Kết hợp ăn dặm truyền thống và BLW là cách làm hay để tận dụng ưu điểm, khắc phục nhược điểm của cả 2 phương pháp, giúp trẻ phát triển toàn diện. Ăn dặm truyền thống mang đến cho con bữa ăn đủ chất, ăn dặm tự chủ giúp trẻ làm chủ kỹ năng ăn uống, tự chọn lọc thức ăn và lượng ăn. Vậy kết hợp như thế nào mới là phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất?
Sakura Montessori sẽ cùng cha mẹ giải quyết thắc mắc một cách nhanh chóng và khoa học. Cùng tham khảo nội dung bài viết, về cách kết hợp hài hòa 2 phương pháp ăn dặm truyền thống và BLW hiện đại ngay dưới đây cha mẹ nhé.
Lợi ích khi kết hợp phương pháp ăn dặm truyền thống và BLW
Với phương pháp ăn dặm truyền thống, cha mẹ xây dựng lịch ăn dặm với thực đơn chuẩn bị sẵn phối hợp đa dạng các nhóm thực phẩm. Thức ăn được xay nghiền nhuyễn, tăng dần độ thô phù hợp với sự hấp thu của hệ tiêu hóa. Do được cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, năng lượng, trẻ phát triển toàn diện và tăng cân tốt.
Ăn dặm BLW hay ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm tôn trọng quyết định của trẻ về lựa chọn đồ ăn hay lượng thức ăn. Trẻ được tự chọn loại thức ăn, từ cầm nắm hoặc xúc đưa vào miệng. Phương pháp này giúp trẻ phát triển kỹ năng ăn uống, phối hợp linh hoạt tay, mắt và miệng, tăng cường khả năng ăn thô. Bên cạnh đó trẻ luôn cảm thấy hào hứng, tận hưởng bữa ăn, khám phá nhiều hương vị thực phẩm và phát triển tính cách tự lập.
Việc lên thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW là cách để tận dụng cả 2 ưu điểm của các phương pháp này. Đây là sự lựa chọn lý tưởng để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa phát triển kỹ năng ăn thô, tạo ra bữa ăn đầy hứng thú và không khiến trẻ bị biếng ăn.
>>Xem thêm: Nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào? Lời khuyên từ chuyên gia
Nguyên tắc ăn dặm BLW kết hợp truyền thống
Ăn dặm truyền thống kết hợp BLW phát huy tác dụng của cả 2 phương pháp ăn dặm. Tuy nhiên khi kết hợp 2 phương pháp này cha mẹ cần tuân thủ nguyên tắc của từng phương pháp riêng để đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
1. Chọn thời điểm cho trẻ ăn dặm BLW kết hợp truyền thống phù hợp
Nên cho trẻ ăn dặm kết hợp phương pháp truyền thống và BLW khi hệ tiêu hóa trẻ đã cứng cáp, khỏe mạnh. Đây là thời điểm thuận lợi để hệ tiêu hóa hấp thu và tiêu thụ các loại thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Theo các chuyên gia, thời điểm phù hợp nhất cho trẻ ăn dặm kết hợp là khi trẻ bước sang giai đoạn 6 – 10 tháng tuổi. Cho trẻ ăn dặm quá sớm không tốt cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện.
Giai đoạn 6 – 10 tháng tuổi, trẻ bắt đầu hình thành sở thích, tính cách và các kỹ năng ăn nhai. Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn, sau thời điểm này bé dễ xuất hiện biểu hiện chán ăn, rất khó để cho tập ăn dặm.
2. Xây dựng lịch sinh hoạt khoa học cho trẻ
Để đạt hiệu quả khi kết hợp 2 phương pháp ăn dặm, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ lịch sinh hoạt khoa học. Chúng ta cần cân nhắc, chọn lựa và điều chỉnh lịch phù hợp với trẻ, tiến tới thiết lập lịch cố định tạo nên thói quen ăn uống lành mạnh. Ví dụ nến trẻ thích ăn ăn dặm tự chỉ huy hơn thì giảm lịch truyền thống và ngược lại.
3. Cho trẻ ăn dặm trên ghế và bàn ăn
Dù cho trẻ ăn dặm với phương pháp nào thì việc cho trẻ ngồi thẳng lưng trên ghế là vô cùng cần thiết. Đây là cách giúp trẻ rèn luyện thói quen ăn uống nghiêm túc, tập trung và hạn chế tối đa tình trạng mất an toàn, hóc nghẹn do ngồi sai tư thế.
Trong quá trình cho con ăn, không nên cho bé chơi đồ chơi, xem các thiết bị điện tử hay tạo nên sự chú ý nào khác ngoài đồ ăn. Thời gian ăn không nên kéo dài quá 30 phút làm ảnh hưởng đến các bữa ăn tiếp theo.
>>Xem thêm:50 thực đơn ngày đầu tiên ăn dặm BLW giải quyết nỗi lo của cha mẹ
4. Cha mẹ cần nắm bắt các kỹ năng sơ cứu cơ bản
Giai đoạn đầu khi trẻ làm quen với việc ăn dặm, có thể xảy ra tình trạng nôn ọe, hóc nghẹn… do chưa quen với đồ ăn lạ nhất là quá trình ăn dặm tự chỉ huy. Trong trường hợp này để đảm bảo an toàn, cha mẹ cần nắm chắc các kỹ năng sơ cứu cơ bản và cần thiết. Ng
Ngoài ra, phụ huynh cần chế biến đồ ăn đúng cách, phù hợp. Quá trình chuyển dạng thức ăn cho trẻ từ mềm mịn sang thô cũng cần tiến hành một cách từ từ để trẻ có thể thích nghi.
>>Xem thêm: Cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống đơn giản, hiệu quả
5. Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ. Vì vậy cha mẹ cần đảm bảo lượng sữa cho bé hàng ngày. Tuy nhiên khi trẻ ăn dặm, chúng ta có thể giảm lượng sữa hoặc số lần bú mẹ sơ với giai đoạn trước trẻ sử dụng sữa hoàn toàn.
Gợi ý lịch sinh hoạt ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Nếu cha mẹ băn khoăn trong việc lên lịch sinh hoạt ăn dặm BLW kết hợp truyền thống cho trẻ thì gợi ý dưới đây chính là ý tưởng hay. Tùy theo giai đoạn phát triển của con để phụ huynh xây dựng lịch sinh hoạt phù hợp nhất.
1. Giai đoạn trẻ từ 6 – 8 tháng
Giai đoạn từ 6 – 8 tháng tuổi là thời điểm mà trẻ tập ăn dặm, tập các kỹ năng nhai nuốt. Cha mẹ nên cho trẻ uống sữa trước từ 2 – 3 giờ để không làm ảnh hưởng đến bữa ăn dặm của trẻ. Lịch ăn dặm kết hợp 2 phương pháp có thể áp dụng như sau:
- Bữa sáng: Ăn dặm kiểu truyền thống
- Bữa chiều: Ăn dặm tự chỉ huy BLW
2. Giai đoạn trẻ từ 8 – 16 tháng
Trải qua giai đoạn làm quen với quá trình ăn dặm từ 6 – 8 tháng tuổi, bước vào giai đoạn tiếp theo cần cho trẻ rèn luyện và phát triển các kỹ năng ăn uống. Một bữa ăn thông thường chỉ nên kéo dài khoảng 30 phút, nếu kết hợp cả 2 phương pháp thì nên cho con ăn truyền thống trước, ăn BLW sau. Khi cho trẻ ăn dặm truyền thống nên cho trẻ ăn trước sau đó uống sữa.
Lịch ăn dặm kết hợp 2 phương pháp 2 bữa/ngày có thể áp dụng như sau:
- Bữa sáng: Ăn dặm kiểu truyền thống
- Bữa chiều: Ăn dặm tự chỉ huy BLW
Nếu áp dụng lịch ăn dặm với 3 bữa/ ngày:
- Bữa sáng/ tối: Ăn dặm kiểu truyền thống
- Bữa trưa: Ăn dặm tự chỉ huy BLW
3. Giai đoạn trẻ từ 16 – 24 tháng
Giai đoạn từ 16 – 24 tháng phù hợp cho trẻ tập dùng thìa. Lịch ăn dặm có thể xây dựng cho trẻ ăn tự chỉ huy vào bữa sáng, ăn truyền thống vào các bữa trưa và bữa tối. Giai đoạn này chỉ cần cho trẻ uống thêm sữa kèm các bữa ăn truyền thống.
Lịch ăn dặm BLW kết hợp truyền thống như sau:
- Bữa sáng/ tối: Ăn dặm kiểu truyền thống
- Bữa trưa/ chiều: Ăn dặm tự chỉ huy BLW
Cách 2:
- Bữa sáng/ trưa: Ăn dặm kiểu truyền thống
- Bữa chiều/ tối: Ăn dặm tự chỉ huy BLW
Cách 3:
- Bữa sáng/ chiều: Ăn dặm tự chỉ huy BLW
- Bữa trưa/ tối: Ăn dặm kiểu truyền thống
4. Giai đoạn hoàn thiện các kỹ năng từ 1 tuổi trở lên
Trong giai đoạn hoàn thiện các kỹ năng, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự ăn và xúc bằng thìa. Chúng ta nên ưu tiên cho trẻ ăn dặm BLW để hỗ trợ trẻ sớm hoàn thiện các kỹ năng này, giảm các bữa ăn truyền thống xuống còn 1 bữa/ngày. Đồng thời, phụ huynh cần lưu ý không nên cho trẻ uống sữa sau ăn.
10 thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
10 thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp BLW dưới đây giúp trẻ hứng thú với việc ăn dặm. Mời cha mẹ tham khảo để thuận tiện cho việc lên thực đơn cho em kết hợp bé nhà mình.
Thực đơn | Các món ăn dặm |
Thực đơn số 1 | Thịt gà, cà rốt, măng tây, trà hoa quả, thanh long |
Thực đơn số 2 | Nui, bơ, ớt chuông, đậu cô ve, trà saffron |
Thực đơn số 3 | Thịt hấp, ớt chuông, nấm, trà hoa quả, dưa hấu |
Thực đơn số 4 | Cháo củ dền xay, ruốc cá hồi |
Thực đơn số 5 | Chả thịt, sandwich phô mai, susu luộc, nước susu luộc, cam đường |
Thực đơn số 6 | Cháo thịt bò bí đỏ , trà hoa quả |
Thực đơn số 7 | Cơm ruốc, bí đỏ, cải thìa luộc, nước luộc cải thìa, nước lọc hạt chia |
Thực đơn số 8 | Cháo bồ câu, canh bí |
Thực đơn số 9 | Nui xào, bắp cải luộc, nước luộc bắp cải, đào, trà hoa quả |
Thực đơn số 10 | Tôm luộc, cà rốt hấp, susu hấp, trà saffron |
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm blw kết hợp cùng phương pháp truyền thống
Kết hợp ăn dặm truyền thống và BLW được coi là cách hay để phát huy tối đa ưu điểm, khắc phục nhược điểm của từng phương pháp khi áp dụng riêng lẻ. Tuy nhiên để trẻ phát triển toàn vẹn cả thể chất và tinh thần, cha mẹ không nên bỏ qua một số lưu ý sau:
- Nên tách riêng ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW thành 2 bữa: Khi lên lịch ăn dặm kết hợp cho trẻ phải tính toán xen kẽ khoa học, đều đặn và cố định. Không nên áp dụng ăn dặm truyền thống và tự chỉ huy trong cùng 1 bữa sẽ khiến trẻ nhầm lẫn, dẫn đến không còn hiệu quả. Khi trẻ nhầm lẫn bé dễ mắc nghẹn, nôn ọe do lượng thức ăn không đều xen kẽ giữa xay nghiền và thức ăn thô.
- Nên cho trẻ ăn dặm BLW nếu kết hợp 2 phương pháp trong cùng 1 bữa: Trong trường hợp phụ huynh muốn kết hợp 2 cách ăn, chúng ta nên cho trẻ ăn dặm BLW trước. Mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, cha mẹ nên dành 10 – 15 phút để ăn dặm tự chỉ huy. Tiếp theo, chúng ta cần dọn dẹp toàn bộ đồ ăn và đút cho trẻ ăn vừa lượng phù hợp để hạn chế tình trạng nôn trớ.
- Tôn trọng trẻ: Trong quá trình thực hiện ăn kết hợp phương pháp truyền thống và ăn dặm BLW nếu trẻ thích cách nào hãy tôn trọng con. Con lựa chọn BLW từ chối ăn đút thìa cha mẹ hãy để con ăn tự chỉ huy. Nếu trẻ không thích ăn tự chủ, cha mẹ hãy cho con ăn theo kiểu truyền thống là chủ yếu nhưng vẫn giới thiệu với con đồ ăn BLW. Dù thực hiện phương pháp nào, khi con có dấu hiệu không muốn ăn, chúng ta hãy chấm dứt bữa ăn, cho trẻ ra khỏi ghế và không ép con ăn nữa.
- Cho trẻ ăn tập trung: Nhiều cha mẹ khi thấy con không chịu ăn cho con chơi đồ chơi, xem smartphone, tivi để con ăn nhiều hơn. Đây là cách làm sai lầm, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Cần cho trẻ tập trung vào ăn uống, nói chuyện nhẹ nhàng và động viên con khi ăn, xây dựng cho trẻ thói quen lành mạnh.
Giai đoạn ăn dặm không phải là dễ dàng với trẻ và cha mẹ. Việc chọn lựa phương pháp ăn dặm nào cho con cũng làm đau đầu bao nhiêu bậc phụ huynh. Kết hợp ăn dặm truyền thống và BLW là 1 trong những lựa chọn lý tưởng nhằm mang đến cho trẻ sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để thực hiện tốt quá trình này, chúng ta cần xem xét, điều chỉnh lịch ăn dặm dựa trên thói quen, sở thích của trẻ. Sakura Montessori hi vọng những thông tin trên là gợi ý thích hợp để cha mẹ đưa ra cách ăn dặm phù hợp nhất cho em bé nhà mình.