Là một trong những bộ giáo cụ luôn mời gọi, thu hút sự chú ý của trẻ trong mỗi giờ hoạt động cá nhân, Tháp hồng ở góc Giác quan bao gồm 10 hình khối lập phương màu hồng có kích thước tăng dần từ nhỏ đến lớn giúp trẻ nhận biết sự khác nhau về kích thước, trình tự và so sánh.

Theo Maria Montessori, sự phát triển các giác quan đặt nền móng cho sự phát triển trí tuệ về sau của trẻ. Các bài học ở góc giác quan sẽ khơi dậy khả năng tự mài giũa giác quan của trẻ, giúp trẻ hiểu một cách rõ ràng về những gì trẻ thấy, cảm nhận được, sờ vào hoặc ngửi thấy, và sau đó là giúp ích cho sự phát triển của trí tuệ.

Khi bê từng khối lập phương (bắt đầu từ khối nhỏ nhất) và di chuyển tới thảm, trẻ có thể cảm nhận được khối lượng và kích cỡ của mỗi khối lập phương. Để xây được tháp hồng, trẻ cần quan sát kỹ lưỡng, để nhận biết và so sánh được kích cỡ to- nhỏ của từng khối, chọn và sắp xếp đúng thứ tự. Nhờ vậy, trẻ hiểu được về tính tương quan giữa các kích thước, hiểu được quy luật sắp xếp theo trật tự tăng dần hoặc giảm dần về kích cỡ từ đó phát triển tư duy logic, hình thành khái niệm so sánh kích thước – một trong những nền tảng yếu tố quan trọng của Toán học.

Lần đầu xây Tháp hồng, trẻ có thể chưa làm “chuẩn chỉnh”. Nhưng với sự “được phép” thử – sai, thực hiện lặp đi lặp lại, trẻ có thể di chuyển bàn tay, cánh tay, ngón tay để đặt các khối tháp được chính xác hơn. Nhờ đặc điểm ‘tự kiểm soát lỗi’ của bộ giáo cụ, trẻ có thể tự kiểm tra được mình đã xây tháp thành công hay chưa, từ đó sửa lại cho đúng. Không giới hạn trong khuôn khổ của bài học định sẵn, trẻ còn có thể sáng tạo để thử nghiệm nhiều cách xếp khác nhau và tự tìm ra quy luật mà không cần đến sự hỗ trợ quá nhiều từ giáo viên.

Một bộ giáo cụ đơn giản nhưng lại giúp trẻ học được rất nhiều bài học ý nghĩa, đúng không ba mẹ?

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email