài ra, nếu cha mẹ cho con ăn quá nhiều tinh bột, thực phẩm nấu chưa chín là nguyên nhân khiến phân sủi bọt.

Do trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua
Trẻ đi ngoài có mùi chua có thể do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Bên trong hệ tiêu hóa của cơ thể luôn tồn tại song song lợi khuẩn và hại khuẩn. Nếu tỉ lệ này mất cân bằng làm hại khuẩn phát triển mạnh khiến đường tiêu hóa của trẻ bị nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến phân của trẻ có mùi chua bất thường.

Do trẻ mới điều trị kháng sinh

Sau quá trình điều trị kháng sinh, nhiều trẻ gặp phải tình trạng ăn dặm đi ngoài phân chua. Nguyên nhân là do kháng sinh đưa vào cơ thể là tiêu diệt lợi khuẩn và hại khuẩn gây tình trạng mất cân bằng. Sau một thời gian khiến hệ tiêu hóa bị suy yếu, rối loạn làm phân có mùi chua.

Cách xử lý khi bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua

Cách xử lý tình trạng bất thường trẻ ăn dặm đi ngoài phân chua phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số gợi ý về cách điều trị mang lại hiệu quả tốt, chúng ta cùng Sakura Montessori tìm hiểu nhé.

Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua
Xử lý như thế nào khi bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua

1. Kiểm tra và thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp

Khi thấy bé ăn dặm đi ngoài phân chua cha mẹ nhanh chóng kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng xem có đảm bảo sự phù hợp không. Cách xử lý tốt nhất với nguyên nhân này là thay đổi khẩu phần ăn, thay đổi thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Trẻ 6 tháng tuổi tập ăn dặm, nên cho con bắt đầu với cháo loãng hay bột mịn, kết hợp với thực phẩm chế biến mềm, xay nhuyễn có kết cấu tương tự sữa. Cân bằng chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất, dễ hấp thu, dễ tiêu hóa để hệ tiêu hóa kịp thời thích nghi.

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn dặm khoa học, cha mẹ nên duy trì cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé. Đồng thời giúp con thích nghi tốt với nguồn thực phẩm mới, ngăn ngừa táo bón và đi ngoài phân chua.

2. Thay đổi phương pháp ăn dặm phù hợp

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm khoa học được đánh giá cao như ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu Mỹ… Tuy nhiên, phụ huynh cần căn cứ và thể trạng và khả năng của từng trẻ để chọn phương pháp phù hợp.

Ví dụ: Với trẻ lười ăn, nhẹ cân, suy dinh dưỡng nên cho bé ăn theo phương pháp truyền thống. Trẻ có khả năng cầm nắm , nhai nuốt tốt nên cho con ăn dặm tự chỉ huy BLW. Trẻ hào hứng với mùi vị món ăn mới có thể cho con ăn dặm kiểu Nhật…

3. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một nguyên tắc quan trọng trong quá trình cho trẻ ăn dặm. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột, gây hại cho hệ tiêu hóa khiến trẻ ăn dặm đi ngoài phân có mùi chua.

Cha mẹ cần giữ vệ sinh khi chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, cho trẻ ăn dặm và vệ sinh sau ăn dặm. Chọn các loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc được mua từ nhà cung cấp uy tín. Nên có bộ đồ chế biến, đồ cho trẻ ăn dặm riêng và đảm bảo vệ sinh kỹ lưỡng. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm, đồ dùng không vệ sinh. Chế biến món ăn dặm chín kỹ, tránh cho trẻ ăn đồ ăn chưa chín kỹ hay còn sống.

4. Ngưng các loại thực phẩm có vi khuẩn lên men và vitamin C

Trong trường hợp trẻ xuất hiện hiện tượng hoặc đang điều trị tình trạng ăn dặm đi ngoài phân chua, cha mẹ nên ngưng cho con ăn các loại thực phẩm có vi khuẩn lên men và vitamin C. Đây là các loại vi khuẩn và chất có khả năng kích ứng với hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện của bé. Khi hệ tiêu hóa của ổn định, cân bằng, cha mẹ cân nhắc cho con tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm này.

5. Cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế

Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ gặp tình trạng đi ngoài phân chua thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần. Thêm vào đó là việc trẻ xuất hiện các biểu hiện nặng nề như quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu, sốt cao, chậm tăng cân… Lúc này, chúng ta hãy đưa con đi thăm khám tại các cơ sở y tế, tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời. Cần điều trị cho bé càng sớm càng tốt tránh để lại các hậu quả nặng nề.

Cách phòng tránh tình trạng đi ngoài có mùi chua ở trẻ ăn dặm

Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua
Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp

Để tránh cho trẻ gặp phải tình trạng ăn dặm đi ngoài phân bị chua, cha mẹ có thể áp dụng sớm các phương pháp sau:

  • Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp: Cha mẹ hãy quan sát, đánh giá khả năng, tình trạng thực tế của trẻ để chọn lựa cho con phương pháp ăn dặm phù hợp. Từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng, hệ tiêu hóa hấp thu tốt dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
  • Chọn thực phẩm an toàn: Thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa chất bảo quản, không chứa chất gây hại, thực phẩm tươi ngon có lợi cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Ngoài ra, chúng ta cần chú trọng đến các loại thực phẩm phù hợp với giai đoạn phát triển của con, không sử dụng thực phẩm gây dị ứng tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
  • Chế biến đồ ăn dặm hợp vệ sinh, đạt tiêu chuẩn: Kết hợp thực phẩm cũng là vấn đề cần quan tâm tìm hiểu. Cha me cần cân đối dinh dưỡng trong thực đơn, chế biến món ăn chín, thay đổi thực đơn thường xuyên giúp trẻ hợp tác ăn uống. Từ đó nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển tối ưu.
  • Xây dựng lịch ăn dặm khoa học: Xây dựng lịch ăn dặm khoa học, cố định hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, hấp thu tốt dưỡng chất. Bên cạnh đó cha mẹ cũng chủ động hơn trong quá trình chăm sóc con.

Như vậy tình trạng bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của trẻ. Nếu theo dõi thấy con xuất hiện các triệu chứng liên quan đến tình trạng này, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Mọi thắc mắc có liên quan vui lòng liên hệ Sakura Montessori để nhận hỗ trợ trong thời gian sớm nhất

 

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm