Việc bé có thể ngồi vững như mở ra một thế giới mới đối với mỗi em bé, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho cả mẹ và con. Chính vì thế, trẻ mấy tháng biết ngồi trở thành câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm và tìm hiểu. Để có được câu trả lời chính xác mời quý phụ huynh cùng Sakura Montessori (SMIS) theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Bé yêu nhà bạn có thể ngồi dậy sớm nhất là khoảng 6 tháng tuổi, lúc này sẽ cần tới một chút trợ giúp từ phụ huynh. Theo các nghiên cứu và thống kê cho biết, độ tuổi trung bình bé có thể ngồi là từ 4 – 7 tháng tuổi. Bé từ 7 – 9 tháng tuổi có thể ngồi độc lập mà không cần tới sự trợ giúp của chúng ta, lúc này bé sẽ có được một góc nhìn mới về thế giới xung quanh.

Khi cổ và cơ lưng của trẻ đủ khỏe để giữ cơ thể ngồi thẳng và tìm ra những vị trí để đặt chân thoải mái mà không bị lật thì trẻ có thể chuyển sang bò, đứng và đi.

tuổi trung bình là từ 4 - 7 tháng tuổiĐộ tuổi trung bình bé có thể ngồi là từ 4 – 7 tháng tuổi

2. Trẻ em học ngồi như thế nào?

Sau khi biết được trẻ mấy tháng biết ngồi thì bạn cần phải biết cách mà bé học ngồi để có thể hỗ trợ con tốt nhất trong giai đoạn này. Bé yêu chỉ có thể ngồi vững khi phần đầu và phần cơ cổ đã cứng cáp và mạnh mẽ, vì thế mà bé chỉ bắt đầu biết ngồi khi bản thân bé đã kiểm soát được đầu của mình.

Khi bé muốn ngồi, bé sẽ tự chống phần trên của cơ thể lên bằng 2 tay và giữ cho ngực không chạm mặt giường, đồng thời bé cũng học cách tự lật và lăn tròn.

Khi bé được khoảng 5 tháng tuổi, nếu bạn đặt bé ở tư thế ngồi thì bé có thể ngồi trong một khoảng thời gian ngắn. Trong giai đoạn này, bé rất dễ bị ngã sang 2 bên nên cần có người lớn ở bên cạnh giúp bé ngồi, đặt gối hoặc chăn xung quanh để bé không bị ngã.

Thời gian sau bé sẽ học được cách duy trì sự cân bằng trong khi ngồi bằng việc hướng người về phía trước, chống một hoặc cả 2 tay để tạo thành thế “kiềng 3 chân”.

Khi bé được 7 – 8 tháng tuổi đã có thể ngồi vững mà không cần tới sự hỗ trợ của cha mẹ, có thể cầm nắm, khám phá mọi thứ xung quanh trong tầm với và học cách xoay người để lấy thứ bé muốn.

Một khi bé quen với việc ngồi thì bé sẽ thích ngồi và dành thời gian ngồi nhiều hơn, sau đó bé sẽ chuyển dần sang giai đoạn bò và học cách đứng dậy, bước đi.

7 - 8 tháng tuổi đã ngồi vững7 – 8 tháng tuổi đã có thể ngồi vững mà không trợ giúp

3. Cha mẹ cần làm gì để giúp bé ngồi an toàn, đúng khoa học?

Mọi em bé đều sẽ tự biết ngồi theo quy luật phát triển tự nhiên, tuy nhiên việc tự ngồi độc lập cần sự thay đổi trọng lượng cũng như kiểm soát được phương hướng, vì vậy bé cần được thực hành một cách thường xuyên. Cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giúp bé ngồi an toàn và đúng khoa học:

3.1. Hãy tập nhiều lần cho bé

Việc cho bé tập ngồi nhiều lần sẽ giúp con nhanh chóng ngồi thạo. Cha mẹ cần lưu ý là đừng hỗ trợ bé quá nhiều, thay vào đó hãy cho bé cơ hội để tự do khám phá những chuyển động của cơ thể. Chính việc tự nâng cao đầu, tự nâng thân mình sẽ giúp bé yêu nhận ra khả năng chống đỡ của mông và chân.

3.2. Tập cho bé nằm sấp

Bạn cũng nên để bé tập nằm sấp và chơi trên mặt giường, mặt sàn ít nhất khoảng 2-3 lần/ngày. Bởi điều này rất có lợi cho quá trình phát triển vận động của bé, hỗ trợ bé tập ngồi, tập bò, tập lăn tròn. Cha mẹ có thể đặt đồ chơi xung quanh bé để kích thích bé ngồi dậy vươn tay ra lấy đồ. Cha mẹ cũng đừng quá bận tâm về việc trẻ mấy tháng biết ngồi và hối thúc con tập ngồi, bởi con sẽ tự tập một cách tự nhiên khi con đã sẵn sàng.

Nên tập cho bé nằm sấp để hỗ trợ bé tập ngồi và bòNên tập cho bé nằm sấp để hỗ trợ bé tập ngồi và bò

3.3. Đặt bé vào trong lòng

Với tư thế này, sẽ đặt bé vào trong lòng khi ngồi khoanh chân trên sàn hoặc kẹp 2 chân bé vào đùi khi ngồi. Chú ý để lưng bé thẳng, tránh bị cong vẹo khi ngồi. Trong thời gian này, mẹ cũng có thể kết hợp nghe nhạc, đọc sách hoặc thử các trò chơi vận động cùng bé.

Khi bé đã có thể ngồi vững, bạn sẽ để bé ngồi một mình và chèn gối hoặc đệm xung quanh để tránh trường hợp bé bị đau khi ngã.

4. Những lưu ý quan trọng khi tập ngồi cho bé

Trong quá trình thực hiện các cách tập ngồi cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên, chỉ khi bé có dấu hiệu cứng cáp hơn thì mới cho trẻ tập ngồi. Bởi nếu như đặt bé ở tư thế ngồi quá sớm hoặc trong một khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các kỹ năng khác.
  • Trong quá trình tập cho bé ngồi, hãy đảm bảo khu vực xung quanh luôn được an toàn, không có những đồ vật gây nguy hiểm như đồ chơi quá nhỏ, dao kéo, ổ cắm điện,…
  • Luôn chú ý quan sát và hỗ trợ bé trong trường hợp bé bị té ngã, bạn cũng có thể dùng lót thảm mềm hay gối, nệm để hỗ trợ.
  • Không nên quá phụ thuộc vào những sản phẩm hỗ trợ bởi nó có thể làm bé trở nên “lười” hơn do không cần nỗ lực nhiều mà vẫn có thể ngồi được.

hỗ trợ bé trong quá trình bé tập ngồiLuôn chú ý quan sát và hỗ trợ bé trong quá trình bé tập ngồi

5. Một số câu hỏi liên quan

5.1. Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?

Câu trả lời là có, nếu như cho bé tập ngồi quá sớm hoặc không đúng khoa học rất sẽ làm trẻ cong vẹo cột sống, mắc tật gù lưng. Vì vậy, việc xác định đúng thời điểm khi nào cho bé tập ngồi là điều cần thiết để giúp cha mẹ lên kế hoạch hỗ trợ con tập ngồi đúng cách.

5.2. Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy?

Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi trở lên được xem là độ tuổi hợp lý để bé ngồi xe đẩy. Trường hợp này sẽ áp dụng với những em bé có sự phát triển bình thường, biết nồi từ tháng thứ 5 dang tháng thứ 6 – 7 trẻ đã có thể ngồi vững.

5.3. Dấu hiệu nhận biết trẻ học ngồi muộn?

Mặc dù biết ngồi là một sự phát triển tự nhiên của trẻ và thời điểm trẻ tập ngồi là khác nhau. Tuy nhiên, nếu như bé 4 tháng vẫn chưa thể giữ đầu lên hay không dùng thay chống đỡ, hoặc sang tới tháng thứ 9 mà vẫn không thể ngồi thì bạn cần đưa bé đến khoa nhi để kiểm tra.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết bé học ngồi muộn thông qua các dấu hiệu điển hình như:

  • Tay chân bé cứng hoặc mềm hơn bình thường
  • Các động tác, chuyển động của bé yếu
  • Ít khi với theo đồ, không cầm, lắc hoặc đưa đồ lên miệng
  • Khả năng nâng giữ đầu kém
  • Đưa tay không thường xuyên,…

Trên đây là một số thông tin giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc “trẻ mấy tháng biết ngồi”. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích cho quá trình chăm sóc và nuôi dạy con.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị có thể hỗ trợ mình chăm sóc, nuôi dạy con yêu hãy liên hệ với Trường mầm non Sakura Montessori (SMIS). Đây là ngôi trường mầm non tiên phong trong việc áp dụng phương pháp giáo dục Montessori vào chương trình giảng dạy tại Việt Nam. SMIS nhận trẻ từ 0 – 6 tuổi, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, thầy cô giáo có trình độ chuyên môn cao, hệ đào tạo tiêu chuẩn, chắc chắn sẽ là môi trường an toàn, lý tưởng để bé yêu nhà bạn phát triển một cách toàn diện nhất.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm