Ăn dặm bổ não được biết đến là phương pháp ăn dặm khoa học, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ. Chính vì vậy, hiện nay ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm tìm hiểu phương pháp ăn dặm này để áp dụng cho con. Vậy ăn dặm bổ não là gì và nguyên tắc áp dụng như thế nào mới đảm bảo hiệu quả? Cùng Sakura Montessori đi tìm lời giải đáp chính xác ngay trong nội dung bài viết dưới đây cha mẹ nhé.

ăn dặm bổ não
Ăn dặm bổ não là phương pháp ăn dặm khoa học, mang đến nhiều lợi ích

Ăn dặm bổ não là gì?

Phương pháp ăn dặm bổ não đã được các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng phổ biến tại các nước phương Tây, dựa theo khuyến nghị mới nhất của UNICEF và WHO. Tuy nhiên tại nước ta, phương pháp này chỉ mới xuất hiện trong thời gian vài năm gần đây và dần chinh phục nhiều bậc phụ huynh. Vậy ăn dặm bổ não là gì?

Đây là phương pháp ăn dặm lấy não bộ là trung tâm, quá trình tập trung vào việc cung cấp đủ 16 dưỡng chất quan trọng, đảm bảo sự phát triển tối ưu cho não bộ. Nhờ đó các cơ quan thần kinh được phát triển, hoàn thiện sớm khi trẻ tròn 2 tuổi. Không dừng lại ở đó, ăn dặm còn tập trung phát triển chiều cao, cân nặng theo từng giai đoạn. Trẻ có thể chất ổn định, khỏe mạnh tạo đà mạnh mẽ cho những giai đoạn tiếp theo.

5 lợi ích bất ngờ khi cho trẻ ăn dặm bổ não

ăn dặm bổ não
Ăn dặm bổ não giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh

Theo nhiều nghiên cứu khoa học kết luận não bộ của trẻ trong 2 năm đầu đời đã được hình thành và phát triển đến 85%. Vì vậy, trong giai đoạn này để giúp bé có sự phát triển toàn diện, chúng ta cần bổ sung đúng và đủ dinh dưỡng, năng lượng cần thiết. Áp dụng chế độ ăn dặm cho trẻ bổ não sẽ mang đến nhiều lợi ích bất ngờ tuyệt vời:

  • Bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho hệ thần kinh, giúp trẻ thông minh, nhanh trí
  • Giúp cơ thể trẻ phát triển cân bằng tầm vóc, hạn chế tình trạng thừa cân hay thấp còi
  • Phát triển đồng thời thể chất, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của trẻ
  • Phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, tiểu đường và nhiều căn bệnh mãn tính không lây
  • Giúp trẻ phát triển các kỹ năng ăn uống, đa dạng hóa nguồn thực phẩm cung cấp cho cơ thể, tránh hiện tượng biếng ăn ở trẻ

Các giai đoạn cho trẻ ăn dặm bổ não

ăn dặm bổ não
Áp dụng thực đơn ăn dặm bổ não cho trẻ ngay từ giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi

Phương pháp ăn dặm bổ não được chia thành các giai đoạn khác nhau tùy thuộc theo lứa tuổi. Đây chính là cơ sở để tính toán lượng dinh dưỡng, năng lượng cần cung cấp theo nhu của trẻ. Đồng thời chúng ta có thể tính toán, điều chỉnh thực đơn nhằm đảm bảo sự phù hợp.

1. Ăn dặm để bổ não cho trẻ giai đoạn từ 6 –  12 tháng

Bước vào giai đoạn từ 6 – 8 tháng, nguồn sữa mẹ không đủ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể bé. Mỗi ngày trẻ cần 237 Kcal cung cấp từ các loại thực phẩm khác. Khi trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đòi hỏi bổ sung khoảng 321 Kcal/ngày.

Để đảm bảo sự phát triển thể chất và trí não cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, cha mẹ cần bổ sung đa dạng các chất cho con. Trong đó có thể kể đến các loại chất béo, khoáng chất (sắt, đồng, kẽm…), các loại vitamin (Vitamin A, vitamin B6, B12, vitamin D, vitamin C…). Ngoài ra, phụ huynh vẫn phải cho trẻ uống 500 – 600ml sữa/ngày.

2. Ăn dặm cho trẻ bổ não giai đoạn từ 12 –  24 tháng

Giai đoạn từ 12 – 24 tháng tuổi là thời kỳ trẻ phát triển mạnh mẽ nhất về trí não, hình thành tuyến ngôn ngữ. Cha mẹ cần cung cấp cho con đủ 654 Kcal/ngày. Nguồn năng lượng này đến từ nhóm chất đạm và lipid động vật (chiếm khoảng 70%), 10ml/bữa là chất béo, các loại vitamin, khoáng chất quan trọng khác (Vitamin A, vitamin B6, B, đạm, selen, đồng…). Ngoài ra, phụ huynh cần dặm thêm cho con từ 400 – 500ml sữa/ngày

Nguyên tắc áp dụng ăn dặm bổ não không thể bỏ qua

Làm thế nào để cho trẻ ăn dặm đúng cách luôn là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Tham khảo 8 nguyên tắc áp dụng ăn dặm cho bé bổ não dưới đây sẽ giúp cha mẹ đồng hành cùng con dễ dàng và đạt hiệu quả hơn.

ăn dặm bổ não
8 nguyên tắc áp dụng ăn dặm bổ não

1. Ăn dặm đúng thời điểm

Thông thường, 6 tháng tuổi là giai đoạn mà hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tương đối hoàn chỉnh. Ngoài sữa mẹ, cơ thể trẻ có khả năng hấp thu các thực phẩm đa dạng khác nguồn sữa mẹ. Theo khuyến cáo của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đây là thời điểm nên cho trẻ ăn dặm.

Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm (dưới 4 tháng tuổi) có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của bé. Trong đó hậu quả có thể kể đến các vấn đề như giảm lượng sữa mẹ, hệ tiêu hóa non yếu của trẻ kém hấp thu, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, tổn thương dạ dày, thận…

Cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng tuổi) dễ khiến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và năng lượng, làm giảm tốc độ tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, đây cũng là 1 trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ phản kháng, không chịu hợp tác khi ăn thức ăn dạng đặc. Từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển cơ hàm, khả năng nhai nuốt và các kỹ năng ăn uống.

2. Chuẩn bị đủ đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ

Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng cho hành trình ăn dặm cho con bổ não thành công là chuẩn bị tốt dụng cụ, đồ dùng hỗ trợ. Cha mẹ nên có bộ đồ dùng chế biến món ăn cho con riêng, thay vì dùng chung dụng cụ nấu nướng cho cả gia đình.

Trẻ cần có ghế ngồi ăn dặm, bộ bát, muống, cốc uống nước riêng để đảm bảo vệ sinh, tránh các loại bệnh lây nhiễm. Hãy chọn các dụng cụ có màu sắc bắt mắt, hình ảnh vui nhộn khiến trẻ thích thú. Từ đó con cảm thấy thoải mái, vui vẻ bắt đầu hành trình ăn dặm của mình.

3. Đáp ứng đủ nhu cầu về chất

Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm cho con bổ não, cha mẹ cần chú ý nguyên tắc cung cấp đủ nhu cầu về chất. Tuy nhiên không nhất thiết phải cho trẻ ăn đủ tất cả các món trong 1 bữa ăn, điều này sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Trong thời gian 2 – 3 ngày, chúng ta thay đổi thực đơn để trẻ nạp đủ các nhóm chất là đạt yêu cầu.

Không nên chỉ cho trẻ ăn nhóm thực phẩm mà bé thích, cha mẹ hãy duy trì cân đối nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm chất béo và nhóm vitamin, khoáng chất. Thực đơn đa dạng, thay đổi để trẻ luôn cảm thấy thích thú và hợp tác khi ăn.

4. Ăn từ ngọt đến mặn, từ lỏng đến đặc

Trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ chỉ có 1 loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ. Vì vậy, trong thời gian đầu chúng ta hãy cho trẻ làm quen từ vị ngọt, gần giống với sữa mẹ là tốt nhất. Khi hệ tiêu hóa của trẻ đã thích nghi, cha mẹ dần chuyển sang các vị mặn từ các loại thịt, cá…

Tương tự như vậy, từ việc chỉ hấp thu chất lỏng là sữa mẹ, nên khi ăn dặm hãy cho con ăn từ thức ăn lỏng trước. Sau thời gian, cha mẹ tăng dần độ đặc trong các bữa ăn của trẻ.

5. Ăn từ ít đến nhiều

ăn dặm bổ não
Cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc

Tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh là mong con ăn dặm càng nhiều càng tốt, bởi ăn càng nhiều con càng nhanh lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá đây là quan niệm sai lầm, việc ăn uống của trẻ nhỏ cần tuân thủ theo nguyên tắc khoa học.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ cần cho con ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa còn non nớt của bé có thời gian thích nghi. Việc cho trẻ ăn quá nhiều không chỉ gây áp lực lên dạ dày, mà còn suy giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Lúc đầu, chúng ta có thể cho con làm quen bằng 1 – 2 thìa bột loãng, tiếp đến tăng lên ⅓ bát ăn dặm… Việc làm này sẽ giúp trẻ có thời gian thích nghi và đảm bảo quá trình hấp thu tốt hơn.

6. Ăn từ 1 đến nhiều nhóm thực phẩm

Một nguyên tắc ăn dặm quan trọng cha mẹ không nên bỏ quả là cho con ăn từ 1 nhóm đến nhiều nhóm thực phẩm. Thay vì chỉ ăn 1 vị duy nhất là sữa mẹ, trẻ cần có thời gian để khám phá các mùi vị khác nhau. Cha mẹ nên kiên nhẫn tập cho con ăn từng nhóm thực phẩm trước để trẻ làm quen, đồng thời kịp thời phát hiện những loại thức ăn có thể gây dị ứng cho trẻ.

Thông thường, chúng ta nên dành cho con từ 5 – 7 ngày để làm quen và thích nghi với 1 loại thực phẩm. Ở giai đoạn tiếp theo, cha mẹ kết hợp đa dạng thực phẩm để tăng cường chất dinh dưỡng. Đồng thời làm phong phú vị giác, giúp trẻ ăn ngon và thích thú hơn. Cha mẹ nên kết hợp hài hòa và đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu là nhóm chất đạm, chất béo, bột đường và rau củ, trái cây.

7. Chế biến đúng công thức

Trong thời gian 2 năm đầu đời, trẻ cần tới 16 chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển thể chất, não bộ. Ăn dặm để bổ não là phương pháp ăn dặm lấy não bộ làm trung tâm, nhằm cung cấp đủ chất tránh gây ra những tổn thương cho cơ thể trẻ. Vì vậy, khi chế biến thực đơn ăn dặm, cha mẹ cần tuân thủ đủ các bước nấu ăn, theo đúng công thức nhằm cung cấp đồng thời 16 chất cần thiết cho trẻ.

Trong bữa ăn của trẻ cần chứa đủ tinh bột, dầu mỡ, chất đạm, chất béo theo công thức. Bên cạnh đó cha mẹ cần cung cấp đầy đủ các loại vitamin, đủ năng lượng, sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh tối ưu cho sự phát triển cân nặng, chiều cao, trí não.

8. Không ép trẻ ăn

Cha mẹ nào cũng mong muốn con ăn ngoan, ăn nhiều, phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý nguyên tắc ăn dặm dựa trên sự tự nguyện của trẻ mới đem lại kết quả tốt nhất. Không nên ép trẻ ăn sẽ dễ khiến còn hình thành tâm lý tiêu cực, sợ hãi dần trở nên biếng ăn dẫn đến những hậu quả không đáng có.

Khi làm quen với một loại thực phẩm mới, tâm lý không muốn ăn ở trẻ là hoàn toàn bình thường. Thay vì lo lắng cha mẹ hãy kiên nhẫn cho con tập làm quen lại từ đầu, sử dụng những loại thực phẩm khác nhau. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái là cách hiệu quả để trẻ hợp tác trong quá trình ăn uống.

Các bước nấu món ăn dặm bổ não đúng chuẩn

Ăn dặm bổ não là phương pháp ăn dặm yêu cầu chú trọng vào chất lượng bữa ăn. Vì vậy cha mẹ cần thực hiện các bước nấu món ăn đúng chuẩn. Tuy nhiên các bước này không phức tạp nên phụ huynh hoàn toàn có thể dễ dàng chế biến các món ăn đủ chất cho bé.

7 bước để nấu món ăn dặm cho trẻ bổ não như sau:

  • Xác định thời điểm ăn dặm: Chúng ta cần xác định trẻ đang ở giai đoạn nào để nắm rõ đặc điểm phát triển thể chất, trí tuệ. Từ đó xác định nhóm chất dinh dưỡng cần với số lượng bao nhiêu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của trẻ.
  • Kiểm tra lượng chất yêu cầu: Căn cứ vào độ tuổi, giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ kiểm tra các loại khoáng chất, vitamin cần thiết.
  • Chọn thực phẩm: Chọn các loại thực phẩm đa dạng, phù hợp với lứa tuổi, chứa đủ các loại khoáng chất, vitamin, nhóm chất dinh dưỡng đã xác định.
  • Chọn thực đơn ăn dặm bổ não: Lựa chọn thực đơn, các món ăn phù hợp cho thực đơn ăn dặm
  • Vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ, tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Chế biến theo công thức: Chế biến thức ăn cho trẻ đúng theo công thức ăn dặm bổ não cung cấp đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển.

Gợi ý thực đơn ăn dặm bổ não

Gợi ý thực đơn ăn dặm bổ não cho trẻ

Khi mới bắt đầu có thể nhiều phụ huynh băn khoăn tìm kiếm thực đơn ăn dặm tốt cho não bộ của con. Một số công thức món ăn dặm dưới đây sẽ là gợi ý hay giúp cha mẹ giải quyết vấn đề này.

1. Bánh đậu gà ăn dặm bổ cho não

ăn dặm bổ não
Bánh đậu gà ăn dặm bổ não

Bánh đậu gà là một trong những loại hạt ăn dặm chứa nhiều magie, canxi, kẽm bổ não trẻ. Đây là loại bánh có công thức chế biến khá đơn giản, là sự kết hợp của đậu gà và trứng giúp trẻ phát triển tốt hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại bánh này có thể cung cấp 6 nhóm thực phẩm cần dùng trong yêu cầu thức ăn dặm cho bé.

Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo công thức món bánh đậu gà:

Nguyên liệu

  • Đậu gà: 20g
  • Rau cải
  • Trứng gà: 1 quả
  • Bánh mì xé nhỏ
  • Tỏi
  • Hành tây: ¼ củ
  • Thì là
  • Dầu ô liu

Các bước thực hiện

  • Đậu gà ngâm qua đêm, sau đó rửa sạch và nghiền nhuyễn
  • Hành tây, tỏi, rau cải rửa sạch, thái mỏng và cho vào xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp
  • Thì là rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ thêm trứng, nước cốt chanh, dầu ô liu trộn đều
  • Cho hỗn hợp đậu gà và hành tây vào tô đảo đều, thêm vụn bánh mì và đảo đến khi được hỗn hợp bột đủ khô để tạo hình
  • Đặt chảo lên bếp, làm nóng chảo dầu, cho bánh đã tạo hình vào chiên vàng 2 mặt
  • Bày ra đĩa, đơn bánh nguội và cho bé thưởng thức

2. Súp nghệ ức gà phối đậu Hà Lan

Súp nghệ ức gà phối đậu Hà Lan
Súp nghệ ức gà phối đậu Hà Lan

Thực phẩm ức gà giàu dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ như kẽm, sắt, protein… Trong đậu Hà Lan có chứa nhiều canxi, vitamin A, C có lợi cho sự phát triển chiều cao và trí não của bé. Sự kết hợp giữa ức gà và đậu Hà Lan thông qua chế biến mang lại món ăn có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Công thức chế biến súp nghệ ức gà phối đậu Hà Lan như sau:

Nguyên liệu

  • Ức gà băm nhuyễn: 30g
  • Hành tây băm nhỏ: ¼ củ
  • Tỏi băm nhuyễn
  • Đậu Hà Lan: 10g
  • Nước luộc gà
  • Cải xoăn cắt nhỏ
  • Bột nghệ
  • Dầu oliu

Các bước thực hiện

  • Đặt chảo lên bếp, thêm dầu và làm nóng chảo
  • Cho hành tây đã băm nhỏ vào chảo xào thơm, thêm tỏi và tiếp tục xào khoảng  phút
  • Thêm nghệ và xào khoảng 30’
  • Tiếp tục cho ức gà băm nhuyễn, đậu Hà Lan xào chín
  • Tiếp tục thêm nước luộc gà vào chảo đun sôi, hạ nhỏ lửa và hầm khoảng 30 phút
  • Kiểm tra đậu Hà Lan đã nhuyễn, thêm nước hoặc sữa để pha loãng và xay nhuyễn
  • Trình bày ra đĩa hoặc bát ăn dặm và cho trẻ thưởng thức

3. Mỳ Ý, thịt bò băm kèm rau củ

Mỳ Ý, thịt bò băm rau củ
Mỳ Ý, thịt bò băm rau củ ăn dặm dưỡng não

Món mỳ giàu năng lượng, tinh bột, chất xơ kết hợp thịt bò cung cấp nguồn protein dồi dào và các loại rau củ chứa vitamin tốt cho trẻ. Đây cũng là món ăn hấp dẫn, bắt mắt được nhiều bé cực kỳ yêu thích.

Công thức chế biến mỳ Ý, thịt bò băm kèm rau củ không khó, cụ thể:

Nguyên liệu

  • Mỳ ý: 50g
  • Đậu Hà Lan: 10g
  • Cà rốt thái nhỏ
  • Thịt bò băm: 20g
  • Bơ không muối
  • Phô mai

Các bước thực hiện

  • Sơ chế mỳ Ý bằng cách luộc chín, vớt ra và để ráo nước
  • Cho đậu Hà Lan, cà rốt vào luộc chín
  • Đặt chảo lên bếp, thêm bơ và cho thịt bò băm vào xào
  • Thêm mỳ Ý, cà rốt, đậu Hà Lan vào xào cùng thịt bò
  • Thêm phô mai và nêm nếm vừa ăn
  • Trình bày món ăn ra đía và cho bé thưởng thức
  • Với trẻ nhỏ man xay nhuyễn và cho trẻ thưởng thức

4. Pudding chuối, hạt chia

Pudding chuối, hạt chia
Pudding chuối, hạt chia cho trẻ ăn dặm

Chuối và hạt chia là nguồn dinh dưỡng lý tưởng giàu chất xơ chất chống oxy hóa, omega 3, các loại vitamin. Vì vậy đây là những loại thực phẩm thích đưa vào thực đơn ăn dặm dưỡng não cho trẻ. Sự kết hoạt giữa chuối và hạt chia trong công thức nấu ăn cung cấp 6/8 nhóm thực phẩm hàng ngày cho con.

Công thức chế biến Pudding chuối, hạt chia:

Nguyên liệu

  • Chuối chín: 1 quả
  • Hạt chia
  • Sữa mẹ/ sữa công thức: 50ml
  • Dầu hạt lanh

Các bước thực hiện

  • Chuối bỏ vỏ, cắt miếng và cho vào máy xay sinh tố, thêm sữa xay nhuyễn
  • Thêm hạt chia với lượng vừa đủ, khuấy đều và xay tiếp 1 lần nữa (với trẻ 6 – 8 tháng tuổi)
  • Cho hỗn hợp vào bát, đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút
  • Lấy pudding ra khỏi ngăn mát, thêm  thìa dầu hạt lanh trộn đều và cho trẻ thưởng thức

5. Súp lơ phô mai

Súp lơ phô mai trứng gà nướng
Súp lơ phô mai trứng gà nướng

Súp lơ thuộc nhóm siêu thực phẩm bổ não, cha mẹ nên ưu tiên chế biến món ăn dặm cho trẻ. Loại rau này giàu vitamin C, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

Cách chế biến món súp lơ phô mai như sau:

Nguyên liệu

  • Súp lơ: 50g
  • Trứng: 1 quả
  • Bánh quy: 10g
  • Phô mai
  • Bột tỏi

Các bước thực hiện

  • Súp lơ rửa sạch, để ráo nước và băm nhuyễn
  • Trộn súp lơ băm nhuyễn với vụn bánh quy, bột tỏi, trứng
  • Lấy khuôn bánh, quét  lớp dầu ăn và cho hỗn hợp súp lơ vào khuôn
  • Phủ lên trên khuôn bánh  lớp phô mai
  • Đưa khuôn bánh vào lò nướng hoặc nồi chiên không dầu, đặt chế độ nhiệt 180 độ trong 15 phút
  • Lấy bánh ra, để nguội và cho bé thưởng thức

Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện ăn dặm bổ não cho trẻ

ăn dặm bổ não
Một số lưu ý quan trọng khi cho trẻ ăn dặm dưỡng não

Ăn dặm dưỡng não không phải là phương pháp thực hiện dễ dàng. Vì vậy cha mẹ đừng bỏ qua một số lưu ý quan trọng dưới đây, để đảm bảo hành trình ăn dặm cùng con thành công:

  • Trước khi tiến hành cần xác định giai đoạn phát triển của trẻ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm phù hợp. Bởi trong mỗi giai đoạn phát triển nhu cầu năng lượng, các chất… của trẻ là khác nhau.
  • Chú trọng đến cách công thức chế biến bữa ăn cho trẻ, đa dạng hóa thực đơn, thực phẩm và áp dụng nhiều phương pháp nấu nướng khác nhau (xào, hấp, ninh nhừ…)
  • Không ép buộc trẻ ăn dặm, không ép con ăn quá nhiều, hãy dừng bữa ăn khi bé không muốn ăn nữa để giữ tinh thần thoải mái
  • Trong trường hợp trẻ không tăng cân, chậm phát triển chiều cao, cha mẹ nên kiểm tra và thay đổi chế độ dinh dưỡng
  • Tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm dưỡng não để đảm bảo hiệu quả của cả quá trình thực hiện
  • Cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc và chú ý điều chỉnh độ thô thích hợp để bé làm quen dần, tốt nhất nên điều chỉnh 2 – 3 tháng/lần

Câu hỏi thường gặp

1. Thực hiện ăn dặm bổ não cần chú trọng những điểm nào?

Ăn dặm dưỡng não là sự kết hợp giữa nhu cầu của trẻ, thời điểm thực hiện và cách phối hợp chế biến thực phẩm phù hợp. Quá trình tiến hành hướng đến mục tiêu đảm bảo nguồn dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt, cha mẹ giúp bé luôn cảm thấy thoải mái, hào hứng với mỗi bữa ăn của mình.

Thực hiện quá trình này, phụ huynh cần chú trọng những điểm quan trọng sau đây:

  • Thời điểm: Nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng của trẻ trong giai đoạn ăn dặm thay đổi rất nhanh qua từng tháng. Việc xác định đúng thời điểm, nhu cầu dinh dưỡng giúp con phát triển thể chất, trí não hiệu quả.
  • Nhu cầu: Cha mẹ cần tập trung vào nhóm chất đạm, đường bột và chất béo để cung cấp đủ năng lượng phát triển cơ bắp, chiều cao, cân nặng. Bên cạnh đó không được bỏ qua nguồn vitamin và khoáng chất trong rau, củ quả vì trẻ cần lượng nhiều hơn so với người trưởng thành. Ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật bổ sung axit béo không bão hòa tốt cho cơ thể bé.
  • Đa dạng: Đa dạng nguồn thực phẩm, phương pháp chế biến là cách hữu hiệu cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng và giúp con hào hứng với các bữa ăn. Tăng thô đúng thời điểm để trẻ phát triển cơ hàm, khả năng ăn nhai và phát triển kỹ năng ăn uống.

2. Review sách ăn dặm bổ não hay dành cho các bậc phụ huynh?

Chỉ cần bỏ ra ít phút tìm kiếm cha mẹ có thể thấy hàng trăm đầu sách ăn dặm bổ não trên thị trường. Chúng ta có thể tìm nguồn sách giấy, sách ăn dặm bổ não pdf… rất đa dạng và phong phú. Một số đầu sách dưới đây được nhiều phụ huynh đánh giá cao, mời cha mẹ cùng tham khảo:

  • Sách Ăn dặm bổ não – Phạm Dung: Đây là cuốn sách viết về ăn dặm dưỡng não đầu tiên ở Việt Nam giúp chúng ta khắc phục sai lầm khi cho con ăn dặm. Cuốn cẩm nang này có tư duy mới mẻ, cách tiếp cận khoa học hỗ trợ cha mẹ trên hành trình chăm sóc trẻ hiệu quả.
  • Sách Sổ tay ăn dặm của mẹ – BS. Lê Thị Hải: Cuốn sách đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của các bà mẹ trong suốt thời gian cho trẻ ăn dặm. Nội dung sách viết dưới dạng hỏi đáp ngắn gọn, xúc tích và khoa học dễ đọc, dễ hiểu giúp mẹ dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc con.
  • Sách Ăn dặm không nước mắt – Nguyễn Thị Ninh: Đây là cuốn sách ăn dặm học hỏi các bà mẹ Nhật, mang đến nhiều gợi ý hay cho cha mẹ. Từ đó giúp bé có thời kỳ ăn dặm thoải mái, nhẹ nhàng mà hiệu quả.
  • Sách Ăn dặm kiểu Nhật – Tsutsumi Chiharu: Tác giả đã giới thiệu những công thức nấu ăn đơn giản, dễ làm nhưng đầy sáng tạo trong cuốn sách này. Ngoài ra, cha mẹ còn tìm thấy những kiến thức hay về thực phẩm, nhu cầu dinh dưỡng, giải đáp thắc mắc…về ăn dặm kiểu Nhật.
  • Sách Ăn dặm không phải là cuộc chiến – Nhiều tác giả: Cuốn sách nhấn mạnh vào chủ đề ăn uống lành mạnh cho trẻ ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Trong đó là các lời khuyên an toàn ăn dặm, dinh dưỡng lành mạnh, gợi ý thực đơn, công thức nấu ăn…

Ăn dặm là hành trình bắt buộc phụ huynh cần thực hiện để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Ăn dặm bổ não là quá trình dài, không đơn giản đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ trong 2 năm đầu đời. Sakura Montessori hi vọng những thông tin kiến thức trên đây sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh để chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất. Từ đó tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm