Meta: Một số trẻ đi học không chơi với bạn. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, các cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy kiên trì tìm cách khắc phục để trẻ hòa nhập và có nhiều bạn hơn. Hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu ngay nhé!

Khi đi học trẻ cần có bạn để phát triển kỹ năng giao tiếp và có nhiều niềm vui ở môi trường lớp học. Tuy nhiên, có một số trẻ đi học không chơi với bạn. Điều này có thể khiến con có thể bị cô đơn và không có nhiều niềm vui khi tới lớp. Cha mẹ đứng quá lo lắng, hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để trẻ hòa nhập, có nhiều bạn bè và những trải nghiệm tuyệt vời khi đi học.

1. 4+ Nguyên nhân khiến trẻ đi học không chơi với bạn

Hiểu rõ nguyên nhân trẻ đi học không chơi với bạn sẽ giúp con “tháo gỡ” và kết nối được với nhiều bạn, tìm thấy niềm vui ở môi trường lớp học.

  • Do tác động của phong cách giáo dục “rào chắn” từ cha mẹ: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ đi học không chơi với bạn có thể đến từ phong cách giáo dục “rào chắn” của phụ huynh. Nhiều cha mẹ lo lắng con tới lớp bị bắt nạt nên thường dạy con nên tránh xa các bạn xấu. Nhưng do độ tuổi của trẻ chưa nhận thức được tốt, xấu nên có suy nghĩ không nên kết bạn vì bạn kia nghịch ngợm, bạn kia bị cô giáo phạt do không nghe lời….Lâu dần trẻ sẽ “thu mình” và không có nhu cầu kết bạn.  
  • Trẻ nhút nhát, e dè: Đa số trẻ đều có tinh thần xã hội, mong muốn kết bạn để được cùng chơi, cùng vui. Tuy nhiên, một số trẻ tính rụt rè, nhút nhát, muốn kết bạn nhưng lại gặp khó khăn khi tiếp xúc. Chính vì vậy, trẻ không có bạn khi tới trường.
  • Có thể trẻ không được đón nhận do chậm thích nghi: Một số trẻ có thể do mắc chứng bệnh chậm phát triển, không lanh lợi như các bạn khác nên không được “đón nhận”. Với trường hợp này, cha mẹ hãy kiên trì cùng con để giúp trẻ nhận thức tốt hơn, cho con ra ngoài thường xuyên để giao tiếp xã hội, học cách làm quen với bạn bè.
  • Khả năng cảm thông của trẻ không cao: Một số trẻ đi học không chơi với bạn vì có suy nghĩ mình là độc tôn, không có sự cảm thông, nhường nhịn khi chơi cùng bạn. Chính vì vậy, trẻ sẽ không được các bạn đón nhận và không cho chơi cùng.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi học không chơi với bạn, phụ huynh cần hiểu rõ để đồng hành cùng con và giúp bé phát triển tốt kỹ năng giao tiếp xã hội
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi học không chơi với bạn, phụ huynh cần hiểu rõ để đồng hành cùng con và giúp bé phát triển tốt kỹ năng giao tiếp xã hội

2. Cách khắc phục để trẻ hòa nhập và có nhiều bạn hơn khi tới trường

Sau đây là những cách khắc phục để trẻ hòa nhập và có nhiều bạn hơn khi tới trường:

  • Nói chuyện với cô giáo: Việc trò chuyện với giáo viên giúp bạn đánh giá chính xác tình trạng bé đi học không chơi với bạn hay chỉ là bé ít bạn, ít giao tiếp. Đồng thời, khi bạn chia sẻ với giáo viên, cô sẽ có phương pháp để con kết bạn với các bạn trong lớp và quan tâm, hỗ trợ để trẻ chủ động hơn khi tìm bạn bè.
  • Sắp xếp để con và bạn có thể cùng đi chơi: Những buổi gặp gỡ đi chơi cùng bé và các bạn của con trên lớp sẽ giúp con “tự nhiên” và dễ làm quen, gắn kết hơn so với trên lớp. Bé sẽ thoải mái và nhanh kết bạn với người bạn đi cùng nhờ có sự gắn kết của cha mẹ.
  • Dạy con kỹ năng xã hội: Những kỹ năng như chào hỏi người lớn, chào bạn cùng lớp…sẽ khiến bé mạnh dạn khi giao tiếp. Khi chào hỏi được đáp lại và nhận được sự ủng hộ, khen ngợi của cha mẹ trẻ sẽ thích thú hơn khi được kết bạn, trò chuyện với mọi người.
  • Trò chuyện với trẻ để con hiểu thêm về tình bạn: Bạn hãy thường xuyên trò chuyện cùng bé để con hiểu về tình bạn, sự chia sẻ và niềm vui khi có bạn chơi cùng. Nhờ vậy, trẻ sẽ thích thú và luôn mong muốn được kết bạn để có những trải nghiệm vui vẻ.
  • Dành nhiều thời gian để cho con đi chơi bên ngoài: Những buổi đi chơi, giao lưu bên ngoài hay cho con tới những nơi đông người sẽ giúp bé tự tin và bớt rụt rè hơn. Lâu dần trẻ sẽ năng động và thích giao lưu kết bạn với những bạn ở trường.
  • Hỗ trợ để con có thêm bạn bè: Bạn có thể tổ chức các buổi tiệc tại nhà như sinh nhật và nhắc con mời bạn đến nhà chơi. Sau những buổi gặp gỡ con sẽ dễ dàng gắn kết và làm quen với nhiều bạn hơn.
  • Cho con học những trường có môi trường thân thiện, hòa đồng: Đây là một trong những phương pháp hiệu quả để con hòa đồng, kết thân với nhiều bạn. Những môi trường học tập giàu tình yêu thương, luôn hướng các bé tới sự đoàn kết, gắn bó sẽ giúp con dễ dàng tìm được nhiều người bạn mới ngay từ những năm đầu đời.
Hãy thường xuyên cho trẻ đi chơi, tham gia các hoạt động bên ngoài và trò chuyện để con hiểu hơn về tình bạn 
Hãy thường xuyên cho trẻ đi chơi, tham gia các hoạt động bên ngoài và trò chuyện để con hiểu hơn về tình bạn

Một trong những ngôi trường mang lại cho trẻ sự thấu hiểu, giàu tình yêu thương và tôn trọng tính cách cá nhân của trẻ chính là Sakura Montessori – hệ thống trường mầm non chuẩn quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Tại đây, trẻ sẽ được chỉ dạy bởi những giáo viên được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế, nắm vững tâm lý trẻ, mang đến cho các bé môi trường chăm sóc giàu tình yêu thương, tôn trọng và thấu hiểu. Nhờ vậy, cô sẽ hiểu rõ tâm lý từng trẻ để gắn kết con với bạn bè, thầy cô. Cùng với các hoạt động kết nối chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh như họp phụ huynh 1-1, đồng hành cùng phụ huynh nuôi con hiệu quả sẽ giúp các ba mẹ nắm vững tình hình hoạt tập, hoạt động của bé trên lớp. Qua đó, bé sẽ năng động, tự tin và dễ dàng kết thân với các bạn khi đi học.

Sakura Montessori - mang đến cho trẻ môi trường chăm sóc giàu tình yêu thương, tôn trọng và thấu hiểu để trẻ tự tin, dễ kết thân với nhiều bạn trong lớp 
Sakura Montessori – mang đến cho trẻ môi trường chăm sóc giàu tình yêu thương, tôn trọng và thấu hiểu để trẻ tự tin, dễ kết thân với nhiều bạn trong lớp

Như vậy, trẻ đi học không chơi với bạn có thể do nhiều nguyên nhân. Các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu lý do và kiên trì đồng hành để con “mở lòng” kết thân với bạn bè, có nhiều trải nghiệm thú vị tại trường lớp. Hãy ưu tiên lựa chọn Sakura Montessori để con có một môi trường học tập lý tưởng, luôn được tôn trọng, yêu thương và phát triển toàn diện.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm