Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có năng lực tự học tuyệt vời. Nhưng chỉ khi người lớn có phương pháp để đánh thức năng lực đó, trẻ mới được thôi thúc và phát huy khả năng tự lập, tự học ở nhà ngay cả khi thiếu sự sát sao của thầy cô và cha mẹ. Vậy cần phải làm gì để giúp con tự học hiệu quả? Làm thế nào để con tạo động lực trong học tập? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm bí quyết giúp con tự học tại nhà thành công.

Bí quyết dạy con tự học
Bí quyết dạy con tự học

Lợi ích khi dạy con tự học tại nhà

Cha mẹ nào chắc chắn đều mong muốn con cái mình có tình thần tự giác và chăm chỉ học. Lợi ích khi con biết cách tự học là rất lớn, giúp con phát huy tính tự lập, kích thích tư duy và không ngừng tiến bộ.

1. Trẻ biết tự sắp xếp việc học

Chương trình học hiện tại của trẻ có rất nhiều môn học có khối lượng kiến thức và bài tập về nhà là không nhỏ. Khi trẻ tự học, con sẽ biết sắp xếp thời gian hợp lý, chủ động hoàn thành việc học mà không cần người lớn tác động.

Sắp xếp việc học giúp bé rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch. Đây là 2 kỹ năng quan trọng cần thiết cho con đường học tập và quá trình trưởng thành của con sau này.

2. Hình thành tính tự lập, không ỷ lại

Biết cách tự học giúp trẻ hình thành tính tự lập, không ỷ lại, không cần người lớn nhắc nhở việc học. Nhiều bé mặc dù tuổi còn nhỏ, ham chơi nhưng vẫn chú ý đến gian học của mình và hoàn thành kế hoạch học tập đã định.

Bên cạnh đó khi gặp bất cứ vấn đề khác, trẻ sẽ biết cách chủ động xử lý hoặc tham khảo ý kiến người lớn. Trẻ không dựa dẫm vào cha mẹ, tự tin hơn khi đến trường hoặc tiếp xúc xã hội.

3. Mở mang tầm hiểu biết của trẻ

Giúp trẻ mở mang tầm hiểu biết, chủ động tìm kiếm thông tin bên ngoài sách vở.
Giúp trẻ mở mang tầm hiểu biết, chủ động tìm kiếm thông tin bên ngoài sách vở.

Có kỹ năng tự học giúp trẻ mở mang tầm hiểu biết, chủ động tìm kiếm thông tin bên ngoài sách vở. Trẻ biết cách phân tích sự vật, sự việc, khám phá thế giới để tìm ra câu trả lời cho vấn đề đang quan tâm.

Chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh các bé trong cùng 1 lớp học nhưng có bé hiểu biết nhỉnh hơn. Khi trẻ có tính tự học, tự mày mò vốn kiến thức được mở rộng và được làm đầy hơn so với các bé khác.

4. Thúc đẩy phát triển tư duy

Tư duy là yếu tố cốt lõi quan trọng để đưa ra những quyết định và hành động đúng đắn, tạo sự phát triển và thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Để thức đẩy phát triển tư duy cần quá trình rèn luyện thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ có khả năng tự học sẽ tự biết cách phân tích, lập luận, xem xét rồi mới đưa ra quyết định. Tư duy logic, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo được hình thành từ quá trình rèn luyện hàng ngày và phát triển không ngừng.

Tìm hiểu thêm về những phương pháp hiệu quả dành cho con

Những khó khăn gặp phải khi dạy con tự học tại nhà

Việc tự học tại nhà mang đến nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải cha mẹ nào cũng thành công ngay từ lần đầu tiên dạy con tự học. Vậy những khó khăn cha mẹ gặp phải là gì khi thực hiện việc này?

Những khó khăn gặp phải khi dạy con tự học tại nhà
Những khó khăn gặp phải khi dạy con tự học tại nhà

1. Cha mẹ thiếu động lực, không kiên nhẫn

Cha mẹ có quá nhiều vấn đề nên quan tâm và giải quyết trong cuộc sống, dẫn đến việc cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Vì vậy nhiều bậc phụ huynh cảm thấy việc dạy con tự học rất mất thời gian, trong khi ngoài giờ đi làm bạn có quá nhiều công việc khác phải giải quyết. Bạn không kiên nhẫn thực hiện quá trình này nhất là trong những ngày bạn cảm thấy không khỏe, buồn ngủ, bận rộn…

2. Áp lực thành tích học tập

Rất nhiều phụ huynh gặp áp lực về thành tích học tập của con, luôn muốn con đạt thứ hạng cao ở trường, lớp. Cha mẹ không yên tâm khi con tự học nhất là các bé nhỏ tuổi, các bé mới chuyển cấp. Lo sợ con không thích ứng với môi trường học tập mới, việc tự học sẽ không hiệu quả. Lúc này cha mẹ muốn trực tiếp dạy con học hoặc thuê gia sư để đảm bảo chất lượng giáo dục.

3. Thiếu kiến thức

Một vấn đề phổ biến ở nhiều cha mẹ là cảm thấy không biết làm cách nào để giúp con tự học. Không tìm kiếm được tài liệu hướng dẫn chính thống, lo lắng dạy con sai cách làm hỏng cả quá trình, thậm chí khiến con học kém đi. Bên cạnh đó có thực trạng mặc dù nhiều cha mẹ có trí thức, có kỹ năng nhưng gặp giai đoạn con “nổi loạn” vẫn cảm thấy bất lực không thể giúp con tự học. 

3 bước cha mẹ giúp con xây dựng thói quen tự học hiệu quả

Làm thế nào để trẻ có thể tự học một cách hiệu quả là một câu hỏi đặt ra của nhiều phụ huynh. Thật khó để trẻ có thể tự giác cho việc này, vì thường các em ở độ tuổi này còn rất ham chơi, muốn được khám phá những thứ khác, các em ghét việc bị ép buộc. Vậy làm thế nào để biến việc tự học trở nên thú vị đối với mỗi em, cùng nghe những chia sẻ của Thạc sĩ Lô Thuý Hương – Cố vấn chuyên môn của Cộng đồng Nghề Làm Cha Mẹ trong video dưới đây nhé! Ba mẹ sẽ tìm được câu trả lời cho chính những câu hỏi nêu trên đó.

Tự học có nghĩa là con tự giác học tập mà không cần sự giám sát của bất cứ ai. Tuy nhiên để rèn luyện tinh thần tự học cha mẹ cần giúp con rèn luyện trước đó. Dưới đây là 3 bước cha mẹ giúp con xây dựng thói quen tự học hiệu quả.

3 bước cha mẹ giúp con xây dựng thói quen tự học hiệu quả
3 bước cha mẹ giúp con xây dựng thói quen tự học hiệu quả

1. Cùng trẻ xây dựng kế hoạch học tập

Đừng ép con học theo kế hoạch của cha mẹ, thay vào đó hãy cùng trẻ xây dựng kế hoạch học tập. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái, chủ động và cảm thấy được quyền quyết định việc học của mình. Bé sẽ không cảm thấy bị ép buộc, mệt mỏi, bí bách hoặc tìm cách đối phó khi phải học theo ý cha mẹ.

Khi trẻ cảm thấy được tôn trọng, được quyền tự quyết định sẽ có trách nhiệm hơn với kế hoạch học tập đã đề ra. Bố mẹ chỉ nên tham gia bằng cách tư vấn để kế hoạch của con hợp lý, khoa học và phù hợp với năng lực.

Khi trẻ hoàn thành sớm kế hoạch học tập, đạt thành tích tốt, cha mẹ có thể tăng thêm khối lượng kiến thức bằng cách giao thêm bài tập. Nếu con chưa đạt chuẩn, cha mẹ không nên la mắng, ép con học quá sức. Hãy cho trẻ tập chung và hoàn thành phần kiến thức cơ bản trước.

2. Hỗ trợ con nâng cao khả năng tư duy, tự học hỏi và tìm tòi

Tự học là cách con biết tự tìm tòi, tư duy, vận dụng kiến thức đã được học vào các vấn đề khác. Cha mẹ cần giải thích cho con hiểu thế nào là tự học để rèn luyện tinh thần tự giác cho trẻ. Giúp trẻ tự khám phá kiến thức mới trên nền tảng kiến thức cũ đã được học và tìm hiểu.

Với mỗi bài học hãy yêu cầu con giải thích, tìm ra câu trả lời với những cách khác nhau. Hỏi lại con những kiến thức cũ có liên quan để vận dụng vào bài đang học. Khuyến khích trẻ đưa ra các thắc mắc và tự mình tìm tòi câu trả lời. Bố mẹ không nên trả lời ngay câu hỏi của con mà hãy định hướng để bé tư duy tự tìm ra đáp án.

3. Khuyến khích con tự đặt câu hỏi

Khuyến khích con đặt câu hỏi để chủ động học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội tri thức mới
Khuyến khích con đặt câu hỏi để chủ động học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội tri thức mới

Trẻ càng lớn thì nhu cầu tìm hiểu thế giới càng mở ra, con muốn khám phá các bí ẩn từ mọi sự vật, sự việc xung quanh mình. Khuyến khích con đặt câu hỏi để chủ động học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội tri thức mới. Cha mẹ hãy kiên trì với những câu hỏi liên tiếp của con, không nên quát mắng khiến trẻ sợ hãi không dám hỏi nữa.

Hãy tôn trọng khi con hỏi bất cứ câu hỏi nào, dù nó rất dễ hay vượt quá tầm hiểu biết của bố mẹ. Cùng con tìm ra đáp án, giúp bé yêu thích tìm tòi, phát hiện kiến thức mới.  Cha mẹ nên khuyến khích con đặt câu hỏi với cô giáo khi chưa hiểu bài trên lớp.

5 nguyên tắc giáo dục Montessori tại nhà cha mẹ nhất định không thể bỏ qua

Dạy trẻ tự học không đơn giản, thậm chí còn khiến nhiều phụ huynh rất đau đầu. Tuy nhiên cha mẹ hãy nhớ à dưới đây, nó sẽ giúp định hướng đúng để giúp con tự học hiệu quả.

1. Tôn trọng trẻ

Hãy thể hiện sự tôn trọng con trong mọi điều kiện, ngay cả với những khác biệt của con về chính kiến, sở thích, mong muốn… Cha mẹ làm người hỗ trợ tư vấn chứ không áp đặt, quyết định thay con để con luôn cảm nhận sự thoải mái, chủ động trong việc học và cả những vấn đề khác.

2. Quan sát trẻ thường xuyên

Thường xuyên lùi lại quan sát trẻ, để nhìn nhận và thấu hiểu về những nhu cầu, sự khác biệt. Bố mẹ chính là người thầy đầu tiện dạy con về cách tự học, đồng hành cùng trẻ thực hành mỗi ngày. Giúp cho khoảng thời gian giai đoạn đầu đời với nhiều sự thay đổi của con trở thành sự phát triển tích cực nhất.

3. Trao quyền cho trẻ tự quyết định

Trao quyền cho trẻ tự quyết định
Trao quyền cho trẻ tự quyết định

Cho phép trẻ tự do lựa chọn trong khuôn khổ, không cứng nhắc, ép buộc trẻ theo ý cha mẹ. Từ đó trẻ biết cách chọn lựa, hiện thực hóa những điều mong muốn, hiểu đúng giá trị của bản thân.Để trẻ có ứng xử lịch sự, nhã nhặn và tôn trọng với người lớn, bạn bè và những người xung quanh.

4. Tạo cơ hội để trẻ tự thực hành

Hãy tin trưởng trẻ, trao cho con cơ hội để thực hành các hoạt động từ nhỏ đến lớn. Rèn cho bé thói quen tự phục vụ bản thân như tự mặc quần áo, tự lấy nước uống, tự dọn đồ chơi… Hoặc giúp đỡ mọi người lấy đồ, lấy nước mời khách… Với mỗi việc hãy hướng dẫn trẻ một cách cụ thể với quy trình đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Thực hành, trải nghiệm giúp trẻ nhanh ghi nhớ, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy và tính kỷ luật.

5. Sẵn sàng hỗ trợ chứ không can thiệp

Cha mẹ không nên can thiệp làm gián đoạn, ngắt quãng quá trình làm việc của trẻ một cách một cách thô bạo, trừ trường hợp bất khả kháng. Thay vào đó chúng ta nên sẵn sàng có mặt và hỗ trợ khi cần thiết. Hãy dùng những lời động viên chân thành, ấm áp để khích lệ con hoàn thành công việc.

Sẵn sàng hỗ trợ chứ không can thiệp
Sẵn sàng hỗ trợ chứ không can thiệp

Tại hệ thống Trường mầm non Sakura Montessori áp dụng phương pháp giáo dục Montessori trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại, chương trình học ứng dụng phương pháp Montessori hiện đại.  Chương trình học thiết kế bài bản, khoa học với mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, mang đến cho trẻ môi trường giáo dục tôn trọng.

Sakura Montessori lấy phương pháp tự học làm nền tảng, trẻ được tự do lựa chọn hoạt động phù hợp với sở thích và năng lực. Trường tập trung rèn luyện cho trẻ 05 lĩnh vực Thực hành cuộc sống, Ngôn ngữ, Giác quan, Vận động và Nghệ thuật. Tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện, tối ưu về năng lực học tập, khả năng lãnh đạo tính kỉ luật, tinh thần trách nhiệm. Giúp các con nuôi dưỡng tình yêu học tập suốt đời. Cha mẹ hoàn toàn yên tâm về năng lực tự học và học tập của con mình.

Giúp con tự học không chỉ là dạy con ngồi tập trung hay ép con học theo yêu cầu của cha mẹ. Hãy kiên nhẫn, thấu hiểu và đồng hành cùng con để con hiểu tầm quan trọng của việc tự học và trở nên trưởng thành mỗi ngày. Học tập là công cuộc chúng ta sẽ theo đuổi suốt cuộc đời, tự học là chìa khóa giúp con phát triển tư duy, là tiền đề cho sự thành công sau này.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm