Cùng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, chương trình Montessori chuẩn quốc tế thì đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản cũng là một trong những yếu tố khẳng định chất lượng giáo dục của hệ thống Sakura Montessori, mang tới cho trẻ cơ hội phát triển toàn diện trong 6 năm đầu đời. 

Những điều giáo viên Sakura Montessori thường xuyên làm với trẻ

Tôn trọng trẻ như một “người trưởng thành”

Điều quan trọng làm nên những em bé hạnh phúc chính là khi người lớn tôn trọng trẻ như một “người trưởng thành”, độc lập, có chính kiến, có đam mê,… 

Giáo viên Montessori luôn tôn trọng năng lực, sở thích của mỗi trẻ và trao quyền làm chủ cho các con. Sau khi được các cô hướng dẫn sử dụng giáo cụ, bài học rõ ràng và chính xác, các con có thể tự do lựa chọn góc học tập khác nhau, các hoạt động theo sở thích và khả năng riêng của từng trẻ. 

Khi trẻ đã làm việc tập trung thì người giáo viên lùi về phía sau để quan sát, ghi chép và hỗ trợ khi cần thiết, không can thiệp vào hoạt động của trẻ. Giáo viên chỉ can thiệp khi trẻ gặp tình huống nguy hiểm, trẻ làm đau chính mình, làm đau bạn khác hoặc sử dụng giáo cụ sai mục đích.

Quan sát trẻ – công cụ quản lý lớp học đắc lực của giáo viên Montessori

Việc quan sát trẻ là một công việc quan trọng đòi hỏi giáo viên Montessori phải thực sự tập trung và dồn sự chú ý tối đa vào trẻ. Kỹ năng quan sát sẽ giúp giáo viên xây dựng kế hoạch bài học phù hợp cho từng trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển tiềm năng của bản thân. 

Đó là lý do tại sao giáo viên Montessori luôn lùi lại phía sau để quan sát trẻ. Các con được quyền tự do lựa chọn hoạt động của mình và giáo viên chỉ đóng vai trò là người trợ tá, sẵn sàng hỗ trợ trẻ khi thực sự cần thiết. 

Lắng nghe tích cực và sử dụng “lời nói thể hiện cảm nhận của bản thân”

Đây là hai công cụ đắc lực, hỗ trợ hiệu quả trong giao tiếp của giáo viên Montessori với trẻ nhỏ. 

Giáo viên Montessori tại Sakura Montessori luôn tập trung sự chú ý của mình vào trẻ, tiếp nhận, xử lý thông tin và phản hồi lại với những câu hỏi, thắc mắc và chia sẻ của trẻ; đồng thời bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận của mình với trẻ. 

Cách xử lý linh hoạt của giáo viên tác động tích cực sớm xoa dịu trẻ, giúp con tự nhận ra sai lầm của bản thân và tự điều chỉnh hành vi của mình. 

Luôn có mặt khi trẻ cần và kịp thời khích lệ trẻ 

Dựa trên quan sát trẻ trong môi trường Montessori, giáo viên Montessori túc trực bên trẻ, sẵn sàng có mặt khi trẻ cần và cùng trẻ tháo gỡ những vấn đề của mình. 

Dựa trên quan sát trẻ trong môi trường Montessori, giáo viên Montessori sẵn sàng có mặt khi trẻ cần và cùng trẻ tháo gỡ những vấn đề của mình. 

Trong lớp học Montessori, giáo viên có mặt nhanh chóng khi trẻ gọi, đáp lại trẻ chân thành, ấm áp. Khi trẻ hoàn thành công việc và đã cố gắng hết sức, giáo viên sử dụng những câu nói đầy khích lệ như một món quà tinh thần động viên trẻ như “Cô thấy con đã cố gắng hoàn thành công việc của mình”, “Con có muốn chia sẻ cho cô và các bạn về bức tranh của mình không?…

Điều này làm trẻ cảm thấy rất hạnh phúc và mãn nguyện. Thậm chí, đôi khi, giáo viên không cần khen trẻ hay thưởng cho trẻ điều gì đó, chỉ mỉm cười hay gật đầu với trẻ cũng đủ làm con thỏa lòng. 

Những quy tắc giáo viên tuyệt đối không được mắc phải tại Sakura Montessori

Ngược lại, có những nguyên tắc mà giáo viên Montessori tuyệt đối không được mắc phải, để mang tới cho trẻ cơ hội phát triển tốt nhất.

Không xâm phạm quyền riêng tư của trẻ

Đây là điều quan trọng mà người giáo viên Montessori không được mắc phải bởi môi trường giáo dục Montessori là môi trường luôn tôn trọng trẻ. Vì vậy, các giáo viên Montessori thể hiện sự tôn trọng trẻ bằng việc chú trọng tới các yếu tố riêng tư của trẻ. 

Các con được trao quyền tự do lựa chọn các hoạt động học tập yêu thích và phù hợp với năng lực, tự do đưa ra quan điểm suy nghĩ, … mà không chịu sự can thiệp, áp đặt, ép buộc, tác động của bất cứ ai. 

Giáo viên cũng không sử dụng các đồ cá nhân và hình ảnh của trẻ cho mục đích riêng hoặc không giữ hình ảnh trẻ. Ví dụ: Giáo viên sẽ không đăng ảnh, video clip có mặt trẻ lên các trang mạng xã hội cá nhân hay khi thay quần áo cho trẻ, giáo viên sẽ đưa trẻ vào nhà vệ sinh hoặc phân riêng khu vực trẻ trai và trẻ gái. 

Khi trẻ hoạt động cá nhân, giáo viên sẽ lùi lại phía sau, quan sát và ghi chép, tuyệt đối không làm gián đoạn chu trình “làm việc” của trẻ. Giáo viên chỉ can thiệp khi trẻ gặp nguy hiểm và yêu cầu mình giúp đỡ. 

Không nhấn mạnh vào sự thất bại

“Nhấn mạnh vào sự thất bại” là một trong những điều cần tránh của giáo viên Montessori. Khi giáo viên quá tập trung nhắc đến sự thất bại của trẻ, các con sẽ hình thành tâm lý rụt rè, sợ sai, mất tự tin và lo sợ, từ đó thu mình, buồn bã. 

Thay vì chê bai trẻ bằng những câu nói như “Con chẳng biết làm gì cả”, “Con liên tục làm đổ vỡ đồ đạc…”, giáo viên Sakura sẽ ghi nhận những nỗ lực của trẻ, khích lệ cố gắng hơn nữa để thành công như “Cô thấy con đã tập trung hơn để hoàn thành xong công việc của mình”, “Cô đã thấy con cẩn thận hơn khi bê đồ….”

Không nhạo báng trẻ, so sánh trẻ 

Sự nhạo báng và so sánh của giáo viên sẽ khiến lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương, thậm chí hình thành các cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thù hằn… Khi lớn lên, trẻ sẽ đối xử với người khác như cách con đã bị đối xử. 

Vì vậy, giáo viên Montessori luôn thể hiện sự tôn trọng với trẻ, cho con quyền lựa chọn, quyền quyết định và tuyệt đối không đặt các con lên bàn cân so sánh.

Không giúp đỡ khi không được nhờ

Việc giúp đỡ khi không được trẻ nhờ vả là một sự “thừa thãi” trong lớp học Montessori. Bởi việc giúp trẻ làm những việc con có thể sẽ khiến con mất đi cơ hội phát triển tính tự lập, tự phục vụ và cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng trẻ.

Vì vậy, giáo viên Montessori luôn tạo điều kiện để con tự do làm trong khả năng của mình mà không gây nguy hiểm cho chính con và người khác. 

Tại Trường Mầm non Sakura Montessori, giáo viên Montessori được đào tạo khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn Quốc tế và luôn ghi nhớ các nguyên tắc khi làm việc với trẻ. Từ đó, các bạn nhỏ Sakura luôn được sống và học tập trong một môi trường giáo dục toàn diện – nơi các giáo viên Montessori hết mình hỗ trợ sự phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần của các con.

Không ngăn cản sự tự do, vận động và lựa chọn hoạt động của trẻ

Trong Montessori, sự tự do chính là việc trẻ có thể tự do trò chuyện với nhau, tự do di chuyển để lựa chọn vị trí “làm việc”, tự do quyết định làm việc cá nhân hay làm việc cùng với bạn khác, tự uống nước khi thấy khát, tự chọn lựa những quyết định liên quan đến bản thân… Sự tự do vận động, di chuyển, tự do lựa chọn hoạt động phù hợp với khả năng và sở thích giúp các con phát triển các nhóm cơ, tư duy và khơi dậy tiềm năng sẵn có trong trẻ. Nếu giáo viên phá vỡ sự tự do của trẻ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển thể chất và làm hạn chế sự hứng thú tìm tòi, khám phá của trẻ. 

Không can thiệp vào các cuộc tranh luận

Các giáo viên thường có xu hướng can thiệp khi thấy trẻ tranh cãi. Tuy nhiên, nếu nhóm trẻ không gây nguy hiểm, giáo viên Montessori thường lùi lại quan sát và để cho trẻ tự giải quyết vấn đề. Điều này sẽ giúp các con học được cách bàn luận, đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân để giải quyết vấn đề và hợp tác linh hoạt.

0/5 (0 Reviews)