Khoai tây là loại thực phẩm bổ dưỡng được nhiều chuyên gia đánh giá cao và các phụ huynh thường xuyên đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé. Khoai tây giúp tăng cường hoạt động cho hệ tiêu hóa và mang đến nhiều lợi ích khác. Ngay dưới đây Sakura Montessori cùng cha mẹ tham khảo cách chế biến khoai tây nghiền sữa cho bé ăn dặm đúng chuẩn chuyên gia nhé.
Tác dụng tuyệt vời khi cho bé ăn dặm khoai tây
Khoai tây là loại rau củ giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và được đưa vào thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Cùng điểm qua giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này cha mẹ nhé.
1. Giá trị dinh dưỡng từ khoai tây
Khoai tây mang đến nhiều lợi ích về dinh dưỡng cũng như tốt cho sức khỏe của bé. Nó được coi là thực phẩm bổ dưỡng không thể bỏ qua khi chế biến đồ ăn dặm cho con. Trong 100g khoai tây có chứa lipid 2,8g, cholesterol 0mg, Kali 286mg, cacbohydrat 15g, protein 1,7g và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin D, sắt, canxi, magie…
Điểm nổi bật của khoai tây là cungc ấp đến 45% nhu cầu vitamin C cơ thể cần trong ngày. Đây là hợp chất quan trọng giúp bảo vệ tế bào, giải trừ độc tố, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, dị ứng…
2. Công dụng của khoai tây nghiền sữa với trẻ
Khoai tây kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức là công thức tuyệt vời đưa vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Với công thức này cha mẹ có thể chế biến được một số món ăn dặm được nhiều trẻ yêu thích. Bên cạnh đó khoai tây nghiền sữa cho bé còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua:
- Hàm lượng vitamin C cao: Khoai tây có chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, giảm sự tổn thương của tế bào và ổn định các phân tử tự do.
- Món ăn dặm giàu vitamin và khoáng chất: Trong khoai tây có chứa nhiều vitamin, chất khoáng cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra các chất còn có tác dụng phụ hồi nhanh tình trạng viêm ngoài ra, có tác dụng tốt phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa.
- Hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ: Thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, cha mẹ nên cẩn thận chọn thực phẩm phù hợp. Khoai tây có chứa hàm lượng kiểm cao, trung hòa nồng độ axit trong hệ tiêu hóa tốt. Bên cạnh đó loại ray củ này còn thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, ngăn ngừa táo bón cho trẻ.
- Hỗ trợ bảo bệ sức khỏe tim mạch cho bé: Trong khoai tây có chứa hàm lượng chất xơ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xâu. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cho trẻ.
- Tốt cho sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ: Khoai tây có nhiều thành phần hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu. Từ đó giúp đảm bảo sự lưu thông và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho hệ thần kinh và não bộ.
- Hỗ trợ trẻ ngủ ngon và ngủ sâu hơn: Chất Tryptophan an thần tự nhiên có trong khoai tây giúp trẻ ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Ngoài ra hàm lượng kali có trong kali còn giúp hỗ trợ cơ và tứ chi của trẻ thư giãn.
- Thực phẩm dễ chế biến: Khoai tây mềm, dễ chế biến, có thể kết hợp với nhiều thực phâm khác khiến trẻ cảm thấy ngon miệng.
Cách làm món khoai tây nghiền sữa cho bé ăn dặm đúng chuẩn
Khoai tây nghiền sữa là công thức món ăn dặm khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, thời gian thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên cha mẹ đừng nghĩ khoai tây nghiền sữa chỉ có 1 cách chế biến duy nhất. Ngay dưới đây Sakura Montessori sẽ đưa ra gợi ý một số cách biến tấu với khoai tây và sữa hấp dẫn trẻ. Mời cha mẹ cùng tham khảo để đổi bữa cho con yêu có những trải nghiệm món ăn dặm mới mẻ nhé.
1. Cho bé ăn dặm khoai tây nghiền sữa bột
Chỉ cần vài củ khoai tây và sữa công thức bé đang dùng, chúng ta có thể mang đến món ăn dặm thơm ngon, hấp dẫn. Khoai tây nghiền sữa công thức chắc chắn sẽ chinh phục vị giác của trẻ. Mời cha mẹ tham khảo công thức chế biến món ăn này như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: 3 củ (cha mẹ có thể cân đối lượng khoai tây phù hợp nhu cầu ăn dặm của trẻ)
- Sữa công thức
Các bước chế biến món cho bé ăn dặm khoai tây nghiền sữa bột
- Khoai tây chọn củ mới thu hoạch, không bị thối hỏng, vỏ ngoài có màu vàng nâu nhạt đặc trưng và đều màu. Gọt bỏ vỏ khoai tây, rửa sạch và cắt miếng nhỏ mang hấp chín.
- Khoai chín cho vào tô và dùng dĩa hoặc thìa dầm nhuyễn, với trẻ tập ăn dặm nên dùng máy xay thêm sữa và xay mịn.
- Trộn thêm sữa công thức để đạt được độ loãng mong muốn
- Trộn kỹ đến khi khoai và sữa hòa đều với nhau, múc ra tô và cho bé thưởng thức trực tiếp.
2. Chế biến khoai tây nghiền sữa, phô mai
Một trong những món bé ăn dặm khoai tây nghiền sữa hấp dẫn khác là thêm nguyên liệu phô mai để cho ra hương vị khác biệt. Trẻ sẽ cảm nhận vị ngọt thanh, béo bùi và thơm ngon cực hấp dẫn. Hãy chuẩn bị nguyên liệu và nấu ngay cho bé thưởng thức cha mẹ nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: 3 củ
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Phô mai
Các bước chế biến khoai tây nghiền sữa và phô mai
- Rửa sạch khoai tây loại bỏ hết lớp bẩn bên ngoài, sau đó gọt vỏ và rửa lại. Thái khoai tây thành miếng nhỏ và cho vào nồi hấp chín mềm
- Cho khai tây hấp vào tô dùng muỗng hoặc máy xay nghiền đạt độ nhyễn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của trẻ
- Cho phô mai vào nồi, thêm sữa điều chỉnh độ loãng, thêm phô mai và đun nhỏ lửa. Cần đảo đều hỗn hợp trong quá trình đun để tránh bị bén nồi hay cháy khét
- Sau khi đun từ 8 – 10 phút, hỗn hợp khoai tây sữa, phô mai hòa đều thì tắt bếp.
- Múc hỗn hợp ra tô, chờ nguồi và cho bé ăn trực tiếp
3. Món ăn dặm khoai tây và sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy sử dụng sữa mẹ, trộn khoai tây nghiền nhuyễn là món ăn dặm thích hợp cho trẻ ngay từ giai đoạn tập ăn dặm. Cách làm món ăn thơm ngon, bổ dưỡng giúp bé tăng cân đều đặn này như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: 3 củ
- Sữa mẹ
Các bước chế biến món ăn dặm khoai tây và sữa mẹ
- Rửa sạch khoai tây loại bỏ hết lớp bẩn bên ngoài, sau đó gọt vỏ và rửa lại. Thái khoai tây thành miếng nhỏ và cho vào nồi hấp chín mềm
- Cho khai tây hấp vào tô dùng muỗng hoặc máy xay nghiền đạt độ nhyễn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của trẻ
- Trộn thêm sữa mẹ vào để đạt độ loãng hợp lý và lưu ý trộn đều để hỗn hợp hòa vào nhau cho đều vị
- Như vậy là chúng ta đã hoàn thành món khoai tây nghiền sữa mẹ cho bé ăn dặm. Hãy cho con thưởng thức ngay cha mẹ nhé.
4. Cháo khoai tây nghiền sữa với đậu xanh ăn dặm
Cháo khoai tây nghiến sữa kết hợp đậu xanh tạo nên hương vị thanh mát, thơm ngọt dịu hấp dẫn. Món ăn này giúp thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe, cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng cho trẻ.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: 2 củ
- Đậu xanh tách vỏ: 20g
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Dầu ăn dặm
Các bước chế biến món cháo khoai tây nghiền sữa đậu xanh
- Đậu xanh ngâm nước khoảng 30 phút, sau đó đãi sạch, để ráo nước và cho vào nồi hấp khoảng 20 phút đến khi chín mềm
- Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khúc và cho vào hấp chín mềm
- Cho đậu xanh, khoai tây và sữa vào máy xay xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp
- Cho hỗn hợp vào nồi, thêm sữa để điều chỉnh độ loãng thích hợp cho trẻ ăn
- Đun sôi hỗn hợp khoai tây, đậu khoảng 2 phút, trong thời gian đun cần đảo thường xuyên để tránh bén nồi hoặc làm cháy cháo
- Múc chao ra tô, thêm 1 thìa dầu ăn dặm trộn đều, chờ cháo nguội và cho trẻ thưởng thức
5. Khoai tây nghiền sữa chiên
Ngoài những cách chế biến khoai tây nghiền sữa trên đây thì chiên khoai tây giúp bé thay đổi khẩu vị để cảm thấy ngon miệng hơn. Cách chế biến món này hoàn toàn không phức tạp và cũng tốn ít thời gian cha mẹ nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: 3 củ
- Trứng gà: 3 trứng (trẻ dưới 1 tuổi chỉ dùng lòng đỏ)
- Bột mì: 230g
- Bột chiên xù: 200g
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 50ml
- Gia vị nấu ăn dặm
Các bước chế biến món khoai tây nghiền sữa chiên
- Rửa sạch khoai tây loại bỏ hết lớp bẩn bên ngoài, sau đó gọt vỏ và rửa lại. Thái khoai tây thành miếng nhỏ và cho vào nồi hấp chín mềm
- Cho khoai tây hấp và tô và nghiền mịn
- Tách 1 lòng đỏ trứng gà thêm vào tô khoai tây và trộn đều
- Thêm 50ml sữa, 30g bột mù, 1 ít gia vị vào tô khoai tây trộn đều thành hỗn hợp nhuyễn mịn
- Đánh tan 2 trứng gà để riêng trong 1 tô
- Cho bột mì và bột chiên xù riêng trong 2 tô
- Tách hỗn hợp khoai tây thành từng phần nhỏ, vo viên tròn hoặc tạo hình tùy thích
- Lăn khoai tây lần lượt qua bột mì, trứng, bột chiên xù và xếp riêng. Cứ tiếp tục như vậy đên khi hết phần khoai tây trong tô.
- Đặt chảo dầu lên bếp làm nóng chảo, cho viên khoai tây vào chiên trong thời gian từ 3 – 5 phút đến khi chín vàng đều các mặt. Cho viên khoai tây vào giấy thấm dầu.
- Thành phẩm thu được các các viên bánh khoai tây nghiền sữa chiên có lớp vỏ giòn, màu sắc vàng ươm, đẹp mắt, hương vị thơm ngon.
- Trình bày thành phẩm ra đũa và cho bé thưởng thức.
Một số lưu ý khi sử dụng khoai tây cho bé ăn dặm
Khoai tây được đánh giá là thực phẩm lành tính, nhất là đối với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan, chúng ta cần tránh 1 vài thành phần có thể phát sinh ngây nguy hiểm cho con trong quá trình lựa chọn, sơ chế và chế biến món ăn. Cụ thể:
- Chọn khoai tây: Chọn những củ còn nguyên vẹn, cầm chắc tay, vỏ đều màu vàng nâu nhạt. Không nên chọn khoai bị sứt vỏ, thối củ, củ đã mọc mầm hoặc vỏ ngoài có màu xanh.
- Sơ chế khoai tây: Khoai tây mọc mầm có chứa hàm lượng glycoalkaloid cao có thể gây độc cho cớ thể. Do đó khi sơ chế khoai tây cần loại bỏ củ đã mọc mầm. Bên cạnh đó vỏ khoai tây cũng chứa lượng nhỏ chất này, vì vậy chúng ta nên bỏ vỏ khi sơ chế để nấu cho bé ăn. Bên cạnh đó để sơ chế khoai tây không bị thâm chúng ta nên ngâm vào hỗn hợp nước thêm 2 -3 muỗng giấm hoặc nước cốt chanh hay ngâm vào nước nếu như chế biến ngay.
- Chế biến khoai tây loại bỏ chất độc: Trong khoai tây có chứa Acrylamide là chất độc có thể gây bệnh ung thư, thần kinh, các bệnh về não… Do đó, trong khi chế biến khoai tây cho bé ăn dặm cha mẹ cần thực hiện đúng cách để loại bỏ chất độc này.
- Cho bé ăn dặm khoai tây: Phụ huynh nên cho trẻ ăn từng chút một, với dạng từ lỏng đến đặc. Trong giai đoạn trẻ 6 tháng tập ăn dặm chúng ta nên cho con ăn khoai tây nghiền, sau đó chuyển sang cháo đặc, rồi đến dạng cắt miếng. Trong quá trình cho trẻ ăn, cha mẹ nên theo sát phản ứng của con đề phòng trường hợp bị dị ứng, Nếu bé xuất hiện hiện tượng đau bụng, đầy hơi, nổi mề đay… nên dừng cho ăn và đưa con đế cơ sở y tế để được thăm khám.
- Bảo quản khoai tây: Khoai tây nên bảo quản ở nhiệt độ phòng và sử dụng trong vòng 1 tuần, không nên dùng khoai mọc mầm. Để kéo dài thời gian bảo quản nên chọn mua khoai mới và để trong ngăn mát tủ lạnh.
Khoai tây nghiền sữa cho bé ăn dặm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ. Nếu cha mẹ băn khoăn tìm kiếm các món khoai tây nghiền sữa chế biến cho con thì trên đây chính là các gợi ý tốt nhất. Ngoài ta phụ huynh có thể biến tấu đa dạng khoai tây để làm bánh, nấu cháo, nầu súp làm phong phú thêm thực đơn cho bé yêu luôn cảm thấy ngon miệng nhé.
- Giáo viên Montessori Quốc tế được chứng nhận bởi Hiệp hội Phát triển Montessori Quốc tế (IAPM).
- Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
- 13 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