Khoai tây là loại rau củ hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa, có thể đưa vào thực đơn của trẻ từ sớm khoảng 7 tháng tuổi. Để tạo thực đơn đa dạng cho con cha mẹ có thể nấu khoai tây cho bé ăn dặm kết hợp với nhiều thực phẩm khác. Nhằm giúp trẻ có khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, Sakura Montessori gửi đến phụ huynh 10+ công thức chế biến khoai tây không bao giờ ngán, mời phụ huynh cùng tham khảo.
Khoai tây – thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm
Khoai tây ăn dặm là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà các phụ huynh không nên bỏ qua trên hành trình chăm sóc con nhỏ. Khoai tây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ:
- Cải thiện hệ miễn dịch: Trong khoai tây chưa hàm lượng vitamin C cao có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, ổn định phân tử tự do và làm giảm tổn thương tế bào. Các thành phần vitamin và khoáng chất trong khoai tây giúp kháng viêm, giảm đau phát huy tác dụng tốt với các tình trạng viêm ngoài da, viêm đường tiêu hóa…
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt: Khoai tây có hàm lượng kiềm cao, trung hòa tốt nồng độ axit trong cơ thể trẻ hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Khoai tây còn thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, giúp trẻ ngăn ngừa táo bón.
- Tốt cho não bộ và hệ thần kinh: Một số thành phần trong khoai tây giúp ổn đình lượng đồng, đảm bảo lưu thông máu. Đồng thời khoai tây cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hệ thinh kinh và não bộ hoạt động.
- Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch: Khoai tây có nhiều chất xơ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ giấc ngủ cho trẻ: Chất trytophan trong khoai tây là chất an thần an toàn giúp trẻ ngủ ngon và ngủ sâu hơn.
Top 10+ công thức nấu khoai tây cho bé ăn dặm phụ huynh nên lưu lại
Khoai tây là rau củ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo đưa vào thực đơn ăn dặm cho trẻ ngay từ giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi. Khoai tây dễ kết hợp với các loại thực phẩm khác để cân bằng và cung cấp đa dạng dinh dưỡng cho con yêu phát triển tốt. Chúng ta cùng tìm hiểu Top 10+ công thức nấu khoai tây cho bé ăn dặm vừa ngon, vừa đơn giản dưới đây nhé.
1. Khoai tây nghiền
Khoai tây lành tính, ít gây dị ứng nên chúng ta có thể cho bé tập làm quen từ nhứng ngày đầu ăn dặm. Chế biến khoai tây nghiền cho trẻ ăn giúp con làm quen với hương vị tự nhiên. Để nấu khoai tây ăn dặm theo cách này thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: 1 củ
Các bước chế biến
- Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ và cho vào nồi hấp chín
- Chờ khoai nguội bớt, dùng muỗng dầm nhuyễn khoai và cho bé thưởng thức
- Với bé ăn dặm tự chỉ huy cha mẹ có thể thái khoai tây dạng hạt lựu hoặc cắt dạng thanh vừa tay cầm cho con ăn
2. Khoai tây mix sữa
Khoai tây mix sữa – món khoai tây ăn dặm dễ thực hiện và không kém phần bổ dưỡng. Chúng ta chỉ cần mất ít phút chế biến cùng với một số loại nguyên liệu dễ kiếm là hoàn thành các bước chế biến món ăn này.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: ¼ củ
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 60ml
Các bước chế biến
- Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ và hấp chín
- Dùng muỗng nghiền hoặc xay nhuyễn khoai tây đạt độ thô theo giai đoạn ăn dặm của trẻ
- Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức, cho lên bếp đun nhỏ lửa cho nhừ thêm
- Múc khoai tây ra tô và cho bé thưởng thức
3. Cháo khoai tây, cà rốt
Món cháo khoai tây, cà rốt thơm mềm thích hợp cho bé ăn dặm từ 6 – 7 tháng tuổi trở lên. Đây là món ăn nhiều dưỡng chất hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện. Dưới đây là công thức chế biến mời cha mẹ tham khảo:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: 20g
- Cà rốt: 20g
- Gạo tẻ: 30g
Các bước chế biến
- Vo sạch gạo, ngâm nước trong thời gian khoảng 30 phút, đãi lại với nước và để ráo
- Cho gạo vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể xay hoặc nghiền tùy khả năng ăn thô của trẻ)
- Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch thái thành miếng nhỏ vừa ăn, cho vào hấp hoặc luộc đến khi chín mềm
- Cháo chín nhừ cho khoai tây, cà rốt khuấy đều, đun sôi khoảng vài phút, nếm nếm gia vị vừa khẩu vị của trẻ và tắt bếp
- Múc cháo ra bát, thêm 1 thìa dầu ăn dặm trộn đều và cho trẻ thưởng thức
4. Súp khoai tây, phô mai kem
Để đổi món khoai tây ăn dặm cho trẻ, cha mẹ có thể nấu khoai tây phô mai kem mềm mịn, thơm béo. Mách cha mẹ công thức chế biến siêu đơn giản và nhanh chóng cho món ăn này nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: 1 củ
- Bắp ngọt: ½ bắp
- Phô mai: 2 viên
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 100ml
- Bơ: 50g
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch cắt thành hạt lựu, luộc nhừ và xay nhuyễn
- Bắp rửa sạch, tách hạt, nấu nhừ, xay nhuyễn và lọc qua rây giữ lại phần nước, bỏ bã
- Cho khoai tây và bắp xay nhuyễn vào nồi, thêm sữa và đun nhỏ lửa
- Thêm phô mai, bơ khuấy đều, nêm nếm gia vị vừa ăn, khi súp sôi trở lại thì tắt bếp
- Hoàn thành món súp khoai tây phô mai kem có vị ngọt bùi tự nhiên hòa cùng hương thơm của bắp, sữa béo nhẹ ngon miệng.
5. Cháo khoai tây đậu Hà Lan
Cháo khoai tây, đậu Hà Lan nhuyễn mịn là món ăn dặm được các chuyên gia khuyến khích đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 tháng. Món ăn này chứa nhiều protein, vitamin A, C, sắt, chất xơ… tăng cường sức khỏe cho trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn. Công thức chế biến món cháo này như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu Hà Lan: 50g
- Khoai tây: 1 củ
- Gạo: 50g
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ và xay nhuyễn
- Đậu Hà lan tách hạt, luộc chín nhừ, xay nhuyễn
- Vo sạch gạo, ngâm nước trong thời gian khoảng 30 phút, đãi lại với nước và để ráo
- Cho gạo vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể xay hoặc nghiền tùy khả năng ăn thô của trẻ)
- Cháo chín nhừ thêm khoai tây, đậu Hà Lan khuấy đều, đun sôi cháo khoảng 5 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp
- Múc cháo ra tô, thêm 1 muỗng dầu ăn dặm trộn đều và cho bé thưởng thức
6. Cháo khoai tây, thịt gà
Thịt ức gà là thực phẩm được nhiều cha mẹ chọn sử dụng cho các bữa ăn dặm của con. Đây là loại thịt giàu đạm, ít chất béo tốt cho sức khỏe của trẻ. Kết hợp thịt gà với khoai tây sẽ làm nên món cháo thơm ngon, giàu dinh dưỡng khiến trẻ cảm thấy ngon miệng.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt ức gà: 30g
- Khoai tây: ½ củ
- Gạo tẻ: 30g
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Vo sạch gạo, ngâm nước trong thời gian khoảng 30 phút, đãi lại với nước và để ráo
- Cho gạo vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể xay hoặc nghiền tùy khả năng ăn thô của trẻ)
- Thịt ức gà rửa sạch, cắt miếng nhỏ và xay nhuyễn
- Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
- Cháo chín nhừ, thêm thịt gà, khoai tây khuấy đều và đun sôi khoảng 5 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp
- Múc cháo ra rô, thêm 1 thìa dầu ô liu trộn đều, để cháo nguội và cho trẻ ăn
7. Cháo khoai tây, thịt bò
Kết hợp khoai tây, thịt bò nấu thành món cháo thơm ngon, bổ sung nhiều dinh dưỡng cho bé. Món cháo này đặc biệt thích hợp cho trẻ cần tăng cân, biếng ăn giúp con phát triển tốt. Chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu và chế biến theo các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt thăn bò: 30g
- Khoai tây: ½ củ
- Gạo tẻ: 30g
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Vo sạch gạo, ngâm nước trong thời gian khoảng 30 phút, đãi lại với nước và để ráo
- Cho gạo vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể xay hoặc nghiền tùy khả năng ăn thô của trẻ)
- Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
- Thịt thăn bò rửa sạch, cắt miếng nhỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
- Cháo chín nhừ thêm khoai tây, thịt bò khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn để tăng độ thơm ngon và tắt bếp
- Múc cháo ra bát, để nguội và cho bé ăn ngay
8. Cháo khoai tây, thịt vịt
Cha mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn dặm bằng khoai tây kết hợp thịt vịt. Theo các chuyên gia, thịt vịt là loại thịt chứa lượng lớn photpho, sắt, vitamin, protein… rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Chúng ta nên bổ sung cháo thịt vịt hàng tuần cho những bé chậm tăng cân, biếng ăn, táo bón, suy nhược cơ thể…
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: 50g
- Thịt vịt: 100g
- Cải xoăn: 20g
- Gạo tẻ: 50g
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Vo sạch gạo, ngâm nước trong thời gian khoảng 30 phút, đãi lại với nước và để ráo
- Cho gạo vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể xay hoặc nghiền tùy khả năng ăn thô của trẻ)
- Cải xoăn nhặt và rửa sạch, để ráo nước, băm nhuyễn
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ và xay nhuyễn
- Thịt vịt rửa sạch, bỏ da và luộc với gừng để khử mùi hôi, xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn tùy thuộc khả năng ăn thô của trẻ
- Cháo chín nhừ thêm thịt vịt xay, khoai tây xay, rau cải xoăn vào nồi và khuấy đều, đun sôi khoảng vài phút, nêm nếm gia vị và tắt bếp
- Như vậy là chúng ta đã hoàn thành món cháo vịt thơm ngon cho bé ăn dặm
9. Cháo khoai tây, bí đỏ nấu tôm
Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể như DHA, protein, vitamin A… thích hợp để chế biến các món ăn dặm cho trẻ. Một trong những công thức ăn dặm cha mẹ không nên bỏ qua là cháo tôm kết hợp bí đỏ và khoai tây ngọt dịu tự nhiên, thơm ngon, bùi béo giúp con ngon miệng. Cách chế biến món ăn dặm này như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Tôm: 2 con
- Bí đỏ: 20g
- Khoai tây: 30g
- Gạo: 50g
- Hành lá
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Khoai tây, bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ
- Hành lá nhặt và rửa sạch, thái nhỏ
- Vo sạch gạo, ngâm nước trong thời gian khoảng 30 phút, đãi lại với nước và để ráo
- Cho gạo và khoai tây vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể xay hoặc nghiền tùy khả năng ăn thô của trẻ)
- Tôm bóc bỏ đầu và vỏ, rút chỉ lưng, tách lấy phần thịt tôm và xay nhuyễn
- Cháo khoai tây, bí đỏ chín nhừ thêm thịt tôm vào khuấy đều, chờ cháo sôi trong khoảng 7-8 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp
- Múc cháo ra tô thêm hành lá đảo đều, chờ cháo nguội và cho bé ăn trực tiếp
10. Cháo khoai tây, cá hồi
Cá hồi là thực phẩm giàu DHA, omega 3 giúp trẻ phát triển trí não. Cá hồi khá lành tính, có vị ngọt béo kết hộp khoai tây tạo nên món cháo ngon miệng khiến trẻ thích thú với việc ăn dặm.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo: 50g
- Bí đỏ: 20g
- Khoai tây: 20g
- Cá hồi: 50g
- Cải xanh: 10g
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Khoai tây, bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
- Cải xanh nhặt và rửa sạch, xay nhuyễn
- Cá hồi khử sạch mùi tanh, hấp với gừng, nghiền nhuyễn
- Vo sạch gạo, ngâm nước trong thời gian khoảng 30 phút, đãi lại với nước và để ráo
- Cho gạo vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể xay hoặc nghiền tùy khả năng ăn thô của trẻ)
- Cháo chín nhừ thêm khoai tây, bí đỏ, cải xanh khuấy đều, đun sôi thêm khoảng 5 phút và tắt bếp
- Múc cháo ra bát ăn dặm, thêm dầu ăn dặm trộn đều và cho bé thưởng thức
11. Cháo lươn, khoai tây
Món ăn dặm bằng khoai tây nấu lươn cung cấp protein, vitamin A, B1, B6… giúp giải nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa, bồi dưỡng sức khỏe cho trẻ. Bởi vậy cha mẹ đừng quên bổ sung cháo khoai tây thịt lươn vào thực đơn ăn dặm hàng tuần cho con nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Lươn đồng: 100g
- Gạo: 50g
- Khoai tây: ½ củ
- Hành tím, rau mùi
- Gia vị ăn dặm
Các bước chế biến
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ
- Rau mùi nhặt và rửa sạch, thái nhỏ
- Vo sạch gạo, ngâm nước trong thời gian khoảng 30 phút, đãi lại với nước và để ráo
- Cho gạo và khoai tây vào nồi, thêm nước và ninh đến khi cháo chín nhừ (có thể xay hoặc nghiền tùy khả năng ăn thô của trẻ)
- Lươn bóp với muối cho hết nhớt, rửa sạch nhiều lần và hấp chín, tách lấy thịt bỏ xương và băm nhuyễn
- Hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng mỏng và phi thơm, cho thịt lươn vào xào đến khi thịt săn lại
- Cháo chín nhừ, thêm thịt lươn vào khuấy đều, đun sôi khoảng vài phút, nêm nếm gia vị phù hợp khẩu phần ăn của trẻ và tắt bếp
- Múc cháo vào tô, thêm rau mùi, dầu ăn dặm trộn đều, cho trẻ ăn khi cháo nguội bớt
Nấu khoai tây cho bé ăn dặm có rất nhiều công thức, nhiều loại rau củ kết hợp cùng tạo nên món ăn giàu dinh dưỡng, năng lượng cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ hoàn toàn có thể biến tấu để thay đổi hương vị phù hợp với em bé nhà mình. Hy vọng 10+ công thức nấu cháo khoai tây trên đây sẽ là gợi ý hay cho các phụ huynh trên hành trình chăm sóc bé.
- Giáo viên Montessori Quốc tế được chứng nhận bởi Hiệp hội Phát triển Montessori Quốc tế (IAPM).
- Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
- 13 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