Bước sang tháng thứ 6 là giai đoạn bé tập ăn dặm, đây là thời điểm thích hợp để mẹ có thể cho bé làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Trước khi cho bé bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lựa chọn một phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé. Làm thế nào để biết đâu là phương pháp ăn dặm tốt nhất với con. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn tổng quan về các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi . Dựa vào đó, mẹ có thể đưa ra quyết định về việc lựa chọn áp dụng phương pháp ăn dặm cho bé để giúp bé được phát triển toàn diện.

các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được chuyên gia đánh giá cao

Tổng hợp các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tốt nhất hiện nay

Hiện nay, có khá nhiều các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm riêng biệt. Tuy nhiên, có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến và được áp dụng nhiều nhất đó là ăn dặm truyền thống, ăn dặm chỉ huy (blw) và ăn dặm kiểu Nhật. Sau đây, Sakura Montessori sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về đặc điểm của 3 phương pháp ăn dặm này, mẹ hãy theo dõi nhé!

các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Các phương pháp ăn dặm tốt nhất cho bé 6 tháng tuổi

Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng

Ăn dặm truyền thống là phương pháp phổ biến nhất tại Việt Nam, được rất nhiều phụ huynh lựa chọn áp dụng cho bé 6 tháng. Trong phương pháp ăn dặm này, bé được làm quen với thực phẩm ở dạng cháo lỏng hoặc bột nhuyễn. Sau đó, bé sẽ được làm quen với thức ăn đặc hơn và chuyển dần sang thức ăn thô

Với cách tiếp cận thức ăn nhuyễn như vậy, trẻ dễ dàng tiêu hóa và thích nghi với thực phẩm. Bên cạnh đó, ăn dặm truyền thống cung cấp cho bé các nhóm dưỡng chất đầy đủ qua từng giai đoạn của trẻ, đảm bảo rằng trẻ nhận được các chất dinh dưỡng quan trọng giúp bé phát triển một cách tốt nhất.

Ăn dặm BLW cho trẻ 6 tháng tuổi

Ăn dặm BLW hay còn gọi là ăn dặm bé chỉ huy, là một trong những phương pháp được đánh giá cao bởi các chuyên gia. Khác với ăn dặm truyền thống, ăn dặm blw sẽ giúp bé làm quen với thực phẩm ở dạng thô, rắn, được cắt nhỏ ra và không qua bước xay, nghiền. Đặc biệt, blw khuyến khích việc trẻ tự do lựa chọn thức ăn và xử lý chúng bằng cách tự bốc ăn, tự nhai, nuốt.

Từ những đặc điểm trên, phương pháp blw giúp bé có một nền tảng trong việc phát triển kỹ năng ăn uống. Trẻ sớm thành thạo với việc cầm nắm, quen với việc nhai thức ăn và khi làm quen với thức ăn thô hơn sẽ dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, đây cũng là phương pháp kích thích khả năng tự lập ở trẻ ngay từ nhỏ, giúp trẻ rèn luyện được những tính cách và nề nếp tốt.

Ăn dặm kiểu Nhật

So với ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW thì ăn dặm kiểu Nhật ít phổ biến hơn. Đây là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản, mang đậm những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của Nhật. Phương pháp này đặc biệt tập trung vào việc cung cấp cho trẻ những thực phẩm tự nhiên, ít qua xử lý, giữ  được nguyên hương vị tự nhiên và chất dinh dưỡng của từng thành phần.

Đối với ăn dặm kiểu Nhật, trẻ sẽ được đưa vào môi trường ẩm thực đa dạng, được khuyến khích khám phá từng loại thực phẩm riêng biệt.Trẻ được cung cấp các thực phẩm riêng lẻ như gạo, cá, rau quả, đậu, trứng… Trẻ sẽ tự tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm từng loại thức ăn theo cách riêng của mình.

Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp ăn dặm

Mỗi một phương pháp sẽ có cách tiếp cận khác nhau và có những ưu, nhược điểm riêng. Sakura Montessori sẽ giúp mẹ tổng hợp những đặc điểm ấy của từng phương pháp để mẹ có thể có cái nhiều tổng quan hơn về phương pháp ăn dặm cho trẻ.

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Ăn dặm Truyền thống ●      Phương pháp này giúp bé dễ dàng tiêu hóa, giảm nguy cơ hóc nghẹn do thức ăn đã được nghiền, xay nhuyễn hoặc nấu thành dạng cháo

●      Mẹ có thể điều chỉnh dễ dàng lượng và loại thức ăn phù hợp với nhu cầu và khả năng ăn uống của trẻ

●      Trẻ không có cơ hội tự tìm hiểu và tự lựa chọn thực phẩm theo mong muốn

●      Rào cản với phát triển kỹ năng tự ăn, tự lập của trẻ

●      Giới hạn trẻ khám phá hương vị và chất dinh dưỡng vì các thực phẩm thường được nấu chung và xay lẫn nhau

Ăn dặm BLW ●      Phát triển kỹ năng tự lập ăn uống, làm quen với thức ăn thô nhanh hơn/

●      Cung cấp được cho trẻ nhiều loại thực phẩm, nhiều chất dinh dưỡng đa dạng trong bữa ăn.

●      Giúp trẻ tự khám phá và tự tìm hiểu thức ăn thông qua việc cầm nắm, nhai, nuốt.

●      Nguy cơ nghẹt thức ăn do thức ăn ở dạng thô, không được xay nhuyễn

●      Có thể bé không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn khi tự ăn. Vì bé là người quyết định trong việc ăn uống

●      Đòi hỏi có sự quan sát và giám sát kỹ lưỡng từ phía người lớn

Ăn dặm   Nhật Bản ●      Cung cấp cho bé thực phẩm tự nhiên và ít qua xử lý

●      Trẻ tự khám phá và tự trải nghiệm từng loại thức ăn theo cách riêng

●      Được giáo dục về văn hóa ẩm thực Nhật Bản và học cách ứng xử khi ăn uống

●      Hạn chế đa dạng thức ăn vì bé sẽ tiếp nhận thức ăn theo từng loại thực phẩm riêng

●      Phải điều chỉnh và kết hợp các thành phần trong thức ăn một cách cân đối

●      Chuẩn bị và nấu các món ăn đa dạng khiến mẹ tốn nhiều thời gian và kỹ năng nấu nướng

Nên cho trẻ 6 tháng ăn dặm theo phương pháp nào?

các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Ăn dặm theo phương pháp nào là tốt nhất

Cho trẻ 6 tháng ăn dặm theo phương pháp nào là tốt nhất? Đây là một trong những câu hỏi mà rất nhiều mẹ quan tâm khi cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, không có bằng chứng khoa học nào khẳng định được phương pháp ăn dặm tốt nhất. Việc quyết định cho bé ăn dặm theo phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của từng bé.

Để giúp mẹ có thể lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé yêu nhà mình, Sakura Montessori sẽ giúp mẹ đưa ra những tiêu chí đánh giá để từ đó mẹ có thể quyết định được một cách chính xác.

  • Dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của bé: Các phương pháp đều cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất,…Tuy nhiên, xét trên việc trong một bữa ăn dặm có thể cung cấp các dưỡng chất cùng lúc thì ăn dặm chỉ huy được đánh giá là tốt hơn.

Trong một khay thức ăn blw luôn cần đáp ứng ít nhất 3 loại thức ăn như cơm, thịt cá, rau củ, hoa quả để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất. Ngoài ra, BLW còn khuyến khích thực phẩm không qua nghiền nhuyễn, do vậy các dưỡng chất được giữ nguyên không bị giảm đi.

  • Dựa trên việc mẹ mong muốn sự phát triển của con như thế nào: Khi cho bé ăn dặm, mẹ sẽ mong muốn bé được phát triển một cách tốt nhất. Mỗi phương pháp ăn dặm sẽ giúp con phát triển theo một hướng riêng.

Ăn dặm truyền thống giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua sự tương tác trong bữa ăn giữa bé và mẹ.

Ăn dặm chỉ huy là phương pháp giúp bé xây dựng nền tảng để phát triển tính tự lập và sáng tạo.

Ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé phát triển về trí tuệ và giác quan dựa trên những khám phá mới mẻ về thực phẩm theo văn hóa Nhật Bản.

Như vậy, để lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé, mẹ cần có nhiều sự tìm hiểu sâu về từng phương pháp và có những đánh giá chính xác dựa trên đặc điểm của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể kết hợp cả 3 phương pháp trên cho bé và xem xét phương pháp ăn dặm mà bé hứng thú nhất.

Bé 6 tháng ăn dặm cần bổ sung những chất dinh dưỡng gì?

6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu có những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa của trẻ đã đi vào hoạt động tốt hơn, cần nhiều dưỡng chất hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể.  Trong giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức đã không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé, và bé cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể.

các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé 6 tháng

Do đó, mẹ cần đưa vào thực đơn ăn dặm những chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Mẹ có thể lưu lại ngay những chất dinh dưỡng quan trọng dưới đây!

Tinh bột

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể trẻ.Tinh bột cũng cung cấp các loại carbohydrate phức tạp, giúp duy trì năng lượng ổn định trong cơ thể và hỗ trợ chức năng não bộ. Khi bé bắt đầu ăn dặm, việc cung cấp các loại thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai lang, bắp, lúa mạch sẽ giúp bé có đủ năng lượng để hoạt động và phát triển.

Chất đạm

Chất đạm là thành phần cấu tạo cho các tế bào cơ thể, góp phần xây dựng và duy trì cơ, xương, da, lông, móng và các mô khác. Chất đạm cũng đóng vai trò trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch và chức năng hệ tiêu hóa. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, chất đạm rất quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cho bé. Mẹ có thể đưa chất đạm vào thực đơn cho trẻ thông qua các thực phẩm như thịt, cá, trứng,…

Chất béo

Chất béo cung cấp năng lượng dồi dào, đặc biệt là dành cho trẻ nhỏ có lượng hoạt động cao trong quá trình tăng trưởng.Chất béo cũng là nguồn cung cấp vitamin A, D, E và K, các loại vitamin tan trong dầu quan trọng cho phát triển xương, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của bé. Chất béo có thể được tìm thấy ở nhiều thực phẩm như bơ, các loại hạt (hạt hướng dương, hạt điều, lạc,..).

Chất xơ

Chất xơ là thành phần không hấp thụ được trong thực phẩm và rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Chất xơ còn giúp duy trì chức năng đại tiện và giảm nguy cơ táo bón. Bổ sung chất xơ cho bé 6 tháng tuổi bằng cách cho bé ăn các thức ăn có rau xanh, củ quả.

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng miễn dịch, phát triển xương, thị lực, và nhiều chức năng cơ bản khác trong cơ thể. Trái cây sẽ là nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào mà mẹ nên đưa vào thực đơn hằng ngày cho bé yêu.

Kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ cần ghi nhớ

các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ cần ghi nhớ

Bên cạnh các phương pháp ăn dặm cho trẻ 6 tháng, mẹ cũng cần quan tâm đến những nguyên tắc và kinh nghiệm cho bé ăn dặm để giúp bé có thể tiếp nhận thực phẩm một cách tốt nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà mẹ nên nhớ và áp dụng cho trẻ:

Kết hợp linh hoạt giữa ăn dặm và bú sữa mẹ

Mặc dù ăn dặm sẽ giúp trẻ nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm đa dạng, tuy nhiên 6 tháng tuổi vẫn là thời điểm bé không thể thiếu sữa mẹ. Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Nó cung cấp đủ lượng protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất cần thiết để bé phát triển hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, xương, cơ và hệ miễn dịch một cách tốt nhất. Do đó, dù cho bé ăn dặm mẹ cũng không thể tách bé khỏi việc bú sữa hằng ngày.

Mẹ hãy xây dựng cho bé một lịch trình sinh hoạt, ăn uống khoa học và cần có sự kết hợp giữa ăn dặm, bú sữa để bé có thể được phát triển tốt nhất.

Cho bé ăn dặm từ bột loãng đến bột đặc

Khi mới bắt đầu ăn dặm, con sẽ chưa thể quen được với việc nhai, nuốt thức ăn và hệ tiêu hóa cũng chưa hoàn thiện để tiếp nhận thức ăn rắn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu, mẹ hãy cho bé làm quen với ăn dặm bằng bột, cháo loãng. Sau đó, khi bé đã thành thạo việc ăn uống hơn, mẹ có thể tăng độ thô và độ đặc cho cháo.

Chế biến món ăn dặm từ ngọt đến mặn

Cho bé 6 tháng ăn dặm cũng cần mẹ quan tâm đến việc lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp. Khi bé mới ăn dặm, mẹ hãy chế biến những món bột ngọt từ rau củ quả cho trẻ vì chúng dễ tiêu hóa hơn. Sang giai đoạn cuối tuần thứ 2, mẹ có thể bắt đầu đưa vào thực đơn những thực phẩm như thịt, cá để làm bột mặn cho bé.

Bé 6 tháng ăn dặm bắt đầu với khẩu phần nhỏ

Cũng giống như 2 kinh nghiệm ở trển, bé cũng cần một thời gian để thích nghi với lượng thức ăn đưa vào cơ thể hằng ngày. Hãy bắt đầu cho bé học ăn từ 1 – 2 thìa bột, sau đó tăng dần số lượng khi bé đã quen hơn và hứng thú với việc ăn hơn. Nếu ép bé ăn nhiều ngay từ đầu sẽ khiến bé dễ bị nôn, hóc nghẹn và ám ảnh với việc ăn dặm.

Hạn chế cho bé ăn dặm với gia vị

Hạn chế cho bé 6 tháng ăn dặm với gia vị là cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phát triển khỏe mạnh cho bé. Gia vị có thể gây kích ứng hoặc làm tổn thương niêm mạc ruột non nhạy cảm của bé, gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc đau bụng.Gia vị cũng có thể làm tăng nguy cơ bé phản ứng dị ứng hoặc mẫn cảm. Trẻ em dưới 1 tuổi đặc biệt nhạy cảm với một số thành phần trong gia vị. Do đó, mẹ cần lựa chọn những gia vị ăn dặm an toàn và tốt nhất là nên hạn chế chúng khi làm món ăn cho bé

Cách ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng – Tổng hợp thực đơn thơm ngon bổ dưỡng

các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Cách ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng

Bé 6 tháng bắt đầu ăn dặm, mẹ nên lựa chọn phương pháp ăn dặm truyền thống áp dụng cho bé sẽ đem lại hiệu quả tốt. Với phương pháp này, con có thể tập ăn một cách dễ dàng và tiêu hóa tốt hơn. Để giúp bé bắt đầu ăn dặm ngon miệng và có nhiều dưỡng chất, Sakura Montessori sẽ gợi ý cho mẹ một số thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống. Mẹ hãy lưu lại và đưa vào thực đơn cho bé nhé!

  • Cháo trắng rây 1:10
  • Cháo khoai lang sữa mẹ
  • Cháo ngô ngọt
  • Súp bí đỏ
  • Súp khoai tây
  • Cháo cà rốt
  • Cháo bí xanh
  • Cháo rau ngót
  • Cháo rau bina
  • Cháo củ quả tổng hợp
  • Cháo lòng đỏ trứng gà
  • Cháo thịt gà hạt sen
  • Cháo thịt bò bí đỏ
  • Cháo cá hồi măng tây
  • Cháo óc heo hầm ngải cứu
  • Cháo rau củ nấu nước xương hầm
  • Cháo thịt gà nấm hương
  • Cháo thịt lợn rau ngót
  • Cháo bầu nấu tôm
  • Súp thịt gà rau củ
  • Súp bò hầm khoai tây
  • Súp tôm
  • Bơ nghiền sữa mẹ
  • Bơ chuối nghiền sữa
  • Chuối nghiền sữa mẹ

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm BLW với 30 món ăn dễ làm

các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm BLW với 30 món ăn dễ làm

Với ăn dặm BLW, mẹ sẽ không cần phải chế biến thức ăn dặm quá cầu kì. Thông thường, thực phẩm sẽ được làm chín bằng cách luộc hoặc hấp, xào giống với món ăn của người lớn. Ngay sau đây, SMIS sẽ giúp mẹ xây dựng một số thực đơn blw thơm ngon, hấp dẫn dành cho bé yêu.

  • Súp lơ luộc
  • Cà rốt, su su hấp
  • Khoai lang mật hấp
  • Bí đỏ hấp
  • Măng tây xào
  • Cải ngọt luộc
  • Cơm nắm trộn rong biển
  • Cơm viên trộn ruốc
  • Bánh ngũ cốc
  • Bánh khoai tây
  • Bánh crepe
  • Pizza ăn dặm
  • Nui sốt cà chua
  • Nui xào bò
  • Bò hấp sả
  • Ức gà hấp
  • Ức gà cuộn rong biển áp chảo
  • Thịt lợn chiên xù
  • Thịt lợn viên sốt
  • Cá hồi nướng hành tây
  • Cá ngừ áp chảo
  • Mỳ Ý sốt bò băm
  • Salad rau củ
  • Salad cá hồi, bơ

Các món ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng

các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Các món ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng

Ăn dặm kiểu Nhật ưu tiên việc chế biến thức ăn dặm theo từng loại thực phẩm mà không kết hợp với nhau quá nhiều để giữ được hương vị đặc trưng của từng loại thực phẩm đó. Chế biến món ăn dặm kiểu Nhật cũng yêu cầu mẹ cần nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, thành quả của những bữa ăn dặm kiểu Nhật luôn xứng đáng. Mẹ hãy xem ngay những món ăn dặm Nhật Bản dưới đây và kết hợp chúng vào thực đơn hàng ngày cho bé nhé!

  • Cháo trắng rây
  • Nước dashi rau củ
  • Cà rốt nghiền nhuyễn
  • Bí đỏ nghiền trộn sữa
  • Cháo bánh mì
  • Cháo trứng gà
  • Súp khoai tây
  • Súp đậu Hà Lan
  • Súp miso
  • Táo trộn bí đỏ nghiền
  • Mì Ramen
  • Mì Udon
  • Cháo thịt gà
  • Cháo thịt heo
  • Cháo thịt bò, cà rốt
  • Nui hấp
  • Trứng Omurice
  • Thịt bò sốt vang
  • Cà ri gà

Dựa trên những món ăn dặm từ 3 phương pháp trên, mẹ có thể kết hợp linh hoạt giữa các món ăn tạo thành những thực đơn ăn dặm đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Khi bé 6 tháng tuần đầu tiên, mẹ nên cho bé làm quen với từng món và từng loại thực phẩm. Bước sang tuần thứ 3,4 hãy đảm bảo rằng bữa ăn dặm chính của bé sẽ bao gồm 5 chất dinh dưỡng cần thiết mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

 

Những thông tin về các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đã được Sakura Montessori tổng hợp trong bài viết này. Bên cạnh đó là những chia sẻ liên quan đến ăn dặm cho bé 6 tháng rất bổ ích.

Hy vọng rằng mẹ đã có định hướng lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé yêu và đã xây dựng được cho con những thực đơn ăn dặm ngon, bổ, giúp con phát triển toàn diện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về ăn dặm, mẹ đừng quên gửi ngay câu hỏi vào phần bình luận dưới bài nhé!

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm