Vui chơi sáng tạo là một phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Đây là điều có thể giúp các con học hỏi và phát triển các kỹ năng mới để sẽ sử dụng trong suốt cuộc đời. Sau đây là một vài “kinh nghiệm vàng” mà Sakura Montessori muốn chia sẻ đến quý phụ huynh về cách dạy trẻ mầm non phát huy tối đa khả năng sáng tạo.
Tại sao nên cho trẻ mầm non chơi các trò chơi sáng tạo
Để trẻ có thể vui chơi và phát triển một cách toàn diện thì những trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non sẽ là là chủ đề được nhiều ba mẹ quan tâm. Nếu trẻ sở hữu những món đồ chơi đúng theo sở thích của trẻ thì trẻ sẽ cảm thấy hào hứng hơn. Trẻ sẵn sàng dành thời gian để vui chơi và khám phá những món đồ đó. Từ đó sẽ giúp trẻ có tinh thần học hỏi và quan sát nhiều hơn.
Đối với những món đồ chơi sáng tạo sẽ giúp trẻ rèn được kỹ năng vận động. Như đối với những món đồ chơi lắp ghép mô hình thì trẻ cần sử dụng linh hoạt những ngón tay để sắp xếp thành một mô hình hoàn chỉnh. Và từ đó sẽ giúp trẻ rèn luyện được ngón tay một cách hiệu quả.
Việc mở rộng thế giới quan với những trò chơi liên quan đến nghề nghiệp, mô phỏng không gian sẽ khiến trẻ học được cách quan sát và nhận biết các chi tiết về cuộc sống. Và từ đó trẻ có thể mở rộng được thế giới xung quanh và hiểu biết nhiều hơn.
Khi trẻ được tham gia những trò chơi yêu thích với bạn bè và bố mẹ, trẻ sẽ học được những kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp để hoàn thành trò chơi một cách tốt nhất. Và từ đó sẽ giúp trẻ gắn kết được tình cảm với những người xung quanh.
Vai trò quan trọng của khả năng sáng tạo
Sự phát triển não bộ của trẻ em là rất quan trọng và sự sáng tạo đóng một vai trò thiết yếu trong việc này. Khả năng sáng tạo mang tới rất nhiều lợi ích cho trẻ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non:
Tạo sự tự tin
Tự tay làm một thứ gì đó sẽ nâng cao sự tự tin của bé. Chính vì vậy, khi có ai đó phản ứng một cách tích cực với một điều gì đó mà bé tự làm, nó sẽ mang tới cho các con cảm giác hài lòng và tự hào với những “tác phẩm” mình làm ra.
Khả năng giải quyết vấn đề
Những đứa trẻ sáng tạo cùng với sự nhiệt tình thường có những ý tưởng ngẫu hứng. Khi các bé thực hiện những ý tưởng đó, các bé sẽ học cách đưa ra các lựa chọn và kết hợp, từ đó học cách đưa ra giải pháp cho các vấn đề. Nhờ vậy mà bé cũng sẽ rèn luyện được các kỹ năng như “tư duy vượt trội” và tính tự lập ngay từ cấp mầm non.
Cải thiện kỹ năng vận động tinh
Một đứa trẻ học cách cầm bút chì khi còn nhỏ sẽ phát triển các kỹ năng vận động tinh của mình nhanh chóng hơn. Thêm nữa bằng cách thực hành các kỹ năng sáng tạo như cắt, xé, nặn đất sét,… các kỹ năng vận động tinh được phát triển ngay từ khi còn nhỏ. Đây là những kỹ năng rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của các bé như ăn bằng thìa, buộc dây giày và tô, viết, vẽ….
Khả năng tập trung
Khi trẻ em đang trong “thời điểm” sáng tạo một cái gì đó, bé rất tập trung vào “nhiệm vụ” đang làm. Thực hành càng nhiều thì khả năng tập trung càng cao, đồng thời rèn luyện cho bé khả năng tư duy và sáng tạo hiệu quả.
Vui vẻ
Trên hết tất cả đó chính là niềm vui và hạnh phúc mà bé có được khi thỏa sức sáng tạo và khám phá những gì mình “tò mò”.
Có thể thấy, khả năng sáng tạo sẽ mang tới cho các bé rất nhiều kỹ năng và trải nghiệm thú vị cho những năm tháng phát triển quan trọng nhất của đời mình.
Danh sách 10 trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non
Trò chơi lắp ráp
Trò chơi lắp ráp sẽ giúp kích thích sự sáng tạo của trẻ và khả năng tư duy. Từ đó trẻ có thể tha hồ nghĩ ra những công trình khác nhau như ngôi nhà, tòa tháp hay kim tự tháp,….Đặc điểm của trò chơi này đó là để tạo được công trình hoàn chỉnh thì trẻ cần suy nghĩ và kiên nhẫn, từ đó giúp trẻ có tính kiên trì và cẩn thận. Bên cạnh đó còn giúp trẻ có khả năng tập trung cao, hình thành tính tự lập từ sớm. Và đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non lắp ráp có nhiều khối màu sắc sẽ giúp trẻ nhận biết được màu sắc một cách dễ dàng.
Trò chơi diễn kịch nhập vai
Trò chơi đóng kịch nhập vai sẽ giúp trẻ tái tạo và mô phỏng các nhân vật theo một tác phẩm văn học hay một bộ phim hay một tình huống trong cuộc sống. Khi trẻ tham gia trò chơi nhập vai sẽ giúp trẻ phát triển được cảm xúc và những kỹ năng xã hội khác. Bằng cách tạo nhân vật và xây dựng cốt truyện sẽ dạy trẻ giải quyết được vấn đề và tăng tính sáng tạo của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó còn phát triển khả năng độc lập, kỹ năng kể chuyện, kỹ năng sống, sáng tạo và các chuẩn mực xã hội khác.
Trò chơi vẽ tranh tô màu
Vẽ tranh và tô màu là trò chơi được nhiều trẻ yêu thích và là trò chơi phổ biên. Vẽ tranh sáng tạo cho trẻ mầm non sẽ giúp cho trẻ có những trải nghiệm trong đời sống và thể hiện trực tiếp trên những bức tranh của con. Việc vẽ tranh cũng giúp cho trẻ tăng khả năng ghi nhớ, nâng cao được khả năng quan sát, bày tỏ được cảm xúc một cách dễ dàng. Bên cạnh đó con giúp trẻ nâng cao được khả năng tưởng tượng, nhìn nhận về thế giới xung quanh.
Vẽ tranh tô màu không có một đáp án chính xác, vì mỗi đứa trẻ sẽ có những đáp án khác nhau, sự sáng tạo khác nhau. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy độc lập, không phụ thuộc vào bất kì ai. Cùng với một màu sắc, cùng với một công cụ vẽ nhưng mỗi bạn nhỏ trường mầm non Sakura Montessori đã thể hiện những bức tranh khác nhau rất sinh động, hãy cùng thưởng thức những tác phẩm này nhé:
Trò chơi nhận biết âm thanh
Trò chơi nhận biết âm thanh giúp trẻ có thể nhận biết được âm thanh của các loại nhạc cụ và vật xung quanh trong cuộc sống là điều cần thiết. Qua đó trẻ có thể sử dụng được những dụng cụ đơn giản như đàn, trống,…nhưng sẽ chơi theo nhiều cách khác nhau.
Trò chơi nặn đất sét
Trò chơi nặn đất sét không còn quá xa lạ đối với trẻ, món đồ này được xem là công cụ giúp trẻ có thể rèn luyện được kỹ năng cần thiết như: kích thích sự phát triển trí tuệ, khả năng sáng tạo, tưởng tượng của trẻ.
Trò chơi tìm điểm khác nhau
Trò chơi tìm điểm khác nhau có nghĩa là sẽ có 2 bức tranh và trẻ cần tìm điểm khác nhau của 2 bức tranh đó. Trò chơi này sẽ rèn cho trẻ khả năng quan sát, tập trung, tư duy.
