Con chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc cha mẹ có hàng trăm nỗi âu lo. Ngoài việc tìm hiểu thông tin về dinh dưỡng, xây dựng thực đơn thì nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ cũng là băn khoăn lớn của nhiều phụ huynh. Vì các bữa ăn của trẻ cũng cần được sắp xếp một cách khoa học mới đảm bảo quá trình hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Để giải đáp vấn đề này, Sakura Montessori sẽ đưa ra các thông tin khoa học và lưu ý cần thiết ngay trong nội dung dưới đây. Chúng ta cùng theo dõi cha mẹ nhé.

nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ
Nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ chuẩn khoa học

Nên cho cho bé ăn dặm lúc mấy giờ trong ngày?

Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy cần bố trí lịch phù hợp để cho trẻ ăn dặmuống sữa trong ngày. Vậy nên cho trẻ ăn dặm lúc mấy giờ?

1. Cho trẻ ăn dặm vào giờ giữa buổi sáng và buổi trưa

nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ
Nên cho trẻ ăn dặm vào giờ giữa buổi sáng và buổi trưa

Nếu phụ huynh đang băn khoăn cho bé ăn dặm lúc mấy giờ trong ngày thì thời điểm giữa buổi sáng và buổi trưa được đánh giá là tốt nhất. Đây là khoảng thời gian trẻ không quá no hay quá đói đồng thời cơ thể của bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Như vậy, cho trẻ ăn dặm sẽ mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nhất là trong giai đoạn tập ăn dặm.

2. Cho bé ăn dặm sau khi uống sữa 1 – 2 giờ

Việc uống sữa đối với trẻ nhỏ là vô cùng cần thiết, vì vậy cần cân đối thời gian ăn dặm và uống sữa của bé. Cha mẹ nên cho con ăn dặm trước hoặc sau khi uống sữa ít nhất 1 – 2 giờ. Lúc này trẻ không bị quá đói hay quá no, quá trình ăn dặm không ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, trẻ có cảm giác thèm ăn, khiến cho bữa ăn dặm hấp dẫn với trẻ hơn.

3. Cho trẻ ăn dặm khi tỉnh táo

nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ
Tuân thủ nguyên tắc cho con ăn dặm khi trẻ tỉnh táo

Một nguyên tắc quan trọng khác phụ huynh cần lưu ý là nên cho con ăn dặm khi tỉnh táo. Chúng ta không nên ép bé ăn khi con buồn ngủ, ngủ chưa đủ giấc sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, đây cũng là lúc trẻ không sẵn sàng cho việc ăn uống, không ăn tập trung nên thời gian ăn sẽ bị kéo dài gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.

4. Cho trẻ ăn dặm trước 19 giờ

Việc cho trẻ ăn dặm lúc mấy giờ để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ cũng là câu hỏi mà nhiều cha mẹ thắc mắc. Các chuyên gia khuyến cáo trẻ cần được đi ngủ giấc đêm sớm, hệ tiêu hóa của bé làm việc kém hiệu quả sau 19 giờ. Do đó cha mẹ không nên cho con ăn sau thời gian này, vì dễ làm trẻ cảm thấy khó tiêu, đầy hơi. Việc cho trẻ ăn no khi con đã đến thời gian đi ngủ cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.

>>Xem thêm: Chăm sóc bằng chế độ ăn dặm cho bé sinh non phát triển khỏe mạnh

Nên cho trẻ ăn dặm lúc mấy giờ theo giai đoạn phát triển

Bé 5 tháng ăn dặm lúc mấy giờ, bé 12 tháng tuổi ăn dặm lúc mấy giờ có giống nhau không? Căn cứ vào từng giai đoạn phát triển của trẻ, chúng ta cho trẻ ăn dặm theo giờ khác nhau, cụ thể:

1. Giờ cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi ăn dặm

nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ
Trẻ 5 – 6 tháng tuổi cho ăn dặm từ 1 – 2 bữangày

Giai đoạn từ 5 – 6 tháng tuổi là thời gian trẻ làm quen với hành trình ăn dặm. Vậy cho bé 5 tháng ăn dặm lúc mấy giờ hay trẻ 6 tháng ăn dặm lúc mấy giờ? Đây chính là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm khi chăm sóc trẻ.

Đối với quãng thời gian trẻ tập ăn dặm, cha mẹ chỉ nên cho con ăn với lượng nhỏ, món ăn chế biến lỏng, loãng có kết cấu tương tự sữa mẹ là tốt nhất. Số lần ăn dặm trong ngày từ 1 – 2 bữa tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ.

Phụ huynh có thể tham khảo lịch ăn dặm dưới đây để chủ động sắp xếp cho con:

Thời gian Thực đơn
6h00 – 6h30 Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức
7h30 – 8h00 Cho trẻ ăn dặm cháo loãng hoặc bột
10h00 – 15h00 Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức sau khi ngủ dậy
16h30 Cho trẻ ăn dặm cháo loãng hoặc bột
19h00 Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức

2. Lịch ăn dặm cho trẻ 7 – 8 tháng tuổi

nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ
Trẻ 7 – 8 tháng tuổi có khẩu phần ăn dặm phong phú hơn giai đoạn trước

Chuyển sang tháng thứ 7 – 8, khẩu phần ăn dặm của trẻ trở nên phong phú hơn với nhiều loại thực phẩm từ rau củ quả, thịt, cá, tôm và các loại hạt. Số lượng bữa ăn dặm tăng lên, cụ thể 2 – 3 bữa/ngày. Lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng tăng so với giai đoạn trước, kết cấu đồ ăn đặc hơn, thô hơn.

Lịch ăn dặm của trẻ thay đổi như sau:

Thời gian Thực đơn
6h00 – 6h30 Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức
7h30 – 8h00 Cho trẻ ăn dặm cháo loãng hoặc bột
11h30 – 12h30 Cho trẻ ăn dặm cháo loãng hoặc bột
15h30 – 16h00 Cho trẻ ăn bữa phụ với rau củ hoắc trái cây nghiền
18h00 – 19h00 Cho trẻ ăn dặm cháo loãng hoặc bột
19h30 Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức

3. Thời khóa biểu ăn dặm cho trẻ 9 – 12 tháng tuổi

nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ
Cho trẻ 9 – 12 tháng tuổi luyện tập kỹ năng ăn uống độc lập

Giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi trẻ cần được ăn đầy đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong ngày. Thực đơn ăn dặm của bé phong phú với khẩu phần ăn lớn hơn, chế biến thô hơn, đặc hơn đảm bảo cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng và năng lượng. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn với cơm nghiền hoặc cháo đặc kết hợp đa dạng 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu là nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm tinh bột, vitamin và chất khoáng.

Dưới đây là thời khóa biểu ăn dặm cho trẻ 9 – 12 tháng cha mẹ có thể tham khảo:

Thời gian Thực đơn
6h00 – 6h30 Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức
7h30 – 8h00 Cho trẻ ăn dặm bữa chính với cháo loãng hoặc bột
10h00 – 10h30 Ăn rau củ mềm hoặc trái cây cắt nhỏ
12h00 – 12h30 Cho trẻ ăn dặm bữa chính với cơm nghiền, rau củ mềm và thịt/cá
15h30 Cho trẻ ăn bữa phụ với rau củ/ trái cây nghiền/ sữa chua
18h00 – 19h00 Cho trẻ ăn dặm bữa chính với thực phẩm dạng đặc
19h30 Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức

Những lưu ý quan trọng khi cho trẻ ăn dặm

nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ
Cần đảm bảo lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ trong thời gian ăn dặm

Trong quá trình cho trẻ ăn dặm, cha mẹ không nên bỏ qua một số lưu ý sau đây:

  • Cần đảm bảo lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ trong suốt những năm tháng đầu đời. Đặc biệt giai đoạn tập ăn dặm, do trẻ chưa ăn được nhiều, con chỉ ăn đồ ăn ít năng lượng, nên cần bổ sung đầy đủ sữa cho bé.
  • Giai đoạn tập ăn dặm nên cho trẻ bắt đầu với ngũ cốc dạng ngọt để cung cấp đủ sắt, vi chất không có nhiều trong sữa mẹ. Sau 1 thời gian nhất định, khi trẻ quen với ăn dặm cha mẹ cho con ăn thêm các loại rau và thịt, cá, tôm…
  • Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ 1 nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm. Thời gian đầu nên cho con ăn từ 1 – 2 muỗng nhỏ và tăng dần theo thời gian. Chúng ta nên cho con ăn từ 1 nhóm thực phẩm đến đa dạng nhóm thực phẩm, chú ý đến yếu tố cân bằng dinh dưỡng.
  • Với mỗi loại thực phẩm mới cha mẹ nên kiên trì cho trẻ làm quen từ 3 – 5 ngày, ngay cả khi thấy trẻ chưa hợp tác. Cần có khoảng thời gian nhất định để xác định khả năng thích nghi với thực phẩm mới của trẻ.
  • Mỗi bữa ăn nên cho trẻ ngồi vào bàn ăn, ăn tập trung tránh xa các đồ dùng như đồ chơi, tivi, điện thoại… Việc ăn uống không tập trung sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài không quá 30 phút, khi trẻ có biểu hiện không muốn ăn hãy dừng lại và dọn dẹp đồ ăn. Không nên ép trẻ ăn sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý, lâu dần gây nên hiện tượng chán ăn, biếng ăn.

Câu hỏi thường gặp

1. Nên cho be an tối lúc mấy giờ?

nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ
Tất cả các bữa ăn dặm cho trẻ nên kết thúc trước 19 giờ

Nên cho trẻ ăn dặm lúc mấy giờ luôn là vấn đề mà nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm, nhất là thời gian cho bé ăn tối. Theo các chuyên gia, bác sĩ tất cả các bữa ăn dặm cho trẻ nên kết thúc trước 19 giờ. Sau thời gian này, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức để tránh nguy cơ bệnh tật.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, sau 19 giờ hệ tiêu quá của trẻ làm việc kém hiệu quả. Do đó, nếu cho trẻ ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ sẽ trở thành gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến trẻ cảm thấy đầy hơi, khó tiêu. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

2. Những thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm?

Ngoài việc quan tâm đến thời gian cho trẻ ăn dặm, phụ huynh cần chú ý đến các thực phẩm cần tránh trong quá trình chế biến món ăn cho con:

  • Mật ong: Không nên cho trẻ ăn mật ong trước 12 tháng vì đây là thực phẩm có nguy cơ dẫn đến ngộ độc.
  • Sữa ít béo: Không cho bé dưới tuổi uống các loại sữa ít béo, vì giai đoạn này trẻ cần sữa đầy đủ chất béo để phát triển toàn diện.
  • Trứng chưa chín: Không cho bé dưới 1 tuổi ăn trứng chưa chín hoặc thực phẩm có chứa trứng sống vì trong thực phẩm này chứa vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Sữa bò nguyên chất tiệt trùng: Không dùng cho bé dưới 1 tuổi vì trong thực phẩm này chứa vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Các loại sữa thực vật: Không nên cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng các loại sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa gạo và sữa dừa
  • Các loại hạt nguyên hạt: Các loại hạt cứng nguyên hạt, các loại thực phẩm cứng không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn vì thực phẩm này có nguy cơ gây hóc nghẹn, nghẹt thở cao.
  • Trà, cà phê hoặc đồ uống có chất kích thích và có đường: Không nên cho trẻ nhỏ uống các loại đồ uống có chất kích thích và có đường như trà, cà phê, nước tăng lực làm ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh và sức khỏe của trẻ.
  • Các loại gia vị: Không nên cho vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi các loại gia vị nhất là muối và đường. Giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, các loại gia vị này gây áp lực lên thận và làm ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột.

Trên đây, Sakura Montessori đã cùng cha mẹ tìm hiểu thông tin để có câu trả lời đúng nhất cho vấn đề nên cho bé ăn dặm lúc mấy giờ. Hi vọng qua bài viết trên phụ huynh sẽ quyết định chọn được khung giờ cho trẻ ăn dặm để cơ thể trẻ hấp thụ dưỡng chất và năng lượng tốt nhất. Mọi thắc mắc có liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm