Đón nghe thêm nhiều Podcast hấp dẫn về cách dạy con, dạy tiếng Anh cho con hay giao tiếp với con hiệu quả… từ kênh Spotify của Sakura Montessori nha!
Có khá nhiều phương pháp giáo dục sớm được ứng dụng trong giáo dục mầm non. Nổi bật trong đó là hai phương pháp Montessori và Reggio Emilia đã mang đến sự đổi mới về tư duy của cha mẹ. Bài viết này SMIS sẽ chia sẻ rõ hơn về 2 phương pháp trên, sự khác nhau giữa phương pháp Montessori và Reggio Emilia để ba mẹ áp dụng một cách hợp lý cho con trẻ.
Tự dạy con ở nhà theo phương pháp Montessori tại nhà, tại sao không? Cùng Sakura Montessori tìm hiểu 4 bước đơn giản để mang Montessori vào không gian gia đình với sự tư vấn từ những chuyên gia Montessori nhé!
1.Những điểm tương đồng của hai phương pháp Montessori và Reggio Emilia
Montessori và Reggio Emilia đều là hai phương pháp giáo dục hàng đầu hiện nay và chúng có thể kết hợp đan xen với nhau. Hai phương pháp này đều được xây dựng bởi các chuyên gia hàng đầu đến từ Ý là Maria Montessori và Loris Malaguzzi. Vì thế mà cả 2 phương pháp sẽ có một số điểm tương đồng với nhau, cụ thể như:
1.1. Mang tính chất kiến tạo
Phương pháp Montessori và Reggio Emilia đều là những nguyên lý mang tính chất kiến tạo, nghĩa là trẻ tự hình thành kiến thức thông qua sự tương tác của chúng với thế giới xung quanh. Từ đó sẽ thúc đẩy tinh thần ham học hỏi, khơi dậy tiềm năng khám phá của trẻ.
1.2. Tuân theo sở thích của trẻ
Cả hai phương pháp này đều phụ thuộc và tuân theo sở thích của trẻ. Ở môi trường giáo dục hiện đại sẽ được chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, trẻ có thể tự do khám phá, tìm hiểu đam mê của mình. Mỗi đứa trẻ sẽ tự đưa ra quyết định của mình khi lựa chọn không gian hoạt động và dụng cụ vui chơi. Cha mẹ hay giáo viên sẽ không phải bắt ép, thúc dục con theo những giáo trình sẵn có. Trẻ sẽ cảm nhận được sự tôn trọng trong quá trình học tập, làm quen với môi trường mới.
Phương pháp Montessori và Reggio Emilia đều dựa vào sở thích của trẻ
1.3. Học tập đa giác quan là nội dung trọng tâm
Ở cả phương pháp Montessori và Reggio Emilia, trẻ luôn có tiếng nói nhất định để học hỏi và tiếp thu kiến thức. Đây là phương pháp học tập đa giác quan giúp trẻ tiếp xúc, tìm tòi và khám phá các vật liệu liên quan đến cả 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, thính giác, thị giác và vị giác.
1.4. Tôn trọng trẻ
Tôn trọng trẻ là điểm tương đồng ở cả 2 mô hình giáo dục này. Ở phương pháp giáo dục đó, trẻ được coi là cá nhân độc lập, được tôn trọng mọi suy nghĩ, quan điểm và mong muốn của mình trong tất cả các hoạt động, tự do khám phá và học hỏi.
2. Phương pháp Montessori và Reggio Emilia có những điểm gì khác biệt?
Cả 2 phương pháp giáo dục đều có những điểm khác biệt riêng, dưới đây là một số tiêu chí đánh giá cụ thể.
2.1. Khởi nguồn
Phương pháp Montessori được bác sĩ, nhà giáo người Ý tên là Maria Montessori nghiên cứu và phát triển vào những năm 1900. Bà bắt đầu nghiên cứu trẻ có nhu cầu và giúp đỡ trẻ mong muốn hòa nhập trở lại.
Phương pháp Reggio Emilia được bắt nguồn từ thành phố Reggio Emilia của Ý, do nhà tâm lý học Loris Malaguzzi xây dựng và phát triển dựa vào sự tập trung và sở thích của trẻ.
Lấy trẻ làm trọng tâm đào tạo và phát triển
2.2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục của phương pháp Montessori là sự phát triển kỹ năng cá nhân, tính độc lập và quy trình cụ thể được đặt ra.
Phương pháp Reggio Emilia chú trọng vào phát triển khả năng làm việc nhóm, nâng cao kỹ năng hợp tác, giao lưu của trẻ và tìm cách giải quyết vấn đề.
2.3. Phương pháp giáo dục
Chương trình học của Montessori rất bài bản, chặt chẽ và được chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt những mục tiêu chung. Trong đó, giáo viên sẽ có vai trò là người quan sát, hướng dẫn để trẻ tự hoàn thành những nhiệm vụ.
Còn phương pháp Reggio Emilia coi giáo viên là cộng sự của trẻ, cùng trẻ tham gia vào quá trình học hỏi khám phá mọi thứ và tự do kết nối, trao đổi các ý tưởng với giáo viên.
Trẻ tự tự lập, tự làm mọi việc theo ý thích
2.4. Đối tượng áp dụng
Montessori không phân chia lớp học theo độ tuổi mà thực hiện tổ chức các lớp học theo độ thích ứng của trẻ. Phương pháp này khuyến khích trẻ học tập theo khả năng của mình.
Reggio Emilia quan tâm tới việc xây dựng sự thích thú cho con, tương tác trên những mối quan hệ xung quanh. Ở đây, giáo viên và phụ huynh đóng vai trò là người dẫn dắt hướng dẫn trẻ.
2.5. Khuynh hướng giáo dục cá nhân – nhóm
Phương pháp Montessori được phân chia giờ làm việc cá nhân, giờ làm việc nhóm. Ở hoạt động cá nhân, trẻ được tự do lựa chọn hoạt động mình yêu thích, còn nhóm, trẻ có thể cùng cô, các bạn tham gia hoạt động
Reggio Emilia hướng đến khuynh hướng giáo dục đội nhóm, công tác hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết vấn đề đang cùng quan tâm.
Nguyên tắc học hỏi dựa theo tính cá nhân, tôn trọng trẻ
2.6. Cách sử dụng tài liệu
Phương pháp Montessori, giáo viên là người quan sát, ghi chép để xây dựng lộ trình riêng cho từng trẻ. Không bạn nào giống bạn nào, tài liệu sẽ dựa trên từng cá thể riêng để con có thể tự do phát triển, khám phá xung quanh.
Phương pháp Reggio Emilia cung cấp đa dạng tài liệu và cách thức sử dụng. Trẻ có thể luân chuyển sử dụng các tài liệu này và tự do khám phá, sử dụng chúng.
2.7. Dụng cụ học tập và người hướng dẫn
Sự khác biệt về dụng cụ học tập giữa phương pháp Montessori và Reggio Emilia khá rõ rệt.
Phương pháp Reggio Emilia sẽ mang đến thế giới học liệu với đa dạng dụng cụ học tập với nhiều màu sắc kích thích thính giác của trẻ.
Montessori có các giáo cụ bằng gỗ, trực quan, sinh động, khác hẳn phương pháp truyền thống. TT là đồ chơi bằng nhựa, nhiều màu sắc…phù hợp cho từng độ tuổi, đảm bảo sự đồng nhất giữa các lớp học.
Dụng cụ học tập của phương pháp Montessori và Reggio Emilia
3. Một số câu hỏi thường gặp
Cùng SMIS giải đáp một số câu hỏi thường gặp về hai phương pháp Montessori và Reggio Emilia ở phần sau đây.
3.1. Nhược điểm của phương pháp Reggio Emilia là gì?
Ngoài các ưu điểm kể trên thì phương pháp giáo dục Reggio Emilia vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định như: Phương pháp giáo dục sớm này đòi hỏi không gian học tập có nhiều học cụ, phong phú, sáng tạo nên chi phí đầu tư sẽ cao.
Bên cạnh đó, giáo viên giảng dạy phải có khả năng quan sát, thấu hiểu trẻ và dẫn dắt giúp con tự do sáng tạo. Chưa kể, phương pháp Reggio Emilia không phù hợp với một số trẻ có xu hướng học theo hình mẫu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
3.2. Có nên áp dụng phương pháp Montessori và Reggio Emilia cho bé?
Câu trả lời là có. Bởi các phương pháp giáo dục Montessori và Reggio Emilia sẽ hỗ trợ con phát triển toàn diện nhất trong giai đoạn đầu đời. Nếu cha mẹ muốn con tự lập, tự do phát triển thì lựa chọn phương pháp Montessori. Ngược lại, nếu ba mẹ muốn trẻ phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, biết yêu thương và thích ứng nhanh với môi trường thì có thể chọn phương pháp Reggio Emilia. Từ đó trẻ sẽ có môi trường giáo dục tốt để phát triển đầy đủ mọi mặt của mình.
3.3. Cần lưu ý gì để áp dụng phương pháp Montessori và Reggio Emilia hiệu quả?
Để áp dụng phương pháp Montessori và Reggio Emilia hiệu quả cha mẹ cần phải lưu ý một số điều sau đây.
- Cha mẹ, giáo viên sẽ là người đồng hành cùng trẻ trong quá trình học tập theo 2 phương pháp trên cần phải bình tĩnh, không nôn nóng. Bên cạnh đó, bạn cũng phải biết tôn trọng sở thích của trẻ, không nên quát mắng khi con phạm lỗi. Hãy nói chuyện nhẹ nhàng, nhẫn nại để trẻ cảm thấy được tôn trọng, yêu thương hơn.
- Xây dựng môi trường học tập tốt, trẻ được tự thực hành khám phá thế giới xung quanh như: tự tay xây dựng nhà tí hon bằng đất, tự làm bình nước tưới cây bằng chai nhựa, cắt dán trang trí phòng ngủ,.. để con tự do sáng tạo và tự lập.
- Hãy đặt con làm trung tâm, thường xuyên giao tiếp và nói chuyện với con để hiểu con hơn. Trong quá trình giao tiếp nên chú ý những hành động, lời nói trước mặt trẻ. Có thể lựa chọn dụng cụ học tập như sách, bài hát,.. để con tập nhằm phát huy tốt khả năng ngôn ngữ, giao tiếp của mình.
Đó chính là các chia sẻ về sự khác nhau giữa phương pháp Montessori và Reggio Emilia mà SMIS mang đến cho quý phụ huynh. Nếu bạn đang tìm kiếm trường mầm non chất lượng, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại thì hãy đến với Sakura Montessori.
Chúng tôi tự hào là trường mầm non tiên phong áp dụng phương pháp Montessori vào giảng dạy, mang đến nhiều lợi ích cho trẻ ngay từ giai đoạn 6 năm đầu đời. Hãy liên hệ ngay với SMIS để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng hơn nhé.