Giai đoạn 8 tháng tuổi đặc điểm cơ thể trẻ có yêu cầu cao về việc bổ sung dinh dưỡng, năng lượng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Vì vậy cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi. Làm sao để xây dựng thực đơn đầy đủ nhóm chất, giúp trẻ luôn cảm thấy ngon miệng, hợp tác? Sakura Montessori sẽ cùng cha mẹ đi tìm đáp án chính xác nhất trong nội dung bài viết dưới đây.
Xác định nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi
Chuyển sang giai đoạn 8 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Ngoài nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ, trẻ cần được cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết qua các loại thực phẩm hỗ trợ khác. Lúc này, các bữa ăn dặm cho bé 8 tháng là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi tập trung vào 1 số nhóm dưỡng chất cần thiết dưới đây. Cha mẹ cần lưu ý đưa vào thực đơn ăn dặm của con cân bằng và đầy đủ.
- Nhóm tinh bột: Tinh bột là nhóm dinh dưỡng quan trọng, là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp năng lượng cho trẻ. Tinh bột có trong một số thực phẩm ăn dặm như bánh mì, yến mạch, gạo, khoai tây…
- Protein: Protein là dưỡng chất cơ bản trong quá trình phát triển não bộ, tăng cường miễn dịch của trẻ. Nhóm chất này nếu thiếu sẽ khiến trẻ dễ gặp nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhưng nếu cung cấp quá nhiều lại có tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Thực phẩm giàu protein cha mẹ nên đưa vào thực đơn cho trẻ là thịt gà, đậu hũ, lòng đỏ trứng gà, cá hồi, thịt gà…
- Chất béo: Chất béo là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho trẻ 8 tháng, có trong các loại thực phẩm như dầu gấc, mỡ động vật, dầu oliu, dầu gấc…Thêm chất béo còn giúp món ăn trở nên thơm ngon hơn.
- Chất xơ: Chất xơ có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hoa. Nhóm chất này có nhiều trong rau củ, trái cây như cà chua, đậu đũa, bông cải xanh, cà rốt, bí ngồi…
- Vitamin: Vitamin có nhiều trong các loại trái cây, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa của trẻ.
- Một số loại khoáng chất khác: Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, rau màu xanh đậm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch. Kẽm có nhiều trong bí ngô, hạt vừng, sữa chua, thịt bò, măng tây… Nên bổ sung đủ kẽm cho trẻ để tránh trường hợp con dễ bị nhiễm khuẩn.
Nguyên tắc ăn dặm bé 8 tháng tuổi
Nghiên cứu xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi cần đầu tư thời gian và công sức. Trước khi thay đổi thực phẩm vào chế độ dinh dưỡng cho con, cha mẹ nên lưu ý đến các nguyên tắc ăn dặm bé 8 tháng như sau:
- Không ép trẻ ăn: Mặc dù ở mỗi giai đoạn đều quy định lượng thực phẩm ăn dặm, tuy nhiên cha mẹ nên tôn trọng nhu cầu của trẻ. Nếu con không muốn ăn, không hợp tác chúng ta không nên ép, hãy cho con uống thêm sữa nếu trẻ ăn quá ít.
- Làm quen với thực phẩm mới từ 2 – 3 ngày: Cha mẹ nên đợi sau 2 – 3 ngày làm quen với thực phẩm trước khi đưa ra món mới cho trẻ. Chúng ta cũng có thể thử cùng lúc nhiều món để tìm ra món trẻ thích.
- Cân bằng dinh dưỡng theo chu kỳ 2 – 3 ngày: Theo yêu cầu cần cung cấp đủ các nhóm chất cho trẻ, nhưng không nhất thiết phải có đủ trong từng bữa ăn. Cha mẹ có thể cân bằng đủ dinh loại dinh dưỡng cho con nạp vào cơ thể trong từ 2 – 3 ngày.
- Rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh: Hãy cho trẻ ăn theo giờ, khi ăn phải ngồi tại bàn ăn để con hình thành nề nếp ăn uống lành mạnh, khoa học.
- Tạo niềm vui, sự thích thú cho trẻ khi ăn: Hạn chế tối đa sự quát mắng, hãy động viên con tìm hiểu về món ăn và hợp tác ăn uống. Thường xuyên thay đổi món ăn, cách chế biến để trẻ cảm thấy ngon miệng.
- Kiên trì với hành trình cho con ăn dặm: Trong quá trình ăn dặm không tránh khỏi những lúc trẻ không hợp tác do sức khỏe, do con không thích món ăn được chuẩn bị… cha mẹ nên kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Kiên trì đồng hành cùng con tránh tình trạng trẻ sợ hãi khi đến bữa ăn, dần hình thành tâm lý kén ăn, chán ăn.
10 món ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi cực ngon, bổ dưỡng
1. Cháo thịt heo, bí đỏ
Cháo thịt heo, bí đỏ không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi. Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, lành tính giúp bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể bé. Công thức chế biến món ăn dặm này như sau:
Nguyên liệu
- Thịt heo nạc
- Bí đỏ
- Gạo tẻ
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ
- Thịt heo rửa sạch, cho cùng bí đỏ vào nồi và luộc chín, vớt ra để nguội
- Xay nhuyễn thịt heo và bí đỏ
- Cho gạo vo sạch vào nồi, thêm nước và nấu cháo đến khi chín nhừ
- Thêm bí đỏ, thịt heo xay nhuyễn vào nồi cháo, đảo đều và nấu sôi tiếp khoảng 3 phút rồi tắt bếp
- Thêm dầu ăn, khuấy đều và múc ra bát, chờ cháo nguội và cho trẻ thưởng thức
2. Cháo thịt gà, nấm hương
Nếu cha mẹ đang muốn tìm món ăn dặm từ thịt gà mà trẻ yêu thích thì cháo thịt gà, nấm hương chính là 1 trong những lựa chọn hàng đầu. Sự kết hợp giữa 2 loại thực phẩm này cho ra món cháo ngọt thơm, siêu bổ dưỡng cho các bé.
Nguyên liệu
- Thịt gà
- Nấm hương
- Gạo tẻ
Chế biến
- Thịt gà rửa sạch, luộc chín và xé nhỏ hoặc xay nhuyễn
- Nấm hương ngâm nước, rửa sạch, thái nhỏ hoặc xay nhuyễn
- Cho gạo vào nồi, thêm nước và nấu cháo chín nhừ
- Cho thịt gà, nấm hương vào nồi cháo và đun thêm vài phút rồi tắt bếp
- Trình bày cháo ra bát và cho trẻ thưởng thức
3. Cháo thịt bò, súp lơ
Cháo thịt bò, súp lơ (bông cải xanh) được nhiều phụ huynh đưa vào lịch ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi. Món cháo này chứa nhiều loại vitamin, chất đạm, chất xơ có lợi cho sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ. Để chế biến cháo thịt bò, súp lơ rất nhanh gọn sẽ không tốn nhiều thời gian của cha mẹ.
Nguyên liệu
- Thịt bò nạc
- Súp lơ
- Gạo tẻ
- Dầu oliu
Chế biến
- Súp lơ và thịt bò rửa sạch, hấp chín, để nguội và xay nhuyễn
- Gạo vo sạch, cho vào nổi thêm nước mà nấu thành cháo nhừ
- Thêm thịt bò, súp lơ xay nhuyễn vào nồi cháo, khuất đều, nấu sôi thêm khoảng 3 phút, thêm dầu oliu khuấy đều rồi tắt bếp
- Múc cháo thịt bò, súp lơ ra bát và cho trẻ ăn khi cháo nguội
4. Cháo thịt heo, nấm rơm
Cháo thịt heo, nấm rơm có cách thực hiện đơn giản nhưng là món cháo bổ dưỡng, phù hợp cho trẻ ăn dặm. Mời cha mẹ tham khảo công thức chế biến cháo đơn giản dưới đây:
Nguyên liệu
- Thịt heo nạc
- Nấm rơm
- Gạo tẻ
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Nấm rơm và thịt heo rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, xào hỗn hợp với dầu ăn
- Cho gạo vo sạch vào nồi, thêm nước và nấu cháo chín nhuyễn
- Cho hỗn hợp thịt heo, nấm hương xào vào nồi cháo và đảo đều, đun sôi thêm khoảng 3 phút
- Múc cháo ra bát ăn dặm, để nguội và cho trẻ thưởng thức
5. Cháo khoai tây, thịt gà
Khoai tây và thịt gàlà 2 loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi. Sự kết hợp 2 nguyên liệu này nấu cháo không chỉ tốt cho sức khỏe và còn có mùi vị thơm ngon mà trẻ cực kỳ yêu thích.
Nguyên liệu
- Thịt ức gà
- Khoai tây
- Hành lá
- Gạo tẻ
Chế biến
- Khoai tây gọt sạch vỏ, rửa sạch, thái miếng và hấp chín, xay nhuyễn
- Thịt gà rửa sạch, hấp chín và xay nhuyễn
- Vo sạch gạo, thêm nước cho vào nồi nấu đến khi cháo chín nhừ
- Cho khoai tây, thịt gà xay vào nồi cháo và đun thêm khoảng 3 phút
- Thêm hành lá thái nhỏ vào nồi cháo, sau đó tắt bếp
- Múc cháo ra bát, chờ cháo nguội và cho trẻ ăn
6. Cháo tôm, rau dền, cà rốt
Cháo tôm tươi nấu rau dền, cà rốt có màu sắc đẹp mắt và vị ngọt thơm nguyên bản hấp dẫn trẻ. Món ăn dặm này chứa nhiều vitamin A, sắt, đạm hỗ trợ trẻ tăng cân khỏe mạnh. Công thức chế biến cháo khá đơn giản, cha mẹ có thể thực hiện ngay cho bé:
Nguyên liệu
- Tôm tươi
- Rau dền
- Cà rốt
- Gạo tẻ
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Tôm rửa sạch, loại bỏ vỏ, đầu và chỉ đen, luộc tôm chín và nghiền nhuyễn
- Rau dền rửa sạch, cắt nhuyễn
- Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt miếng và xay nhuyễn
- Cho gạo vào nồi nấu cháo chín, thêm rau dền, cà rốt và thịt tôm, tiếp tục đun sôi đến khi chín thì tắt bếp
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn và cho trẻ thưởng thức lúc cháo còn ấm
7. Cháo cá, cà rốt
Trong nhóm rau củ nấu ăn dặm tốt cho sức khỏe của trẻ thì cà rốt luôn được ưu tiên hàng đầu. Cà rốt có thể kết hợp với nhiều loại thịt, cá khác nhau tạo nên hương vị thơm ngon. Cha mẹ có thể tham khảo công thức nấu cháo cá, cà rốt giúp trẻ ăn ngon miệng dưới đây:
Nguyên liệu
- Cá tươi
- Cà rốt
- Gạo tẻ
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Cá sơ chế sạch, cho vào nồi luộc với vài lát gừng tươi để khử mùi tanh, cá chín vớt ra lọc bỏ xương, phần thịt nghiền nhuyễn
- Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch, thái mỏng và xay nhuyễn
- Cho gạo vo sạch vào nồi nấu cháo đến khi chín nhừ, thêm cá và cà rốt vào khuấy đều đun tiến đến khi chín
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn và cho trẻ ăn khi còn cháo còn ấm
8. Súp bí đỏ, thịt bò
Đối với trẻ 8 tháng tuổi, món súp luôn là món ăn dặm mềm mịn được bé yêu thích. Một trong những gợi ý món súp thơm ngon, bổ dưỡng giàu vitamin và dưỡng chất là kết hợp thịt bò, bí đỏ. Công thức nấu món súp này cập nhật ở đây, mời cha mẹ tham khảo:
Nguyên liệu
- Bí đỏ
- Thịt bò nạc
- Hành tây
- Rau mùi
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, cắt nhỏ và xay nhuyễn
- Thịt bò rửa sạch, xay nhuyễn
- Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ và xào với dầu, thêm thịt bò vào xào tiếp trong khoảng phút
- Thêm nước vào nồi hành tây, thịt bò đun sôi, tiếp tục cho bí đỏ vào nồi và khuấy đều
- Đun tới khi hỗn hợp mềm nhuyễn, thêm rau mùi thái nhỏ và tắt bếp
- Trình bày súp thịt bò, bí đỏ ra bát và cho trẻ ăn khi còn ấm
9. Cháo cá hồi, đậu xanh
Cá hồi, đậu xanh là thực phẩm bổ dưỡng, có tính hàn nhẹ, thanh sạch có thể giải độc cơ thể. Nấu cháo cá hồi, đậu xanh ăn dặm tốt cho sức khỏe, sức đề kháng của trẻ. Công thức chế biến cụ thể gồm các bước như sau:
Nguyên liệu
- Đậu xanh tách vỏ
- Cá hồi
- Gạo tẻ
- Dầu oliu
Chế biến
- Đậu xanh tách vỏ, ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch
- Gạo vo sạch, cho vào nồi, cho thêm đậu xanh, thêm nước và nấu cháo chín nhuyễn
- Cá hồi rửa sạch, cắt khúc và luộc chín, sau đó giã nát cá
- Thêm cá hồi vào nồi cháo đậu xanh khuấy đều, chờ sôi thêm khoảng vài phút và tắt bếp
- Chờ cháo nguội, múc ra bát cho trẻ thưởng thức
10. Súp gà, ngô ngọt
Súp gà, ngô ngọt có vị thơm dịu ngọt được các bé đặc biệt yêu thích. Món ăn dặm này tinh khiết, lành tính, giàu dinh dưỡng phù hợp cho trẻ 8 tháng tuổi. Để nấu món súp hấp dẫn, chuẩn vị cha mẹ có thể áp dụng công thức sau:
Nguyên liệu
- Thịt ức gà
- Xương gà
- Nấm hương
- Ngô ngọt
- Cà rốt
- Trứng gà
- Rau mùi
- Bột đao
Chế biến
- Thịt gà, xương gà rửa sạch, cho vào nồi nấu chín thịt gà vớt ra, xương ninh đến khi nước ngọt
- Thịt gà để nguội, xé và băm nhỏ
- Nấm, cà rốt rửa sạch, cắt hạt lựu nhỏ
- Ngô ngọt rửa sạch, thái lấy phần hạt
- Rau mùi rửa sạch, băm nhỏ
- Cho cà rốt, nấm, ngô ngọt vào nồi nước luộc gà đun đến khi chín mềm
- Hòa bột đao vào nước, cho vào nồi nước luộc gà vừa cho vừa khuấy đến khi đạt đột sánh theo yêu cầu
- Cho thịt gà, rau mùi, đánh tan trứng gà cho vào nồi khuấy đều tắt bếp
- Múc súp ra bát, chờ súp nguội và cho trẻ thưởng thức
Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bé 8 tháng tuổi
Trẻ 8 tháng tuổi đã ăn thô hơn giai đoạn trước, do đó cha mẹ dễ dàng chế biến nhiều món ăn giàu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm cho trẻ. Phụ huynh có thể tham khảo gợi ý thực đơn 1 tuần cho bé 8 tháng tuổi dưới đây để có ý tưởng hay nấu ăn dặm cho em bé nhà mình:
Thời gian | Thực đơn |
Thứ 2 | Cháo thịt gà, nấm hương |
Thứ 3 | Cháo thịt bò, bí đỏ |
Thứ 4 | Cháo tôm, cà rốt |
Thứ 5 | Cháo cá lóc, khoai lang |
Thứ 6 | Súp gà, ngô ngọt |
Thứ 7 | Cháo trứng, cà chua |
Chủ nhật | Cháo rau |
Lưu ý khi thiết kế lịch ăn dặm cho bé 8 tháng
Thiết kế thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng cha mẹ cần lưu ý đảm bảo đủ nhóm chất dinh dưỡng theo yêu cầu. Đồng thời chúng ta không nên bỏ qua một số vấn đề quan trọng dưới đây:
- Tìm hiểu kỹ kiến thức liên quan: Để xây dựng lịch ăn dặm đúng chuẩn cha mẹ nên tìm hiểu kỹ các kiến thức liên quan. Sắp xếp các bữa ăn trong ngày phù hợp, đủ dinh dưỡng và năng lượng, các món ăn đa dạng giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
- Đa dạng món ăn: Khi thiết kế lịch ăn dặm cho con, cha mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn, đa dạng các món ăn để trẻ luôn có cảm giác thích thú, hợp tác ăn uống.
- Chế biến đồ ăn dặm không quá đặc hay quá loãng: Cân bằng khi chế biến món ăn dặm để đảm bảo không quá đặc hoặc quá loãng, để tốt cho hệ tiêu hóa và tạo điều kiện cho trẻ tập nhai. Khi nấu cháo nên chọn tỉ lệ cứ 10g gạo thì thêm 70ml nước.
- Tăng thô và không lạm dụng món ăn nghiền nhuyễn: 8 tháng tuổi trẻ đã có phát triển hơn so với giai đoạn trước, vì vậy khi thiết kế lịch ăn dặm cho trẻ cha mẹ nên tăng thô, không làm dụng món ăn nghiền nhuyễn. Hãy cho trẻ tập nhai, nuốt để phát triển cơ hàm và hoạt động hệ tiêu hóa.
- Không nên thêm gia vị vào món ăn: Đối với trẻ 8 tháng tuổi, khi chế biến đồ ăn dặm, chúng ta nên để thức ăn ở dạng nguyên chất để bảo vệ và phát triển vị giác của trẻ. Việc ăn nhạt cũng giúp bảo vệ hoạt động của thận không bị quá tải.
- Tránh cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng trong 1 bữa ăn: Trong 1 bữa ăn không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng như thịt, cá, trứng… khiến gan, thận phải làm việc liên tục. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Bổ sung đủ sữa cho trẻ: Khi trẻ đã ăn dặm, chúng ta cần xen kẽ việc uống sữa mẹ hoặc sữa công thức vào các bữa trong ngày. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho quá trình phát triển của trẻ trong giai đoạn này.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chọn thực phẩm có nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh. Vệ sinh tay và dụng cụ chế biến sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ ăn dặm.
Câu hỏi thường gặp
1. Yêu cầu lượng khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 – 9 tháng tuổi?
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 – 9 tháng tuổi cha mẹ cần lưu ý lượng ăn dặm của bé như sau:
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức 600 – 800ml/ngày: Giai đoạn này trẻ vẫn cần chủ yếu nguồn dinh dưỡng từ sữa nên chúng ta cần cung cấp đủ cho con.
- Số bữa ăn dặm/ngày: Mỗi này nên xây dựng khẩu phần ăn dặm cho trẻ 3 bữa/ngày. Thời gian ăn dặm không bắt buộc, cần điều chỉnh một cách hợp lý theo nếp sinh hoạt của gia đình.
- Khẩu phần ăn dặm và liều lượng cần thiết: tinh bột 75 – 90g, đạm 45 – 50g, chất béo 15 – 20g, chất xơ 50 – 80g, vitamin 60 – 100g
Khi chế biến món ăn dặm cho bé 8 tháng cha mẹ nên xây dựng khẩu phần ăn dặm hợp lý. Tuy nhiên không nhất thiết phải ép trẻ ăn hết lượng thức ăn theo chuẩn. Nếu con không muốn ăn nữa phụ huynh hãy cho con dừng lại, để đảm bảo việc hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.
2. Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng trong ngày như thế nào?
Sắp xếp bữa ăn dặm bé 8 tháng hợp lý cũng đóng vai trò vô cùng cần thiết cho hành trình phát triển của con. Trong 1 ngày cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ ăn từ 5 – 6 bữa, với các mốc thời gian tham khảo như sau:
- Bữa 1 – bữa chính: 8h00 sáng
- Bữa 2 – bữa phụ: 10h00 – 11h00
- Bữa 3 – bữa chính: 13h00
- Bữa 4 – bữa phụ: 15h00 – 16h00
- Bữa 5 – bữa chính: 18h00
- Bữa 6 – bữa phụ: 20h30 – 21h30
3. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng cho bữa sáng tốt nhất là món gì?
Đối với trẻ 7 – 8 tháng tuổi, cha mẹ nên chuẩn bị cho con một số món ăn tốt cho sức khỏe như sau: chuối nghiền bơ và hạt hạnh nhân/ hạt điều/ đậu phộng, bánh mì yến mạch, bánh mì chuối, sữa chua hạt chia/ bơ…
Giai đoạn 8 tháng tuổi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của trẻ có nhiều thay đổi. Vì vậy trẻ cần được cha mẹ chăm sóc tỉ mỉ với chế độ ăn uống hợp lý để phát triển cả thể chất và trí não. Phụ huynh hãy cho con mình ăn dặm phong phú, đa dạng, đủ nhóm chất với cách chế biến thơm ngon, hấp dẫn.
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng không còn khó khăn khi cha mẹ nắm vững các kiến thức liên quan. Để liên tục cập nhật thêm kiến thức dinh dưỡng chăm sóc trẻ theo từng giai đoạn phụ huynh đừng quên theo dõi Sakura Montessori nhé. Chúc cha mẹ đồng hành cùng các con với hành trình phát triển toàn diện.