Learning by doing (học tập thông qua việc làm) – phương pháp học tập đổi mới, sáng sáng tạo – đang trở thành một trong những xu hướng giáo dục hiện đại của thế kỷ 21. Tại Việt Nam, Learning by doing cũng đang được áp dụng phổ biến tại các trường mầm non ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori chuẩn quốc tế, giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức qua việc trực tiếp thao tác và thực hành.
Vậy tại Sakura Montessori, trẻ học tập thông qua việc làm như thế nào? Phương pháp đó mang lại những lợi ích gì cho trẻ?
Phương pháp Learning by doing là gì?
Learning by doing – Học tập qua việc làm là phương pháp giáo viên tổ chức hoạt động học tập bằng trải nghiệm thực tế, giáo cụ trực quan, sinh động, lấy người học làm trung tâm. Theo đó, học sinh được mời gọi tham gia hoạt động, trực tiếp thao tác và thực hành để trả lời câu hỏi, vấn đề hay thử thách đòi hỏi tư duy sâu do giáo viên gợi mở.
Phương pháp Learning by doing mang tới lợi ích gì?
Tại Sakura Montessori, học tập qua việc làm – Learning by doing được thể hiện rõ nét trong phương pháp giáo dục Montessori mà nhà trường đang áp dụng. Sự tương đồng về triết lý “lấy trẻ làm trung tâm” càng khiến việc áp dụng phương pháp học tập thông qua việc làm của Sakura Montessori phát huy được tối đa hiệu quả tích cực của nó.
Dưới đây là một số lợi ích mà phương pháp học tập qua việc làm mang đến cho trẻ mầm non trong giai đoạn 0-6 tuổi.
Giúp trẻ có mục tiêu học tập rõ ràng để phát triển toàn diện
Cách tốt nhất giúp trẻ vận dụng được những điều đã học là để trẻ tham gia vào các trải nghiệm thực tiễn. Bởi trẻ nhỏ thường có xu hướng bắt chước những hoạt động mà bản thân quan sát được. Do đó, mục đích của phương pháp học tập thông qua việc làm nói riêng và phương pháp giáo dục Montessori nói chung chính là chỉ ra cách thực hiện các nhiệm vụ, để trẻ tiếp nhận tri thức, rèn luyện kỹ năng bằng cách tự thực hiện chúng.
Trong giờ hoạt động Montessori tại Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori, trẻ được tự do khám phá, tự do lựa chọn hoạt động có chủ đích, phù hợp với nhu cầu và sở thích của riêng mình. Trẻ được học tập thông qua việc làm từ cụ thể đến trừu tượng trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau: Thực hành cuộc sống, Giác quan, Ngôn ngữ, Toán học, Văn hoá (Khoa học, Lịch sử, Địa lý). Ví dụ, trong lĩnh vực Toán học, thay vì dạy trẻ số 1,2,3,… theo cách truyền thống như gọi tên, viết số,… thì tại Sakura Montessori, trẻ sẽ được học về lượng qua các giáo cụ, tận tay sờ, chạm, trải nghiệm,… hoặc có thể học đếm đồ vật thực tế như hạt cườm. Nhờ vậy, trẻ sẽ dễ dàng tiếp cận và hiểu một cách cụ thể các khái niệm về số.
Trẻ có cơ hội đưa ra quyết định để kiến tạo bản thân
Tại Sakura Montessori, trẻ luôn được trao quyền để lựa chọn hoạt động cá nhân. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người quan sát, ghi chép, định hướng và hỗ trợ dựa trên nhu cầu, sở thích và khả năng của từng trẻ. Theo đó, khi trẻ đang làm việc tập trung, người giáo viên sẽ không can thiệp hay làm gián đoạn, ngắt quãng chu trình làm việc của trẻ. Giáo viên chỉ can thiệp khi trẻ gặp tình huống nguy hiểm hoặc sử dụng giáo cụ sai mục đích hay làm phiền đến người khác… Bằng việc lùi lại quan sát, giáo viên sẽ thấu hiểu nhu cầu của trẻ và xây dựng lộ trình học tập phù hợp với mỗi cá nhân trẻ, để trẻ có thể phát huy tối đa năng lực của mình.
Với việc áp dụng phương pháp học Learning by doing – Học tập qua việc làm – một cách khoa học, Sakura Montessori mang đến môi trường học tập giàu trải nghiệm thực tế, giúp trẻ chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng để chuẩn bị hành trang vững chắc cho tương lai.