Rất nhiều ba mẹ lo lắng và muốn giúp con mình cải thiện sự tự tin khi đứng trước đám đông ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Vậy làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ trẻ trong giai đoạn mầm non? Mời ba mẹ tham khảo thêm bài viết dưới đây để có thể lựa chọn cách hiệu quả nhất cho mình.
Sakura Montessori muốn chia sẻ đến ba mẹ thêm một số kiến thức về vấn đề này, từ đó giúp các bậc phụ huynh lựa chọn được phương pháp phù hợp trong việc giúp trẻ tự tin trước đám đông nói riêng và việc giáo dục trẻ nói chung.
Nguyên nhân trẻ không tự tin trước đám đông
Biểu hiện của trẻ không tự tin trước đám đông là nhút nhát, sợ hoặc ngại tiếp xúc với người lạ. Nặng hơn là các triệu chứng khó chịu, lảng tránh, căng thẳng… khi đến gần đám đông. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ở trẻ?
>> Cùng than gia giờ học tiếng Việt với sự tự tin của bé Sakura Montessori nhé!
1. Trẻ ngại tiếp xúc do ít được giao tiếp
Nhiều trẻ khi giao tiếp với người nhà, người thân quen hòa đồng vui vẻ nhưng sợ tiếp xúc với người lạ. Gặp người lạ phản ứng trở nên trái ngược, tâm lý co cụm, nét mặt ngơ ngác và cử chỉ không tự nhiên. Nguyên nhân là do trẻ ít được giao tiếp với người lạ, tập thể hay đám đông và lâu dần bé trở nên mất tự tin khi đối mặt với họ.
2. Chậm thích nghi với môi trường mới
Mỗi đứa trẻ có cách tiếp cận với thế giới riêng, nên sẽ có những bé phản ứng chậm với tất cả xung quanh, với môi trường mới. Trẻ chỉ chấp nhận những gì là quen thuộc như nói nhiều, chơi vui vẻ với người thân. Ngược lại không có phản ứng với các bạn, không giao tiếp với người lạ, thụ động không chịu học. Trẻ nhút nhát, khó làm quen, khó tiếp xúc.
3. Được nuông chiều dẫn đến kém tự tin khi giao tiếp
Những đứa trẻ được người lớn bảo bọc, nuông chiều thái quá thường ngại tiếp xúc với đám đông. Khi đột ngột bắt buộc trẻ hòa nhập với tập thể, trẻ không thích nghi kịp, dễ hoảng loạn, sốc tâm lý. Đây cũng là lý do nhiều bé gào khóc, trốn tránh khi lần đầu tiên đến trường.
4. Trẻ mặc cảm vì bản thân
Nhiều phụ huynh ngạc nhiên vì không tin rằng trẻ nhỏ đã biết đến cảm giác mặc cảm vì bản thân. Trên thực tế nhiệt bé mắc chứng mặc cảm về tâm lý vì học không giỏi, kém tự tin về tài năng hay thành tích của mình. Hoặc mặc cảm về sinh lý do có đặc điểm ngoại hình yếu ớt, thấp còi, có khuyết điểm… Ngoài ra những tác động tiêu cực từ việc chê bai trẻ cũng khiến trẻ gặp phải áp lực và ngại xuất hiện trước đám đông.
5. Cuộc sống gia đình không trọn vẹn
Trẻ sống trong môi trường gia đình không trọn vẹn như bố mẹ thường xuyên bất đồng quan điểm, thường xuyên tranh cãi trước mặt trẻ, ba mẹ ly hôn… Trẻ trở thành người bị tách biệt trọng nhà, không còn cảm giác an toàn, không tin tưởng ai hay bất kỳ điều gì. Đây là những nguyên nhân khiến trẻ trở nên khép kín và sợ hãi trước mọi đám đông.
Một số cách hiệu quả giúp trẻ tự tin trước đám đông
Nhiều trẻ em đã có thể hoạt ngôn, tự tin ngay từ khi còn nhỏ nhưng cũng có nhiều em lại rụt rè nhút nhát. Điều này có thể thay đổi được, không quá khó để trẻ có thể tự tin hòa nhập và giao tiếp với mọi người. Ba mẹ cần quan tâm, tạo cho con một môi trường tốt để phát triển, từ đó cũng có thể kích thích sự tự tin trong con. Khi con có được tự tin, con sẽ cảm thấy yêu đời hơn, con có thể nói ra được nhiều điều mong muốn, phát huy được khả năng tư duy sáng tạo. Cùng ngắm nhìn các bạn nhỏ trường mầm non Sakura Montessori để thấy được sự tự tin đã giúp các con thể hiện được tài năng của mình nhé!
Muốn giúp trẻ tự tin trước đám đông là mong muốn của các bậc cha mẹ. Phụ huynh hoàn toàn có thể rèn luyện được kỹ năng này cho con nếu biết cách thực hiện. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả, đã được kiểm nghiệm và được chuyên gia đánh giá cao. Cụ thể:
1. Chuẩn bị tâm lý trước để trẻ tự tin hơn
Trước khi cho con trẻ tiếp xúc với một môi trường mới, đặc biệt là các đám đông, thì điều quan trọng không nên bỏ qua là các phụ huynh cần giúp trẻ chuẩn bị tâm lý trước. Phụ huynh hãy mô tả cho bé biết trước về nơi đến, kể về những người mà bé có thể gặp, những vật dụng hay những quang cảnh có ở đó. Chính những điều này giúp bé không những cảm thấy thích thú, chờ đợi để đến đám đông đó mà còn giúp trẻ không cảm thấy xa lạ hay bỡ ngỡ về những môi trường mới này.
Không những vậy, bạn cần cho trẻ tiếp xúc từ những đám đông có quy mô nhỏ đến những đám đông có quy mô lớn. Bắt đầu từ những khu vực gần nhà đến khu vực xa nhà để bé quen dần với những thay đổi và trở nên tự tin hơn trước đám đông. Ban đầu bạn có thể dẫn bé sang nhà hàng xóm, rồi đến công viên, trung tâm mua sắm…
2. Cho bé cảm giác an toàn
Đa phần trẻ nhút nhát trước đám đông vì trẻ không cảm nhận được sự an toàn từ những người lạ, những vật lạ trong môi trường đó. Đặc biệt, khi quy mô đám đông càng tăng thì bé lại càng cảm thấy không được an toàn. Hãy tạo cho bé cảm giác an toàn.
Chính vì vậy, cũng không nên ép bé phải làm quen liền với đám đông và đám đông cũng đừng tạo áp lực lên bé. Tránh những câu hỏi dồn dập từ nhiều người làm cho bé trở nên nhút nhát, lo lắng và sợ sệt hơn.
Hãy để cho bé tự khám phá môi trường mới và đối thoại, làm cầu nối giữa bé với đám đông một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhất có thể. Đây là một trong những tip quan trong giúp trẻ tự tin trước đám đông mà nhiều ba mẹ vô tình bỏ qua.
3. Không nên quá gò ép trẻ vào khuôn khổ
Không nên quá gò ép trẻ vào khuôn khổ ngay ở chỗ đông người, tại tập thể. Ví dụ trẻ thường vô tình có nhiều từ ngữ không lễ phép trong lúc đối thoại với người lớn hoặc không trả lời, không chào… Với những hành động này, nhiều ba mẹ thường phản ứng tức thì bằng cách la mắng hay phạt hoặc so sánh làm bé trở nên tự ti hơn và không dám thể hiện.
Thật ra, ba mẹ không nhất thiết phải ép buộc bé chào hỏi hay phải nói thế nào khi gặp ai đó mà hãy thực hiện để bé bắt chước và cố gắng nghĩ ra câu gì mới để giao tiếp., dần dần trẻ sẽ trở nên tự tin hơn trước đám đông.
4. Để trẻ chơi với những trẻ khác
Thực tế, nhiều bố mẹ đã than vãn trong mùa covid-19 do hạn chế đi lại nên trẻ thường bị nhốt trong nhà, ít giao tiếp với thế giới bên ngoài, không giao lưu với bạn bè nên trở nên nhút nhát hơn trước dịch.
Trẻ sẽ dễ dàng cởi mở hơn với bạn bè cùng trang lứa và dễ dàng bắt chuyện với nhau hơn. Ba mẹ nên để trẻ chơi với những trẻ khác, tránh vì sợ trẻ gặp nguy hiểm mà nhốt trẻ ru rú trong nhà. Hãy đưa trẻ đến trường mẫu giáo, khu vui chơi trẻ em hoặc mời bạn bè của con đến nhà cùng chơi với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ không còn cảm thấy sợ sệt khi đến đám đông nữa.
5. Tạo cơ hội cho trẻ phát huy thế mạnh bản thân
Một trong những cách hiệu quả để trẻ trở nên tự tin trước đám đông là tạo cơ hội cho trẻ phát huy thế mạnh của bản thân. Bởi 1 người chắc chắn về khả năng của mình mới có cảm giác tự tin, sẵn sàng thể hiện mình. Phụ huynh hãy quan sát, tìm ra sở trường để giúp con phát huy một cách tốt nhất.
Nếu bé hát hay, múa dẻo hãy khuyến khích con tham gia biểu diễn văn nghệ ở trường. Bé có khả năng vẽ hãy cho con tham gia các lớp học vẽ, gặp gỡ những người cùng khả năng trẻ sẽ nhanh chóng giao lưu, học hỏi. Bé học giỏi văn hãy chỉ cho bé cách làm thơ và đọc thơ khi cả gia đình tụ họp. Giao nhiệm vụ đúng sở trường, con hoàn thành tốt được đám đông tán thưởng con sẽ trở nên bạo dạn hơn.
Ứng dụng phương pháp Montessori trong việc dạy trẻ tự tin trước đám đông
Nhắc đến Montessori, nhiều người cho rằng đây là phương pháp học hướng tới việc cá nhân hóa học tập và trẻ ít có cơ hội để làm việc nhóm và giao tiếp với bạn bè. Tuy nhiên, trên thực tế đánh giá này hoàn toàn không chính xác. Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài mà chưa có sự quan sát tỉ mỉ bên trong, chúng ta rất dễ đưa ra những nhận định không đúng. Montessori cũng vậy, rất cần có sự tỉ mỉ và quan sát một cách cần mẫn.
1. Montessori mang đến cho trẻ môi trường rèn luyện sự tự tin trước đám đông
Người giáo viên muốn thành công trong lớp học Montessori cần được đào tạo bài bản và phải là người có sự quan sát nhạy bén. Bởi chỉ có quan sát, giáo viên mới có thể phát hiện ra những thời kỳ nhạy cảm của trẻ, từ đó hỗ trợ một cách kịp thời cũng như phát huy được những tiềm năng sẵn có của trẻ.
Trong phương pháp Montessori, trẻ có nhiều cơ hội để rèn luyện sự tự tin của mình, được tự mình quyết định các “công việc” mà mình sẽ thực hiện. Đây là một phương pháp rất tốt giúp trẻ tự tin trước đám đông.
Trẻ sẽ được tham gia vào các công việc mà từ trước đến nay ở các lớp học truyền thống trẻ không được làm như: tự chuẩn bị đồ ăn, tự thưởng trà cùng bạn, tự lau dọn, tự vắt nước cam, cắt bánh mỳ… Bên cạnh đó, với những buổi Show and Tell, trẻ được chia sẻ với các bạn và thầy cô những món đồ mà trẻ yêu thích hay kể lại những câu chuyện mà trẻ đã từng được nghe, được biết đến. Những việc tưởng chừng như rất nhỏ này sẽ hỗ trợ trẻ tự tin hơn trong những phần chia sẻ của mình hay khi đứng trước đám đông.
2. Montessori hướng tới sự tôn trọng trẻ
Ngoài ra, phương pháp Montessori còn hướng tới sự tôn trọng trẻ. Trẻ được tự do bày tỏ nhu cầu và mong muốn của mình với giáo viên mà không lo bị đánh giá hay thưởng phạt. Trẻ coi lớp học như chính ngôi nhà của mình và trẻ là người có “quyền” làm những công việc mà mình yêu thích cũng như chủ động đón tiếp những vị khách đến thăm nhà.
Trong môi trường này, trẻ được học các phép lịch sự nhã nhặn để trẻ tự tin khi chào đón hay trò chuyện với mọi người xung quanh. Hơn nữa môi trường lớp học trộn lẫn lứa tuổi tại Montessori cũng góp phần hỗ trợ cho sự tự tin của mỗi đứa trẻ. Các con học cách xưng hô trong cuộc sống, cách quan tâm đến những em bé nhỏ hơn, cách tôn trọng các anh chị lớn hơn, hay cùng nhau làm việc, cùng giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau…
3. Tự kỷ luật ở trẻ là nền tảng của sự tự tin trước đám đông
Theo Maria Montessori, sự tự kỷ luật của mỗi đứa trẻ là nền tảng quan trọng giúp trẻ đạt được sự tập trung cũng như kích thích trẻ khám phá và tìm hiểu các kiến thức sau này. Sự tự tin trước đám đông cũng từ đó mà hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn.
Phương pháp giáo dục Montessori dạy trẻ cách tự chủ, độc lập, tự quyết định và chịu trách nhiệm trước những chọn lựa của mình. Đây là yếu tố quan trọng hình thành sự tự tin của trẻ, giúp trẻ phát triển các kỹ năng nên thiết khác. Đặt nền móng cho quá trình phát triển tương lai và thành công của trẻ.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hỗ trợ ba mẹ trong việc hình thành sự tự tin cho trẻ ở giai đoạn mầm non. Bên cạnh đó giúp phụ huynh có những định hướng trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục giúp trẻ tự tin trước đám đông cũng như tối ưu cho sự phát triển của trẻ.