Để giúp trẻ xây dựng nền tảng học tập vững chắc ngay trong những năm tháng đầu đời, ba mẹ cần tận dụng tối đa giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi để giáo dục con đúng cách. Và Trường Mầm non Sakura Montessori nhận thấy rằng phương pháp Montessori đã tận dụng tối đa thời điểm nhạy cảm này và mang tới cho trẻ một cơ hội phát huy năng lực tự học của chính mình.
Dưới đây sẽ là những lời khuyên hữu ích cho các bậc phụ huynh về cách giúp con học tốt ngay từ thời điểm mầm non theo phương pháp giáo dục Montessori.
1. Khuyến khích trẻ tự học
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có khả năng tự học tuyệt vời. Thay vì quá tập trung vào việc “nhồi nhét” kiến thức cho trẻ, ba mẹ hãy khuyến khích các bạn nhỏ tự học. Thông qua các trải nghiệm tự khám phá và tự tiếp nhận tri thức, mỗi bạn sẽ ghi nhớ sâu hơn và cảm thấy thích thú hơn.
Tự học chính là một cách học đúng và phù hợp với trẻ. Ba mẹ nên tạo mọi điều kiện để trẻ phát huy khả năng tự học tiềm tàng của mình. Với sự tự học, mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành người thầy của chính mình. Và để giúp con tự học, ba mẹ hãy chuẩn bị một môi trường sẵn sàng với các đồ dùng học tập, giáo cụ trực quan (nếu có) an toàn và vừa tầm với với trẻ.
Ba mẹ hãy biến các đồ vật đơn giản trong nhà như đồng hồ nhỏ để bàn, chai nước, cốc nước, lọ hoa,… làm chất liệu để giáo dục trẻ ngay trong những năm tháng đầu đời. Bởi mỗi sự vật thân thuộc đều có thể khơi gợi cho trẻ những kiến thức thú vị. Ví dụ: thông qua việc quan sát, cầm nắm,… và sự giới thiệu của ba mẹ, trẻ có thể hiểu được đồ vật đó dùng để làm gì, chất liệu của nó là gì,…
2. Dạy con cách học
Cách học đúng và phù hợp là một trong những điều quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi. Tại nhà, trước tiê, ba mẹ cần cùng bé học và quan sát xem phương pháp học nào là phù hợp, môi trường như nào bé sẽ học hiệu quả nhất.
Sau đó, ba mẹ cần hướng dẫn cho bé các bước để học và làm bài một cách cụ thể. Ba mẹ có thể ghi chú cho bé những bước cơ bản cần thiết nhất và đặt ở chỗ bé dễ nhìn thấy như bàn học, tủ lạnh, đầu giường,… Việc bé thường xuyên nhìn thấy các bước ấy sẽ giúp bé ghi nhớ vào tiềm thức. Đến khi cần thiết, bé sẽ tự động vận dụng một cách vô thức, ba mẹ sẽ không phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Đồng thời, ba mẹ cũng nên giúp con hiểu được tầm quan trọng của việc học, không nên bỏ lỡ những cơ hội để học. Khi học, nếu cần tham khảo thì nên sử dụng sách tốt hơn là Internet sẽ giúp con tập trung hơn và cũng như tạo được cho con thói quen đọc sách ngay từ nhỏ.
3. Tạo không gian thích hợp cho trẻ học tập
Không gian cho trẻ học cũng có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến hiệu quả. Ba mẹ nên trang bị cho trẻ những đồ dùng học tập cần thiết cho việc học của con. Hãy đảm bảo rằng con không thiếu những dụng cụ cơ bản nhất như bút, thước kẻ, compa và sách vở cho từng môn học,…
Yếu tố an toàn về không gian học tập cũng là điều mà ba mẹ cần đặc biệt chú ý. Trong phòng học của trẻ, ba mẹ nên đặt bàn học tại nơi có đầy đủ ánh sáng để bảo vệ mắt cho con. Trẻ cũng rất dễ bị xao nhãng nên ba mẹ cần loại bỏ khỏi góc học tập những đồ vật không phục vụ cho việc học. Tuyệt đố không nên đặt để dao kéo hay vật sắc nhọn tại khu vực trẻ học và chơi vì sự hiếu kì, tinh nghịch của trẻ rất dễ khiến các con bị thương.
4. Dạy trẻ ý thức về thời gian
Trong phương pháp Montessori, sự tập trung của trẻ cần được ba mẹ đặc biệt tôn trọng. Khi trẻ hoạt động hoặc học tập, ba mẹ cần đảm bảo không có sự chen ngang nào của mình hay những yếu tố khác. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin khám phá điều chúng thích cũng rèn luyện khả năng tập trung của mình.
Tuy nhiên, con trẻ thường ít có ý thức về thời gian. Với trẻ, chúng thường chú ý cao độ vào những điều chúng yêu thích. Vì vậy, ba mẹ dạy cho trẻ cách ước lượng thời gian thông qua những việc quen thuộc mà trẻ hứng thú như xem phim hoạt hình, ăn tối, hay những công việc nhà như giặt quần áo, dọn phòng, quét nhà,…. Ví dụ như đọc một bài thơ bằng thời gian quét phòng, làm những phép tính đơn giản bằng thời gian dọn phòng, hay làm những phép tính khó hơn sẽ bằng thời gian chiếu của một bộ phim hoạt hình.
Chính ý thức về thời gian sẽ khiến trẻ biết linh động khi trải nghiệm các hoạt động của riêng mình. Đối với ba mẹ, nếu trẻ biết ý thức về thời gian, việc ba mẹ phải cắt ngang hoạt động của trẻ sẽ không còn diễn ra nữa.
5. Dạy trẻ thiết lập ưu tiên
Song song với ý thức về thời gian, ba mẹ nên dạy bé sắp xếp công việc theo tứ tự ưu tiên giảm dần, điều gì quan trọng thì làm trước. Trong học tập cũng vậy, lưu ý cho bé nên đọc qua trước toàn bộ bài, bài nào dễ thì làm trước, bài nào khó suy nghĩ làm sau. Nếu bài nào khó quá thì sử dụng sách tham khảo và hỏi người lớn. Đồng thời phân bổ thời gian hợp lý để học
Nếu xây dựng cho bé thói quen này ngay từ trước khi bước vào tiểu học sẽ giúp bé làm quen với việc học hơn rất nhiều, đặc biệt là khi có bài kiểm tra, bé sẽ biết cách làm bài kịp thời gian.
6. Luôn luôn khích lệ để tạo động lực cho trẻ
Để con có hứng thú hơn với việc học, ba mẹ nên có những lời khích lệ và ghi nhận sự nỗ lực của con. Đầu tiên, ba mẹ có thể giao cho con những bài tập đơn giản để con làm quen trước với việc học như kể lại câu chuyện con yêu thích, đọc lại bài thơ hay, làm những phép toán cộng trừ, nhận diện các loại hình,… Nếu con làm tốt hãy khích lệ trẻ và động viên bằng những câu nói thể hiện bạn công nhận sự tiến bộ của trẻ.
Ba mẹ cũng cần cho con thấy ích lợi của việc áp dụng những kiến thức học được lên đời sống hàng ngày. Ví dụ như việc làm phép tính cộng trừ có thể tính tiền giúp mẹ khi đi chợ, đọc được những câu chuyện hay sẽ giúp con giải quyết các tình huống trong cuộc sống,… Trải nghiệm học gắn với thực tế sẽ giúp các con thích thú và cố gắng mỗi ngày nhiều hơn.
7. Dạy trẻ lên tiếng và đặt câu hỏi khi cần
Thông thường, trẻ sẽ thấy ngại ngùng hoặc không biết nên đặt câu hỏi như nào khi chưa hiểu. Giai đoạn từ trường mẫu giáo bước vào tiểu học khiến trẻ trở nên bối rối vì thay đổi môi trường cũng như cách học. Vì vậy, ba mẹ nên dạy cho trẻ biết thể hiện suy nghĩ, cảm xúc cá nhân. Đồng thời, dạy trẻ cách trò chuyện với thầy, cô giáo và đặt câu hỏi khi chưa thực sự hiểu rõ về bài học hay vấn đề nào đó.
8. Giúp con gần gũi với bạn cùng lớp
Môi trường xung quanh, thầy cô, bạn bè là những điều quan trọng đối với một đứa trẻ, đặc biệt là bạn cùng lớp bởi chúng sẽ dành hầu hết thời gian bên nhau. Vậy nên bạn bè ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự tin và thành tích học tập của trẻ.
Ngay từ những năm tháng mầm non, ba mẹ nên khuyến khích con giao lưu kết bạn, hòa đồng với các bạn. Khi được rèn luyện được điều đó từ sớm thì con sẽ không tự ti khi bước vào lớp 1, tâm lý của con sẽ bớt căng thẳng hơn. Từ đó, việc học cũng trở nên dễ dàng hơn.
Hi vọng những thông tin trên hữu ích với ba mẹ.
Xem thêm thông tin về Khóa học Mon & Mom miễn phí dành cho ba mẹ: https://sakuramontessori.edu.vn/khoa-hoc-mon-mom-thoi-diem-toi-uu-de-giup-con-hoc-tap/