Theo các nhà ngôn ngữ học hàng đầu thế giới, ba mẹ nên cho trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, việc học ngôn ngữ thứ hai từ 3-5 tuổi sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng sáng tạo, kích thích tư duy phản biện và sự linh hoạt trong quá trình phát triển.
Nếu như người lớn thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng hoặc bắt chước cách phát âm, ngữ điệu của người bản xứ thì trẻ em lại rất linh hoạt khi học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng vì trẻ chưa hoàn toàn thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ và việc học thêm một ngoại ngữ sẽ không bị chi phối bởi ngôn ngữ mẹ đẻ. Giai đoạn từ 0-6 tuổi được coi là “giai đoạn vàng” để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và học tập bẩm sinh.
Ở độ tuổi này, não bộ của trẻ giống như một “miếng bọt biển” hấp thụ thông tin xung quanh. Trẻ em luôn tò mò về thế giới xung quanh, liên tục đặt ra những câu hỏi “Tại sao”, và đặc biệt nhạy cảm với âm thanh và ngôn ngữ. Giai đoạn từ 3-5 tuổi là giai đoạn lắng nghe và tiếp thu của trẻ, trong khi giai đoạn từ 5-7 tuổi là giai đoạn trẻ tự nhiên lựa chọn và ghi nhớ từ vựng. Do đó, trẻ em có thể tận dụng khả năng hấp thụ của “miếng bọt biển” để học tiếng Anh một cách tự nhiên và dễ dàng bắt chước cách phát âm chuẩn.
Một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Dartmouth đã chứng minh rằng não bộ con người thay đổi sau tuổi thiếu niên khiến người lớn học ngoại ngữ trở nên cực kỳ khó khăn. Chúng ta sẽ không thể học ngoại ngữ một cách tự nhiên và dễ dàng như ở độ tuổi 2-5. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em học tiếng Anh sau khi đã thành thạo tiếng mẹ đẻ sẽ khó đạt đến trình độ xuất sắc so với trẻ em học cả hai ngôn ngữ cùng lúc.
Vậy, lợi ích của việc trẻ học tiếng Anh từ bậc mầm non là gì?
Tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên 
Thay vì học thụ động như người lớn, trẻ nhỏ sẽ dễ dàng tiếp thu ngoại ngữ một cách tự nhiên theo trình tự Nghe – Nói – Đọc – Viết. Ở độ tuổi này, trẻ có khả năng lắng nghe và ghi nhớ rất tốt, tiếp thu và tự tìm ra quy tắc riêng của mình. Do đó, trẻ sẽ học nhanh và dễ dàng tiếp thu kiến thức mà giáo viên truyền đạt, việc học tiếng Anh của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn so với người lớn.
Giúp rèn luyện não bộ cho trẻ
Một trong những lợi ích của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm là rèn luyện não bộ. Việc học và giao tiếp bằng cả hai ngôn ngữ, dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác giúp tăng tính linh hoạt trong não bộ của trẻ. Sau một thời gian, não bộ sẽ chuyển đổi qua lại giữa hai ngôn ngữ, tư duy của trẻ sẽ cởi mở hơn, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức ở các môn học khác.
Kiến thức và sự hiểu biết về văn hóa được mở rộng
Bất kỳ ai học tiếng Anh đều hiểu rằng học ngoại ngữ không chỉ là học từ vựng và ngữ pháp. Bởi trong quá trình học ngôn ngữ, trẻ sẽ vừa học được những kỹ năng cơ bản, vừa được tìm hiểu thêm về văn hóa, xã hội,.. của các quốc gia sử dụng tiếng Anh.
Ngôn ngữ là sợi dây liên kết giữa con người với nhau, là nền tảng giúp trẻ có thêm động lực trải nghiệm và muốn khám phá thế giới nhiều hơn. Bên cạnh đó, học một ngôn ngữ mới đồng nghĩa với việc mở ra một nền văn hóa mới. Ở độ tuổi tò mò, trẻ sẽ có xu hướng khám phá để có thêm kiến thức.
Học tiếng Anh giúp trẻ tiếp xúc với nền tảng đa văn hóa, giúp trẻ gặp gỡ nhiều bạn bè và giáo viên bản ngữ trên khắp thế giới. Trẻ vừa có thể khám phá thế giới, vừa có thể kết nối với nhiều người xung quanh. Đây được coi là bước đầu khơi gợi mong muốn được đặt chân đến những nền văn hóa đó ở trẻ.
Thế giới xung quanh có vô vàn điều thú vị để khám phá. Trẻ có thể tự mình khám phá nhiều nền văn hóa khác nhau thông qua việc đọc sách bằng tiếng Anh. Trên thực tế, học tiếng Anh là một quá trình tâm lý giúp trẻ phát triển tình yêu với một ngôn ngữ và nền văn hóa khác.
Tăng khả năng tư duy và phân tích
Cũng theo nghiên cứu của Đại học Harvard, học tiếng Anh giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện, sự nhạy cảm và sáng tạo. Đây là cơ hội để trẻ phát triển khả năng phân tích lý luận logic và tăng khả năng tập trung trong bất kỳ môn học nào.
Não bộ cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, nếu được rèn luyện thường xuyên sẽ trở nên khỏe mạnh và thông minh hơn. Do đó, một trong những lợi ích của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm có thể được chứng minh qua nhiều bài kiểm tra trí não.
Bên cạnh đó, học tiếng Anh sẽ giúp não bộ của trẻ phản xạ nhanh nhạy, khả năng xử lý thông tin, dữ liệu tốt hơn. Bởi khi nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ, trẻ sẽ cần phải suy nghĩ kỹ hơn về những từ ngữ mình sử dụng. Công việc này buộc trẻ phải suy nghĩ nhiều hơn và tăng khả năng tư duy, phân tích.
Tự tin hơn trong giao tiếp
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em là vừa học vừa chơi, học thông qua thực hành. Học tiếng Anh với nhiều chủ đề và yêu cầu kỹ năng nói sẽ giúp trẻ tự tin, năng động và mạnh dạn hơn. Việc trẻ có thể hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh có thể giúp trẻ khám phá thế giới và kết nối với mọi người xung quanh. Từ đó, trẻ có thể cải thiện được khả năng giao tiếp và không còn cảm thấy ngại ngùng trước đám đông.
Làm thế nào để thúc đẩy trẻ học tiếng Anh?
Việc làm cho trẻ thích học tiếng Anh đòi hỏi những phương pháp sáng tạo: có thể sử dụng các trò chơi giáo dục và những câu chuyện truyền cảm hứng để làm cho quá trình học trở nên thú vị và hiệu quả. Chơi là một cách hiệu quả để thúc đẩy niềm vui học tập. Các trò chơi tương tác có thể dạy trẻ sử dụng từ vựng và cấu trúc câu theo cách tự nhiên và hấp dẫn.
Việc sử dụng công nghệ cũng là một cách để trẻ học tiếng Anh dễ dàng hơn bởi ngày nay các ứng dụng trên điện thoại và nguồn học liệu trên mạng Internet mang lại sự hỗ trợ tối đa cho trẻ trong quá trình học tiếng Anh.
Giai đoạn mầm non là giai đoạn trẻ khó có thể tập trung học trong một thời gian dài, do đó tùy từng độ tuổi và khả năng tập trung của trẻ mà lựa chọn thời lượng phù hợp. Thông thường với trẻ mầm non, mỗi hoạt động học kéo dài khoảng 30 phút và sau đó trẻ được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng cho hoạt động kế tiếp.
Việc xây dựng một môi trường sử dụng tiếng Anh là một phần vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ hấp thụ ngôn ngữ này. Lý do chính là việc trẻ có một môi trường để nghe, hiểu, phản xạ lại với tiếng Anh để từ đó trở nên thành thạo một cách tự nhiên.
Trong quá trình ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, bên cạnh thầy cô giáo, vai trò của Phụ huynh là vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ việc học của trẻ. Ba mẹ nên khuyến khích trẻ và tạo ra một môi trường hỗ trợ để thúc đẩy trẻ học tiếng Anh như cho trẻ nghe các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh một cách thụ động và nếu ba mẹ là những người có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt thì hãy giao tiếp cùng trẻ theo cách trẻ học và thực hành. Điều quan trọng là ba mẹ cần kiên trì, tránh gây áp lực quá mức trong khi cung cấp đủ sự hỗ trợ cho trẻ trong những trải nghiệm này để đối mặt với những thách thức khi học tiếng Anh.
Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng nếu có kỹ năng tiếng Anh, cơ hội cho trẻ trong tương lai sẽ rộng mở hơn. Việc trẻ học tiếng Anh từ bậc mầm non sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ước mơ du học tại các trường đại học danh tiếng trong tương lai, làm việc tại các công ty hàng đầu thế giới. Tiếng Anh tuy không phải là chìa khóa duy nhất mở ra cánh cửa tương lai của trẻ nhưng lại là chiếc chìa khóa duy nhất mở ra nhiều cơ hội cho trẻ trong tương lai.