Trò chơi tích hợp máy chiếu
Đây là trò chơi có 2 bộ phận chính là bàn học và đèn chiếu được dùng để chiếu hình ảnh đồ vật hoặc hình ảnh lên mặt bàn. Trò chơi này sẽ giúp cho trẻ có thể tự do sáng tạo theo sở thích của mình.
Trò chơi đếm số
Trò chơi đếm số được minh họa theo nhiều hình thức khác nhau như các con số được làm từ vật liệu gỗ khá an toàn khi trẻ sử dụng. Sản phẩm này được tích hợp nhiều đồ vật và màu sắc khác nhau khiến trẻ có thể vừa chơi, vừa học một cách hiệu quả.
Trò chơi đoán chữ cái
Trò chơi đoán chữ cái có thể được minh họa theo nhiều hình thức khác nhau như trẻ tìm thẻ tên, nối chữ cái , học chữ trên cát hoặc trò chơi học bảng chữ cái Tiếng Việt từ báo,…Ba mẹ có thể cho con học mà chơi, chơi mà học một cách thoải mái nhất, dễ tiếp thu nhất,…..
Trò chơi gỗ
Những trò chơi gỗ được thiết kế hình khối nhỏ và đa dạng màu sắc, mẫu mã sẽ thu hút trẻ. Từ đó trẻ sẽ nhận dạng được những hình khối đơn giản như hình chữ nhật, hình tam giác
Cách dạy trẻ mầm non phát huy khả năng sáng tạo tại các trường mầm non
Để phát huy tối đa khả năng sáng tạo cho bé, các trường mầm non cần phải có một “giáo trình” phù hợp. Một số phương pháp phổ biến hiện đang được áp dụng thành công ở nhiều ngôi trường uy tín, quý phụ huynh có thể tham khảo:
Xây dựng môi trường kích thích sáng tạo cho bé
- Thiết kế, trưng bày các dự án thủ công và nghệ thuật trong tầm mắt của các con
- Đa dạng các hoạt động học tập trong lớp bằng tài liệu học tập, các đồ vật trang trí và cả các bài học đại diện cho phong cách sống, nền văn hóa đặc trưng của các quốc gia trên thế giới.
- Có đầy đủ các vật liệu để bé có thể thỏa sức sáng tạo: khuôn, thùng, cát, bút chì, màu vẽ, đất sét, phấn, đồ chơi, sách,…và nhiều hơn nữa.
- Trang khí không gian lớp và trường học với những chi tiết ngộ nghĩnh, hình ảnh mới lạ và thường xuyên thay đổi để mang tới sự bất ngờ, khơi gợi khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng của bé.
Luôn có thái độ tích cực, thúc đẩy sự sáng tạo
- Nhiều chuyên gia nhận định, đây là một yếu tố quan trọng góp phần phát huy nhanh và hiệu quả khả năng sáng tạo của trẻ mầm non.
- Một chương trình giảng dạy cho lứa tuổi mẫu giáo cần tránh rập khuôn, thay vào đó giáo viên sẽ trình bày các vấn đề với nhiều giải pháp, tạo kết thúc mở để trẻ có nhiều giải pháp sáng tạo hơn.
- Trái với những phương pháp dạy nghiêm ngặt, bắt buộc thì các trường mầm non sẽ linh hoạt trong việc diễn giải các hướng dẫn. Ví dụ, thay vì dạy các bé từng bước hoàn thiện một bức tranh, hãy cung cấp tất cả các dụng cụ để thực hiện và yêu cầu bé tìm ra cách kết hợp các dụng cụ đó.
- Khuyến khích các ý tưởng của bé, bất kể ý tưởng đó không thực tế hay xa vời. Hãy ghi nhận sự sáng tạo, những ý tưởng ban đầu của bé với một thái độ tích cực nhất.
- Luôn cho phép các trò chơi tưởng tượng, có nghĩa là cho phép các em tự tạo ra trò chơi và làm theo sự “hướng dẫn” của bé.
- Luôn có sự ca ngợi, ghi nhận sự sáng tạo và sự cố gắng, nỗ lực hoàn thành “dự án” của bé.
Tiến hành các hoạt động giúp trẻ phát triển sự sáng tạo
Những trò chơi tư duy động não luôn là một “ý tưởng” tuyệt vời để phát huy sự sáng tạo của các bé mầm non. Một số trò chơi trường mầm non thường áp dụng: kể về một câu chuyên, mô tả những gì chúng thấy trên đường tới trường, hỏi về những việc đã làm ở nhà,…
Bên cạnh đó, các dự án nghệ thuật cũng là một trong những chương trình không thể thiếu tại trường mẫu giáo. Vẽ tranh, học hát, múa, đóng kịch, làm đồ thủ công, cắt ghép,… luôn là cách để bé nâng cao khả năng sáng tạo của mình.
Một số câu hỏi thường gặp
Xem cách làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non ở đâu?
Hiện nay, nhiều ba mẹ thay vì việc mua đồ chơi bên ngoài cho trẻ thì sẽ tự làm đồ chơi sáng tạo cùng trẻ. Đây là cách để trẻ có thể tự sáng tạo hay ba mẹ, thầy cô có những trò chơi phong phú và đa dạng dành cho trẻ. Ba mẹ và thầy cô có thể lên google để tìm kiếm hoặc các bài hướng dẫn trên youtube.
Cần lưu ý điều gì khi tạo trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non?
Khi ba mẹ muốn làm trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non cần lưu ý
- Độ tuổi của trẻ
- Lựa chọn chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ cũng như khả năng nhận thức của trẻ
- Lựa chọn vật liệu làm trò chơi cho trẻ cần an toàn, không nên sử dụng những vật liệu có hại và có mùi ảnh hưởng đến trẻ.
- Lựa chọn khoảng thời gian cho con chơi và hướng dẫn con cách chơi để con có thể nắm được.
Trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non cần đảm bảo tiêu chí gì?
Khi lựa chọn trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non ba mẹ cần lựa chọn theo những tiêu chí như:
- Đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non phải được thiết kế phù hợp với từng độ tuổi và giai đoạn ohats triển của trẻ
- Đồ chơi phải giúp trẻ phát triển được trí tuệ, thể lực và rèn luyện các kỹ năng
- Cách sử dụng và cách chơi phải rõ ràng và dễ hiểu
- Đảm bảo được những quy chuẩn về an toàn khi trẻ sử dụng
- Đồ chơi phải thể hiện được tính giáo dục cao và phản ánh những nội dung phù hợp với lứa tuổi
- Về kiểu dáng và màu sắc phải đẹp mắt gây được sự chú ý của trẻ.
Trên đây là một số những trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non mà chúng tôi muốn gợi ý đến cho bạn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ba mẹ có thêm nhiều lựa chọn cho con. Nếu ba mẹ có ý tưởng làm trò chơi sáng tạo cho con nào thì hãy chia sẻ với chúng tôi nhé! Nếu như cha mẹ vẫn đang phân vân không biết trường mầm non nào chất lượng, uy tín vậy mời bạn đến với Sakura Montessori – Nơi ươm mầm giá trị của trẻ.
Sakura Montessori phát triển hướng đến môi trường giáo dục mầm non thân thiện, tràn ngập tiếng cười trẻ thơ với phương pháp Montessori của hệ thống giáo dục mầm non hiện đại, kết hợp những ưu điểm của phương pháp giáo dục mầm non Nhật Bản và chương trình chuẩn giáo dục Việt Nam. Từ đây, trẻ sẽ được phát triển tư duy, sự sáng tạo, nhân cách, cá tính bản thân một cách tối đa thông qua các hoạt động có tính thu hút và khuyến khích trẻ khám phá thế giới.
Với phương châm “Tình yêu thương vô điều kiện và đặt ra giới hạn cho các hành vi”, Sakura Montessori tự hào là hệ thống Trường Mầm non tin cậy của các bậc làm cha mẹ, chắp cánh ước mơ, niềm yêu thích học hỏi, khám phá thế giới cho con trẻ.