Meta: La mắng là điều mà nhiều cha mẹ sử dụng để dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, tác hại của việc la mắng con rất khó lường. Hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu ngay nhé!
La mắng là một hình thức kỷ luật phổ biến mà nhiều cha mẹ sử dụng để dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, tác hại của việc la mắng con là rất lớn, có thể để lại nhiều “vết hằn” tâm lý, ảnh hưởng đến tình cảm cha/mẹ con và học tập, phát triển của bé. Hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu cụ thể vấn đề này và có những giải pháp hiệu quả giúp con tự giác khắc phục lỗi lầm, trưởng thành hơn mỗi ngày.
Tác hại của việc la mắng con cái
Sau đây là những tác hại lớn ảnh hưởng tới tâm lý, tình cảm, học tập của trẻ mà cha mẹ cần biết để kìm nén cơn tức giận của mình khi trẻ lỡ mắc lỗi.
1. Tác hại về mặt tâm lý
Những lời mắng của cha mẹ có thể chỉ là bộc phát nhưng lại gây nên những “vết hằn” lớn trong tâm lý của trẻ. Cụ thể:
Gây tổn thương tinh thần
- Khiến trẻ sợ hãi, lo lắng: La mắng khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bất an, thậm chí là ám ảnh. Trẻ sẽ e dè khi tham gia các hoạt động vui chơi, làm việc cùng cha mẹ và dần “thu mình” lại.
- Hình thành tâm lý tự ti, mặc cảm, dễ tổn thương: Khi bị la mắng, trẻ sẽ cảm thấy bản thân không tốt, không xứng đáng được yêu thương. Từ đó, hình thành tâm lý tự tin, mặc cảm và trẻ sẽ không thể phát huy hết những khả năng của mình.
- Gây ra stress, trầm cảm: Nếu cha mẹ thường xuyên la mắng, khiến trẻ buồn bã nhiều ngày dễ dẫn đến stress, trầm cảm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần.
Gây rối loạn hành vi:
- Trẻ có xu hướng nói dối, lừa lọc: Khi thường xuyên bị mắng vì những lỗi sai, trẻ sẽ có xu hướng nói dối để tránh bị la mắng, trốn trách nhiệm.
- Trẻ trở nên hung hăng, chống đối, dễ nổi nóng: Trẻ em thường chưa có đủ kỹ năng để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Khi gặp khó khăn hoặc thất vọng, trẻ có thể la hét, chống đối vì không biết cách thể hiện cảm xúc của mình theo cách khác.
- Trẻ có thể bỏ nhà, kết bạn xấu, sa vào tệ nạn xã hội: Thường xuyên bị la mắng trẻ rất dễ nảy sinh cảm giác thất vọng và cho mình không có “giá trị”. Điều này khiến những đứa trẻ non nớt rất dễ bị dụ dỗ, bỏ nhà đi và sa vào các tệ nạn xã hội.
Gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách:
- Trẻ mất niềm tin vào bản thân và vào bố mẹ: Sự tự tin của trẻ dần mất đi khi thường xuyên bị la mắng. Trẻ cảm thấy tự tin về bản thân và mất niềm tin vào cha mẹ.
- Trẻ trở nên ích kỷ, thiếu sự đồng cảm: Trẻ dần “thu mình” hơn trong cuộc sống khi bị cha mẹ quát mắng. Trẻ sẽ tạo nên một vỏ bọc để bảo vệ bản thân và dần trở nên ích kỷ, thiếu sự đồng cảm với những người xung quanh.
- Khó khăn trong việc hình thành các mối quan hệ xã hội: Khi thiếu đi sự thấu hiểu trong cuộc sống, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn để hình thành các mối quan hệ trong xã hội và dần trở nên cô lập.

2. Tác hại về mặt học tập
Không chỉ bị ảnh hưởng về tâm lý, trẻ còn gặp nhiều khó khăn khi học tập, tiếp thu kiến thức nếu thường xuyên bị la mắng.
- Gây mất tập trung, giảm khả năng tiếp thu kiến thức: Khi bị la mắng, trẻ sẽ lo lắng, sợ hãi, không thể tập trung vào việc học. Trẻ trở nên chán nản, mất hứng thú với việc học tập.
- Gây giảm sút kết quả học tập: Khi không tập trung vào học tập, kết quả của bé sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc theo kịp chương trình học.
- Gây mất niềm tin vào khả năng học tập của bản thân: Kết quả học tập kém làm trẻ dần trở lên chán nản, tự ti về khả năng học tập của mình. Trẻ có thể bỏ học hoặc có ý định bỏ học.

3. Tác hại về mặt tình cảm gia đình
Những “vết rạn” tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ dần lan rộng sau những trận la mắng con. Niềm tin giữa cha mẹ và trẻ sẽ dần bị mất đi.
- Gây mâu thuẫn, rạn nứt tình cảm gia đình: Trẻ sẽ có cảm giác mình bị ghét bỏ khi bị cha mẹ mắng thường xuyên. Từ đó, bé sẽ ít chia sẻ, ít lại gần và dần trở lên xa cách, hờ hững với bố mẹ. Từ đó, tạo ra bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt trong gia đình.
- Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các thành viên khác trong gia đình: Các con nhỏ có thể học theo hành vi la mắng của bố mẹ. Con trẻ sẽ chống đối, bướng bỉnh và cha mẹ bất lực. Bố, mẹ có thể cảm thấy stress, lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Gây tan vỡ hạnh phúc gia đình: Trong trường hợp nghiêm trọng, la mắng có thể dẫn đến bạo lực gia đình, hôn nhân đổ vỡ.

Những điều cha mẹ nên làm khi con phạm lỗi
Để kìm nén cơn tức giận và hạn chế la mắng con, cha mẹ nên làm những điều sau khi không may con phạm lỗi:
- Nên bình tĩnh: Điều đầu tiên là cha mẹ cần bình tĩnh để không hành xử bộc phát với trẻ. Bình tĩnh sẽ giúp bạn tìm hiểu, nhận biết sự việc một cách chính xác, tránh la mắng hay đổ lỗi sai cho trẻ.
- Tìm hiểu kỹ vấn đề bằng cách nói chuyện với con: Sau khi bình tĩnh bạn sẽ nói chuyện rõ với con. Tùy từng trường hợp, bạn hãy nhẹ nhàng đặt những câu hỏi như: “Tại sao con đánh bạn?”, “Tại sao bài này con bị điểm kém”, “Tại sao con lại làm vỡ bát?”… Qua đó, trẻ sẽ có cơ hội để trình bày những khúc mắc trong lòng và bạn cũng dần nguôi đi cơn tức giận.
- Đưa ra những quy tắc và hình phạt khi con phạm lỗi: Khi đã nghe con trình bày nguyên nhân gây ra lỗi sai, bạn sẽ nghiêm khắc căn dặn trẻ. Sau đó, đưa ra những hình phạt nếu con tiếp tục phạm lỗi. Từ đó, trẻ sẽ dần nhận ra lỗi sai, tích cực sửa sai và dần trở lên tiến bộ hơn.
Ngoài những điều nên làm khi con phạm lỗi, các phụ huynh cũng nên giáo dục con từ sớm con có hiểu biết, có tư duy, hiểu đạo đức, pháp luật và kỷ luật. Bạn nên dành thời gian nhiều hơn cho con, nói chuyện, tâm sự, làm bạn với con để thấu hiểu, từng bước hướng dẫn con làm một người tốt và kịp thời sửa chữa những lỗi sai.

Trên đây là những tác hại của việc la mắng con và những hậu quả lớn về mặt tâm lý, tình cảm của trẻ. Làm cha mẹ là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng vô cùng tuyệt vời. Bạn hãy nuôi dạy con bằng tình yêu thương, sự thấu hiểu và áp dụng các phương pháp giáo dục đúng đắn để con có thể trở thành những người tốt, những công dân có ích cho xã hội.