Khoai lang là một trong những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp cho bé ăn dặm. Món ăn dặm từ khoai lang cũng rất phong phú và đa dạng. Nếu mẹ chưa biết nấu món gì với khoai lang thì hãy theo dõi bài viết này. Sakura Montessori sẽ giúp mẹ tìm hiểu về khoai lang và chế biến khoai lang để thay đổi khẩu vị cho bé ăn dặm

món ăn dặm từ khoai lang
Tổng hợp 15 món ăn dặm từ khoai lang cho bé bổ dưỡng, mau lớn

5 Lợi ích dinh dưỡng từ khoai lang cho bé ăn dặm

Khoai lang từ lâu đã được nhắc đến nhiều với công dụng hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó, khoai lang còn có nhiều lợi ích khác đặc biệt phù hợp cho bé trong độ tuổi ăn dặm. Dưới đây là 5 lợi ích vàng của khoai lang dành cho bé ăn dặm:

món ăn dặm từ khoai lang
5 Lợi ích dinh dưỡng từ khoai lang cho bé ăn dặm

Ăn dặm từ khoai lang cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng cần thiết

Khoai lang là một loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, kali và chất xơ. Vitamin A hỗ trợ sự phát triển của mắt, da và hệ thống miễn dịch của bé. Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng và cần thiết cho sự hình thành mô liên kết và hệ thống miễn dịch. Kali là một khoáng chất quan trọng tham gia vào chức năng cơ, thần kinh và cân bằng nước của cơ thể.

Món ăn dặm từ khoai lang giúp bé dễ dàng tiêu hóa

Khoai lang có cấu trúc tinh bột dễ tiêu hóa, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bé. Điều này làm cho khoai lang trở thành một lựa chọn tốt cho món ăn dặm đầu tiên của bé, giúp bé thích nghi với chế độ ăn dặm một cách dễ dàng.

>>Xem thêm:7 cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm thích mê

Khoai lang tăng cường chức năng não bộ

Trong khoai lang chứa một loại chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanin, có khả năng bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do stress oxy hóa. Anthocyanin cũng có thể cải thiện trí nhớ và chức năng não bộ, giúp bé phát triển khả năng tư duy và học hỏi cho bé

Món ăn dặm từ khoai lang hỗ trợ hệ thống miễn dịch cho bé

Như đã đề cập ở trên, trong khoai lang có vitamin C, đây là một chất chống oxy hóa quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch mạnh mẽ giúp bé chống lại các bệnh tật và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Khoai lang chứa hàm lượng nước cao

Khoai lang chứa nhiều tế bào sống, và nước là một phần quan trọng trong cấu trúc tế bào của chúng. Điều này giúp bé khi ăn dặm với khoai lang có thể tránh tình trạng mất nước và hỗ trợ chức năng cơ bản của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể.

15 món ăn dặm với khoai lang cho bé đơn giản, dễ làm

Tùy thuộc vào mỗi độ tuổi và cân nặng của bé sẽ có cách chế biến món ăn dặm từ khoai lang khác nhau. Khoai lang có thể kết hợp với khá nhiều loại thực phẩm khác, tạo ra món ăn dinh dưỡng cho bé. Dưới đây là gợi ý và cách chế biến món ăn dặm từ khoai lang cho bé theo tháng tuổi

Món ăn dặm từ khoai lang cho bé 6 tháng

Bé 6 tháng tuổi mới làm quen với việc ăn dặm, do vậy mẹ nên ưu tiên chế biến các món như súp, cháo loãng từ khoai lang. Mẹ có thể cho bé làm quen với các món sau:

  • Súp khoai lang nấu sữa mẹ
  • Súp khoai lang mồng tơi
  • Súp khoai lang bí đỏ
  • Súp khoai lang ngô ngọt
  • Súp khoai lang táo đỏ

>>Xem thêm: Ăn dặm khoa học: Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?

Cách làm món súp khoai lang sữa mẹ

món ăn dặm từ khoai lang
Súp khoai sữa mẹ cung cấp nhiều dinh dưỡng cho trẻ

Nguyên liệu:

– 1/3 củ khoai lang vàng

– 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm

– Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ

– Hấp hoặc luộc khoai lang trong 10 – 15p cho khoai chín mềm

– Cho khoai lang đã chín và sữa mẹ vào máy xay, xay nhuyễn trong 2 – 3 phút đến khi hỗn hợp mịn

– Rây lại 1 lần để súp được mịn hơn, tránh các xơ từ khoai

Mẹ có thể áp dụng công thức trên với các loại thực phẩm khác như bí đỏ, ngô ngọt,…để làm thành món súp khoai lang mà con yêu thích

Các món từ khoai lang cho bé ăn dặm 7 – 8 tháng

Bé lên  7 – 8 tháng tuổi đã có thể nhai thức ăn dặm cắt nhỏ hoặc cháo đặc hơn. Do vậy, để bé được ăn ngon hơn mẹ có thể tham khảo các món sau:

  • Cháo khoai lang đậu xanh
  • Cháo khoai lang thịt bò
  • Cháo khoai lang nấm hương
  • Khoai lang dầm bơ tươi
  • Khoai lang dầm sữa chua

Cách làm món cháo đậu xanh khoai lang

món ăn dặm từ khoai lang
Cháo đậu xanh khoai lang cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

– 30g đậu xanh bỏ vỏ

– 1/3  củ khoai lang cỡ vừa

– Nước lọc

Cách làm:

  1. Ngâm đậu xanh với nước trong 2 – 3 tiếng để đậu mềm; Khoai lang gọt sạch vỏ và rửa với nước, cắt thành những khúc nhỏ
  2. Cho đậu và nước vào nồi đun sôi, khi sôi chỉnh lửa nhỏ đun trong 30 phút
  3. Cho tiếp khoai đã cắt nhỏ vào nồi và nấu thêm 20 phút
  4. Khi đậu và khoai đã mềm, dùng vá để dằm nhỏ hỗn hợp
  5. Tắt bếp và chờ nguội cho bé ăn

Tương tự, mẹ có thể thay đậu xanh bằng thịt bò, thịt heo, nấm hương,…để nấu cháo với khoai lang cho bé. Tuy nhiên, khi nấu cùng các loại thịt, mẹ có thể cho cả khoai và thịt băm nhỏ vào cùng 1 lúc và nấu trong 20 phút

Cách làm món khoai lang dầm bơ tươi

món ăn dặm từ khoai lang
Khoai lang dầm bơ tươi cho bé thay đổi khẩu vị

Nguyên liệu:

– 1/2  quả bơ chín

– 1/3  củ khoai lang vàng cỡ vừa

– 50ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm:

  1. Khoai lang gọt sạch vỏ, rửa với nước và cắt khúc nhỏ
  2. Hấp hoặc luộc khoai trong 20 phút cho khoai chín kỹ, sau đó vớt ra để nguội, sau đó cắt khoai thành miếng vừa cho bé ăn
  3. Bơ lột vỏ, bỏ hạt và cắt thành miếng vừa ăn cho bé
  4. Trộn khoai, bơ và sữa mẹ vào cùng một tô. Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc dằm nhuyễn ra cho bé dễ nuốt .

Các món ăn dặm từ khoai lang cho bé 9 – 12 tháng

Đối với bé từ 9 đến 12 tháng, bé đã thành thạo hơn với việc ăn dặm, nhai thức ăn và tiêu hóa cũng dễ hơn. Bé cũng có thể tiếp nhận những món ăn phức tạp và nhiều chất dinh dưỡng hơn. Vì vậy, để làm tăng khẩu vị cho con mẹ có thể áp dụng các món ăn dặm với khoai lang như sau:

  • Bánh khoai lang sữa mẹ áp chảo
  • Bánh khoai lang nướng phomai
  • Khoai lang kèm rau củ hấp
  • Súp khoai lang, thịt gà, nấm hương
  • Súp khoai lang, thịt lợn, hạt sen

Cách làm món khoai lang sữa mẹ áp chảo:

món ăn dặm từ khoai lang
Bánh khoai lang sữa mẹ áp chảo béo ngậy

Nguyên liệu:

– 1/3  củ khoai lang

– 30g bột mì

– 50 – 60ml sữa mẹ

– Nước lọc (nếu cần)

Cách làm:

– Khoai lang gọt rửa sạch, cắt khúc và hấp (luộc) chín trong 20 phút

– Bỏ khoai ra tô và dầm nát

– Trộn khoai với bột mì, sữa để thành hỗn hợp làm bánh, nếu hỗn hợp quá đặc mẹ có thể thêm sữa hoặc nước tùy ý để điều chỉnh

– Làm nóng chảo (nên sử dụng chảo chống dính), tráng 1 ít dầu ăn dặm lên chảo

– Múc từng vá hỗn hợp làm bánh vào chảo. Chiên khoảng 3 – 4 phút, khi 1 mặt bánh đã vàng thì lật lại.

– Cho bánh ra chờ nguội, cắt thành miếng vừa ăn cho bé.

Thay vì áp chảo, mẹ có thể chuyển thành nướng bánh. Nướng hỗn hợp bột, khoai, sữa trong nồi chiên không dầu 20 phút với 200 độ. Sau đó, thêm phomai và nướng thêm 5 phút cho phomai chảy và thành quả là món bánh khoai lang nướng phomai cho bé.

Cách làm món súp khoai lang, thịt gà, nấm hương

món ăn dặm từ khoai lang
Súp khoai lang, thịt gà, nấm hương bổ dưỡng

Nguyên liệu:

– 1/3  củ khoai lang

– 1/2  củ hành tây

– 50g thịt ức gà

– 50g nấm hương tươi

– Nước lọc

Cách làm:

– Khoai lang gọt rửa sạch sẽ, cắt thành khúc nhỏ; Hành tây cắt hạt lựu; Thịt gà rửa sạch bỏ mỡ; Nấm hương rửa sạch thái hạt lựu

– Thịt gà đem luộc hoặc hấp chín, sau đó xé sợi nhỏ

– Cho hành vào nồi khác, phi thơm với dầu ăn dặm; sau đó cho thêm nấm và khoai và xào cùng trong 3 phút

– Thêm nước và hầm trong 20 phút cho khoai nhừ

– Khi khoai nhừ dùng vá để dằm nát ra, sau đó thêm thịt gà vào và đun thêm 5 phút. Cho thêm một ít gia vị ăn dặm để tăng khẩu vị cho bé

– Nếu súp loãng, mẹ có thể cho thêm một ít bột năng để làm sánh hỗn hợp

Tương tự với cách làm này, mẹ có thể thay đổi thực phẩm tùy ý theo khẩu vị của bé để làm thành món súp khoai lang thơm ngon, bổ dưỡng

Những lưu ý khi làm món ăn dặm từ khoai lang

món ăn dặm từ khoai lang
Những lưu ý khi làm món ăn dặm từ khoai lang

Khoai lang là thực phẩm lành tính, không gây dị ứng và phù hợp để cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, để đảm bảo có được món ăn dặm tốt cho bé, mẹ cần chú ý đến một số điều sau:

Cách sơ chế khoai lang cho bé ăn dặm sạch sẽ, vệ sinh

Khi chuẩn bị khoai lang cho bé ăn dặm, mẹ cần đảm bảo rửa khoai lang với nước sạch và bỏ các bụi bẩn hoặc cặn bẩn trên bề mặt của nó. Mẹ cũng nên bỏ phần vỏ bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu mục, mục ở một số điểm. Nếu sử dụng dao để chế biến khoai lang, hãy chắc chắn rằng dao đã được rửa sạch trước đó và không có dấu hiệu bị nứt, vỡ.

Cách chọn khoai lang để làm món ăn dặm từ khoai lang cho bé

Để chọn khoai lang cho bé ăn dặm, mẹ hãy lựa chọn những củ khoai lang có vỏ mịn, không bị móp, nứt, hay có dấu hiệu hư hỏng. Ngoài ra, nên chọn khoai lang có màu sắc đẹp, không có vết thâm hoặc vết nứt sâu. Khi cầm 2 củ khoai cùng kích thước mẹ hãy chọn củ nặng hơn vì điều này cho thấy chúng còn tươi.

Cách bảo quản khoai lang làm món ăn dặm cho bé

Khoai lang có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2-3 tuần. Tuy nhiên, để kéo dài thời gian bảo quản, nên để khoai lang ở nơi mát, khô ráo và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu mẹ muốn bảo quản lâu hơn, có thể cắt khoai lang thành miếng nhỏ, đun chín hoặc hấp chúng, sau đó đóng gói kín và để trong tủ lạnh. Khi cần sử dụng, chỉ cần hâm nóng lại trước khi cho bé ăn.

Trên đây là gợi ý và cách chế biến các món ăn dặm từ khoai lang cho bé. Mẹ nên cân nhắc đưa vào thực đơn hằng ngày vì thực phẩm này rất phù hợp cho con ăn dặm. Ngoài ra, Sakura Montessori cũng đã gửi đến mẹ những thông tin bổ ích khác về khoai lang. Hy vọng rằng sau khi theo dõi bài viết, mẹ đã chọn được món ngon cho bé ăn dặm từ khoai lang. Chúc mẹ và bé có những bữa ăn ngon!

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm