Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, trong dịp Tết Nguyên Đán, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, sốt… luôn ở ngưỡng cao. Nguyên nhân chủ yếu do người lớn quá bận rộn với các công việc diễn ra vào Tết mà mặc con “thả phanh” ăn uống. Vậy làm sao để đảm bảo dinh dưỡng cho bé ngày Tết an toàn, lành mạnh, đẩy lùi các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Ba mẹ hãy cùng Sakura Montessori tham khảo một số lưu ý về dinh dưỡng trong bài viết này nhé! 

Hạn chế tối đa bánh kẹo, nước ngọt có ga… 

Bỏ túi 5 lưu ý dinh dưỡng cho bé ngày Tết Canh Tý an toàn, lành mạnh 1Đây là lời khuyên dinh dưỡng cho bé vào dịp Tết Nguyên Đán đầu tiên mà Sakura Montessori muốn ba mẹ đặc biệt lưu ý. Bởi Tết là một ngày lễ truyền thống quan trọng của dân tộc ta với những nét đẹp phong tục tập quán đặc sắc và ấn tượng. Trong những ngày này, hầu hết các gia đình đều chuẩn bị sẵn các loại bánh kẹo, mứt Tết, nước ngọt… để tiếp khách và thưởng thức. Đó là lý do đồ ăn vặt lấp đầy dạ dày khiến các bé bỏ bữa, biếng ăn, chủ yếu ăn kẹo bánh mà không ăn cơm. Chỉ một chút lơ là của ba mẹ, bé có thể ăn uống thả phanh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, giàu chất béo gây hại cho sức khỏe. Điều này dẫn đến trẻ mập lên trông thấy hoặc thấp còi hơn sau Tết, thậm chí bị sâu răng… 

Vì vậy, ba mẹ nên giáo dục về dinh dưỡng cho bé vào những ngày Tết Nguyên Đán để các con tự ý thức được sự ảnh hưởng tiêu cực của việc ăn uống không khoa học. Đồng thời, ba mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn bánh kẹo, đồ ngọt… chỉ cho phép thưởng thức một chút sau các bữa chính hoặc khi đi chúc Tết mà thôi. 

Ăn đúng giờ, đủ bữa

Mỗi dịp Tết đến là khoảng thời gian để mọi người nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả để quây quần, đoàn tụ bên nhau đón năm mới an lành. Những hoạt động vui chơi ngày Tết thường làm đảo lộn thói quen sinh hoạt, ăn uống của nhiều ra gia đình. Nhiều ba mẹ bận rộn ngày Tết hoặc di chuyển đến gia đình nội ngoại, họ hàng chúc Tết mà cho con ăn uống xuề xòa, không đúng giờ, đủ bữa mà không biết rằng điều này ảnh hưởng trực tiếp tới dinh dưỡng cho bé ngày Tết. Các con ăn linh tinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa; giờ giấc ăn thay đổi tạo thói quen không tốt cho con, làm con biếng ăn, lười ăn sau Tết. 

Bỏ túi 5 lưu ý dinh dưỡng cho bé ngày Tết Canh Tý an toàn, lành mạnh 2Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề ăn đúng giờ, đủ bữa, nhất là đối với trẻ mầm non. Tuyệt đối không nên cho con ăn qua loa, thay đổi đồng hồ giờ giấc ăn uống so với trước Tết. Các bậc ba mẹ nên duy trì thời gian biểu 3 bữa giống như ngày thường ứng với khung giờ như sau: cùng trẻ ăn bữa sáng lúc 8:00, bữa trưa lúc 11:30 và bữa tối lúc 19:00. 

Thực đơn dinh dưỡng cho bé ngày Tết nhiều rau củ và trái cây

Rau củ và trái cây là hai nhóm thực phẩm được khuyến khích dành cho trẻ vào những ngày Tết, vừa bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ vừa giúp trẻ hạn chế các loại nước ngọt, bánh mứt, giảm độ ngấy từ những món ăn quen thuộc ngày Tết như bánh chưng, chả, giò, thịt… 

Bỏ túi 5 lưu ý dinh dưỡng cho bé ngày Tết Canh Tý an toàn, lành mạnh 3Trong thực đơn dinh dưỡng cho bé ngày Tết, thay vì các món xào, chiên, rán…, ba mẹ có thể tăng cường khẩu phần rau củ vào các món ăn cho bé ngày Tết bằng cách chế biến các món canh rau củ với màu sắc hấp dẫn từ khoai tây, cà rốt, củ cải, su hào… hoặc các món canh rau ăn lá nấu kèm một chút thịt bằm… Những món luộc, hấp sẽ giúp giảm “áp lực” cho thận bé, dễ ăn khiến bé không bị ngán. 

Ngoài ra, một số loại thực phẩm chứa các chất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ mà ba mẹ có thể tham khảo như: các loại rau củ màu vàng, cam chứa nhiều beta-carotene, đậu tương, đậu phụ chứa các chất genistei và isoflavon; cà chua, dưa hấu, mơ, bưởi chứa chất lycopen.

Các mẹ Việt Nam cũng nên dành thời gian mỗi sáng để làm sinh tố, nước ép trái cây hoặc làm salad rau củ cho trẻ và cả gia đình để cân bằng thực đơn dinh dưỡng cho bé. 

Uống nhiều nước

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam trùng với thời điểm giao mùa Đông – Xuân ở miền Bắc và đợt hanh khô ở miền Nam. Đó là lý do khiến trẻ dễ bị mất nước vì thời tiết. Đồng thời, vào dịp Tết, những bạn nhỏ mầm non đều có tâm lý ham chơi, lơ là uống nước lọc, ham nước ngọt… Cho nên, ba mẹ cần nhắc nhở bé uống nước lọc, nước trái cây, nước canh trong bữa ăn đều đặn hàng ngày, hạn chế tối đa nước ngọt có ga… Bởi nước ngọt dễ gây đầy bụng, khó tiêu, khiến bé lười ăn. 

Ba mẹ cũng có thể bổ sung sữa như thực đơn dinh dưỡng cho bé trước Tết để đảm bảo các con có đầy đủ năng lượng để hoạt động trong ngày. 

Cân bằng khẩu phần dinh dưỡng cho bé ngày Tết

Dù là ngày Tết hay ngày thường, ba mẹ vẫn cần phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất trong bữa ăn của bé. 

Một gợi ý nho nhỏ cho các mẹ đó là có thể chế biến các món ăn đủ chất cho con như cơm mềm, cháo, mì, hủ tiếu nấu thịt, cá, trứng, đậu phụ… Nếu về quê thăm họ hàng bằng tàu, xe ô tô đường dài thì ba mẹ nên chuẩn bị thêm cho các con một vài lát sandwich với dăm bông, phô mai, chuối cau và sữa. 

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý: Nếu trẻ đang ở tình trạng thừa cân, béo phì đã ăn bánh chưng thì cần giảm cơm. Bởi theo đánh giá mức năng lực thì ⅛ chiếc bánh chưng loại 1kg bằng 1,5 bát cơm. 

Trẻ thấp còi cũng cần ăn uống lành mạnh và cân đối, tuyệt đối không nên nhồi nhét trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ béo… Bữa chính cần đa dạng, phong phú, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất, riêng bổ sung đạm có thể tăng thịt, cá, trứng, cua… Ba mẹ cũng nên cho trẻ dùng thêm các loại sữa chuyên biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng. 

Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch

Bỏ túi 5 lưu ý dinh dưỡng cho bé ngày Tết Canh Tý an toàn, lành mạnh 4Sữa chua, phô mai, bơ, chuối…. là những thực phẩm được khuyến khích nên bổ sung cho trẻ mầm non trong dịp Tết Canh Tý sắp tới. Ngoài các bữa chính, ba mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ với những món nêu trên nhằm giúp trẻ tăng cường lợi khuẩn probiotics và prebiotics, vi khuẩn có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. 

Với những lời khuyên dinh dưỡng cho bé ngày Tết Canh Tý 2020 nêu trên, Sakura Montessori hi vọng ba mẹ có thể giúp con duy trì sức khỏe tốt và luôn dồi dào năng lượng cho các hoạt động vui chơi dịp lễ lớn này. 

0/5 (0 Reviews)