Độ tuổi mầm non chính là giai đoạn “vàng” để giúp trẻ phát triển tối ưu về trí tuệ, nhận thức, thể chất, tinh thần và đặc biệt là ngôn ngữ. Do đó việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non luôn được chú trọng hàng đầu.

Độ tuổi mầm non chính là giai đoạn “vàng” để giúp trẻ phát triển tối ưu về trí tuệ, nhận thức, thể chất và đặc biệt là ngôn ngữ.
Độ tuổi mầm non là giai đoạn “vàng” giúp trẻ phát triển tối ưu về trí tuệ, nhận thức, thể chất và đặc biệt là ngôn ngữ.

Vậy việc làm này sẽ mang đến những lợi ích gì cho trẻ mầm non và làm sao để phát triển ngôn ngữ cho các bé được hiệu quả nhất? Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây để có đáp án đúng nhất.

Tại sao phải phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ?

Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu trọng tâm và quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Đây cũng là vấn đề được các phụ huynh có con trong độ tuổi mẫu giáo đặc biệt quan tâm. Vậy vì sao phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ từ sớm mang đến lợi ích gì cho trẻ?

>> Xem thêm: Giúp trẻ phát triển trí tuệ, thông minh ngay từ nhỏ?

1. Cải thiện khả năng ngôn ngữ cho trẻ

Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ có thể bày tỏ, thể hiện, trao đổi và giao tiếp cùng bạn bè trong quá trình học tập, vui chơi. Khi được chú trọng phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ có cơ hội rèn luyện khả năng nói, phát âm cũng như tích lũy được thêm nhiều vốn từ. Nhờ vậy khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ ngày càng được cải thiện.

2. Chìa khóa vàng kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ

Giai đoạn 3 đến 6 tuổi là khoảng thời gian “vàng” học ngôn ngữ tạo nên hiệu quả vượt trội.
Giai đoạn 3 đến 6 tuổi là khoảng thời gian “vàng” học ngôn ngữ tạo nên hiệu quả vượt trội.

Mọi đứa trẻ đều cần được giao tiếp để cởi mở hơn với thế giới, tăng cường sự nhận thức, phát triển tư duy. Tạo nền tảng để trẻ có khả năng tự định hướng chính xác hơn trong quá trình trưởng thành sau này.

Trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi trẻ bắt đầu biết khám phá môi trường xung quanh, đặt ra những câu hỏi cho mọi thắc mắc. Quá trình chuyển đổi từ tư duy đến từ ngữ diễn ra ngày càng nhanh hơn trong trí não của trẻ. Vì vậy, giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là khoảng thời gian “vàng” học ngôn ngữ tạo nên hiệu quả vượt trội.

3. Góp phần phát triển đạo đức cùng các chuẩn mực hành vi văn hóa

Ngôn ngữ còn là phương tiện để có thể giáo dục trẻ về tư duy nhận thức. Phát triển ngôn ngữ tạo nền tảng để kích hoạt não bộ cho trẻ về khả năng ghi nhớ, quan sát, khả năng tập trung, hình thành tư duy phản biện…

Bên cạnh đó góp phần phát triển về đạo đức cùng các chuẩn mực hành vi văn hóa để nuôi dưỡng, giáo dục các bé trở thành con người hoàn thiện, tạo tiền đề cho sự thành công trong tương lai.

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ 

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể bao gồm các giai đoạn sau:

1. Giai đoạn dưới 1 tuổi

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ
Trong bụng mẹ – Những ngày cuối thai kỳ trẻ bắt đầu nhận thức ngôn ngữ

– Trẻ làm quen với âm thanh: giọng nói của bố mẹ, tiếng nhạc du dương, một số âm thanh là tiếng động khác bên ngoài

0 đến 3 tháng tuổi – Sơ sinh: Ngay từ khi sinh ra bé đã nhận biết một vài âm thanh được làm quen thường xuyên khi ở trong bụng mẹ.

– Tháng thứ 1: Trẻ có thể phát ra những âm thanh nho nhỏ dù thính giác chưa có biểu hiện rõ ràng.

– Tháng thứ 2 – 3: Trẻ phát ra tiếng ọ ẹ và biết lắng nghe âm thanh xung quanh. Phản xạ với âm thanh to bằng cách giật mình hoặc cười khi tiếp xúc với người thân, cha mẹ.

3 đến 6 tháng tuổi – Tháng thứ 4: Trẻ phát ra âm thanh rõ hơn, bé ê a và biết tập trung vào cử động dáng miệng của người lớn.

– Tháng thứ 5: Trẻ tự phát âm thanh khi chơi 1 mình hoặc tiếp xúc với người khác hay đồ vật

– Tháng thứ 6: Trẻ phát ra âm tiết rõ hơn, biết quay đầu về hướng phát ra âm thanh, ngừng khóc khi nghe thấy giọng nói.

6 đến 12 tháng tuổi – Phát triển ngôn ngữ ở trẻ tiến triển rõ rệt về khả năng nghe và phát âm.

– Trẻ bắt đầu có những tiếng bập bẹ, hiểu được nhiều tư hơn và biết phản xạ theo hành động của người thân như thơm, tạm biệt, đ chơi…

– Trẻ hình thành phản ứng phù hợp với hành động, cử chỉ và lời nói của người lớn

2. Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ
12 đến 18 tháng tuổi – 12 tháng tuổi: Bước ngoặt lớn trong phát triển ngôn ngữ của trẻ, trẻ bắt đầu nói được những từ ngữ đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ.

– Trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để tiến hành giao tiếp

– Trẻ nghe hiểu và có những phản ứng rõ rệt với các hành động mệnh lệnh quen thuộc.

– Trẻ biết gọi tên một số sự vật hiện tượng thân thuộc

18 đến 24 tháng tuổi – Trẻ đã có thể nhận biết và gọi tên của một số đồ vật, bộ phận cơ thể, người thân.

– Bé biết lắng nghe và quan sát người lớn nói chuyện lặp lại những từ nghe được.

– Vốn từ của trẻ đã được tăng lên rất nhiều và có thể xâu chuỗi từ ngữ thành các câu ngắn

3. Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ
2 đến 3 tuổi – Giai đoạn được xem là “bùng nổ” ngôn ngữ của trẻ.

– Trẻ  khả năng học từ rất nhanh và năng lực sử dụng từ ngữ cũng được cải thiện đáng kể với những câu dài

– Người lớn đã có thể hiểu được những từ trẻ nói.

– Trẻ bắt đầu có nhiều hành động như vừa chơi vừa nói chuyện bắt chước lời nói của người lớn.

4. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ
3 đến 6 tuổi – Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt thành tựu vượt bậc.

– Trẻ tự khắc phục và hoàn thiện những lỗi cơ bản về cách phát âm, ngữ pháp hay cách sử dụng từ ngữ

– Hầu hết trẻ đã khá thành thục với ngôn ngữ mẹ đẻ và có thể bắt chước lời nói của người lớn một cách chính xác.

– Các kỹ năng giao tiếp cũng được phát triển rất nhanh và trẻ tự chủ động trong các cuộc nói chuyện, diễn đạt được ý đầy đủ.

Cần làm gì để phát triển ngôn ngữ cho trẻ?

Hãy nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt ngay cả trong giai đoạn trẻ chưa thể nói chuyện được.
Hãy nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt ngay cả trong giai đoạn trẻ chưa thể nói chuyện được.

>> Xem thêm: Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ

1. Trò chuyện cùng trẻ thường xuyên giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Đây chính là cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ đơn giản và mang lại hiệu quả giúp bé nâng cao vốn từ và khả năng giao tiếp của mình. Hãy nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt ngay cả trong giai đoạn trẻ chưa thể nói chuyện được.

Trò chuyện cùng trẻ gián tiếp dạy cho trẻ cách thực hoạt động của các đoạn hội thoại. Các bé cũng được tiếp xúc với nhiều từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc câu từ rất sớm.

2. Cho trẻ khám phá và hoạt động nhiều hơn 

Quá trình quan sát và khám phá thế giới xung quanh giúp trẻ phát triển khả năng tư duy cũng như nhận thức để hoàn thiện năng lực nghe nhìn. Trong quá trình dạy và học ba mẹ hãy để trẻ được tự do để trải nghiệm mọi thứ và cô đóng vai trò là người bạn vừa là người hướng dẫn, bảo vệ để lắng nghe và trò chuyện cùng bé.

Thông qua các trò chơi trẻ có thể phát triển kỹ năng giao tiếp, khả năng tư duy ngôn ngữ nhất là trong những trò chơi tập thể hay trò chơi liên quan đến ngôn ngữ. Hãy tạo ra những trò chơi đóng vai hóa thân thành nhân vật, các món đồ chơi, giao lưu cùng bạn bè. Đây là điều kiện giúp phát triển trí tưởng tượng và ngôn ngữ của trẻ một cách dễ dàng.

3. Trở thành hình mẫu ngôn ngữ tốt cho trẻ

Ở lứa tuổi mầm non trẻ thường học hỏi bằng cách quan sát và bắt chước người lớn. Ba mẹ cần trở thành hình mẫu ngôn ngữ tốt nhất cho trẻ về kỹ năng nói và ngôn từ. Trong khi dạy trẻ ba mẹ nên:

  • Nói chậm, sử dụng câu ngắn để trẻ có thời gian xử lý thông tin, hiểu được thông tin một cách rõ ràng và bình tĩnh.
  • Hãy giao tiếp bằng mắt, hãy nói chuyện ở vị trí ngang tầm mắt trẻ nếu cần thiết.
  • Nói chuyện với trẻ một cách tập trung, lắng nghe cẩn thận và không làm gián đoạn câu chuyện của trẻ.
  • Thể hiển biểu cảm khuôn mặt, hoặc biểu cảm bằng của chỉ, hành động để truyền đạt ý nghĩa câu nói khi giao tiếp với trẻ.
  • Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm khi đang thảo luận với trẻ để trẻ mở rộng vốn từ vựng.
  • Sử dụng các dán nhãn cho các đồ vật xung quanh để dạy trẻ thêm về từ vựng.

4. Thường xuyên đọc sách, đọc thơ hoặc hát cho trẻ nghe

Thường xuyên đọc sách, đọc thơ hoặc hát cho trẻ nghe
Thường xuyên đọc sách, đọc thơ hoặc hát cho trẻ nghe

Một cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất tuyệt vời đó chính là thường xuyên đọc sách, đọc thơ hoặc hát cho trẻ nghe. Hãy thực hiện mỗi ngày chắc chắn sẽ hữu ích với trẻ.

Trong lúc con lắng nghe ba mẹ đọc sách, kể chuyện hay đọc thơ và cả những lời bài hát sẽ giúp trẻ trau dồi từ vựng, phát triển khả năng đọc viết sau ày. Trẻ tiếp nhận được nhiều ngôn từ, phát huy được trí tưởng tượng và biết vận dụng ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc của bản thân.

Thu hút trẻ bằng việc sử dụng ngữ điệu, sử dụng hình ảnh kết hợp với việc đặt ra câu hỏi để bé trả lời. Giải thích cho trẻ nếu các bé chưa hiểu về nội dung mà cô giáo muốn truyền tải trong sách, thơ hoặc bài hát.

5. Tạo cơ hội phát triển ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc mọi nơi

Chúng ta đã biết được lý do vì sao phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ và những lợi ích từ việc này. Vậy nên để có thể phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ mầm non cần tạo cơ hội cho trẻ có thể làm quen ngôn ngữ mọi lúc, mọi nơi. Phương pháp Montessori tại trường mầm non Sakura Montessori góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện.

Phương pháp Montessori mang đến cho trẻ cơ hội được học hỏi và khám phá ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó ngôn ngữ chính là một môn học để trẻ có thể rèn luyện và phát triển tối ưu về ngôn ngữ cũng như tư duy. Với các giáo cụ trực quan, sinh động và sự hướng dẫn của giáo viên trẻ sẽ được học rất nhiều điều thú vị như:

  • Nhận biết các nguyên âm, phụ âm, âm ghép
  • Đọc hiểu tạo từ, câu ngắn
  • Thực hiện bài học viết theo mẫu, viết sáng tạo
  • Rèn luyện kỹ năng đọc sách đúng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải
  • Trực tiếp thiết lập các từ mới, câu mới với các chữ cái bằng gỗ có thể tách rời
    Phương pháp Montessori tại trường mầm non Sakura Montessori góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện.
    Phương pháp Montessori góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện.

Ngoài ra các bài học trong các lĩnh vực khác cũng sẽ giúp trẻ phát triển về khả năng ngôn ngữ. Lĩnh vực giác quan cung cấp những hài học để trẻ có thể phát triển vốn từ vựng so sánh sự vật hiện tượng. Tiếp đến là trẻ có thể gọi tên phân biệt các vị chua, cay, mặn ngọt hay các cảm nhận về xúc giác như lạnh, ấm, nóng…

Hơn nữa với chương trình tiếng Việt bổ trợ ngôn ngữ cho trẻ sẽ được triển khai qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện về nhiều chủ đề. Học tập tại Sakura Montessori trẻ sẽ có cơ hội học tập ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi để phát triển toàn diện cả 4 phương diện nghe – nói – đọc – viết.

Câu hỏi thường gặp

1. Trò chơi nào phù hợp cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?

Trò chơi là những hoạt động có tác dụng tuyệt vời đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trò chơi là những hoạt động có tác dụng tuyệt vời đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Trò chơi là những hoạt động có tác dụng tuyệt vời đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chúng ta có thể chọn một số trò chơi phù hợp như:

  • Trò đóng vai các nhân vật hoạt hình, các loại đồ chơi các con vật và thoại với các bạn khác hoặc người thân trong gia đình.
  • Các trò chơi tương tác, hỏi và đáp các vấn đề liên quan đến sự vật, sự việc xung quanh.
  • Trò chơi đố vui, 1 người hỏi 1 người trả lời
  • Trò chơi luyện giọng làm ca sĩ, trong đó cô giáo hoặc cha mẹ phát âm các âm cơ bản để bé phát âm theo
  • Trò chơi đoán tranh động vật hoặc đoán đồ vật

2. Cha mẹ cần làm gì để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tại nhà? 

Ngoài thời gian trên lớp học bé có rất nhiều thời gian ở nhà cùng cha mẹ. Trong quãng thời gian này để việc phát triển ngôn ngữ cho bé đạt hiệu quả cha mẹ nên thực hiện các việc như:

Thường xuyên nói chuyện cùng trẻ về những điều đang diễn ra, hỏi trẻ các vấn đề tại trường học, hát cho trẻ nghe, cùng ngân nga các giai điệu bài vè, đồng giao với trẻ…

Duy trì thói quen đọc sách, kể chuyện cho trẻ mỗi ngày, có thể chọn thời điểm trước khi đi ngủ.

Không cản trở việc nói, giao tiếp của trẻ bằng những chỉ trích thô bạo hay câu nói dung tục. Kiên nhẫn với con ngay cả khi bé nói nhiều làm bạn cảm thấy phiền, hay khi con nói ngọng,nói sai…

Luôn dành cho trẻ những ngôn từ tích cực, thể hiện tình yêu thương, tôn trọng và lắng nghe con.

Thường xuyên trao đổi với giáo viên để nắm rõ tiến trình phát triển của con để có những tác động, hỗ trợ và giáo dục phù hợp.

3. Tại sao cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn 3 – 6 tuổi?

Giai đoạn 3 – 6 tuổi đánh dấu thành tựu vượt bậc của trẻ trong phát triển ngôn ngữ. Trong giai đoạn này các kỹ năng giao tiếp cũng phát triển nhanh. Do đó cha mẹ nên tìm hiểu và chọn lựa phương pháp giáo dục phù hợp nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ vượt trội từ sớm.

Hy vọng sau bài viết này các bậc phụ huynh đã thể hiểu rõ được vai trò của vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ sớm. Đồng thời biết thêm được những cách để giúp con phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Sakura Montessori là ngôi trường lý tưởng mang đến cho trẻ cơ hội phát triển ngôn ngữ toàn diện giúp trẻ chuẩn bị sẵn sàng và thành công trong các bậc học tiếp theo.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm