Chăm sóc trẻ sơ sinh khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy căng thẳng, áp lực và không có nhiều thời gian dành cho riêng mình. Để không còn những đêm dài mất ngủ vì con quấy khóc và ăn nhiều bữa nhiều mẹ bỉm sữa đã nuôi dạy trẻ theo Easy. Phương pháp Easy giúp việc nuôi con nhỏ trở nên dễ dàng và bớt vất vả, cha mẹ có thể nghỉ ngơi và thư giãn. Cùng SMIS tìm hiểu phương pháp này trong nội dung bài viết sau nhé.
Phương pháp Easy là gì?
EASY là cụm từ viết tắt của E – Eat (trẻ thức dậy và ăn), A – Activity (Vui chơi, vận động), S – Sleep (ngủ); Y – Your time (người lớn nghỉ ngơi, thư giãn). Đây là 04 hoạt động trong chuỗi hoạt động của trẻ theo chu kỳ trong ngày. Bé ngủ dậy được cho ăn (Eat), sau đó vệ sinh sạch sẽ và vui chơi, vận động (Activity). Tiếp theo, cha mẹ cho bé ngủ (Sleep), thời gian con ngủ mẹ nghỉ ngơi, thư giãn phục hồi sức khỏe hoặc làm công việc yêu thích.
Nuôi con theo phương pháp Easy hiểu một cách đơn giản là điều chỉnh chu kỳ sinh hoạt của trẻ. Trẻ sơ sinh chưa có nhận thức hoàn chỉnh, những biểu hiện quấy khóc, ăn, ngủ của trẻ là bản năng chi phối. Cha mẹ cần có cách huấn luyện nề nếp sinh hoạt cho con một cách khoa học. Easy là quá trình điều chỉnh thời gian ăn, vui chơi, ngủ theo những khung giờ nhất định. Vậy phương pháp Easy là gì?
Easy là phương pháp nuôi con hiện đại được đánh giá và được nhiều cha mẹ ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này là cách nuôi dạy trẻ sơ sinh hiệu quả, an nhàn giúp con ngoan, mạnh khỏe và cha mẹ không mệt mỏi.
Ưu, nhược điểm của phương pháp Easy với trẻ
Phương pháp Easy – phương pháp nuôi con hiệu quả được nhiều cha mẹ trên khắp thế giới áp dụng. Vậy phương pháp này sở hữu những ưu và nhược điểm như thế nào?
Ưu điểm của phương pháp Easy
Nuôi con theo phương pháp Easy mang đến nhiều lợi ích thiết thực không chỉ cho bé mà còn cho cha mẹ. Với 4 quá trình Eat – Activity – Sleep – Your time chúng ta xây dựng cho bé nề nếp sinh hoạt khoa học. Hiện nay, phương pháp này được nhiều phụ huynh áp dụng mà đánh giá mang lại hiệu quả và lợi ích tuyệt vời:
- Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Easy giúp con hình thành những thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp con phát triển toàn diện về thể chất và nhận thức.
- Kết nối giữa cha mẹ và con: Phương pháp Easy tạo cơ hội cho cha mẹ và con kết nối với nhau thông qua những phản xạ có điều kiện, tăng cường mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau.
- Hiểu con hơn và hành động phù hợp: Cha mẹ hiểu rõ con hơn, qua đó nắm bắt chính xác như cầu của con theo thói quen, giúp đáp ứng một cách kịp thời và đúng đắn.
- Tiết kiệm thời gian và chăm sóc bản thân: Nuôi con theo phương pháp Easy giúp cha mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.
- Xây dựng nền tảng vững chắc cho trẻ: Áp dụng phương pháp Easy trong nuôi dạy trẻ từ sơ sinh tạo ra thói quen và nề nếp sinh hoạt khoa học cho bé. Từ đó giúp xây dựng nền tảng cho con phát triển trong tương lai.
Nhược điểm của Easy với trẻ
Mặc dù Easy là phương pháp nuôi con khoa học mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên phương pháp này cũng vẫn có những nhược điểm nhất định, cụ thể:
- Mâu thuẫn và khác biệt về suy nghĩ trong gia đình: là phương pháp nuôi dạy trẻ hiện đại, vì vậy có thể gây mâu thuẫn trong gia đình do sự khác biệt về tuổi tác, thế hệ và quan điểm.
- Gặp vấn đề căng thẳng và âu lo: trẻ có thể gặp vấn đề căng thẳng, lo âu và ảnh hưởng đến tiêu cực đến sự phát triển trí não, tâm lý của trẻ nếu cha mẹ áp dụng phương pháp Easy sai cách.
- Nguy cơ sức khỏe: trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa nếu cha mẹ cho con ăn quá nhiều.
- Điều chỉnh linh hoạt: áp dụng phương pháp Easy mà ko tìm hiểu rõ ràng có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học của trẻ, gây chậm lớn và ảnh hưởng đến tính cách của con sau này.
- Cần áp dụng từng bước: Phương pháp Easy linh hoạt và từ từ theo từng bước để đảm bảo sự thích ứng của trẻ.
Các bước luyện ngủ theo phương pháp Easy thực hiện như thế nào?
Luyện ngủ theo phương pháp Easy thực chất là 1 hoạt động trong chu kỳ Easy Eat – Activity – Sleep – Your time. Các hoạt động của Easy đều có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến cả quá trình rèn luyện nề nếp sinh hoạt cho trẻ.
Khi bắt đầu thiết lập phương pháp sẽ gặp nhiều khó khăn, cha mẹ sẽ vất vả để giúp trẻ thích nghi. Tuy nhiên, chúng ta cần kiên trì vượt qua và chắc chắn sẽ đạt được những kết quả tuyệt vời nhất. Để có thể nuôi trẻ sơ sinh theo Easy dễ dàng, cha mẹ đừng bỏ quá các bước thực hiện dưới đây nhé:
Bước 1: Tìm hiểu thông tin nuôi con theo phương pháp Easy
Tìm hiểu thông tin là bước rất cần thiết mà cha mẹ không nên bỏ qua để nắm rõ mục tiêu, nguyên tắc, những điều cần tránh để vận dụng phương pháp Easy đúng cách. Cha mẹ có thể tìm hiểu qua internet, mạng xã hội, hay tham khảo thêm tư vấn của chuyên gia hoặc cha mẹ đã áp dụng thành công.
Ngoài cách tự tìm hiểu, chúng ta có thể tìm đến các chuyên gia trẻ sơ sinh để có những kiến thức khoa học. Bên cạnh đó, những việc cần tránh cũng là phần cần tham khảo để quá trình vận dụng Easy an toàn và hiệu quả hơn.
Bước 2: Lên kế hoạch thực hiện Easy
Sau khi tiến hành bước 1, hiểu rõ về phương pháp cha mẹ có thể lên kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn thực hiện. Kế hoạch được thiết lập đảm bảo sự phù hợp với giai đoạn phát triển, thể trạng, thói quen của trẻ. Thông qua ghi chép, quan sát cha mẹ hiểu rõ hoạt động, biểu hiện của con để quá trình áp dụng thuận lợi.
Kế hoạch về chu kỳ hoạt động của trẻ không phải là quy định bắt buộc phải thực hiện, vì vậy phụ huynh có thể điều chỉnh linh hoạt. Tránh việc cứng nhắc hay áp dụng y hệt quy trình của những bé khác vì mỗi đứa trẻ có đặc điểm riêng.
Khi hiểu rõ về phương pháp thì cha mẹ cần hiểu các thói quen, lịch sinh hoạt. Sau đó cha mẹ hãy lên kế hoạch cho con dựa trên nguyên tắc của phương pháp Easy đã tham khảo. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chuẩn bị những công cụ hỗ trợ cần thiết như nhộng chăn quấn, tin giả, cũi… để luyện con thực hiện đúng lịch sinh hoạt một cách dễ dàng.
Bước 3: Bắt đầu dạy con theo Easy
Sau khi hoàn thành bước 1 và bước 2, cha mẹ có thể bắt đầu nuôi con theo phương pháp Easy rồi đấy. Thời gian đầu phần lớn cha mẹ và bé đều gặp khó khăn khi làm quen với cách nuôi dạy con hoàn toàn mới. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn cùng con thực hiện đúng kế hoạch và mục tiêu đã đề ra.
Tham khảo một số chu kỳ Easy cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ giai đoạn sơ sinh là vấn đề với nhiều bậc phụ huynh nhất là những người lần đầu làm cha mẹ. Tham khảo một số chu kỳ Easy cho trẻ được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng nhất hiện nay để chuẩn bị kế hoạch cho em bé nhà mình chuẩn nhất cha mẹ nhé.
Gợi ý chu kỳ Easy 3 – phương pháp Easy cho trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi
Khi bé từ 0 đến 3 tháng tuổi và cân nặng trên 2.7 kg, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp Easy bằng chu kỳ 03 giờ. Khi bé ăn no thì sau 3 giờ con sẽ được ăn bữa tiếp theo. Trong giai đoạn này trẻ sơ sinh thường chỉ có ăn và ngủ nên cha mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con ngủ từ 12 đến 18 tiếng/ ngày.
Do đó, khi trẻ từ 1 tháng tuổi cha mẹ có thể áp dụng chu kỳ Easy 3 là chu kỳ cơ bản nhất cho bé. Easy 3 bao gồm 4 chu kỳ trong ngày với các hoạt động Ăn – Vui chơi – Ngủ lặp lại vào ban ngày và giấc ngủ đêm kéo dài 11 – 12 giờ.
Dưới đây là thời gian biểu chu kỳ Easy 3 mà cha mẹ có thể tham khảo:
Thời gian |
Hoạt động |
7h00 – 7h30 |
Trẻ thức dậy, cho con ăn bữa sáng và vận động nhẹ nhàng |
8h00 – 10h00 |
Trẻ ngủ khoảng 1-2 tiếng, trong thời gian đó mẹ nghỉ ngơi |
10h00 – 10h30 |
Trẻ ăn bữa trưa, sau đó vận động nhẹ nhàng. |
11h00 – 13h00 |
Trẻ ngủ trưa, mẹ nghỉ ngơi |
13h00 – 13h30 |
Trẻ ăn bữa chiều thứ nhất, kết hợp vận động thư giãn |
14h00 – 16h00 |
Trẻ ngủ ngủ giấc ngắn. |
16h00 – 16h30 |
Trẻ ăn bữa chiều thứ hai, vận động nhẹ nhàng |
17h00 – 17h30 |
Trẻ ngủ giấc ngắn |
17h30 – 18h00 |
Cho trẻ nghe nhạc, nói chuyện… |
18h30 |
Trẻ được tắm rửa |
19h00 |
Trẻ ăn bữa tối, sau đó đi ngủ. |
Gợi ý chu kỳ Easy 4 – Phương pháp Easy cho trẻ từ 3 – 7 tháng tuổi
Khi con có biểu hiện giãn bữa ăn, cắt bớt giấc ngủ, vào giấc ngủ đêm trẻ khó ngủ hoặc dậy nhiều lần thì cha mẹ nên chuyển từ Easy 3 sang Easy 4. Dạy trẻ theo Easy 4 phù hợp cho giai đoạn từ 3 đến 7 tháng tuổi, cha mẹ tăng cường hoạt động vui chơi cho bé tiêu hao nhiều năng lượng. Từ đó con ăn tốt hơn và ngủ ngon giấc hơn.
Ở giai đoạn bé từ 3 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi được áp dụng phương pháp Easy 4 với mục tiêu: ban ngày tăng thời gian thức và kéo dài giấc ngủ vào ban đêm. Cha mẹ có thể tham khảo thời gian biểu chu kỳ Easy 4 (cho trẻ 3 – 7 tháng tuổi) sau đây:
Thời gian |
Hoạt động |
7h00 – 7h30 |
Trẻ thức dậy, cha mẹ cho con ăn bữa sáng, vận động nhẹ nhàng |
9h00 – 11h00 |
Trẻ ngủ khoảng 1-2 tiếng, trong thời gian đó mẹ nghỉ ngơi |
11h00 |
Trẻ ăn bữa trưa, được mẹ vỗ ợ hơi, sau đó chơi khoảng 2 tiếng |
13h00 – 15h00 |
Trẻ ngủ giấc ngắn |
15h00 |
Trẻ được ăn bữa chiều, sau đó vận động nhẹ nhàng |
17h-17h30 |
Trẻ ngủ giấc ngắn |
17h30 |
Trẻ được cho ăn nhẹ |
18h30 |
Trẻ được tắm rửa |
19h00 |
Trẻ dùng bữa tối, sau đó đi ngủ. |
Gợi ý chu kỳ Easy 2 – 3 – 4 giờ – Easy cho trẻ từ 7 – 10 tháng tuổi
Khi trẻ chuyển sang giai đoạn 7 – 10 tháng tuổi, thời gian mỗi giấc ngủ của trẻ giảm còn 30 – 45 phút. Bên cạnh đó cha mẹ cần giảm số giấc ngủ ngày, thay đổi lịch sinh hoạt của con so với giai đoạn trước. Ban ngày trẻ ngủ 2 giấc, thời gian giữa các bữa ăn cách nhau 4 giờ, thời điểm trả ăn sẽ gần giờ cơm của gia đình.
Cha mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt của bé với các hoạt động như sau:
Thời gian |
Hoạt động |
7h00 |
Trẻ ăn sáng, nghỉ ngơi và vận động trong khoảng 2 giờ |
9h00 – 11h00 |
Trẻ ngủ giấc ngắn |
11h00 |
Trẻ ăn trưa và vận động trong thời gian khoảng 3 giờ |
14h00 – 15h30 |
Trẻ ngủ giấc trưa thời gian dài từ 1.5 đến 2 giờ |
15h30 – 16h00 |
Trẻ thức dậy, vận động nhẹ và ăn bữa chiều |
16h00 – 17h30 |
Vệ sinh, tắm cho trẻ, cho trẻ vận động vui chơi và ăn dặm bữa tối |
20h00 |
Cho trẻ thực hiện trình tự ngủ giấc đêm |
Gợi ý chu kỳ Easy 5 – 6 thực hiện Easy cho trẻ từ 10 tháng tuổi
Chuyển sang giai đoạn từ 10 tháng tuổi, trẻ có lịch sinh hoạt gần giống người lớn, chỉ ngủ duy nhất 1 giấc vào buổi trưa. Trẻ thức chơi và vận động nhiều hơn vì vậy cha mẹ nên chuyển cho con sang chu kỳ Easy 5 – 6, giảm thời gian ngủ, tăng thời gian chơi ban ngày cho con.
Thời gian biểu Easy 5 – 6 dưới đây cha mẹ có thể tham khảo để điều chỉnh và áp dụng cho trẻ:
Thời gian |
Hoạt động |
7h00 |
Trẻ ăn sáng, nghỉ ngơi và vận động trong khoảng 3 – 4 giờ |
11h30 |
Trẻ ăn dặm bữa trưa và vận động nhẹ |
12h00 |
Trẻ ngủ trưa khoảng 2 giờ |
14h00 – 14h30 |
Trẻ thức dậy và ăn nhẹ bữa chiều |
15h00 – 18h00 |
Trẻ chơi và vận động nhẹ nhàng |
18h30 – 19h00 |
Vệ sinh, tắm cho trẻ và ăn dặm bữa tối |
20h00 |
Cho trẻ thực hiện trình tự ngủ giấc đêm |
Trên đây là thời gian biểu chi tiết thực hiện phương pháp Easy cho người mới bắt đầu theo từng giai đoạn cha mẹ nên tham khảo. Trong quá trình thực hiện phụ huynh không bắt buộc phải tuân thủ 100%, chúng ta cần có sự quan sát, theo dõi để có điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của trẻ nhất là trong giai đoạn “làm quen” từ 4 – 6 tuần đầu tiên.
Áp dụng phương pháp Easy khoa học tạo điều kiện cho trẻ hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, phát triển khỏe mạnh. Đồng thời hành trình chăm con của cha mẹ cũng trở nên dễ dàng, nhàn nhã, thảnh thơi.
Một số kinh nghiệm đến từ phụ huynh đã thực hiện phương pháp ngủ Easy thành công
Để áp dụng dạy con theo Easy nhanh đạt hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo một số kinh nghiệm đến từ các phụ huynh đã ứng dụng phương pháp thành công như sau:
- Đạt được sự đồng thuận của gia đình: Trước khi áp dụng phương pháp Easy thì cha mẹ và gia đình nên có sự bàn bạc, thảo luận để có sự đồng thuận. Với ông bà đã quen việc nuôi dạy trẻ theo kiểu truyền thống, khi áp dụng phương pháp hiện đại cad khác xa nên có thể chưa chấp nhận được. Việc đồng thuận của cả gia đình giúp cho trẻ rèn luyện trong quá trình sẽ đạt kết quả tốt hơn.
- Lên kế hoạch phù hợp với trẻ: cha mẹ khi xây dựng thời gian biểu cho trẻ nên cân đối cho phù hợp giữa thời gian thức, ngủ vào ban ngày và ban đêm.
- Áp dụng phương pháp 5s: Giấc ngủ của trẻ đóng vai trò quyết định cho sự thành công khi áp dụng phương pháp Easy. cha mẹ hãy áp dụng phương pháp 5s trong Easy giúp trẻ có giấc ngủ sâu và thư thái.
- Không cho con vừa ti vừa ngủ: Vừa ti vừa ngủ khiến trẻ không ngủ ngon, không ngủ sâu giấc. Chúng ta có thể sử dụng ti giả và hạn chế dần để tập cho bé ngủ theo phương pháp Easy.
- Thay đổi vị trí nằm ngủ cho trẻ: cha mẹ có thể thay đổi vị trí nằm của trẻ như trên giường, đệm hơi, trong nôi, cũi… để giúp trẻ dễ ngủ hơn.
- Sử dụng ti giả: Việc sử dụng ti giả và bỏ dần khi trẻ ngủ say để tránh việc trẻ vừa ti vừa ngủ.
- Chuẩn bị sữa cho con: Dự trữ sữa trong ngăn mát của tủ lạnh để khi gần đến giờ cho trẻ ăn chỉ việc lấy ra và ủ cho ấm.
- Sử dụng âm nhạc: Trong quá trình con chơi hay ngủ thì cha mẹ hãy mở những bản nhạc không lời cho phù hợp.
- Nói chuyện và kể chuyện: Ở giai đoạn này trẻ chưa hiểu hoặc chưa biết nói thì cha mẹ hãy nói chuyện cùng con hoặc kể chuyện cho con nghe.
- Kiên nhẫn thực hiện: Việc áp dụng phương pháp Easy vào nuôi dạy trẻ sẽ rất khó khăn đưa con vào nề nếp ở những ngày đầu. Vì vậy cha mẹ hãy kiên nhẫn luyện tập cùng con ở những ngày tiếp theo.
Câu hỏi thường gặp
1. Luyện ngủ theo phương pháp Easy cho trẻ 1 tháng tuổi như thế nào?
Đây là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ thắc mắc và quan tâm. Trong tháng đầu tiên trẻ sơ sinh có thời gian ngủ kéo dài lên đến 18 tiếng/ ngày, nếu con ăn ngoan, ngủ ngon thì mẹ nên tranh thủ, tận dụng để nghỉ ngơi. Cha mẹ nên áp dụng 1 cách từ từ với trẻ, đến tuần thứ 3 thì cha mẹ có thể áp dụng phương pháp Easy với trẻ.
Để luyện ngủ cho bé cha mẹ cần thực kế chu kỳ gồm 5 giấc ngủ 1 ngày trong đó có 3 giấc ngủ ngày dài từ 1,5 – 2,0 giờ, 1 giấc ngủ ngắn cuối ngày từ 20 – 30 phút và 1 giấc ngủ đêm từ 11 – 13 giờ.
Thời gian biểu chi tiết áp dụng cho bé 1 tháng tuổi ngủ theo Easy như sau:
- Giấc ngày thứ nhất từ 08h00 – 10h00
- Giấc ngày thứ 2 từ 11h00 – 13h00
- Giấc ngày thứ 3 từ 14h00 – 16h00
- Giấc ngắn cuối ngày từ 17h00 – 17h30
- Giấc đêm từ 19h00 – 07h00 ngày hôm sau
Thời gian biểu áp dụng với trẻ thức dậy lúc 7h sáng, trẻ đi ngủ sau khi ăn no và vận động, vui chơi.
2. Khắc phục tình trạng con khó ngủ, thức dậy nhiều lần giữa đêm với Easy?
Trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm hoặc thức dậy nhiều lần giữa đêm là tình trạng bình thường cha mẹ không nên quá lo lắng. Nguyên nhân của trường hợp này bắt nguồn từ việc trẻ đã ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng ngày trẻ ngủ ít nhưng ban đêm khó ngủ hoặc không chịu ngủ, cha mẹ có thể kiểm tra xem các yếu tố môi trường như: tã, nhiệt độ phòng, ánh sáng, tiếng ồn,… Từ đó chúng ta cần loại bỏ các vật dụng có thể khiến trẻ cảm thấy sợ, giật mình để con dễ ngủ hơn.
Để cho trẻ ngủ ngon và sâu giấc, cha mẹ hãy tham khảo một số biện pháp sau:
-
Tập cho trẻ thói quen ngủ ngoan: Cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu trẻ buồn ngủ để kịp thời cho con đi ngủ, cũng như rèn thói quen ngủ ngoan cho trẻ. Trong trường hợp trẻ thức quá lâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ. Do đó, nếu bé ngáp, kéo tai, mắt lim dim, chớp liên tục… bạn nên đặt bé vào nôi hoặc giường và ru con ngủ.
-
Tập cho trẻ phân biệt ngày đêm: Ngay từ khi trong bụng mẹ, nhiều bé đã có thói quen thức đêm kéo dài đến khi sinh ra. Do vậy nhiều bé vẫn quấy khóc, không chịu ngủ đêm. Để khắc phục, cha mẹ nên cho trẻ ngủ ít vào ban ngày, đêm nên cho trẻ bú đủ trước khi ngủ và điều chỉnh ánh sáng thích hợp và không gian yên tĩnh.
- Tập cho trẻ tự ngủ: Khi trẻ buồn ngủ, hãy bế, hát ru, mở nhạc cho con nghe và chờ khi con thiu thiu ngủ hãy đặt xuống giường. Cha mẹ không nên để trẻ ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống, không được bế bồng, đu đưa bé sẽ quấy khóc và không chịu ngủ.
-
Kiểm tra lượng thực ăn cung cấp cho trẻ: Mỗi giai đoạn khác nhau trẻ có nhu cầu lượng thức ăn khác nhau. Căn cứ và lứa tuổi, đặc điểm để cung cấp đủ con con lượng sữa cần thiết, bé ăn no con sẽ ngủ ngoan và không quấy khóc. Cha mẹ hãy tìm cách tăng lượng sữa trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn trước khi trẻ đi ngủ đêm. Với trẻ từ 6 tháng tuổi cha mẹ nên bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho bé thông qua các bữa ăn dặm.
-
Đánh thức trẻ dậy: Trong trường hợp trẻ không dậy theo thời khóa biểu cha mẹ hãy đánh thức con, để không làm ảnh hưởng đến các cữ ngủ tiếp theo. Giấc ngủ ngày kéo dài hay trẻ ngủ ít đều làm ảnh hưởng đến lịch ngủ đêm của trẻ và ngược lại.
-
Quan sát trẻ để biết nhu cầu của trẻ và phục vụ: Mỗi đứa trẻ có biểu hiện khác nhau khi đói, buồn ngủ, đây là tín hiệu cha mẹ cần quan sát để nắm bắt chính xác nhu cầu của con. Khi được đáp ứng, trẻ không còn quấy khóc, con vui vẻ chủ động với các hoạt động của mình.
3. Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt ngày – đêm?
Trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú sữa. Đây là thời điểm trẻ chưa phân biệt được ngày đêm nên có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.
Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ, biểu hiện bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Sau sinh, cha mẹ có thể thay đổi thói quen này của trẻ khi con được 2 tuần tuổi. Chúng ta tham khảo hướng dẫn dưới đây để giúp trẻ tạo thói quen sinh hoạt giờ đi ngủ đúng.
Hoạt động ban ngày:
- Cho trẻ hoạt động, chơi đùa, nói chuyện và hát cho con nghe khi cho bú.
- Nếu đang bú mà con ngủ thì mẹ nhẹ nhàng đánh thức con dậy.
- Hãy đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng, cho con tiếp xúc vừa phải với âm thanh thông thường như tiếng tivi, loa đài, máy giặt…
Hoạt động ban đêm:
- Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bú cữ đêm, cho trẻ ăn đêm ngay tại phòng của con giúp rút ngắn thời gian bữa ăn và khiến con nhận ra bữa đêm sẽ khác bữa ăn ban ngày.
- Giữ phòng tối và yên tĩnh, không trò chuyện mà áp dụng cách vỗ về trẻ nhẹ nhàng.
- Dạy con nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được 2 tuần tuổi, không nên để quá muộn, trẻ sẽ khó đi vào nề nếp.
- Đáp ứng yêu cầu của con nhanh chóng mỗi khi bé khóc, vỗ về và cho con ăn ngay khi có thể.
- Nên đặt bé xuống giường khi con thiu thiu ngủ, tránh tình trạng đợi trẻ ngủ mới đặt sẽ khiến con thức giấc và khó ngủ trở lại.
Phương pháp Easy khi rèn luyện thành công giúp trẻ ngủ ngon, ngủ sâu và cha mẹ không phải vất vả trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Ứng dụng phương pháp này hiệu quả giúp trẻ hình thành nếp sinh hoạt khoa học, con chủ động với các hoạt động của cả ngày. Cha mẹ sẽ cảm thấy quá trình nuôi con đơn giản và thảnh thơi không còn áp lực.
Nếu cha mẹ băn khoăn với việc ứng dụng phương pháp Easy luyện ngủ cho trẻ như thế nào, cho con ăn ra sao hay cho con vui chơi, vận động những gì hãy cùng chúng tôi trao đổi nhé.