Âm nhạc là chất liệu vô cùng quan trọng cho sự phát triển của con người. Nếu ngay những năm tháng đầu đời trẻ được tạo điều kiện làm quen với âm nhạc sớm thì đó sẽ như một món quà con có thể mang theo suốt cuộc đời.
Cứ đến thứ 5 hàng tuần là các bạn nhỏ của trường mầm non Sakura quận Hai Bà Trưng lại trông ngóng chờ đợi đến giờ học nhạc cùng cô Hương. Đến với giờ âm nhạc, các con như được đặt chân vào thế giới của những giai điệu vui tươi, trầm bổng, trải nghiệm sự phong phú của những tiết tấu và màu sắc âm thanh.
Do lớp Rose “siêu to” nên thường phải tách làm 2 nhóm khi tham gia các giờ học năng khiếu ba mẹ ạ. Trong buổi học lần này, các bạn nhóm lớn được học về chủ đề “Sắc thái âm thanh” còn nhóm nhỏ học học về “Phân biệt các giác quan bằng ngón tay trong âm nhạc”. Nếu “Sắc thái âm thanh” thông qua trò chơi nhỏ với cô giáo giúp các con nhanh chóng nhớ được đâu là sắc thái âm thanh “cao”, “thấp”, “ngắn”, “dài”, “to”, “nhỏ” thì “Phân biệt các giác quan bằng ngón tay trong âm nhạc” lại khiến các bạn nhỏ thỏa sức pha trò, nhún nhảy khi vừa nhìn vào gương, vừa hát và chỉ tay theo bài hát “Five Senses Song”. Giờ học âm nhạc bỗng chốc trở thành một sân khấu đầy màu sắc rực rỡ để những nghệ sĩ nhí của Sakura thể hiện, sáng tạo.

Thông qua giờ học nhạc lần này, các bạn nhỏ vừa có thêm những kiến thức âm nhạc thú vị thông qua các trò chơi, đồng thời rèn luyện những kỹ năng ngôn ngữ và học cách biểu đạt cảm xúc qua việc lắng nghe các bài hát. Khỏi phải nói cũng biết các con cảm thấy thích thú và hào hứng như thế nào.
Ba mẹ hãy cùng nhìn lại những hình ảnh ngộ nghĩnh cùng các đoạn video sinh động của các “nghệ sĩ nhí” lớp Rose qua giờ học âm nhạc nhé!

- Giáo viên Montessori Quốc tế được chứng nhận bởi Hiệp hội Phát triển Montessori Quốc tế (IAPM).
- Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
- 13 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ
Vừa tốt nghiệp đại học, cô Lã Thị Phương Thảo đã bén duyên với Sakura Montessori và gắn bó đến nay đã được 13 năm. Trong một thập kỷ làm việc với các bạn nhỏ tại Sakura Montessori, cô Phương Thảo luôn theo đuổi phương châm giáo dục cá nhân hóa dựa vào thiên hướng phát triển, cá tính riêng của mỗi cá nhân trẻ cũng như phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ để đạt được hiệu quả cao nhất.