Đó là chia sẻ của bé Phạm Quỳnh Anh (4 tuổi) sau chuyến tham quan cùng các bạn SMIS Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (Quận 3).
Chiếc áo dài là một biểu tượng văn hóa độc đáo của người Việt Nam. Sự hình thành chiếc áo dài truyền thống trải qua vài thế kỷ. Từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1744) là chiếc áo dài tứ thân, năm thân mặc với váy. Đến sự cải cách trang phục thời vua Minh Mạng (1828). Sự cách tân trong thiết kế chiếc áo dài của họa sĩ Nguyễn Cát Tường ở thập niên 1930 ra đời áo dài Le Mur. Không dừng lại, hình dáng chiếc áo dài tiếp tục thay đổi trong thập niên 1950 là áo dài ôm eo. Cuối năm 1958, chiếc áo dài cổ hở (cổ thuyền) xuất hiện ở miền Nam. Thập niên 1960 là thời kỳ của chiếc áo dài chít eo và tôn ngực. Cuối năm 1960, hình ảnh chiếc áo dài vai raglan, quần ống rộng đã hấp dẫn cộng đồng. Hiện nay áo dài được may bằng nhiều chất liệu: gấm, thổ cẩm, tơ lụa… với nhiều biến tấu của những nhà tạo mẫu cùng với thị hiếu của phụ nữ, song về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của bản sắc dân tộc.
Chiếc áo dài còn là hiện thân cho sự duyên dáng của phụ nữ Việt Nam. Tại buổi tham quan Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ sáng nay (24/10), các con đã được tận mắt thấy và được nghe các Cô hướng dẫn viên Bảo tàng chia sẻ chi tiết về từng chiếc áo dài qua các thời kỳ. Chính vì thế, không riêng gì bé Phạm Quỳnh Anh mà rất nhiều bé cũng đã đặt nhiều câu hỏi, có thể kể đến như: Tại sao da của Bà lại nhăn nheo? Tại sao tóc Bà của con Bạc mà tóc các Bà trong hình lại không? Tại sao các cô gái trong hình lại chỉ có màu trắng và đen? Tại sao và hàng vạn câu hỏi tại sao đã được các Cô giải thích tận tình.
Bên cạnh không gian trưng bày “Áo dài – tinh hoa truyền thống dân tộc Việt”, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ hiện đang quản lý và trưng bày trên 18.000 hiện vật các loại. Thông qua buổi tham quan, Ban Giám hiệu Sakura Montessori Hồ Chí Minh mong muốn các con hiểu và biết thêm về thế hệ phụ nữ Việt Nam Anh hùng. Qua đó giáo dục đức hy sinh, lòng chung thủy, kiên trung của phụ nữ Việt Nam cho các con. Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ còn trưng bày một số đồ vật về các làng nghề thuần Việt, các trang phục, trang sức của các dân tộc ở miền Nam. Thông qua những chia sẻ, giải thích, các Cô mong các con sẽ hiểu biết thêm về nghề dệt vải, dệt chiếu, những vật dụng thời xưa. Và để các con biết thêm rằng, đất nước Việt Nam có hơn 54 dân tộc anh em chung sống hòa thuận.
Buổi tham quan kết thúc vào lúc 10 giờ 30 sáng cùng ngày. Các con về trong an toàn, ăn trưa vui vẻ.
Ngọc Thạnh