Nhiều bậc phụ huynh khi bắt đầu hành trình cho con ăn dặm thường băn khoăn bé ăn dặm có cho uống nước không? Câu trả lời là có cha mẹ nhé và việc cho trẻ uống nước sau khi ăn dặm mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ. Trong nội dung bài viết dưới đây, Sakura Montessori sẽ đưa ra thông tin về các cho trẻ uống nước đảm bảo khoa học. Chúng ta cùng theo dõi để cập nhật thêm thông tin chăm sóc trẻ tốt nhất, giúp con phát triển khỏe mạnh nhé.

bé ăn dặm có cho uống nước không
Bé ăn dặm có cho uống nước không

Giải đáp ngay: Bé ăn dặm có cho uống nước không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là khi con được 6 tháng tuổi. Lúc này nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng của trẻ tăng cao, trong khi nguồn sữa mẹ không đáp ứng đủ yêu cầu đó. Ăn dặm giúp bổ sung khoảng thiếu hụt này, để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện. Chính vì vậy chăm sóc trẻ ăn dặm đóng vai trò quan trọng, cha mẹ rất chú trọng trong việc xây dựng thực đơn cho con.

Trong hành trình chăm sóc bé yêu giai đoạn ăn dặm, cha mẹ thường có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc đảm bảo sức khỏe cho bé. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, việc bổ sung nước cho trẻ như thế nào cũng được nhiều cha mẹ quan tâm Có nên cho trẻ uống nước sau khi ăn dặm không là một trong những thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh.

Bé nhận được nhiều lợi ích
Cho trẻ uống nước sau ăn dặm mang lại nhiều lợi ích

Câu trả lời cho câu hỏi này chắc chắn là . Sau khi ăn xong trẻ cần được uống nước và việc làm này mang đến nhiều lợi ích. Cụ thể:

1. Uống nước sau khi ăn dặm giúp làm sạch khoang miệng

Sau khi ăn, chắc chắn khoang miệng của trẻ còn sót lại nhiều vụn thức ăn. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hại phát triển. Việc cho trẻ uống nước sẽ tạo thành dòng chảy là trôi đi các mảnh vụn này. Từ đó giúp làm sạch khoang miệng cho trẻ, góp phần hạn chế các bệnh về răng miệng.

Cha mẹ đừng nên băn khoăn về việc trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không, vì hành động cho con uống nước giúp loại bỏ các điều kiện cho vi sinh vật, nấm có hại phát triển. Một trong những loại nấm đó là Candida albicans, đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tưa lưỡi gây đau nhức, chán ăn ở trẻ.

>>Xem thêm: Ăn dặm truyền thống một cách khoa học như thế nào

2. Tăng cường vị giác cho trẻ

Cha mẹ đừng quên cho con uống nước sau khi ăn dặm để làm sạch thức ăn cũ. Khi khoang miệng không còn đọng lại vị thức ăn của bữa ăn trước, con sẽ cảm nhận vị thức ăn mới tốt hơn. Từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng và hào hứng ăn uống hơn.

3. Uống nước sau khi ăn dặm giúp giảm nôn trớ sau ăn

Nôn trớ là hiện tượng làm đau đầu nhiều phụ huynh, nhất là trong giai đoạn đầu khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên cha mẹ đừng quá lo lắng, tình trạng này xảy ra phần lớn là do dạ dày trẻ đang ở trạng thái nằm ngang, cơ vòng nối giữa thực quản và dạ dày chưa hoàn thiện. Từ đó dễ khiến thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản làm trẻ nôn trớ.

Trong trường hợp này, cho trẻ uống nước sau ăn giúp làm sạch thực quản. Đồng thời nước có tác dụng đẩy thức ăn từ thực quản xuống dạ dày làm giảm nôn trớ sau ăn dặm ở trẻ.

>>Xem thêm: Ăn dặm BLW là gì? 20+ thực đơn hấp dẫn cho bé mới bắt đầu

4. Uống nước sau ăn dặm giúp ngăn ngừa táo bón

Trong giai đoạn chuyển từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang kết hợp ăn dặm trẻ có thể bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa thích nghi với thực phẩm mới. Nguyên nhân còn đến từ việc thực đơn ăn dặm không cân đối các nhóm chất. Việc thừa hoặc thiếu chất, đặc biệt thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân của hiện tượng này.

Cho trẻ uống nước sau khi ăn sẽ giúp làm loãng khối thức ăn ở dạ dày. Từ đó làm cho quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn. Phân trẻ chứa nhiều nước hơn sẽ được làm mềm hạn chế tình trạng táo bón. Vì vậy cha mẹ đừng băn khoăn về việc cho bé ăn dặm có cần uống nước không nữa nhé.

Cho trẻ ăn dặm uống nước như thế nào để đảm bảo khoa học?

bé ăn dặm có cho uống nước không
Cách cho trẻ uống nước sau ăn dặm đảm bảo khoa học

Như vậy chúng ta đã giải đáp được thắc mắc có nên cho trẻ uống nước khi ăn dặm không? Tuy nhiên việc cho con uống nước như thế nào mới đảm bảo khoa học cũng là vấn đề nhiều phụ huynh muốn tìm hiểu. Cha mẹ có thể tham khảo cách cho con uống nước cụ thể dưới đây.

1. Biểu hiện của trẻ khát nước

Quan sát biểu hiện của trẻ giúp cha mẹ nhận biết con có bị thiếu nước không để kịp thời bổ sung cho trẻ. Cụ thể:

Xem số lần đi tiểu của trẻ

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, chúng ta nên con bú  – 3 giờ/lần để bù lượng nước thiếu hụt. Nếu từ 4 – 6 giờ không thấy trẻ đi tiểu là biểu hiện thiếu nước, bạn nên tăng số lần bú và lượng sữa cho con.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi: Nếu theo dõi thấy trẻ đi tiểu dưới 6 lần/ ngày là biểu hiện bé thiếu nước
  • Trẻ trên 2 tuổi: Biểu hiện của trẻ trên 2 tuổi thiếu nước là con không đi tiểu trong 6 – 8 giờ.

Quan sát màu nước tiểu của trẻ

Ngoài ra, cha mẹ cần quan sát màu nước tiểu của trẻ, nếu có màu trong, vàng nhẹ là bình thường. Nếu nước tiểu của trẻ có màu vàng đậm là biểu hiện cơ thể bé đang thiếu nước.

Quan sát biểu hiện bên ngoài của trẻ

Một số dấu hiệu báo động tình trạng thiếu nước của trẻ cha mẹ không nên bỏ qua là:

  • Môi trẻ khô, nẻ
  • Khi khóc có ít hoặc không có nước mắt
  • Trẻ có cảm giác đau cơ, thóp đỉnh đầu lõm

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước cho trẻ uống sau ăn dặm

Tính toán lượng nước phù hợp mỗi ngày
Tính toán lượng nước phù hợp cho trẻ uống mỗi ngày

Để tính toán lượng nước cung cấp cho trẻ sau ăn dặm, cha mẹ cần căn cứ vào 1 số yếu tố:

  • Độ tuổi của trẻ: Theo khuyến cáo của chuyên gia, che mẹ nên cho trẻ uống nước khi bé được 6 tháng tuổi. Thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm, sau khi ăn cho con uống 1 chút nước sẽ mang đến nhiều lợi ích. Với trẻ dưới 6 tháng ăn dặm sớm, nên cho trẻ uống chút sữa sau ăn để tránh làm loãng nồng độ dinh dưỡng, hoặc gây mất cân bằng điện giải trong máu.
  • Nhu cầu nước của trẻ sau ăn dặm: Sau ăn dặm, đầu tiên cha mẹ nên cho con uống từ 15 – 30ml (tương đương 3 – 4 thìa). Sau đó lượng nước tăng dần khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo hay phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ.
  • Cân nặng của trẻ: Với trẻ nặng dưới 10kg thì nhu cầu nước cần bổ sung mỗi ngày là 100ml/kg. Trẻ nặng từ 11 – 20kg thì lượng nước cần bổ sung mỗi ngày là 1.000ml và thêm 50ml/kg từ kg thứ 11. Ví dụ: Trẻ 6 tháng bắt đầu ăn dặm, cân nặng 7kg thì lượng nước cần bổ sung là 700ml/ngày.

3. Loại nước phù hợp cho trẻ ăn dặm uống

Khi mới ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội. Khi hệ tiêu hóa trẻ đã thích nghi với nhiều loại thực phẩm, thời điểm sau đó khoảng 1 – 2 tuần có thể cho con uống đa dạng các loại nước khác nhau như nước canh rau củ luộc, nước ấm, nước ép hoa quả…

4. Cách cho trẻ uống nước đúng cách, đảm bảo khoa học

bé ăn dặm có cho uống nước không
Cho trẻ uống nước đúng tư thế

Làm thế nào để cho trẻ uống nước đúng cách, đảm bảo khoa học? Cha mẹ có thể tham khảo các các cho con uống nước như sau:

Cho trẻ uống nước sau ăn 5 phút

Thời điểm lý tưởng để cho trẻ uống nước sau ăn là 5 phút. Nếu chúng ta cho bé uống nước ngay sau khi ăn, dạ dày sẽ phải làm việc nhiều hơn, tiết nhiều dịch vị gây ợ nóng, ợ chua vì nước làm loãng khối thức ăn mới nạp. Như vậy, thức ăn trong dạ dày trẻ sẽ khó tiêu hóa hơn.

Cho trẻ uống từng thìa nhỏ

Uống nước quá nhiều trong cùng 1 lúc dễ làm trẻ bị sặc. Vì vậy cách tốt nhất là cho con uống từng thìa nhỏ để trẻ kịp nuốt. Miệng và thực quản trẻ còn nhỏ nên việc cho con uống thìa nước lớn sẽ gây khó khăn cho việc tiếp nhận nước của con.

Cho trẻ uống nước khi ngồi đúng tư thế

Tư thế ngồi của trẻ có liên quan đến tư thế tiếp nhận đồ ăn nước uống của hệ tiêu hóa. Vì vậy khi cho con uống nước, tư thế ngồi đóng vai trò quan trọng cha mẹ cần chú ý. Khi đang bế trẻ hoặc khi trẻ nằm, thực quản đang nằm ngang, chúng ta không nên cho trẻ uống nước. Lúc này nước không đổ xuống dạ dày và đọng lại ở thực quản, dễ đi vào đường thở gây sặc.

Tư thế thích hợp nhất cho trẻ uống nước là khi ngồi trên ghế ăn dặm có tựa lưng, tay vịn. Dáng ngồi này cố định tránh việc trẻ bị ngã và thuận lợi cho việc nước đi thẳng từ thực quản xuống dạ dày khi cho trẻ uống nước.

Không nên cho trẻ uống nước trong khi ăn

Cho trẻ uống nước sau ăn mang đến nhiều lợi ích, vậy có nên cho trẻ uống nước khi ăn dặm không? Cha mẹ lưu ý KHÔNG nên cho trẻ uống nước khi đang ăn nhé. Trong khi ăn, khoang miệng tiết nước bọt có enzyme amylase phân hủy thức ăn. Việc uống nước làm loãng nồng độ enzyme amylase khiến thức ăn khó phân hủy thành dạng dễ hấp thu.

Uống nước trong khi ăn khiến thức ăn trở nên khó tiêu và còn làm con nhanh no. Tình trạng no bụng giả làm trẻ ăn ít hơn, nhanh đói hơn và dễ quấy khóc.

Một số lưu ý quan trọng khi cho trẻ ăn dặm uống nước 

bé ăn dặm có cho uống nước không
Cho trẻ uống nước đúng thời điểm với lượng nước phù hợp

Như vậy băn khoăn trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không đã được giải quyết. Tuy nhiên để con phát triển khỏe mạnh, cha mẹ nên bỏ túi một số lưu ý quan trọng khi cho trẻ ăn dặm uống nước như sau:

  • Cho trẻ uống nước đúng thời điểm: Cha mẹ hãy cho con uống nước vào một số thời điểm như sau khi ăn dặm, khi trẻ ngủ dậy, sau khi tắm xong, sau khi trẻ hoạt động vui chơi, sau khi con khóc nhiều, khi trẻ đổ nhiều mồ hôi, khi thời tiết khô nóng mà người lớn cũng cảm thấy khát nước.
  • Lượng nước, loại nước thích hợp cho trẻ uống: Trẻ dưới 6 tháng, chưa ăn dặm uống hoàn toàn sữa mẹ. Trẻ dưới 6 tháng ăn dặm sớm nên cho trẻ uống thêm chút sữa sau ăn. Lúc đầu nên cho trẻ uống nước sôi để nguội, sau đó cho con uống các loại nước đa dạng hơn như nước ép hoa quả, nước rau củ luộc…
  • Không cho trẻ uống nước có cồn hay chất kích thích: Để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, cha mẹ không nên cho con uống nước có chất kích thích hay cồn. Những loại nước nên tránh là đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, đồ uống có đường, đồ uống chứa caffein…
  • Quan sát khi trẻ uống nước: Cha mẹ cần cẩn thận quan sát phản ứng của trẻ trong và sau khi cho con uống nước để kịp thời nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm. Nếu trẻ bị sặc nước cần kịp thời can thiệp tránh trường hợp ngạt thở, gây nguy hiểm.

Câu hỏi thường gặp

1. Tác hại của việc cho trẻ dưới 6 tháng uống nước?

Không nên cho trẻ dưới 6 tháng uống nước, bởi đây là việc làm gây ra nhiều tác hại:

  • Trẻ còi cọc, chậm lớn: cho trẻ dưới 6 tháng uống nhiều nước lọc có thể cản trở khả năng hấp thu dinh dưỡng từ sữa. Đồng thời làm trẻ đầy bụng, có cảm giác no giả trở nên biếng ăn dẫn đến còi cọc, chậm lớn.
  • Dễ mắc bệnh: Nguồn nước không an toàn, nếu trẻ sơ sinh uống phải có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều mầm bệnh.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Trẻ uống phải nước có chứa mầm bệnh dễ có nguy cơ bị tiêu chảy, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng…
  • Gây nhiễm độc: Cho trẻ uống nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri, dẫn đến thiếu hụt, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não, gây co giật, động kinh…

2. Dấu hiệu bị sặc khi cho trẻ 6 tháng uống nước như thế nào?

bé ăn dặm có cho uống nước không
Cẩn thận quan sát trẻ khi uống nước để kịp thời nhận biết dấu hiệu sặc nước

Khi cho trẻ uống nước cha mẹ cần quan sát kỹ phản ứng của trẻ để nhận biết các dấu hiệu trẻ bị sặc nước:

  • Sắc mặt trẻ tím tái kèm theo hiện tượng ho sặc sụa thành cơn dài không ngừng
  • Trẻ thở nhanh, mạnh phát ra tiếng hít hoặc thở khò khè, khó thở, gắng sức khi thở
  • Trẻ hoảng hốt, mắt trợn, sợ hãi, da tái

Sặc nước là tình trạng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Nếu trẻ gặp tình trạng này cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Dùng dụng cụ hút sạch nước, sữa, thức ăn ra khỏi đường thở của con
  • Nếu trẻ vẫn khó thở cần đặt trẻ nằm sấp phần đầu thấp hơn phần lưng và vỗ vào lưng trẻ. Vỗ 5 – 7 cái với lực vừa phải ở giữa  mỏm vai theo chiều hướng ra phía trước. Sau đó lật người trẻ trở lại và quan sát xem bé đã thở bình thường được chưa.
  • Nếu trẻ vẫn chưa thở được, tiếp tục đặt trẻ nằm ngửa, phần đầu thấp hợp ngực và dùng tay ấn ngực 5 cái liên tiếp trong 5 giây với lực vừa phải, tại vùng giữa ngực cách trung điểm đường nối 1 núm ti 1 khoảng 2.5 – 3.0cm.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có biện pháp sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

Đến đây, chắc chắn cha mẹ đã giải đáp được băn khoăn bé ăn dặm có cho uống nước không. Đồng thời chúng ta đã tìm được thời điểm, cách cho trẻ uống nước khoa học, có lợi cho sức khỏe của con. Đừng quên theo dõi Sakura Montessori, chúng tôi liên tục cập nhật các thông tin hữu ích trong hành trình chăm sóc em bé phát triển toàn diện.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm