Trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm cần nhiều dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Mỗi phương pháp ăn dặm sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nếu như mẹ băn khoăn không biết nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào thì hãy theo dõi bài viết này. Sakura Montessori sẽ đưa ra lời giải đáp chi tiết nhất
Cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào? Tổng hợp các phương pháp ăn dặm tốt nhất hiện nay
Có khá nhiều phương pháp, phong cách ăn dặm khác nhau với những lợi ích riêng. Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh đều lựa chọn 1 trong 4 phương pháp: ăn dặm truyền thống, ăn dặm BLW, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm 3in1. Trước khi trả lời cho câu hỏi “nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào”, mẹ hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu về đặc điểm của các phương pháp ăn dặm nhé!
Phương pháp ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm phổ biến được áp dụng từ lâu cho trẻ nhỏ. Phương pháp này cung cấp cho trẻ thức ăn dưới dạng nhuyễn như cháo, súp, bột,..Sau đó, trẻ dần được làm quen với thức ăn đặc hơn và chuyển sang ăn thức ăn thô.
Với cách tiếp cận thức ăn nhuyễn, trẻ dễ dàng tiêu hóa và thích nghi với thức ăn. Bên cạnh đó, ăn dặm truyền thống cung cấp các nhóm thực phẩm đầy đủ qua từng giai đoạn của trẻ, đảm bảo rằng trẻ nhận được các dưỡng chất quan trọng
>>Xem thêm: Cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống đơn giản, hiệu quả
Phương pháp ăn dặm BLW
Ăn dặm BLW (Baby-Led Weaning) hay còn gọi là ăn dặm chỉ huy hoặc ăn dặm bé chỉ huy. Đây là một phương pháp ăn dặm đặc biệt, trong đó trẻ được khuyến khích tự tìm hiểu và tự ăn thức ăn từ độ tuổi 6 tháng trở lên
Phương pháp BLW tập trung vào việc tạo điều kiện cho trẻ phát triển các kỹ năng nhai, nuốt và kiểm soát thức ăn từ khi còn nhỏ. Thay vì mẹ phải đút từng thìa thức ăn nhuyễn cho con, BLW ưu tiên việc mẹ cắt thức ăn thô thành miếng nhỏ hoặc dạng que để trẻ có thể tự cầm và nhai. Trẻ có thể tự điều chỉnh khẩu phần và tốc độ ăn theo nhu cầu của mình.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. Phương pháp này tập trung vào việc cung cấp cho trẻ những thực phẩm tự nhiên và ít qua xử lý, giữ nguyên hương vị tự nhiên và chất dinh dưỡng của từng thành phần.
Trong ăn dặm kiểu Nhật, trẻ được đưa vào môi trường ẩm thực đa dạng, được khuyến khích khám phá từng loại thực phẩm riêng biệt. Thay vì kết hợp các thành phần thành một món ăn hoàn chỉnh, trẻ được cung cấp các thực phẩm riêng lẻ như gạo, cá, rau quả, đậu, trứng… Trẻ sẽ tự tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm từng loại thức ăn theo cách riêng của mình.
Phương pháp ăn dặm 3in1
Phương pháp ăn dặm 3in1 được biên soạn bởi đầu bếp Hoàng Cường. Phương pháp này là một sự kết hợp linh hoạt của ba phương pháp ăn dặm phổ biến là ăn dặm kiểu Nhật, Ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW) và Ăn dặm truyền thống. 3in1 nhằm cung cấp cho trẻ những lợi ích và linh hoạt của các phương pháp khác nhau.
Phương pháp ăn dặm 3in1 tập trung vào việc cung cấp cho trẻ đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm như tinh bột, rau quả và protein, trong một món ăn duy nhất. Phương pháp này khuyến khích trẻ khám phá các loại thức ăn khác nhau, phát triển kỹ năng tự ăn, tự chọn và khám phá khẩu vị.
So sánh ưu điểm và nhược điểm của 4 phương pháp ăn dặm. Nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào?
Trước khi quyết định cho con ăn dặm theo 1 phương pháp nào đó, mẹ cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về phương pháp ấy. Mỗi một phương pháp ăn dặm sẽ có những ưu điểm và nhược điểm không thể tránh khỏi. Để có cái nhìn tổng quát, SMIS đã giúp mẹ tổng hợp lại các ưu nhược điểm của từng phương pháp:
Phương pháp | Ưu điểm | Nhược điểm |
Ăn dặm Truyền thống |
|
|
Ăn dặm BLW |
|
|
Ăn dặm Nhật Bản |
|
|
Ăn dặm 3 in 1 |
|
|
Giải đáp: Nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào?
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nên cho bé ăn dặm theo phương pháp nào. Bởi vì mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để chọn được phương pháp ăn dặm cho con dựa trên rất nhiều yếu tố, phụ thuộc vào nhu cầu của từng bé. Nếu mẹ băn khoăn không biết đâu là lựa chọn phù hợp cho con thì Sakura Montessori sẽ giúp mẹ đánh giá dựa trên những tiêu chí sau:
Dựa theo độ tuổi của trẻ thì nên cho bé ăn dặm theo phương pháp nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, độ tuổi ăn dặm phù hợp cho trẻ là từ 6 tháng tuổi trở đi. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề mà nhiều trẻ dưới 6 tháng không được cung cấp đủ dưỡng chất từ sữa mẹ. Lúc này, phương pháp ăn dặm phù hợp hơn cả đó chính là ăn dặm truyền thống. Trẻ dưới 6 tháng khả năng nhai nuốt còn rất non nớt, do vậy ăn dặm truyền thống sẽ giúp trẻ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Vì thức ăn dặm đều đã được xay nhuyễn thành dạng cháo, bột loãng, súp nên con không gặp nhiều khó khăn so với ăn dặm BLW hay 3in1
Dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của từng trẻ
Nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào để trẻ có thể tiếp nhận được nhiều dinh dưỡng? Hầu hết các phương pháp đều cung cấp cho con đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, chất khoáng, vitamin,…Tuy nhiên, xét trên việc trong một bữa ăn có thể cung cấp các dưỡng chất cùng lúc thì ăn dặm BLW và ăn dặm 3in1 được đánh giá là tốt hơn.
Trong một khay thức ăn dặm BLW luôn cần đáp ứng ít nhất 3 loại thức ăn của 3 – 5 loại chất như cơm, thịt cá, rau củ, hoa quả. BLW còn khuyến khích ăn thức ăn không qua nghiền nhuyễn, do vậy các dưỡng chất được giữ nguyên không bị giảm đi.
Dựa theo việc mẹ mong muốn về sự phát triển của trẻ như thế nào
Phụ huynh nào cũng mong muốn bé yêu nhà mình có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Ăn dặm là quá trình giúp con trưởng thành hơn rất nhiều. Tùy vào mỗi phương pháp ăn dặm, con có thể sớm hình thành được những kỹ năng riêng.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp: Ăn dặm truyền thống giúp con có được kỹ năng giao tiếp và tương tác từ sớm. Vì phương pháp này cần sự hỗ trợ xuyên suốt của mẹ trong việc cho con ăn. Mẹ có thể nói chuyện và giao tiếp với con nhiều hơn trong thời gian con ăn. Từ đó, con biết cách lắng nghe, biết cách thể hiện cảm xúc thông qua việc bắt chước biểu cảm của người lớn.
- Phát triển kỹ năng tự lập: Câu trả lời phù hợp cho câu hỏi “Nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào để con hình thành tính tự lập?” đó chính là ăn dặm BLW. Với đặc điểm con tự quyết định bữa ăn của mình, tự cầm nắm, tự nhai nuốt thức ăn cắt nhỏ thì ăn dặm chỉ huy đã giúp con sớm hình thành tính tự lập. Con không phải phụ thuộc vào việc mẹ mớm từng thìa cháo. Cũng từ đó, con có trách nhiệm hơn, rèn được tính độc lập tự chủ cho bản thân mình.
- Phát triển trí tuệ và giác quan: Ăn dặm 3in1 và kiểu Nhật sẽ giúp con phát triển phương diện này tốt hơn. Ăn dặm kiểu Nhật cung cấp cho con những thực phẩm tự nhiên, tươi mới kèm với việc giáo dục về văn hóa ăn uống. Qua đó, con sớm có khả năng phân biệt thực phẩm và rèn tính tư duy trong bữa ăn. Còn đối với ăn dặm 3in1, thực phẩm đa dạng và phong cách ăn uống linh hoạt giúp con có thể phát triển được trí não và giác quan nhạy bén.
Lời khuyên từ chuyên gia – Nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào?
Các chuyên gia dinh dưỡng có những quan điểm khác nhau về các phương pháp ăn dặm và không có đồng ý chung về phương pháp tốt nhất. Dưới đây là một số quan điểm về các phương pháp ăn dặm khác nhau:
- Quan điểm ủng hộ phương pháp BLW: Một số chuyên gia dinh dưỡng ủng hộ phương pháp BLW vì nó khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng tự ăn và tự điều chỉnh lượng thức ăn mình ăn. Phương pháp này cũng thúc đẩy sự tò mò và khám phá thức ăn mới, và có thể tạo ra một môi trường tích cực và thoải mái cho trẻ khi ăn.
- Quan điểm ủng hộ phương pháp truyền thống: Không ít chuyên gia vẫn ủng hộ phương pháp truyền thống, bắt đầu với thức ăn nhão và dần dần chuyển sang thức ăn rắn. Họ cho rằng phương pháp này giúp trẻ quen thuộc với việc ăn từ thìa và giúp đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
- Quan điểm ủng hộ ăn dặm kiểu Nhật: Các chuyên gia đánh giá phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cung cấp cho trẻ những nguyên liệu tự nhiên và đa dạng. Thức ăn được chuẩn bị từ các thành phần như gạo, rau quả, đậu phụ, cá, thịt,… và không có sử dụng thêm nhiều chất bảo quản hay phụ gia. Phương pháp này cũng khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng nhai, nuốt và cầm nắm.
- Quan điểm ủng hộ 3in1: Một số chuyên gia tin rằng không có một phương pháp nào phù hợp cho tất cả trẻ và khuyến nghị sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống, kiểu Nhật và BLW. Họ cho rằng việc cung cấp cả thức ăn nhuyễn và thức ăn rắn cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển cả kỹ năng nhai và nuốt.
Qua đó có thể thấy không có một phương pháp nào là tốt nhất mà chỉ có phương pháp phù hợp với từng trẻ. Nên cho bé ăn dặm theo phương pháp nào là tùy thuộc vào chính bản thân mỗi bé. Quan trọng là mẹ cần lắng nghe và tìm hiểu về nhu cầu, tình trạng phát triển của con, tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để có lựa chọn hợp lý nhất
Cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào? Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé theo từng phương pháp
Tùy thuộc vào mỗi phương pháp ăn dặm thì sẽ có những thực đơn và cách chế biến khác nhau. Nếu như mẹ đã lựa chọn được một phương pháp ăn dặm phù hợp cho con thì đừng bỏ qua việc sưu tầm các công thức ăn dặm ngon miệng cho bé. Sakura Montessori đã đề xuất các thực đơn theo phương pháp dưới đây, mời mẹ và bé tham khảo!
Thực đơn ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống đã có từ lâu và là phương pháp rất quen thuộc với đa số phụ huynh. Thức ăn trong phương pháp này chủ yếu được nghiền nhuyễn, chế biến thành dạng cháo, bột hoặc súp. Để giúp bé có bữa ăn ngon, mẹ hãy lưu lại thực đơn ăn dặm truyền thống dưới đây nhé!
Ngày | Sáng | Trưa | Tối |
Thứ hai | Cháo trắng | Cháo cá hồi, yến mạch, cà rốt | Bơ dằm sữa mẹ |
Thứ ba | Cháo ngô | Súp thịt bò, phomai, khoai tây | Súp thịt bò, rau củ |
Thứ tư | Cháo yến mạch | Cháo tôm, cải bó xôi | Súp thịt gà, nấm hương, ngô |
Thứ năm | Cháo khoai lang | Cháo thịt lợn hạt sen, nấm hương | Xoài trộn sữa chua |
Thứ sáu | Súp bí đỏ | Súp càng cua, ngô ngọt | Cháo ngô, bí đỏ |
Thứ bảy | Cháo thịt lợn, rau ngót | Cháo gà, súp lơ | Cháo rau củ hỗn hợp |
Chủ nhật | Cháo thịt bò cà rốt | Cháo sữa, yến mạch, đậu đỏ | Sinh tố bơ, chuối |
Thực đơn ăn dặm BLW
Ăn dặm BLW hay ăn dặm chỉ huy có cách chế biến thức ăn dễ dàng hơn, không qua nghiền nhuyễn. Mẹ chỉ cần hấp hoặc luộc thực phẩm đã sơ chế và cắt nhỏ thành miếng vừa ăn cho con là được. Nếu như mẹ lựa chọn ăn dặm BLW để áp dụng cho con thì đừng bỏ qua thực đơn dưới đây.
Ngày | Sáng | Trưa | Tối |
Thứ hai |
|
|
|
Thứ ba |
|
|
|
Thứ tư |
|
|
|
Thứ năm |
|
|
|
Thứ sáu |
|
|
|
Thứ bảy |
|
|
|
Chủ nhật |
|
|
|
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật là một lựa chọn thích hợp cho bé nếu như mẹ muốn mang lại cho con những thực phẩm tự nhiên, ít qua chế biến. Hơn nữa, ăn dặm Nhật Bản còn giúp con tăng hương vị, hiểu biết hơn về văn hóa ẩm thực. Dưới đây là gợi ý cho mẹ về thực đơn ăn dặm của phương pháp này.
Ngày | Bữa sáng | Bữa chiều |
Thứ hai |
|
|
Thứ ba |
|
|
Thứ tư |
|
|
Thứ năm |
|
|
Thứ sáu |
|
|
Thứ bảy |
|
|
Chủ nhật |
|
|
Lưu ý: Tùy từng độ tuổi và cân nặng của trẻ sẽ có cách tiếp cận với việc ăn dặm khác nhau. Những thực đơn trên đây chỉ mang tính tham khảo, mẹ có thể lưu lại và cân nhắc để có lựa chọn phù hợp với bé yêu.
Kết luận
Khi bắt đầu cho con ăn dặm, hầu hết phụ huynh đều có thắc mắc rằng nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào là tốt nhất. Sakura Montessori hy vọng rằng, những thông tin trên đây đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi đó. Chúng tôi luôn mong muốn được đồng hành cùng mẹ trên hành trình chăm sóc bé yêu.