Để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, nhất là với các bé chậm tăng cân, lười ăn thì bữa phụ đóng vai trò quan trọng. Trong thực đơn bữa ăn này theo các phương pháp khác nhau thì bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật được cha mẹ đánh giá cao vì giàu dinh dưỡng, thơm ngon, hấp dẫn trẻ. Vậy đâu là nguyên tắc bổ sung bữa phụ? Cách làm các bữa phụ kiểu Nhật có khó không? Trong nội dung bài viết dưới đây Sakura Montessori sẽ gửi đến cha mẹ tất cả các thông tin cần thiết.

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
Bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật được cha mẹ đánh giá cao

Nguyên tắc bổ sung bữa phụ cho bé ăn dặm

Bổ sung bữa phụ cho bé ăn dặm là không thể thiếu, giúp con đủ năng lượng, dưỡng chất để tập trung, năng động, phát triển khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, cha mẹ cần chú ý các nguyên tắc để hành trình này đạt được hiệu quả mong muốn.

  • Bổ sung bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật cần căn cứ vào tình trạng của con để chọn thực phẩm phù hợp, không nên so sánh thể trạng của con với trẻ khác. Đặc biệt, cha mẹ không cần quá chú trọng đến cách chế biến cầu kỳ mà cần đảm bảo chất dinh dưỡng nhất là các loại vitamin và khoáng chất.
  • Hiểu rõ mức độ tiêu hóa, khả năng hấp thu của trẻ để xây dựng thực đơn, chế biến bữa phụ hợp lý cho con. Cha mẹ cần quan sát và theo dõi số lần đi ngoài, hình dạng phân để nắm rõ tình hình sức khỏe của trẻ và có tính toán liều lượng thức ăn và chọn thực phẩm cho bé.
  • Chế biến bữa phụ phải phù hợp với năng lực nhai của trẻ, kết hợp giữa tinh và thô để rèn luyện khả năng nhai nuốt của con ngày càng tốt hơn.
  • Điều chỉnh lượng thức ăn cho các bữa phụ mỗi ngày để đảm bảo yêu cầu năng lượng, dưỡng chất giúp con tăng trưởng, phát triển tốt.
  • Theo dõi, quan sát nếu trẻ dị ứng với thực phẩm chế biến bữa phụ cần dừng loại thực phẩm đó và tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ.

>>Xem thêm: Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón – Sai lầm mẹ cần chú ý

>>Xem thêm: 10 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống đầy đủ dinh dưỡn

Cách làm 10 bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật giàu dinh dưỡng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ không quá khó để chuẩn bị, tuy nhiên cần đảm bảo chọn đúng loại thực phẩm và giàu dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Để cha mẹ không mất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, Sakura Montessori giới thiệu cách làm 10 bữa phụ với nguyên liệu dễ tìm, các bước đơn giản được các em bé yêu thích ngay dưới đây. Mời cha mẹ cùng tham khảo để có gợi ý hay nấu ăn dặm cho con nhé.

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
10 bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật giàu dinh dưỡng

1. Bánh quy nướng

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
Tạo hình bánh quy trước khi đưa vào lò nướng

Bánh quy nướng chế biến công nghiệp thường làm cha mẹ lo lắng là món ăn vặt có hại cho con. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta có thể tự chế biến món bánh quy là đồ ăn dặm Nhật giàu dinh dưỡng, thơm ngon cho trẻ. Cách làm món bánh này cũng vô cùng dễ dàng, cha mẹ có thể vào bếp và làm ngay với công thức dưới đây.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bột mì đa dụng
  • Bơ lạt
  • Đường
  • Hạnh nhân
  • Vụn dừa
  • Vani

Các bước chế biến

  • Cho 15g hạnh nhân đã xay nhuyễn thành bột + 50g bột mì đa dụng + 15g đường trộn đều
  • Thêm 30g bơ lạt vào hỗn hợp và tiếp tục nhồi
  • Thêm 1 thìa vụn dừa vào hỗn hợp và tiếp tục nhào đến khi thành khối bột mịn
  • Dùng màng bọc thực phẩm bọc khối bột lại và để bột nghỉ khoảng 30 phút trong ngăn mát tủ lạnh
  • Lấp bột ra, bỏ lớp màng bọc thực phẩm và đặt bột lên giấy nến, cán mỏng nhẹ tay
  • Cắt tạo hình bánh thành các hình dạng theo sở thích và xếp vào khay nướng
  • Làm nóng nồi chiên hoặc lò nướng ở 170 độ C trong thời gian 15 phút
  • Cho khay nướng vào nồi chiên/ lò nướng và nướng bánh ở 170 độ C khoảng 18 – 20 phút, lưu ý lật mặt bánh để bánh chín đều
  • Lấy bánh ra và để nguội cho trẻ thưởng thức

2. Bánh muffin bí đỏ

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
Kết hợp bí đỏ với các nguyên liệu làm thành bánh muffin thơm mềm cho trẻ

Bí đỏ là thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao, muối khoáng, vitamin và các axit hữu cơ cần thiết cho cơ thể của trẻ. Do đó, bí đỏ được khuyến khích sử dụng trong ăn dặm ngay từ những tháng đầu tiên. Để chế biến bữa phụ, cha mẹ có thể kết hợp bí đỏ với nhiều nguyên liệu khác làm thành bánh muffin thơm mềm, dễ tiêu hóa. Công thức làm bánh không khó, cần chuẩn bị các nguyên liệu và thực hiện các bước chế biến như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bột yến mạch
  • Bột mì nguyên cám
  • Bột nở, muối nở
  • Bột quế, bột đinh hương, bột gừng
  • Trứng gà
  • Bí đỏ
  • Socola chip
  • Hạt bí
  • Yến mạch
  • Sữa tươi
  • Vanilla
  • Dầu dừa
  • Muối
  • Mật ong

Các bước chế biến

  • Bí đỏ gọt sạch vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, cắt miếng nhỏ, hấp bí đỏ khoảng 15 – 20 phút đến khi chín mềm, sau đó cho bí đỏ đã hấp vào tô, thêm 200ml nước sôi và nghiền nhuyễn
  • Cho vào tô 280g bí đỏ nghiền + 80ml dầu dừa + 110ml mật ong + 60ml sữa tươi + 1 muỗng cà phê vanilla + 2 quả trứng gà và trộn đều hỗn hợp
  • Cho vào tô khác 120g yến mạch nguyên cám + 150g bột mì nguyên cám + 1/2 muỗng cà phê đinh hương + 1/2 muỗng cà phê bột quế + 1/2 muỗng cà phê bột gừng + 1/2  muỗng cà phê muối nở, 1/2 muỗng cà phê muối + 1 muỗng cà phê bột nở, sau đó trộn đều.
  • Tiếp theo cho hỗn hợp bí đỏ đã trộn đều vào phần bột này, tiếp tục trộn đều đến khi hỗn hợp hòa quyện
  • Thêm 45g socola chip vào hỗn hợp
  • Làm nóng lò nướng với nhiệt độ 180 độ C trong thời gian khoảng 10 phút
  • Lót giấy nến và khuôn bánh, đổ toàn bộ bột vào khuôn bánh, rắc lên trên mặt bột một ít hạt bí, yến mạch
  • Cho khuôn bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong thời gian khoảng 20 phút
  • Lấy khuôn bánh ra, để nguội và trình bày bánh ra đĩa làm bữa phụ cho bé ăn dặm

3. Bánh táo, yến mạch, phô mai

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
Bánh táo, yến mạch, phô mai

Yến mạch, táo là các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, chất xơ… Kết hợp 2 loại thực phẩm quen thuộc này làm bánh cho bữa phụ trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật chắc chắn trẻ sẽ rất yêu thích. Cách thực hiện gồm các bước chuẩn bị và tiến hành như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Táo
  • Yến mạch
  • Bột mì
  • Bột nở
  • Trứng
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Dầu oliu

Các bước chế biến

  • Cho yến mạch vào tô, thêm nước nóng ngâm trong khoảng 15 phút, đến khi yến mạch nở hết, vớt ra và để ráo nước
  • Táo rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt miếng vừa ăn
  • Cho táo, yến mạch, sữa mẹ hoặc sữa công thức vào cối giã nhuyễn, lọc lại qua rây giữa lại hỗn hợp mịn
  • Tiếp tục cho sữa tươi vào hâm nóng, thêm bột nở vào và khuấy đều, thêm cho bột mì, dầu oliu vào hỗn hợp sữa tươi trộn đều đến khi hòa quyện
  • Đánh tan lòng đỏ trứng trong tô, sau đó rây từ từ hỗn hợp bột mì vào tô, thêm hỗn hợp táo yến mạch tiếp tục trộn đều đến khi hòa quyện
  • Làm nóng lò nướng với nhiệt độ 180 độ C trong thời gian khoảng 10 phút
  • Lấy khay nướng bánh, phết lớp bơ mỏng vào mặt trong của khay, sau đó đổ hỗn hợp bột vào khay dàn đều, xếp lên mặt bột vài miếng táo để trang trí
  • Cho khuôn bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong thời gian khoảng 20 phút
  • Lấy khuôn bánh ra, chờ bánh nguội, cắt thành các miếng nhỏ làm bữa phụ cho bé ăn

4. Sữa yến mạch

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
Sữa yến mạch trong thực đơn bữa phụ ăn dặm kiểu Nhật

Yến mạch chứa nhiều protein, vitamin và chất xơ là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và được khuyến cáo đưa vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Yến mạch có thể kết hợp được với nhiều thực phẩm khác để đa dạng cách chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Cha mẹ có thể nấu cháo yến mạch, làm bánh, làm sữa cho trẻ ăn bữa chính hay bữa phụ. Công thức sữa yến mạch trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Yến mạch
  • Nước

Các bước chế biến

  • Ngâm yến mạch với nước ấm đến khi nở hết, xả lại với nước sạch và để ráo
  • Cho yến mạch vào máy xay, thêm nước và xay khoảng 30 – 45 giây cho đến khi hỗn hợp mịn
  • Cho hỗn qua khăn xô sạch và vắt lấy nước
  • Pha loãng nước yến mạch đã vắt với nước lọc, cho vào nồi đun với lửa nhỏ trong khoảng 30 – 45 phút và tắt bếp
  • Rót sữa yến mạch đã nấu và ly, chờ nguội và cho trẻ thưởng thức

5. Sữa chua phô mai

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
Nguyên liệu chế biến sữa chua phô mai thơm ngon, bổ dưỡng

Sữa chua phô mai là nguồn thực phẩm rất tốt cho trẻ ăn dặm, chứa nhiều thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong sữa chua, phô mai có nhiều canxi, cân bằng protein giúp xương chắc khỏe, phát triển toàn diện. Món sữa chua này khá dễ thực hiện, cha mẹ có thể đưa danh sách món ăn phụ cho bé trên 6 tháng tuổi.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Sữa đặc có đường
  • Sữa chua
  • Cream cheese/ mascarpone/ phomai con bò cười
  • Sữa tươi
  • Nước nóng
  • Cốc hoặc hộp để ủ sữa chua

Các bước chế biến

  • Dùng phới lồng đánh cream cheese/ mascarpone/ phomai con bò cười thật đều mịn
  • Thêm sữa đặc và tiếp tục dùng phới lồng trộn đều đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất
  • Hòa đều 1 lon nước nóng + 3 lon sữa tươi thành hỗn hợp, tiếp tục đổ hỗn hợp vào hỗn hợp cream cheese/ mascarpone/ phomai con bò cười + sữa đặc, khuấy đều các nguyên liệu
  • Cuối cùng cho sữa chua vào hỗn hợp và khuấy nhẹ tay, tránh khuấy đảo quá nhiều lần làm ảnh hưởng tới sự hoạt động của men trong sữa chua
  • Chia đều hỗn hợp vào các hũ đựng (dùng thìa hớt hết bọt nếu có), đậy kín nắp hũ
  • Cho hũ đựng vào ủ đến khi sữa chua lên men vừa ăn là đạt yêu cầu
  • Bảo quản sữa chua phô mai trong ngăn mát tủ lạnh, cần lấy ra để ngoài không khí giảm độ lạnh trước khi cho trẻ ăn

6. Sữa khoai lang, hạt sen

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
Lọc hỗn hợp hạt sen, khoai lang tươi nấu sữa

Hạt sen và khoai lang đều là 2 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành tính, tốt cho hệ tiêu hóa phù hợp cho trẻ ăn dặm. Chính vì vậy, chúng ta có thể kết hợp để làm thành sữa có mùi vị béo bùi, ngọt thơm tự nhiên làm bữa phụ cho bé thưởng thức, kích thích sự thèm ăn ở trẻ nhỏ.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Sữa tươi
  • Hạt sen tươi
  • Khoai lang tươi
  • Nước sạch

Các bước chế biến

  • Chọn hạt sen tươi, tách vỏ, bỏ tâm sen và cho vào giã nhuyễn cùng nước sạch
  • Khoai lang bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ và giã nhuyễn cùng nước sạch
  • Lọc hỗn hợp hạt sen, khoai lang tươi lấy nước và vắt thật sạch nước cốt
  • Cho hỗn hợp nước cốt khoai lang, hạt sen vào đun ở lửa vừa, vừa đun vừa khuấy khoảng 3 – 5 phút sau khi sôi
  • Cho sữa tươi vào, khuấy đều và để nguội (có thể cho thêm đường và sữa ông thọ để tăng mùi vị nếu trẻ đã đến giai đoạn sử dụng được thực phẩm này)
  • Cho sữa khoai lang, hạt sen vào cốc, để nguội và cho trẻ thưởng thức
  • Bảo quản sữa hạt sen, khoai lang trong các lọ thủy tinh đặt vào ngăn mát tủ lạnh và cho bé dùng trong khoảng 1 – 3 ngày để giữ được hương vị thơm ngon cũng như chất dinh dưỡng

7. Đậu hũ non yến mạch sốt bơ

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
Sử dụng yến mạch làm đậu hũ non thành bữa phụ được trẻ yêu thích

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng ước tính cao hơn nhiều hơn so với gạo. Yến mạch giàu đạm, giàu chất xơ hòa tan, các vitamin nhóm B… được ưu tiên đưa vào chế biến đồ ăn dặm Nhật cho bé. Dùng yến mạch làm đậu hũ non thành bữa phụ các bé rất hợp tác. Cha mẹ có thể tham khảo cách làm khá đơn giản sau đây nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Yến mạch vỡ
  • Sữa mẹ/ sữa công thức
  • Dầu ăn dặm

Các bước chế biến

  • Yến mạch 50g ngâm trong nước ấm 30 phút đến khi nở hết.
  • Thêm 150ml nước vào yến mạch ngâm nở, cho vào cối giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt
  • Đun hỗn hợp yến mạch trên bếp từ 5-10 phút cho thật sệt, cho thêm chút dầu ăn dặm khuấy đều đổ ra khuôn và bỏ ngăn mát tủ lạnh trong 2 tiếng.
  • Tách vỏ, bỏ hạt 1/ 4 quả bơ, cho phần thịt bơ qua rây nhuyễn, thêm 20ml sữa mẹ hoặc sữa công thức trộn đều
  • Cho đậu hũ non yến mạch ra đĩa, thêm hỗn hợp bơ sữa và cho trẻ thưởng thức

8. Đậu hũ non từ khoai lang

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
Đậu hũ non làm từ khoai lang

Khoai lang có hương vị thơm ngon,ngọt thanh và chứa rất nhiều vitamin A và beta-carotene, tốt sự phát triển của mắt, hệ tiêu hóa được nhiều trẻ yêu thích. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như các loại vitamin, chất đạm, chất béo, đường bột, chất xơ là nguyên liệu lý tưởng cho các bữa ăn phụ của trẻ. Dưới đây, là gợi ý công thức làm món đậu hũ non khoai lang hấp dẫn mời cha mẹ tham khảo.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Khoai lang 100g
  • Nước lọc

Các bước chế biến

  • 100g khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc nhỏ rồi ngâm với nước khoảng 5 phút cho bớt nhựa, sau đó cho vào giã nhuyễn cùng 250ml nước
  • Tiếp theo, lọc khoai lang giã nhỏ qua rây, bỏ phần bã, vắt lấy nước cốt
  • Cho nước cốt khoai lang vào nồi và đun với lửa vừa, vừa đun vừa khuấy, đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp
  • Rót từ từ hỗn hợp vào từng khuôn, chờ cho nguội bớt cho vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 2 giờ là có thể lấy đậu hũ non khoai lang cho trẻ thưởng thức
  • Để tăng thêm hương vị cho món ăn, cha mẹ có thể chế biến thêm nước sốt từ các loại hoa quả như xoài, đu đủ, chuối… cho con ăn kèm với đậu hũ non khoai lang

9. Chuối nghiền sữa

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
Chuối nghiền sữa là món phụ bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm

Chuối chín là loại trái cây thơm, ngọt tự nhiên, có lợi cho tiêu hóa thích hợp dùng chế biến món ăn dặm. Trong chuối còn chứa hàm lượng canxi cao, tốt cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Chúng ta có thể dùng chuối chế biến thành nhiều món ăn phụ cho bé cực bổ dưỡng. Hôm nay cha mẹ có thể thực hiện nhanh món chuối nghiền với công thức khá đơn giản như sau nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Chuối chín kỹ
  • Nước ấm hoặc sữa mẹ/sữa công thức

Các bước chế biến

  • Chuối chín bóc vỏ, cắt miếng nhỏ và dùng thìa nghiền nát chuối
  • Thêm nước ấm hay sữa mẹ hoặc sữa công thức vào trộn đều sao cho hỗn hợp ở dạng sền sệt thích hợp với khả năng ăn của trẻ và cho con thưởng thức

10. Táo nghiền

Món táo nghiền được trẻ yêu thích

Táo giàu chất xơ và vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa non nớt giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, chướng bụng của trẻ tập ăn dặm. Chế biến táo làm bữa phụ cho bé ăn dặm không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà các con rất yêu thích. Cha mẹ thử làm món táo nghiền để con khám phá thêm mùi vị mới và ăn được nhiều hơn nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Táo chín
  • Nước lọc

Các bước chế biến

  • Lấy 1/4 quả táo chín có vị ngọt tự nhiên, gọt vỏ, bỏ lõi và cắt thành những miếng nhỏ.
  • Cho táo cắt nhỏ vào nồi, thêm nước lọc và đun sôi trong khoảng thời gian 7 – 8 phút cho đến khi táo chín mềm
  • Dùng rây nhỏ nghiền mịn táo, loại bỏ bã, phần nước cho bé thưởng thức

Một số lưu ý khi chuẩn bị món ăn phụ cho bé ăn dặm

bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu nhật
Cho trẻ ăn bữa phụ cách bữa chính ít nhất 1.0 – 1.5 giờ

Phụ huynh có thể bổ sung bữa phụ cho trẻ ngay từ những tháng đầu tiên ăn dặm, bên cạnh các bữa chính. Để đảm bảo bữa phụ góp phần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho trẻ chúng ta cần lưu ý một số vấn đề khi chế biến như sau:

  • Số lượng bữa phụ không cố định mà thay đổi theo lứa tuổi của trẻ. Theo đó cha mẹ có thể cho con ăn từ 3 – 6 bữa phụ/ngày đảm bảo cách xa bữa chính ít nhất từ 1.0 – 1.5 giờ.
  • Sau bữa phụ không nên giảm lượng sữa hoặc thay đổi số lần ăn và thời gian ăn những bữa sau của trẻ.
  • Chế biến bữa phụ với thực phẩm tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh và có nguồn gốc rõ ràng. Nhất là trong giai đoạn trẻ tập ăn dặm, cần chú ý loại bỏ các chất gây hại cho cơ thể và hệ tiêu hóa của trẻ khi lên thực đơn bữa phụ cho con.
  • Các loại thực phẩm dùng cho nấu bữa phụ nên được sử dụng hết trong ngày, hoặc bảo quản đúng quy định, để tránh làm hư hỏng hoặc mất đi hàm lượng dinh dưỡng.
  • Hạn chế cho trẻ ăn bữa phụ với lượng nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều đường như trái cây, phô mai, chế phẩm sữa… Những thực phẩm này có thể khiến trẻ đầy bụng, chán ăn bữa chính.
  • Nếu trẻ ăn bữa phụ mà xảy ra hiện tượng như tiêu chảy, nôn trớ, nổi mẩn đỏ, khóc không chịu ăn… chúng ta nên dừng loại thực phẩm đó. Loại thực phẩm chế biến bữa phụ này có thể đã gây dị ứng cho bé.

Trên đây Sakura Montessori chia sẻ cách làm 10 bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật giàu dinh dưỡng, dễ thực hiện. Đây là các món ăn được nhiều phụ huynh áp dụng khiến trẻ hào hứng, hợp tác và thích thú. Hy vọng, từ đây cha mẹ sẽ có những gợi ý hay để lên thực đơn ăn dặm cho con đúng cách và dễ dàng xây dựng thực đơn để chăm sóc trẻ phát triển toàn diện.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email