1. Lịch sử hình thành
Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam, đơn vị tiên phong đi đầu trong phong trào phát triển Montessori chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Từ năm 2011, khi bắt đầu thành lập trường Montessori tại Hà Nội, chúng tôi đã có cơ hội được đi tham quan tìm hiểu nhiều về các trường mầm non Montessori ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi đó chúng tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra hướng đi để tổ chức môi trường lớp học Montessori tại Việt Nam theo triết lý giáo dục của Maria Montessori.
Khi đó thật tình cờ chúng tôi đã gặp được Chị Lê Mai Hạnh, hiện nay là Giám đốc thực tập của Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam, một trong số ít những giáo viên Montessori đầu tiên tại Việt Nam thời điểm đó đã tham gia khóa huấn luyện giáo viên Montessori quốc tế được liên kết tổ chức bởi MTP of WA tại Philipin. Nhờ có sự tận tâm và giúp đỡ, hướng dẫn về chuyên môn Montessori của Chị Lê Mai Hạnh, trường mầm non Sakura Montessori (Sakura Montessori International School-SMIS) đã trở thành trường đi đầu về chất lượng đào tạo Montessori chuẩn quốc tế tại Việt Nam, được nhiều Phụ huynh tin tưởng lựa chọn trường cho con theo học.
Chị Lê Mai Hạnh là người đã kết nối chúng tôi với Trung tâm huấn luyện giáo viên Washington (MTP of WA)(http://www.montessoriplus.org/montessori-teacher-preparation-washington/) tại Hoa Kỳ để cùng hợp tác xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Montessori quốc tế cho đội ngũ giáo viên Việt Nam. Bà Sharlet McClurkin, nhà sáng lập, giám đốc điều hành Trung tâm huấn luyện giáo viên Montessori Washington (MTP of WA), nguyên Chủ tịch hiệp hội Montessori Hoa Kỳ (MIA) là người đã hỗ trợ giúp đỡ chúng tôi tổ chức thành công khóa đào tạo giáo viên Montessori quốc tế đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 11/2012 với số lượng 16 học viên. Số lượng học viên tham gia khóa học tại trung tâm tăng dần theo năm: Khóa 2 – tháng 11/2013: 25 học viên; Khóa 3 – tháng 11/2014: 43 học viên. Tháng 6/2016, chúng tôi tiếp tục khai giảng khóa 4 để có thể đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu đào tạo giáo viên Montessori quốc tế cho các trường có nhu cầu đào tạo.
2. Sứ mệnh
Sứ mệnh của MTP of WA và Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam là đào tạo những giáo viên Montessori một cách toàn diện và sáng tạo trên khắp thế giới. Các khóa học của MTP of WA bắt đầu từ năm 1989. Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo giáo viên Montessori quốc tế được cấp chứng chỉ bởi Hiệp hội phát triển Montessori Hoa Kỳ (International Association of Progressive Montessorians-IAPM) (http://www.montessori-iapm.org/), Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ (MIA) (Montessori Institute of America) – là những tổ chức liên kết cấp chứng chỉ giáo viên Montessori quốc tế của Trung tâm huấn luyện giáo viên Washington (MTP of WA).
3. Đội ngũ huấn luyện viên
Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam đã nhận được sự cộng tác của rất nhiều huấn luyện viên Montessori có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy chương trình đào tạo giáo viên Montessori: Mrs Sharlet McClurkin & Mr. Donal McClurkin (người sáng lập và giám đốc MTP of WA), trường mầm non nào tốt tại cầu giấy cùng các huấn luyện viên đến từ nhiều nước khác nhau như Mrs. Normi Son (Philippines), Mrs Wenru (Trung Quốc), Mrs Ruth Lim (Malaysia), Mrs Matilda Matilda Giampietro (Mỹ), Ms Jana Morgan (Mỹ), Mrs Janet Stonier (Nam Phi)…
Khóa huấn luyện giáo viên Montessori tổ chức lần thứ 4 tại Hà Nội vào tháng 6/2016 có sự tham gia của các huấn luyện viên cao cấp với nhiều năm kinh nghiệm đào tạo Montessori đến từ Trung tâm huấn luyện giáo viên Washington (MTP of WA) – Hoa Kỳ.
