Theo nhiều nghiên cứu và khuyến cáo, lứa tuổi nên cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi. Khi con chuẩn bị đến giai đoạn ăn dặm, cha mẹ thường có rất nhiều thắc mắc cần giải đáp. Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Liệu ăn nhiều bữa mới tốt hay chỉ cần cho con ăn 1 bữa/ngày? Những thắc mắc này sẽ được Sakura Montessori giải đáp ngay trong nội dung dưới đây.
Tại sao cần quan tâm vấn đề bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Trẻ bước vào tháng thứ 6 là thời điểm hoàn hảo để làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Lúc này cha mẹ nên bắt đầu cho con ăn dặm vì cơ thể của trẻ yêu cầu nhiều dưỡng chất và năng lượng nhưng trong sữa mẹ hay sữa công thức không đáp ứng đủ. Chế độ ăn dặm kết hợp với sữa giúp cho sự hình thành não bộ, phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Hành trình ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi có rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Cha mẹ thường tìm hiểu về nhóm chất dinh dưỡng cơ thể bé cần để phát triển toàn diện, thực đơn ăn dặm, cách chế biến… Việc bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày cũng là thông tin phụ huynh cần được giải đáp.
>>Xem thêm: [Hỏi đáp] Ăn dặm xong bao lâu thì uống sữa?
Số bữa trẻ ăn dặm một ngày liên quan đến nguồn năng lượng và dưỡng chất cung cấp vào cơ thể. Bên cạnh đó việc ăn dặm bao nhiêu bữa chính cũng cần sắp xếp hợp lý để cân đối với các bữa phụ cho trẻ ăn. Việc áp dụng phương pháp ăn dặm nào cũng ảnh hưởng đến số bữa ăn dặm của trẻ. Do đó chúng ta cần quan tâm đến lịch ăn dặm cho con trong 1 ngày.
Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng theo các phương pháp ăn dặm
Theo khuyến cáo chung thời gian biểu ăn dặm cho bé 6 – 7 tháng tuổi mới tập ăn dặm là 1 bữa chính/ ngày. Giai đoạn này chủ yếu cho trẻ tập làm quen với thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Mục đích chủ yếu là kích thích vị giác, nâng cao khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
Trên thực tế, có 3 phương pháp ăn dặm được áp dụng phổ biến nhất là ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy BLW và ăn dặm kiểu truyền thống. Với mỗi phương pháp khác nhau có lịch ăn dặm cho bé 6 tháng khác nhau, cha mẹ nên căn cứ vào cách áp dụng để có sự tính toán số bữa phù hợp. Cụ thể:
1. Số bữa ăn dặm cho cho bé 6 tháng tuổi theo kiểu Nhật
Nếu cha mẹ chọn cách cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật, chúng ta chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ ngày. Trẻ 6 tháng tuổi, bắt đầu ăn dặm chủ yếu tập làm quen với mùi vị thức ăn mới, cách chế biến tạo món ăn có kết cấu tương tự sữa.
Trong 1 – 2 tuần đầu ăn dặm, phụ huynh nên cho trẻ ăn với cháo rây nấu với tỉ lệ 1 gạo : 10 nước. Giai đoạn tiếp theo bé được tiếp tục ăn dặm với cháo loãng mix rau củ, nhất là các thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai lang, cà rốt. Thức ăn cần đảm bảo độ trơn mịn, lỏng để trẻ dễ nuốt.
Khi trẻ đã quen dần với việc ăn dặm, cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn đa dạng thực phẩm, có các loại thịt, cá, tôm… cân bằng dinh dưỡng. Kết cấu thức ăn cũng đặc dần và thô hơn, số bữa ăn trong ngày cũng tăng lên một cách hợp lý.
>>Xem thêm: 10 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống đầy đủ dinh dưỡn
2. Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp tự chỉ huy BLW
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW có đặc điểm nổi bật là cho trẻ được tự chủ. Con có quyền quyết định món ăn và lượng ăn mà không có sự can thiệp hay ép buộc của cha mẹ. Chính vì vậy mà giai đoạn tập ăn dặm trẻ thường ăn được lượng khá ít.
Nếu cha mẹ cho con ăn dặm theo phương pháp này thì nên bắt đầu với 1 bữa/ ngày. Chủ yếu chúng ta giới thiệu các thực phẩm mới cho trẻ làm quen, với mục tiêu để bé hứng thú và cảm nhận được niềm vui ăn uống. Vì vậy thời điểm cho trẻ ăn dặm nên bố trí cùng với bữa cơm của gia đình để trẻ cảm nhận không khí ăn uống đầm ấm, giúp con hào hứng với mỗi bữa ăn.
>>Xem thêm: 50 thực đơn ngày đầu tiên ăn dặm BLW giải quyết nỗi lo của cha mẹ
3. Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày theo kiểu truyền thống
Nếu cha mẹ áp dụng cho trẻ phương pháp ăn dặm truyền thống thì liều lượng an dặm cho bé 6 tháng có thể bắt đầu từ 1 – 2 bữa/ ngày. Cách chế biến món ăn dặm truyền thống là xay nhuyễn các loại thực phẩm, trộn chung tạo ra các bột hoặc cháo tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ.
Phương pháp này có lợi cho hệ tiêu hóa, thức ăn mềm, lỏng, mịn trẻ dễ làm quen ngay khi tập ăn dặm. Chính vì vậy trẻ dễ thích nghi và hợp tác khi cha mẹ cho con ăn. Căn cứ vào khả năng tiếp nhận của con, chúng ta có thể cho trẻ ăn dặm 1 bữa hoặc 2 bữa/ ngày. Cha mẹ nên lưu ý, khoảng thời gian giãn cách các bữa để hệ tiêu hóa tiêu thụ hết lượng thức ăn.
Bên cạnh đó, cha mẹ không cần quá cứng nhắc trong việc xếp lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Hãy chọn khoảng thời gian con tỉnh táo, vui vẻ và sẵn sàng cho việc ăn uống.
>>Xem thêm: Cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống đơn giản, hiệu quả
Liều lượng ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi?
Liều lượng an dặm cho bé 6 tháng cũng là vấn đề quan trọng cần chú ý. Đảm bảo lượng ặn dặm phù hợp giúp cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho sự phát triển và các hoạt động của trẻ. Với trẻ 6 tháng tuổi tần suất ăn dặm nên là 1 – 2 lần/ngày kết hợp với bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức đầy đủ.
Cha mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này, trẻ cần khoảng 800 – 900ml sữa/ ngày và khoảng 21.25 – 52.5g thức ăn dặm/ngày. Tuy nhiên việc cho trẻ ăn bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi bé. Thời gian đầu tập ăn dặm, có trẻ chỉ ăn 1 bữa/ ngày, mỗi bữa 1 – 2 muỗng. Chúng ta nên cho con ăn với cháo loãng hoặc bột xay nghiền có độ mịn, loãng tương sữa mẹ để trẻ dễ ăn và dễ hấp thu.
Trong thời gian tập ăn dặm, khi thấy trẻ hợp tác, ăn ngon miệng cha mẹ có thể tăng lượng ăn dặm lên 50 – 100ml. Các loại thực phẩm cũng đa dạng dần lên từ cháo loãng hoặc bột loãng, đến kết hợp cháo hoặc bột với rau củ, sau đó thêm cả thịt, cá, tôm…
Khi trẻ ăn dặm tăng số lần và lượng, thì lượng sữa bú sẽ giảm dần. Tuy nhiên cha mẹ cần duy trì nguồn sữa cho con để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.
Một số lưu ý cần nhớ khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
Hành trình ăn dặm của trẻ thường không dễ dàng, cha mẹ thường mất nhiều thời gian tìm hiểu thông tin cũng như chuẩn bị. Khi con bước tập làm quen với ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thực phẩm nên được mua từ nguồn cung cấp uy tín, tươi ngon. Cha mẹ cần bảo quản thực phẩm đúng nguyên tắc để giữ nguồn dinh dưỡng vốn có.
- Đảm bảo vệ sinh trước, trong khi nấu nướng, trong và sau khi cho trẻ ăn. Các dụng cụ, đồ dùng chế biến món ăn cần cho trẻ nên sử dụng riêng và vệ sinh sạch sẽ. Rửa sạch tay trước khi chế biến và khi cho trẻ ăn.
- Các món ăn cho trẻ ăn dặm cần được nấu chín và ăn ngay trong vòng 2 giờ để đảm bảo chất lượng. Không nên cho trẻ ăn bột, cháo hay các món ăn khác nấu đi nấu lại nhiều lần trong ngày.
- Không nên sử dụng gia vị nhất là muối và đường cho trẻ ăn dặm để tránh gây hại cho thận cũng như hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện của bé.
- Tập cho trẻ ăn thức ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều và từ ngọt đến mặn. Đây là cách thích hợp để hệ tiêu hóa thích nghi với thực phẩm mới ngoài sữa, hấp thu tốt hơn giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt.
- Xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ cần chú ý đến nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng, cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu (nhóm đạm, nhóm bột đường, nhóm chất béo, vitamin và khoáng chất). Bên cạnh đó cần thường xuyên thay đổi thực đơn, cách chế biến và trình bày món ăn để kích thích thị giác, giúp trẻ hào hứng tiếp nhận món ăn dặm.
Câu hỏi thường gặp
1. Trẻ 6 tháng ăn dặm lúc mấy giờ?
Bước sang tháng thứ 6 của con chính là giai đoạn thử thách với nhiều bậc phụ huynh tập cho con ăn dặm. Trẻ 6 tháng ăn dặm lúc mấy giờ cũng là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm, tìm hiểu. Cha mẹ nên lưu ý một số mốc thời gian sau để chọn khung giờ cho bé ăn dặm phù hợp:
- 7h30’: Đây thường là thời gian mà trẻ thức dậy, lúc này bé chưa tỉnh táo hoàn toàn, có thể còn mệt mỏi, do đó chúng ta không nên cho con ăn dặm. Khi trẻ mới ngủ dậy, cha mẹ nên cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức để con giảm cảm giác đói. Khoảng 1.0 – 1.5 giờ sau là thời điểm cho trẻ ăn dặm tốt nhất, cơ thể bé sẵn sàng hấp thu thức ăn.
- 12h30’: Đây là thời điểm nên cho trẻ ăn dặm bữa thứ 2 trong ngày, kết hợp cho bé uống sữa sau ăn khoảng 1 giờ
- 16h30’: Đây là thời điểm nên cho trẻ ăn dặm bữa thứ 3 trong ngày kết hợp cho bé uống sữa sau ăn khoảng 1 giờ
- 19h00: Thời điểm này chúng ta nên cho con bú sữa hoặc uống sữa công thức trước khi đi ngủ. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm sau thời gian này vì hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, thức ăn khó tiêu hóa hết dễ làm trẻ đầy bụng, khó tiêu. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.
Trẻ 6 tháng tuổi ngoài ăn dặm, cha mẹ nên bổ sung cho vé các bữa phụ với thức ăn phù hợp. Bữa phụ giúp trẻ không bị đói, tránh gây hại cho dạ dày và cung cấp thêm dinh dưỡng, năng lượng cho quá trình phát triển của con.
2. Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng theo EASY giàu dinh dưỡng, khoa học?
Để con có trải nghiệm ăn dặm nhẹ nhàng, hiệu quả ngay từ đầu cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ nề nếp theo lịch nhất định. Việc ăn đúng giờ, với lượng thức ăn thích hợp còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Trê 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm từ 1 – 2 bữa/ngày tùy thuộc vào khả năng thích nghi của mỗi bé. Sau thời gian làm quen cha mẹ cần tăng số bữa, lượng ăn dặm theo giai đoạn phát triển và nếu thấy con ăn ngon miệng.
Dưới đây là gợi ý lịch ăn dặm cho bé 6 tháng theo EASY:
- 7h30 – 8h00: Trẻ thức dậy, cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức
- 10h00 – 11h00: Cho trẻ ăn dặm lần 1 với cháo sữa hoặc bột
- 14h30 – 15h00: Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức
- 17h00 – 17h30: Cho bé ăn dặm lần 2 với với cháo sữa hoặc bột chế biến cùng rau củ nghiền
- 19h00: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày không chỉ phụ thuộc vào phương pháp ăn dặm, cha mẹ cần quan tâm đến thể trạng và tốc độ phát triển của con. Vì vậy có những bé có thể ăn 2 bữa với lượng nhiều hoặc có trẻ chỉ ăn vài muỗng và ăn 1 lần trong ngày. Phụ huynh không nên quá lo lắng, không nên ép con ăn dễ dẫn đến tâm lý sợ sệt khi đến bữa ăn, lâu dần khiến trẻ biếng ăn. Phụ huynh hãy tập trung xây dựng cho con bữa ăn phong phú, đủ dinh dưỡng và chế biến để trẻ hào hứng, hợp tác. Chúc cha mẹ và bé có hành trình ăn dặm hiệu quả, trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.