Bật mí 15+ công thức nấu khoai lang ăn dặm cho bé dễ tiêu, nhanh lớn

Có thể mẹ đã biết, khoai lang ăn dặm cho bé có rất nhiều lợi ích nên đây được xem là một trong những thực phẩm được nhiều phụ huynh lựa chọn cho bé ngay từ những ngày ăn dặm đầu tiên. Khoai lang không chỉ được sử dụng để nấu cháo, hấp, luộc mà còn có thể chế biến thành các món bánh, món súp ăn dặm ngon miệng cho bé. Trong bài viết này, Sakura Montessori sẽ hướng dẫn mẹ cách chế biến các món ăn dặm từ khoai lang, mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay nhé!

Khoai lang cho bé ăn dặm có những lợi ích gì?

khoai lang ăn dặm
Lợi ích của khoai lang cho bé ăn dặm

Khoai lang ăn dặm cho bé mang lại rất nhiều lợi ích, cùng điểm danh một số lợi ích quan trọng dưới đây:

  • Cung cấp nguồn năng lượng cho bé: Trong khoai lang chứa một lượng lớn tinh bột, tinh bột có vai trò quan trọng trong việc mang đến nguồn năng lượng cho bé, giúp bé có cảm giác no lâu và có thể hoạt động vui chơi trong nhiều giờ.
  • Khoai lang có nhiều chất dinh dưỡng: Không chỉ là một nguồn tinh bột, khoai lang có cung cấp cho bé rất nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B6,…Những chất này đều có vai trò hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ
  • Giúp bé tiêu hóa tốt: Chất xơ trong khoai lang giúp tăng cường tiêu hóa và ngăn bé bị táo bón.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Khoai lang cung cấp vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bé.
  • Phát triển não: Choline, một chất có trong khoai lang có lợi ích quan trọng cho sự phát triển của não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ. 

Cháo khoai lang nấu với rau gì cho bé ăn dặm

khoai lang ăn dặm
Cháo khoai lang nấu với rau củ nào cho bé ăn dặm

Thông thường, khi nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm, mẹ hay kết hợp giữa khoai lang với các loại thịt, cá để tăng hương vị và dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể nấu khoai lang cùng với một số loại rau vừa giúp bé ngon miệng, vừa tốt cho hệ tiêu hóa. Cháo khoai lang nấu với rau gì cho bé ăn dặm là phù hợp nhất, mẹ hãy tham khảo dưới đây nhé!

  • Rau ngót: rau ngót được biết là một loại rau ăn dặm tốt cho bé vì rau ngót không chỉ cung cấp chất xơ mà còn hỗ trợ phát triển cơ xương cho bé. Mẹ có thể chế biến món cháo khoai lang rau ngót cho bé ăn dặm, món này sẽ có hương vị ngọt tự nhiên rất phù hợp cho bé.
  • Khoai lang và cà rốt: Khoai lang và cà rốt là một sự kết hợp tốt, vì cả hai đều giàu vitamin A và chất xơ
  • Khoai lang và bí đỏ: Khoai lang và bí đỏ (hoặc bí ngô) là một sự kết hợp ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Với 2 loại thực phẩm này, mẹ nên nấu thành súp và thêm một ít sữa mẹ (sữa công thức) cho bé ăn dặm rất bổ dưỡng, béo ngậy.
  • Khoai lang và bông cải xanh: Bông cải xanh cung cấp nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng cho bé. Mẹ có thể hấp hoặc luộc chung 2 loại thực phẩm này và cho bé ăn dặm.
  • Khoai lang và bắp cải: Bắp cải là một loại rau cruciferous giàu vitamin C và axit folic. Khi kết hợp với khoai lang, những chất này sẽ được phát huy tác dụng tối đa, phù hợp cho bé ăn dặm.
  • Khoai lang và hành tây: Hành tây có thể cung cấp một hương vị thú vị khi kết hợp với khoai lang. 

>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Cho bé ăn dặm ngày mấy bữa là khoa học?

Bật mí 15 công thức chế biến khoai lang ăn dặm cho bé lớn nhanh

khoai lang ăn dặm
Tổng hợp công thức chế biến khoai lang ăn dặm cho bé mau lớn

Khoai lang là một thực phẩm rất lành tình và rất dễ kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để tạo nên món ăn dặm ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu như mẹ còn băn khoăn không biết nên chế biến món khoai lang ăn dặm như thế nào thì hãy tham khảo ngay 15+ công thức mà Sakura Montessori dưới đây:

  • Cháo rau ngót khoai lang cho bé
  • Cháo khoai lang phô mai béo ngậy
  • Cháo khoai lang yến mạch
  • Cháo khoai lang sữa mẹ
  • Cháo khoai lang bí đỏ thơm ngon
  • Cháo ngô ngọt khoai lang
  • Cháo lòng đỏ trứng gà nấu khoai lang
  • Cháo khoai lang thịt heo 
  • Cháo khoai lang nấu thịt ức gà
  • Cháo thịt bò nấu khoai lang
  • Súp khoai lang nấm hương, thịt gà
  • Súp khoai lang bí đỏ phô mai
  • Súp khoai lang cà rốt sữa mẹ
  • Khoai lang hấp trộn lê hấp dầm sữa
  • Bánh khoai lang yến mạch ăn dặm cho bé
  • Bánh khoai lang nhân phô mai nướng

Cháo khoai lang sữa mẹ

khoai lang ăn dặm
Cháo khoai lang sữa mẹ thơm ngon

Sữa mẹ vẫn là một trong những nguồn dinh dưỡng cần thiết của bé trong thời gian ăn dặm. Ngoài những cữ ti sữa trong ngày, mẹ có thể sử dụng sữa để chế biến với món ăn dặm cho bé để tăng hương vị. Cách nấu cháo khoai lang cho bé với sữa mẹ rất đơn giản:

Nguyên liệu:

  • 1 củ khoai lang vàng (gọt vỏ, rửa sạch)
  • 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Nước lọc

Hướng dẫn chế biến:

  1. Khoai lang mẹ cắt thành từng khúc rồi đem đi hấp hoặc luộc chín kỹ trong khoảng 15 – 20 phút cho khoai nhừ ra. 
  2. Khi khoai chín thì mẹ bỏ vào máy xay, thêm sữa và một lượng nước lọc phù hợp. Xay nhuyễn hỗn hợp sữa, bí đỏ để được một hỗn hợp mịn. Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ cặn và xơ của khoai.
  3. Cho súp vào nồi nhỏ đun nóng để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ. Khi cháo sôi lăn tăn mẹ có thể tắt bếp, chờ cháo nguội và cho bé thưởng thức.

Khoai lang trộn bơ, sữa

khoai lang ăn dặm
Khoai lang hấp nghiền bơ trộn sữa mẹ

Quả bơ là một loại thực phẩm được rất nhiều phụ huynh yêu thích khi cho bé ăn dặm. Bơ được biết đến là nguồn chất béo tự nhiên rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp bé phát triển trí não vượt bậc. Mẹ hãy thử ngay công thức khoai lang trộn bơ sữa dưới đây, món này rất phù hợp cho bé ăn dặm vào bữa sáng.

Nguyên liệu:

  • 1/2  củ khoai lang vàng
  • 1/2  quả bơ chín (chọn loại bơ sáp)
  • 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Hướng dẫn chế biến:

  1. Khoai sau khi sơ chế sạch sẽ thì mẹ cắt thành khúc rồi đem đi hấp hoặc luộc cho khoai chín nhừ.
  2. Bơ gọt vỏ, loại bỏ hạt rồi cắt thành từng miếng nhỏ
  3. Khi khoai đã chín, cho khoai và bơ vào cùng một tô. Dùng dĩa dằm nhuyễn khoai và bơ thật mịn. 
  4. Khi khoai và bơ đã nhuyễn, mẹ tiếp tục thêm sữa vào và trộn đều tay là đã có ngay món ăn dặm bổ dưỡng cho bé

Ngoài cách dằm nhuyễn, mẹ có thể sử dụng máy xay và xay mịn các nguyên liệu với nhau rồi lọc qua rây để hỗn hợp được mịn hơn. Cách này sẽ phù hợp với những em bé mới bắt đầu ăn dặm.

Súp khoai lang bí đỏ phô mai

khoai lang ăn dặm
Súp khoai lang phô mai bí đỏ cho bé ăn dặm

Bí đỏ, còn gọi là bí ngô, có nhiều lợi ích cho bé khi ăn dặm. Nó chứa nhiều vitamin A, C, và E, các chất chống oxi hóa, và chất xơ, giúp củng cố hệ thống miễn dịch của bé và bảo vệ sức khỏe của mắt. Bí đỏ cũng là một nguồn tốt của chất khoáng như kali và mangan, giúp tăng cường sự phát triển của xương và hệ thống thần kinh. Hương vị ngọt ngào của bí đỏ thường được bé yêu thích và rất phù hợp khi nấu chung với khoai lang

Nguyên liệu:

  • 1/2  củ khoai lang vàng (gọt vỏ, rửa sạch)
  • 100g bí đỏ (gọt vỏ và rửa sạch)
  • 30g phô mai ăn dặm (dạng sợi)
  • Nước lọc, gia vị ăn dặm

Hướng dẫn chế biến:

  1. Khoai lang và bí đỏ mẹ cắt thành khúc rồi đem đi luộc hoặc hấp chín thật kỹ. Khi khoai và bí đã chín nhừ thì cho vào máy xay cùng với một ít nước lọc rồi xay thật nhuyễn.
  2. Đổ hỗn hợp vào nồi nhỏ để nấu súp, đun súp sôi với lửa nhỏ. Thêm một ít muối hoặc gia vị ăn dặm tùy theo khẩu vị của bé.
  3. Trước khi tắt bếp, thêm phô mai ăn dặm vào súp, dùng thìa khuấy đều cho phô mai tan ra là được. 

Cháo khoai lang yến mạch trứng gà

khoai lang ăn dặm
Cháo khoai lang yến mạch trứng gà cho bé ăn dặm

Yến mạch là một thực phẩm ăn dặm tốt cho bé với nhiều lợi ích dinh dưỡng. Yến mạch là nguồn tốt của chất xơ, vitamin, và khoáng chất, đặc biệt là magiê, sắt, và vitamin B. Thêm vào đó, yến mạch giúp kiểm soát đường huyết, giúp bé duy trì sự ổn định của đường đường huyết sau khi ăn. Trong khi đó, trứng gà cung cấp cho bé nguồn protein lành mạnh, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện ở trẻ.

Nguyên liệu:

  • 30g yến mạch nguyên cám
  • 1/2  củ khoai lang vàng (gọt vỏ, rửa sạch)
  • 1 quả trứng gà (tách lấy lòng đỏ)
  • Nước lọc, gia vị ăn dặm

Hướng dẫn chế biến:

  1. Yến mạch mẹ ngâm với nước trước khi nấu khoảng 25 – 30 phút cho yến mạch nở ra. Khoai lang sau khi sơ chế sạch sẽ thì đem đi thái hạt lựu nhỏ cho khoai lang nhanh nhừ.
  2. Sau khi ngâm yến mạch đủ thời gian, cho yến mạch và khoai lang vào cùng một nồi nấu cháo với lượng nước tùy chỉnh. Đun cháo với lửa nhỏ trong 20 – 25 phút cho các nguyên liệu chín nhừ. Thêm một ít gia vị ăn dặm theo khẩu vị của bé.
  3. Tiếp tục cho lòng đỏ trứng vào nồi cháo, dùng đũa hoặc muôi khuấy đều tay cho trứng tan ra. 
  4. Đun cháo thêm 3 – 5 phút cho trứng chín kỹ thì có thể tắt bếp rồi múc cháo ra tô chờ nguội là có thể cho bé ăn dặm.

Cháo khoai lang nấu thịt ức gà

khoai lang ăn dặm
Cháo khoai lang thịt ức gà ăn dặm

Thịt gà là một nguồn thực phẩm quý báu cho bé ăn dặm với nhiều lợi ích dinh dưỡng. Nó cung cấp protein, giúp bé phát triển cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, thịt gà cũng là nguồn sắt hemo, quan trọng cho sự phát triển của hồng cầu và ngăn ngừng bé bị thiếu máu. Mẹ có thể nấu cháo khoai lang với thịt gà để giúp bé khám phá thêm được nhiều hương vị mới và nhận được nhiều nguồn dinh dưỡng hơn.

Nguyên liệu:

  • 30g gạo tẻ
  • 1/2  củ khoai lang mật
  • 40g thịt ức gà
  • Nước lọc, gia vị ăn dặm

Hướng dẫn chế biến:

  1. Thịt gà rửa sạch, loại bỏ lông và da. Cho gà đi luộc với lượng nước ngập hết phần thịt. Luộc trong khoảng 20 phút cho gà chín mềm thì vớt gà ra tô cho nguội.
  2. Gạo mẹ ngâm với nước trước khi nấu khoảng 20 phút sẽ giúp gạo nhanh nở hơn khi nấu. Sau khi ngâm đủ thời gian thì đem đi vo sạch rồi cho vào nồi nấu cháo cùng với nước luộc gà.
  3. Khoai lang mẹ sơ chế sạch thì cắt thành hạt lựu nhỏ. Cho khoai lang vào nồi cháo và đun trong 15 – 20 phút cho gạo và khoai chín nhừ.
  4. Trong thời gian đun cháo, mẹ xé nhỏ thịt gà đã luộc. Tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng ăn uống của bé, mẹ có thể đem đi xay hoặc xé thịt gà với sợi to nhỏ tùy ý.
  5. Khi cháo đã chín, mẹ cho thịt gà vào nồi cháo và nấu cùng, tiếp tục thêm các gia vị ăn dặm theo khẩu vị của bé. Đun sôi cháo thêm 5 – 7 phút là có thể tắt bếp và cho bé ăn dặm với món cháo khoai lang thịt gà.

Cháo khoai lang thịt bò cho bé

khoai lang ăn dặm
Cháo khoai lang thịt bò cho bé

Thịt bò chứa nhiều protein, giúp bé phát triển cơ bắp, tăng cường sức kháng và cung cấp năng lượng. Ngoài ra, thịt bò cung cấp sắt, một chất quan trọng cho sự phát triển của hồng cầu và hệ thống miễn dịch, đặc biệt là khi bé cần nạp thêm sắt sau giai đoạn đầu. Do đó, mẹ đừng quên thường xuyên cho bé ăn dặm với thịt bò và hãy thử làm ngay món cháo khoai lạng thịt bò theo công thức dưới đây!

Nguyên liệu:

  • 30g gạo tẻ hoặc gạo lứt
  • 40g thịt bò nạc xay
  • 1/2  củ khoai lang vàng (rửa sạch, thái hạt lựu)
  • 1/2  củ hành tây (sơ chế sạch, thái hạt lựu)
  • Nước lọc, gia vị ăn dặm, dầu ăn dặm

Hướng dẫn chế biến:

  1. Gạo ngâm với nước trước khi nấu 15 – 20 phút đối với gạo tẻ và 2 tiếng đối với gạo lứt. Vo sạch gạo rồi đem gạo cùng với khoai đi nấu cháo với lượng nước tùy ý. Đun sôi cháo với lửa vừa trong khoảng 20 phút cho gạo và khoai chín nhừ
  2. Trong thời gian chờ đun cháo, mẹ làm nóng chảo trên bếp bên cạnh, thêm một ít dầu ăn dặm rồi đem hành đi phi thơm. Tiếp tục thêm thịt bò xay vào xào cho thịt bò săn lại.
  3. Đổ hỗn hợp thịt bò hành tây đã xào vào nồi nấu cháo, thêm các gia vị ăn dặm tùy khẩu vị của bé. Đun cháo thêm 5 – 7 phút cho thịt bò mềm ra và cháo đạt độ sánh mịn phù hợp. Tắt bếp và chờ cháo nguội thì mẹ có thể cho bé ăn dặm. 

Bánh khoai lang nhân phô mai ăn dặm

khoai lang ăn dặm
Bánh khoai lang ăn dặm nhân phô mai béo ngậy

Bánh khoai lang ăn dặm sẽ là một lựa chọn phù hợp dành cho những bé ăn dặm theo phương pháp chỉ huy (BLW). Khi kết hợp khoai lang và phô mai sẽ tạo nên một hương vị rất độc đáo, vừa ngọt ngào vừa béo ngậy. Món này rất thích hợp để làm bữa phụ cho bé vào xế chiều, mẹ hãy thử áp dụng nhé!

Nguyên liệu

  • 1 củ khoai lang vàng
  • 50g phô mai ăn dặm (dạng miếng)
  • 100g bột bắp
  • 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Rau ngò rí
  • Nước lọc, gia vị ăn dặm

Hướng dẫn chế biến:

  1. Khoai lang sơ chế sạch sẽ rồi cắt thành từng khúc, sau đó đem đi hấp hoặc luộc cho chín thật nhừ
  2. Cho khoai ra tô, dùng thìa dằm mịn. Thêm bột bắp, ngò rí băm, gia vị ăn dặm vào tô và trộn đều để được hỗn hợp bột bánh đặc, có thể nặn được.
  3. Nặn bánh thành những miếng nhỏ vừa miệng bé. Thêm nhân phô mai vào trong mỗi chiếc bánh.
  4. Làm chín bánh bằng cách đem đi nướng với nhiệt độ 200 với 7 phút mỗi mặt hoặc mẹ có thể đem đi áp chảo 5 phút mỗi mặt. 

Dựa trên những công thức ở trên, mẹ hoàn toàn có thể linh hoạt thay đổi các nguyên liệu khác nhau để làm thành nhiều món khoai lang ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, trước khi cho bé làm quen với thực phẩm mới đặc biệt là các loại thịt, cá mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ. 

Cách chọn mua khoai lang ăn dặm tốt nhất

khoai lang ăn dặm
Cách chọn mua và bảo quản khoai lang

Để làm ra một món khoai lang ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho bé thì đầu tiên mẹ cần mua được những củ khoai lang tốt nhất. Kinh nghiệm chọn mua khoai lang dựa trên nhiều tiêu chí, mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý sau nhé!

  • Màu sắc: Chọn củ khoai lang có màu sắc đẹp, thường là màu cam với khoai lang mật hoặc tím với khoai lang vàng, trắng. Màu sắc đều và rạng ngời thường cho biết củ khoai lang tươi ngon.
  • Không có vết nứt hoặc tổn thương: Tránh chọn củ khoai lang có nứt, vết thâm hoặc tổn thương bên ngoài. Củ khoai lang nên có bề mặt mịn màng và không bị hỏng.
  • Trọng lượng: Mẹ nên chọn mua những củ khoai lang cầm nặng, chắc tay. Tránh mua những củ khoai nhẹ vì khả năng bên trong ruột khoai bị sốp hoặc bị sâu.
  • Hình dáng: Nên chọn những củ khoai có hình dáng thuôn dài, nhọn dần về 2 đầu. Đây là những củ khoai được chăm bón cẩn thận, không bị sâu và phần ruột đặc.
  • Tự nhiên và hữu cơ: Nếu có thể, hãy chọn củ khoai lang hữu cơ hoặc từ nguồn cung cấp tin cậy, vì chúng thường được trồng với ít hóa chất và bảo vệ môi trường.

Hướng dẫn bảo quản khoai lang ăn dặm cho bé

Khoai lang dù chất lượng nhưng nếu không biết cách bảo quản thì rất dễ mọc mầm và nhanh hỏng. Điều này sẽ làm giảm đi hương vị của món ăn dặm cho bé. Sau đây, Sakura Montessori sẽ hướng dẫn mẹ cách bảo quản khoai lang tốt nhất:

Nhiệt độ và môi trường lưu trữ:

  • Khoai lang nên được bảo quản ở nhiệt độ mát mẻ, khoảng 10-15°C (50-59°F). Điều này thường là tốt để duy trì độ tươi của chúng.
  • Tránh để khoai lang ở nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, ví dụ như trong tủ đông lạnh hoặc dưới ánh nắng trực tiếp.

Không tiếp xúc với độ ẩm cao:

Độ ẩm cao có thể gây mục tiêu và làm cho khoai lang nhanh hỏng. Vì vậy, hãy bảo quản khoai lang ở môi trường khô ráo và thoáng.

Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời:

Ánh sáng mặt trời có thể gây mất màu và làm thay đổi vị trí ngon của khoai lang. Hãy giữ cho chúng trong bao bì trong suốt hoặc nơi râm mát.

Kiểm tra thường xuyên:

Hãy kiểm tra khoai lang thường xuyên để loại bỏ bất kỳ củ nào bị hỏng hoặc có dấu hiệu của mục tiêu. Một củ hỏng có thể ảnh hưởng đến các củ khác.

Không rửa trước khi bảo quản

Không nên rửa khoai lang trước khi lưu trữ, vì nước có thể làm tăng độ ẩm và khoai nhanh bị hỏng, thối rữa.

Sử dụng túi bảo quản hoặc hộp đựng:

Để ngăn khỏi tiếp xúc với độ ẩm và ánh sáng, hãy sử dụng túi bảo quản thực phẩm hoặc hộp đựng thực phẩm để bảo quản khoai lang.

 

Như vậy, thông qua bài viết này, Sakura Montessori đã chia sẻ rất nhiều thông tin về khoai lang ăn dặm cho bé. Có thể thấy rằng, khoai lang là một lựa chọn rất phù hợp cho bé trong độ tuổi ăn dặm vì những lợi ích mà nó mang lại. Các món ăn dặm từ khoai lang cũng rất dễ chế biến và sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn mỗi ngày. Chúc mẹ áp dụng thành công những công thức mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hành trình chăm sóc trẻ và cho con ăn dặm, mẹ đừng quên tìm hiểu ngay tại địa chỉ sakuramontessori.edu.vn!

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm