Giai đoạn tập nói là một bước ngoặt quan trọng quyết định sự phát triển của trẻ. Tìm hiểu trẻ mấy tháng biết nói và những cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ như thế nào là điều các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm để có hướng hỗ trợ con đúng cách. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Giải đáp thắc mắc trẻ mấy tháng biết nói
Giai đoạn ba năm đầu đời là thời điểm trẻ tìm hiểu và hoàn thiện kỹ năng nói. Mốc thời gian này một đứa trẻ sẽ tích lũy đủ vốn từ và quan sát cách dùng ngôn ngữ của người lớn để hỗ trợ cho quá trình bật âm sau này.
Vậy trẻ mấy tháng biết nói? Việc trẻ biết nói sớm hay muộn tuỳ thuộc vào khả năng ngôn ngữ của từng trẻ, môi trường sống và một số yếu tố khách quan khác. Tuy nhiên, đa số trẻ em từ khoảng 18 – 24 tháng sẽ tự mình nói được những từ đơn và câu ngắn đơn giản. Dần dần, vốn từ ngữ nhiều hơn trẻ sẽ triển khai thêm được những câu dài và nói những từ ngữ khó hơn.
2. Sơ lược về các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ
2.1. Trẻ 3 tháng tuổi
Cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ bắt đầu từ thời điểm 3 tháng tuổi. Thời điểm này tiếng khóc sẽ là ngôn ngữ duy nhất của trẻ để giao tiếp với người xung quanh. Trẻ có thể hét lên hoặc phát ra những tiếng kêu rên rỉ thể hiện nhu cầu của bản thân.
2.2. Trẻ 6 tháng tuổi
Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu phát ra những âm thanh có âm điệu khi đang vui chơi hay tiếp chuyện với người khác. Trẻ thường tạo ra tiếng ồn để thu hút sự chú ý của người chăm sóc.
2.3. Trẻ 9 tháng tuổi
Một số trẻ 9 – 10 tháng đã bắt đầu phát ra những thanh âm đơn giản như “ma ma”, “ba ba”. Đây là những âm thanh đầu tiên mà những đứa trẻ thường phát ra nhưng trẻ chưa nhận thức được ý nghĩa của từ ngữ đó.
2.4. Trẻ 12 tháng tuổi
Trẻ 12 tháng tuổi vẫn đang bập bẹ những từ ngữ đơn giản và trau dồi thêm lượng từ vựng mới hàng ngày. Trẻ bắt đầu hứng thú với những tiếng động như tiếng gõ cửa, tiếng chuông điện thoại và có thể biểu đạt mong muốn của bản thân theo cách riêng.
2.5. Trẻ 18 tháng tuổi
Trẻ 18 tháng tuổi có thể nói thêm được nhiều từ vựng và ghép thành một câu ngắn hoàn chỉnh. Thời điểm này trẻ đã bắt đầu hiểu được gần như mọi yêu cầu của cha mẹ dành cho mình và thực hiện theo.
2.6. Trẻ 2 tuổi
Trẻ 2 tuổi đa số đã sử dụng khá thành thạo các câu đơn khoảng 2 – 4 từ. Trẻ biết cách dùng ngôn ngữ để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Thời điểm này trẻ đã bắt đầu nói được cái gì mình thích và không thích một cách ngắn gọn.
2.7. Trẻ 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi gần như đã khá hoàn thiện về mặt ngôn ngữ. Trẻ có vốn từ vựng phong phú và có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác qua giọng nói của họ. Trẻ có thể kiểm soát ngữ điệu trong những cuộc trò chuyện hàng ngày và giao tiếp lưu loát với mọi người.
3. Dạy bé tập nói sao cho hiệu quả
3.1. Một số nguyên tắc cơ bản
Những nguyên tắc cơ bản nhất cha mẹ cần nắm rõ khi dạy con tập nói như sau:
- Giao tiếp với trẻ bằng mắt.
- Đưa ra câu hỏi, yêu cầu trẻ bằng lời nói ngắn gọn nhất có thể.
- Để trẻ có thời gian suy nghĩ sau khi nhận câu hỏi.
- Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử.
- Dạy trẻ những trò chơi, đồ chơi thông minh.
- Thống nhất trong cả gia đình về phương pháp dạy trẻ.
3.2. Mẹo dạy con tập nói hiệu quả
Trẻ mấy tháng biết nói ngoài năng khiếu còn tùy thuộc không nhỏ vào cách dạy con tập nói của gia đình. Những gia đình càng dành nhiều thời gian trò chuyện, đọc sách, hát múa với trẻ thì khả năng trẻ biết nói sớm càng cao.
Việc dạy trẻ tập nói có hiệu quả hay không phụ thuộc vào phương pháp dạy của các bậc phụ huynh. Ở độ tuổi tập nói, trẻ thường không tập trung và nhanh chán nên cha mẹ cần có phương pháp để thu hút trẻ trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra, để việc học nói đạt kết quả tốt nhất, cha mẹ cần dạy trẻ bằng sự tôn trọng, nhẹ nhàng tránh quát mắng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ.
4. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói
4.1. Dấu hiệu trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói là tình trạng trẻ đến độ tuổi học nói nhưng khả năng ngôn ngữ chậm hơn so với mốc phát triển thông thường. Trẻ chậm nói thường có ba dạng là chậm nói đơn thuần không đáng lo ngại, chậm nói do não bộ khiếm khuyết và chậm nói do vấn đề về cơ miệng.
4.2. Ba mẹ nên giúp con chậm nói như thế nào?
Ba mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Nếu trường hợp trẻ chậm nói do vấn đề cơ miệng lưỡi cha mẹ nên đưa trẻ đến khám và can thiệp y khoa. Trong trường hợp chậm nói thông thường, hãy cố gắng nói chuyện với trẻ nhiều hơn và tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc với nhiều người.
Trường hợp trẻ chậm nói do khiếm khuyết não bộ sẽ cần sự can thiệp từ chuyên gia và cha mẹ cần hỗ trợ theo chỉ dẫn của họ để giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ một cách tốt nhất.
5. Một số câu hỏi liên quan
5.1. Dấu hiệu trẻ biết nói sớm là gì?
Ngoài trẻ mấy tháng biết nói thì những dấu hiệu trẻ biết nói sớm cũng được phụ huynh quan tâm. Dấu hiệu trẻ biết nói sớm thường là khi trẻ luôn cố gắng phát ra âm thanh, trẻ đáp lại bằng tiếng ê a khi có người nói chuyện.
Ngoài ra, trẻ hiểu được lời nói của bố mẹ và rất hưng phấn khi có người nói chuyện cùng. Khi trẻ có dấu hiệu bập bẹ thành một chuỗi dài giống như câu nói của người lớn thì đó chính là thời điểm trẻ đã sẵn sàng để học nói.
5.2. Trẻ 5 tháng biết nói có sao không?
Trẻ 5 tháng bắt đầu phát ra những âm thanh bập bẹ chưa rõ tiếng và biết cách tăng giảm âm lượng, cường độ nhằm đáp lại lời nói của đối phương. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường của trẻ và thể hiện trẻ đang phát triển đúng so với độ tuổi của mình.
5.3. Trẻ 18 tháng chưa biết nói phải làm sao?
Trẻ 18 tháng chưa biết nói là điều bình thường cha mẹ không cần quá lo lắng. Mỗi em bé có giai đoạn phát triển ngôn ngữ khác nhau nên việc bé nói chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa đôi chút là điều khá bình thường.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ phát hiện dấu hiệu cho thấy bé chậm nói kết hợp cùng các biểu hiện như thiếu tập trung, không hiểu mệnh lệnh của người lớn thì nên đưa trẻ đi khám sớm. Điều này nên làm để phát hiện trẻ có mắc bệnh tâm lý hay trở ngại về giao tiếp hay không.
Bài viết trên là những chia sẻ giúp bạn giải đáp câu hỏi trẻ mấy tháng biết nói và những cột mốc liên quan đến giai đoạn phát triển của trẻ trong thời điểm tập nói. Hy vọng những thông tin Sakura Montessori cung cấp kể trên sẽ hỗ trợ các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục con em mình.