Sharlet McClurkin (Mrs): “Mục tiêu chính trong cuộc đời tôi là nâng đỡ những đứa trẻ và hỗ trợ giáo viên để tất cả mọi người đều trở thành những con người tự tin và độc lập. Mục tiêu này đã khiến tôi gắn bó công việc với bọn trẻ trong suốt hơn 40 năm qua, dù làm việc ở Washington hay bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới”.
Sharron Reece (Mrs): “Cách đây 20 năm, tôi tình cờ đến với giáo dục Montessori thông qua chính con gái của mình lúc đó mới chập chững biết đi. Tôi tận mắt chứng kiến con mình học tập và phát triển những tiềm năng của mình đến tận chương trường Montessori tiểu học tại trường Montessori Plus School. Tôi thực sự thích thú những trải nghiệm huấn luyện và đào tạo giáo viên Montessroi từ khắp nơi trên thế giới.” Tôi rất tâm đắc câu nói của Montessori “Giáo dục không phải là công việc mà giáo viên làm, mà nó là một tiến trình tự nhiên phát triển trong mỗi con người.”
June Lee (Mrs): “Tôi rất yêu thích Montessori. Có được cơ hội hướng dẫn cách sử dụng giáo cụ Montessori cho bọn trẻ để khiến chúng thỏa mãn nhu cầu nội tại thực sự khiến tôi cảm động. Ngoài ra được đào tạo và huấn luyện giáo viên trở thành những ngườ tôn trọng, yêu thương và quan tâm khiến tôi biết rằng việc giảng dạy của mình có thể nhân rộng những cuộc đời được thay đổi thông qua giáo dục Montessori.”
4. Khóa học lý thuyết
Khóa học lý thuyết 210 giờ liên tục trong 5 tuần từ thứ 2 đến thứ 7 tưởng chừng như rất căng thẳng, nhưng với sự hỗ trợ và định hướng rõ ràng, thời khóa biểu khoa học của trung tâm, các học viên đều cảm thấy rất thỏa mãn và lĩnh hội được nhiều kiến thức về triết lý giáo dục Montessori, cách sử dụng giáo cụ Montessori, sắp xếp bố trí lớp học, giao tiếp với trẻ, phụ huynh mà không phải tất cả các khóa huấn luyện đào tạo giáo viên Montessori hiện nay đều làm được.
Để hỗ trợ học viên trong việc hiểu rõ hơn về triết lý giáo dục Montessori Trung Tâm Huấn Luyện Giáo Viên Montessori Việt Nam đã biên dịch toàn bộ tài liệu khóa học lý thuyết sang tiếng Việt bao gồm:
- Lý thuyết Montessori
- Sổ tay học viên
- Bài tập lý thuyết (34 bài tập)
- Danh mục các bài học của tất cả các lĩnh vực (Thực hành cuộc sống, Giác Quan, Toán, Ngôn ngữ, Khoa học, Địa Lý, Lịch sử, Âm nhạc và Vận Động
- Sổ tay phụ huynh
- Trí tuệ thẩm thấu (Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam kết hợp cùng trường Mầm non QT Sakura Montessori xuất bản)
- Khám phá trẻ thơ (NXB Tri Thức)
- Bí ẩn trẻ thơ (NXB Tri Thức)
- Nói sao cho trẻ chịu học (NXB Tri Thức)
- Các lý thuyết về tuổi thơ (Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam kết hợp cùng Sakura xuất bản)
- Pettit Pieget (Bản dịch của Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam
- Mammolina (Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam
- Montessori, Cuộc Đời và Sự Nghiệp (Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam kết hợp cùng trường Mầm non QT Sakura Montessori xuất bản)
- Montessori, Phương Pháp Tiếp Cận Hiện Đại (Bản dịch của Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam)
- Montessori, khoa học ẩn sau thiên tài (Bản dịch của Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam)
- Montessori trong lớp học (Bản dịch của Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam)
Sau mỗi buổi học lý thuyết, học viên có thời gian được thực hành trực tiếp với giáo cụ dưới sự chỉ dẫn, giám sát của Ms Lê Mai Hạnh (Giám Đốc Thực Tập của trung tâm) cùng nhiều giáo viên Montessori có kinh nghiệm đang làm việc tại Sakura Montessori International School.
Kết thúc mỗi lĩnh vực, học viên phải trải qua kỳ thi Kiểm Tra Hết Lĩnh Vực (Bowl Test) rất căng thẳng nhưng cũng không kém phần thú vị. Đây cũng là cơ hội để học viên ôn lại những bài học đã được hướng dẫn trong suốt lĩnh vực đó (khóa học cung cấp cách sử dụng cho hàng nghìn giáo cụ và bài học Montesosori).
Phiên dịch viên
Ngoài yếu tố biên soạn và dịch sách cùng tài liệu cho khóa học, Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam còn chú trọng đến yếu tố người phiên dịch- người sẽ phải chuyển tải sang ngôn ngữ tiếng Việt, một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của khóa huấn luyện Montessori.
Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam rất may mắn có cơ hội hợp tác cùng Bình Max. Đam mê theo đuổi phương pháp giáo dục Montessori, cô đã đầu quân về trường mầm non Quốc tế Sakura Montessori vào năm 2012 và trở thành thông dịch viên cho rất nhiều khóa đào tạo giáo viên nội bộ, các buổi hội thảo chuyên sâu về PPGD Montessori, các buổi định hướng PPGD Montessori…Cô trực tiếp phiên dịch và trợ lý cho các chuyên gia Montessori Quốc tế cho khóa huấn luyện giáo viên Montessori của Trung tâm trong 3 năm liên tiếp và đem đến cho học viên các buổi học hào hứng và đầy mầu sắc. Cô từng có cơ hội được giảng dạy và làm việc trong môi trường đa văn hóa với rất nhiều giáo viên Montessori ở các nước khác nhau Anh, Mỹ, Srilanka, Pháp, Nam Phi và Phillipines, Cambodia. Hiện nay Bình Max đang theo học khóa đào tạo Montessori chuyên sâu tại MTP of WA, Mỹ do chính bà Sharlet McClurkin giảng dạy.
5. Khóa thực tập
Sau khi hoàn thành 210 giờ lý thuyết, học viên cần trải qua khóa đào tạo thực tập 720 giờ. Đây mới chính là khoảng thời gian để các học viên thực sự được trải nghiệm môi trường lớp học Montessori thực sự và có cơ hội vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học được vào thực tế.
Để trở thành một trường thực tập Montessor đạt chuẩn quốc tế, ngoài yếu tố giáo cụ, môi trường lớp học, có trẻ trộn lẫn lứa tuổi, yếu tố giáo viên giám sát có chứng chỉ quốc tế (người sẽ định hướng và đồng hành cùng giáo viên thực tập) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ sẽ là người trực tiếp “dắt tay chỉ việc”, hướng dẫn, động viên, dìu dắt giáo viên thực tập trong khoảng thời gian 10 tháng quan trọng này.
Tại Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam, chúng tôi hỗ trợ và định hướng học viên để tìm được trường thực tập tốt nhất. Tất cả các trường thực tập được lựa chọn đều phải trải qua những tiêu chuẩn khắt khe như tiêu chuẩn giáo cụ, tỉ lệ giáo viên-trẻ, bằng cấp đào tạo của giáo viên đạt chứng chỉ, trộn lẫn lứa tuổi, thời gian tổ chức giờ Montessori…..
Giáo viên thực tập tại trường Sakura Montessori International School (SMIS) đều được giám sát bởi 100% giáo viên đạt chứng chỉ quốc tế. Họ là những người nhiều năm kinh nghiệm, hiểu tâm lý trẻ và có những định hướng để phát triển tiềm năng tối đa của trẻ. Ngoài ra học viên còn có cơ hội tiếp cận với phong cách làm việc chuyên nghiệp, hăng say…
Hàng tháng Giám Đốc Thực Tập của trung tâm – Cô Lê Mai Hạnh đều định hướng, đốc thúc học viên, nhận kiểm tra giáo án của từng học viên, chỉnh sửa; Xác nhận hoàn thành bài tập; Giám sát thực tập trên giáo cụ; Hướng dẫn nội dung công việc học viên cần làm trong ngày, tuần, tháng; Tổ chức họp trao đổi kinh nghiệm với học viên; Yêu cầu hoàn thành các bài tập trong kỳ thực tập; Gợi ý hướng giải quyết đối với những trẻ đặc biệt trong lớp học. Với cả niềm yêu thích và tận tâm với Montessori, Chị Lê Mai Hạnh đã cùng với giáo viên giám sát hướng dẫn thực tập cho tất cả những học viên tham gia khóa học của Trung tâm huấn luyện Montessori Việt Nam từ năm 2012 đến nay.
Giám sát thực địa:
Trong khóa thực tập, học viên còn giám sát thực địa ba lần do chuyên gia Montessori của trung tâm sắp xếp. Ba khóa huấn luyện vừa qua, trung tâm rất vinh dự được cô Normi Son sang hỗ trợ và giám sát thực địa rất tận tình. Ba buổi họp thực tập mỗi năm là cơ hội để học viên được gặp mặt, chia sẻ những khó khăn, khúc mắc trong quá trình thực tập và được gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ với những giáo viên thực tập Montessori khác.
Trung tâm còn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ về phương pháp Montessori do các chuyên gia nước ngoài có cơ hội đến Việt Nam như cô Sharlet McClurkin (giám đốc trung tâm huấn luyện MTP of WA), cô Christine Munn (chủ tịch MIA), cô Jana Morgan (Huấn luyện viên AMS)…
6. Phát triển giáo cụ
Trong những năm qua, ngoài mục tiêu phát triển và đào tạo giáo viên Montessori có chất lượng, trung tâm còn kết hợp với trường Sakura Montessori International School (SMIS) và nhóm Cánh Buồm (canhbuom.vn) để nghiên cứu và phát triển giáo cụ ngôn ngữ tiếng Việt và các giáo cụ sử dụng tiếng Việt khác. Trung tâm đã ra mắt và đưa vào sử dụng tại rất nhiều lớp học của SMIS giáo cụ ngôn ngữ tiếng Việt (chữ cát, chữ cắt, hay các bài tập ngữ âm, bài tập phát triển ngôn ngữ tiếng Việt…) hay giáo cụ lĩnh vực văn hóa như (Khoa học, Địa lý, Lịch sử). Tất cả những nỗ lực và công sức này giúp trẻ có thể hiểu biết rõ hơn về ngôn ngữ mẹ đẻ- tiếng Việt và hiểu biết nhiều hơn về văn hóa Việt Nam.
Tiền đề ba khóa huấn luyện đào tạo giáo viên Montessori thực sự chưa phải là nhiều, nhưng cũng là cả một chặng đường để nhìn lại và tiếp tục phấn đấu hướng tới tương lai. Chúng tôi luôn khao khát nhận được sự đồng hành và hỗ trợ từ tất cả những nhà giáo dục, phụ huynh, giáo viên, những người quan tâm đến Montessori để xây dựng Cộng Đồng Montessori Việt Nam thật vững mạnh, để Việt Nam có thêm nhiều giáo viên Montessori được đào tạo từ những khóa học có chất lượng, để trẻ em Việt Nam thực sự được tận hưởng một môi trường Montessori mà nói như Maria Montessori “Hãy để cho trẻ làm những gì trẻ có thể”.