“Cô ơi, làm sao để lá đổi màu?”, “Cô ơi tại sao cầu vồng có bảy màu ạ!”, “Cô ơi con muốn tạo ra cầu vồng thì phải làm sao ạ!” – Những câu hỏi tò mò của các bạn nhỏ Sakura Montessori Hà Đông đã được giải đáp trong giờ học Khoa học thú vị. 

Trong giai đoạn 3 đến 6 tuổi, trí tò mò của trẻ càng thúc đẩy các con yêu thích sự khám phá mới lạ trong Khoa học. Và đó là lý do Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori đưa chương trình Khoa học vào giảng dạy chính khóa. Với những bài học đa dạng và phong phú về sự chìm – nổi, câu đá bằng dây dù, màu sắc… thông qua các thí nghiệm thực tế, chương trình Khoa học mang đến cho trẻ cơ hội tìm hiểu thế giới Khoa học, kích thích sự phát triển của các giác quan và khả năng cảm nhận, vận động của trẻ… Từ đó, trẻ học được những điều bổ ích, phát triển tư duy từ chính những trải nghiệm của mình. 

Và trong tuần học thứ hai của tháng 10, các bạn nhỏ Sakura Montessori Hà Đông cùng nhau đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác qua nhiều thí nghiệm kì diệu. Hãy ghé lớp học Khoa học của các con tại Sakura Montessori Hà Đông để xem điều gì đang diễn ra nhé! 

“Hô biến” cầu vồng trong chiếc cốc

Trong tiết học này, qua sự giới thiệu của cô giáo, các con đã hiểu thêm về những tông màu của cầu vồng. Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa tạo nên dải màu sắc gồm 7 màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Với các con, cầu vồng ở rất xa nhưng trong tiết học này các con đã thực sự chạm tới cầu vồng.

Cô giáo giới thiệu các vật dụng, chất liệu cần thiết để thực hiện thí nghiệm

Sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong bếp như đường, nước ấm, màu thực phẩm, cốc trong suốt… cô giáo đã hướng dẫn các con cách tạo hình màu cầu vồng trong ly nước. 

Trước tiên, các con quan sát cách cô pha nước đường trong 5 cốc trong với độ đường tăng dần. Sau đó, nhỏ các giọt màu thực phẩm vào từng cốc rồi đổ lần lượt các dung dịch màu vào cốc thứ thứ 5. Và cuối cùng, các lớp nước màu sẽ xếp chồng lên nhau trong cốc tạo thành một cầu vồng nhỏ xinh. 

Các con cùng nhau thực hành làm thí nghiệm tạo cầu vồng trong chiếc cốc

Tiết học càng sôi nổi hơn nữa khi từng nhóm nhỏ được thực hành trực tiếp cùng cô. Ai ai cũng tò mò, hồi hộp xem kết quả của cả nhóm. Qua thí nghiệm “hô biến” cầu vồng trong chiếc cốc, các con hiểu được và biết cách thực hành tạo nên dung dịch màu, rèn luyện kỹ năng quan sát, sắp xếp thứ tự các dung dịch màu để đổ vào ly nhằm tạo ra cầu vồng trong ly. 

Bất ngờ trước sự đổi màu của cải thảo

Không chỉ tạo nên sắc màu cầu vồng, trong giờ học Khoa học tháng 10, các SMISers Hà Đông còn được thực hành làm thí nghiệm nhuộm màu cho những lá cải thảo vô cùng đặc biệt. 

Cô giáo giới thiệu cho các con nội dung của bài học Khoc học về sự đổi màu của cải thảo

Để thực hiện thí nghiệm này, cô giáo đã chuẩn bị cho các con những đồ dùng cần thiết như cốc thủy tinh, màu thực phẩm và lá cải thảo. Bạn nào cũng háo hức bắt tay vào thực hiện ngay hoạt động Khoa học này! Nhờ sự hướng dẫn chi tiết của cô giáo, các con cùng đổ màu thực phẩm vào cốc thủy tinh đầy nước, sau đó cắm lá cải thảo vào và… chờ đợi.

Các con được cô giáo hướng dẫn cách thực hiện thí nghiệm làm đổi màu cải thảo

Sau vài tiếng, lá cải thảo bắt đầu chuyển dần sang các màu sắc khác nhau rất đẹp mắt. Tuy nhiên sự đổi màu hơi chậm khiến các bạn nhỏ hơi sốt ruột, đi ra đi vào ngắm nghía mãi đấy ba mẹ ạ! Nhưng cũng chính thí nghiệm này đã giúp SMISers quan sát về sự đổi màu và hiểu rằng cải thảo sẽ hút nước màu và chuyển màu theo màu nước trong cốc. Kiến thức thú vị này càng khơi dậy trí tò mò và hào hứng khám phá ở trẻ ngay trong giai đoạn đầu đời. 

Mời ba mẹ xem thêm những hình ảnh trong giờ Khoa học tháng 10 nhé!

Những chiếc lá cải thảo đổi màu theo màu dung dịch trong cốc

 

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email