Sự ra đời của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm (ERPC) khẳng định bước tiến mạnh mẽ trong quá trình phát triển của hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori. Theo đó, ERPC sẽ đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu, xây dựng, thiết kế, triển khai và đồng bộ chương trình học cũng như tham gia công tác giảng dạy, đào tạo đội ngũ giáo viên trên toàn hệ thống Sakura Montessori. 

Cuộc trao đổi với chuyên gia Montessori Quốc tế Nguyễn Bảo Trọng – Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và sư phạm sẽ làm rõ hơn về những đóng góp của ERPC với Hệ thống Giáo dục Sakura Montessori. 

Ông Nguyễn Bảo Trọng – Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm trực tiếp tham gia giảng dạy đào tạo đội ngũ giáo viên Montessori tại Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori

Chủ động về chuyên môn theo định hướng phát triển của hệ thống

– Xin ông cho biết, tại sao Sakura Montessori lại quyết định thành lập Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm?

Bất cứ tổ chức giáo dục nào cũng cần có một Ban chuyên môn hoặc Bộ phận học thuật xây dựng và chịu trách nhiệm về các vấn đề chuyên môn, hoạt động tổ chức dạy và học để đảm bảo chất lượng giáo dục đồng nhất. Một hệ thống lớn như Sakura Montessori càng cần phải có bộ phận học thuật chuyên trách. 

Vì vậy, từ năm 2018, Sakura Montessori thành lập Ban Học thuật với chức năng quản lý mảng học thuật cho chuỗi trường học ở khắp các tỉnh, thành phố; chịu trách nhiệm đưa ra các tiêu chuẩn về chương trình học để các cơ sở trường học thực hiện nhất quán và định hướng cho giáo viên về chuyên môn, kỹ năng…

Đến năm 2019, Sakura Montessori quyết định phát triển Ban học thuật thành Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm, gồm các chuyên gia Montessori Quốc tế giàu kinh nghiệm trong giảng dạy, đào tạo và các chuyên gia nghiên cứu về chương trình học mầm non…  

– Vậy chức năng chính của ERPC là gì? 

Thứ nhất, ERPC chịu trách nhiệm nghiên cứu khoa học về các xu hướng, phương pháp giáo dục, chương trình mầm non tiên tiến trên thế giới… để ứng dụng hiệu quả trong xây dựng chương trình học cho hệ thống. 

Thứ hai, ERPC thực hiện các chức năng sư phạm quan trọng, bao gồm: xây dựng, thiết kế các hoạt động giảng dạy và đồng bộ chương trình giáo dục; tư vấn hỗ trợ chuyên môn và giám sát triển khai hoạt động dạy học thực tế, đảm bảo chất lượng giảng dạy cho các cơ sở Sakura. Đồng thời, theo dõi và đề xuất lộ trình phát triển cho giáo viên, lên nội dung và thực hiện đào tạo giáo viên về chuyên môn, kỹ năng, đảm bảo chất lượng cho giáo viên ở các trường.

Phát triển đồng bộ chất lượng giáo dục thông qua đầu tư nguồn lực con người

– Ông có nói ERPC sẽ chịu trách nhiệm đồng bộ chất lượng giảng dạy tại Hệ thống Sakura Montessori. Như vậy, đến nay, ERPC đã đồng bộ chất lượng giảng dạy đó như thế nào?

Việc đồng bộ chất lượng giảng dạy trên toàn hệ thống đã được chúng tôi lên chiến lược từ những ngày đầu thành lập trường thông qua việc đào tạo đội ngũ giáo viên Montessori Quốc tế nòng cốt. 

Năm 2011, chúng tôi mở Trung tâm đào tạo giáo viên Montessori Quốc tế, tiên phong tập trung đào tạo đội ngũ giáo viên Montessori quốc tế không chỉ cho hệ thống mà còn mở rộng ra cộng đồng. 

Năm 2012, 20 giáo viên ưu tú của Sakura Montessori được cử đi tham gia khóa đào tạo chuyên sâu về Montessori do bà Sharlet McClurkin – Chuyên gia Montessori Quốc tế, đồng thời là Cựu Chủ tịch Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ (MIA) trực tiếp giảng dạy. Giờ đây, một số giáo viên trong nhóm đầu tiên này đã trở thành thành viên của Hội đồng Khoa học và Nghiên cứu sư phạm của Sakura Montessori.

Ở thời điểm này, đó là một bước đi đầy rủi ro của Sakura khi chúng tôi chưa biết chắc chắn về kết quả. Nhưng chúng tôi có niềm tin chiến lược phát triển nguồn lực giáo viên dài hạn của hệ thống sẽ tạo nên những giá trị bền vững cho sự phát triển của trẻ.

Năm 2015, Sakura Montessori tiếp tục cử các giáo viên sang Mỹ, tham gia khóa học Montessori Quốc tế do bà Sharlet McClurkin trực tiếp hướng dẫn.

Trong quá trình giảng dạy và giám sát thực địa tại Sakura, chuyên gia Sharlet cũng là người trực tiếp tư vấn cho Sakura Montessori về cách triển khai chương trình Montessori áp dụng đúng triết lý của Maria Montessori, cách tổ chức, quản lý lớp học chuẩn Montessori, cách thiết kế môi trường học tập cho trẻ Montessori… Đây thực sự là một bước ngoặt rất lớn, nhờ sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia quốc tế, Sakura Montessori đã xây dựng được chương trình học Montessori ứng dụng hiệu quả phương pháp giáo dục Montessori theo đúng triết lý của tiến sĩ, bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori.

Đội ngũ giáo viên Sakura Montessori được đào tạo khoa học và bài bản theo các chương trình đào tạo giáo viên Montessori Quốc tế

Từ năm 2016, Sakura Montessori tăng cường tổ chức các khóa đào tạo đội ngũ giáo viên Montessori Quốc tế hợp tác cùng với các đơn vị, tổ chức đào tạo uy tín trên thế giới có liên kết với các Hiệp hội quốc tế như Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ (AMS), Hiệp hội Phát triển Montessori Hoa Kỳ (IAPM)…  

Như vậy, chúng tôi thiết lập và chuẩn hóa được một chu trình đào tạo Quốc tế chặt chẽ, bắt đầu từ việc đào tạo giáo viên nguồn, cử nhân sự tham gia các khóa học tại nước ngoài đến hợp tác, đem những khóa đào tạo Quốc tế có giá trị để phát triển đội ngũ của mình. 

– Tại sao chương trình giáo dục chỉ được đồng bộ khi chất lượng giáo viên được đồng bộ?

Một thực tế dễ hiểu là khi triển khai đào tạo đồng bộ, các giáo viên được phát triển đồng đều về năng lực chuyên môn, kỹ năng. Họ cùng được huấn luyện, giám sát thực tập và cùng phải đáp ứng chuẩn đầu ra giống nhau cho nên về kiến thức, kỹ năng họ đạt được như nhau.

Từ đó, đội ngũ giáo viên Montessori Quốc tế của Sakura chính là nguồn lực phát triển sâu rộng chương trình Montessori theo triết lý giáo dục của tiến sĩ Maria Montessori, lấy nền tảng chương trình đào tạo giáo viên chuẩn Quốc tế làm chuẩn để đem đến những hiệu quả giáo dục trên trẻ. 

Giáo viên Montessori là “người trợ tá” đắc lực của trẻ, đồng hành cùng con khám phá thế giới

– Vậy trong đào tạo nguồn lực, vai trò của ERPC là gì?

Chúng tôi sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo đội ngũ giáo viên của hệ thống. 

Khi tuyển dụng, ERPC sẽ tư vấn, phối hợp với phía Nhân sự đưa ra các tiêu chí năng lực cơ bản của một người giáo viên làm việc tại Sakura Montessori để đảm bảo đầu vào tốt như: có chứng chỉ Montessori Quốc tế (đối với giáo viên đứng lớp), tốt nghiệp chuyên ngành mầm non từ Cao đẳng trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy thu hút, sáng tạo, biết cách làm việc với trẻ, yêu trẻ, đam mê công việc,…  

Sau tuyển dụng, ERPC kết hợp với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng các phương pháp giáo dục quốc tế (RIEM) tổ chức các khóa đào tạo giáo viên do chính các chuyên gia từ ERPC giảng dạy. 

ERPC cũng là cầu nối RIEM với các tổ chức đào tạo giáo viên uy tín trên thế giới như Trung tâm Giáo dục Montessori Hoa Kỳ (CME|NY), Hiệp hội Phát triển Montessori Hoa Kỳ (IAPM), Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ (AMS),… để đưa các khóa đào tạo giáo viên Quốc tế, các workshop về Montessori chuyên sâu về Sakura Montessori. 

– Nói ngắn gọn về định hướng hoạt động của ERPC trong thời gian tới, ông sẽ nói gì?

Tiếp tục nghiên cứu, không ngừng đổi mới và kết nối với các đơn vị đào tạo giáo viên chuyên nghiệp để tiếp tục mang những khóa đào tạo Quốc tế đến với các giáo viên nội bộ. Từ đó, nâng cao chất lượng giáo viên, chất lượng giảng dạy ở các cơ sở Sakura Montessori trên toàn quốc.

Cảm ơn ông về những chia sẻ thông tin đặc biệt này về Hệ thống Giáo dục Sakura Montessori. 

Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori được thành lập từ tháng 8/2011, tiên phong áp dụng phương pháp giáo dục Montessori khoa học và bải bản vào giảng dạy tại Việt Nam và được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín (IAPM, AMS…). Hiện tại, Sakura Montessori có khoảng 2000 học sinh với 9 cơ sở trường trên toàn quốc tại Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thái Bình và TP. Hồ Chí Minh.
Website: https://www.facebook.com/SakuraMontessori.edu.vn/ 
Fanpage: https://sakuramontessori.edu.vn 

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm