Meta: Khi chế biến đồ ăn cho trẻ, có những loại rau củ không nên cho bé ăn, để tốt hơn cho hệ tiêu hóa và giúp con phát triển khỏe mạnh. Hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu ngay nhé!

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Sau đây là những loại rau củ không nên cho bé ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu cụ thể và xây dựng cho con thực đơn khoa học, phù hợp để trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Những loại rau củ không nên cho bé ăn

Sau đây là danh sách các loại rau củ cần hạn chế cho trẻ ăn để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu tốt.

1. Rau cải xoăn

Cải xoăn chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan. Chất xơ này tuy tốt cho sức khỏe nhưng có thể gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, cải xoăn chứa một lượng axit oxalic cao, có thể liên kết với canxi trong cơ thể, giảm khả năng hấp thu canxi (khoáng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương và răng) của trẻ.

Cải xoăn chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan, có thể gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng ở trẻ 
Cải xoăn chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan, có thể gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng ở trẻ

2. Rau cải thìa

Rau cải thìa chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là glucosinolates, có thể gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng cho trẻ nhỏ nếu ăn nhiều. Hệ tiêu hóa của trẻ em còn non nớt và chưa hoàn thiện hoàn toàn, do đó, việc tiêu hóa lượng chất xơ cao trong cải thìa có thể gặp nhiều khó khăn.

3. Rau muống

Rau muống chứa nhiều axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong cơ thể có thể tạo thành sỏi thận ở trẻ. Hơn nữa rau muống còn có thể chứa tạp chất, đất, vi khuẩn, nếu không được chế biến, nấu kỹ có thể chứa ký sinh trùng gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí là suy dinh dưỡng ở trẻ.

Rau muống chứa nhiều axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong cơ thể có thể tạo thành sỏi thận ở trẻ 
Rau muống chứa nhiều axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong cơ thể có thể tạo thành sỏi thận ở trẻ

4. Củ sắn (khoai mì)

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thu tinh bột phức tạp trong củ sắn. Việc ăn sắn có thể gây đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, bạn không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn củ sắn (khoai mì).

5. Rau mùi

Trong rau mùi có chứa một số chất có thể làm tăng bài tiết mật và gây tổn hại tới gan của trẻ. Hơn nữa, rau mùi có chứa mùi thơm nhưng khá nồng có thể ảnh hưởng tới vị giá và gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ. Vì vậy, bạn không nên dùng rau mùi để chế biến món ăn cho trẻ dưới 1 tuổi.

Trong rau mùi có chứa một số chất có thể làm tăng bài tiết mật và gây tổn hại tới gan của trẻ 
Trong rau mùi có chứa một số chất có thể làm tăng bài tiết mật và gây tổn hại tới gan của trẻ

6. Các loại nấm tươi

Nấm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cũng là nơi cư trú của nhiều loại vi sinh vật nên rất dễ gây ngộ độc nếu không được bảo quản đúng cách. Đồng thời, nấm cũng có nhiều loại, nếu nguồn gốc không rõ ràng có thể ăn phải nấm độc gây nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe của trẻ.

7. Củ dền

Củ dền là một trong những loại rau củ ăn dặm hấp dẫn cho trẻ vì có vị thanh mát, màu sắc hấp dẫn. Tuy nhiên, trong giai đoạn dưới 1 tuổi bạn không nên cho bé ăn của dền. Bởi vì đây là loại rau củ có chứa nitrat khi gặp các vi khuẩn ở hệ tiêu hóa có thể chuyển thành nitrit gây ngộ độc cấp tính và ngăn cản sự vận chuyển oxy vào máu.  

Bạn nên hạn chế sử dụng củ dền cho bé dưới 1 tuổi 
Bạn nên hạn chế sử dụng củ dền cho bé dưới 1 tuổi

Một số rau củ không nên kết hợp với nhau khi cho bé ăn

Dưới đây là một số loại rau củ không nên kết hợp với nhau khi cho bé ăn dặm vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé:

  • Khoai lang, khoai tây và cà chua: Khi kết hợp ba loại thực phẩm này, sẽ tạo ra lượng axit cao trong dạ dày, gây khó tiêu, đầy bụng ở trẻ.
  • Củ cải trắng và cà rốt: Enzyme trong cà rốt có thể phá hủy hàm lượng vitamin C dồi dào trong củ cải trắng, giảm đi lợi ích dinh dưỡng của cả hai loại củ.
  • Dưa leo và cà chua: Cà chua chứa nhiều vitamin C nhưng dưa leo lại có chất phân giải vitamin C. Do đó, khi kết hợp 2 thực phẩm này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.
  • Cải thìa và bí đỏ: Cả hai thực phẩm đều chứa nhiều vitamin C, khi kết hợp lượng vitamin trong cải thìa sẽ bị enzym trong bí đỏ phá hủy, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.  
  • Rau dền và quả lê: Rau dền chứa nhiều axit oxalic, có thể liên kết với sắt trong quả lê, giảm khả năng hấp thu sắt của trẻ.
Bạn nên chú ý một số loại rau củ không nên kết hợp để tốt cho sức khỏe của trẻ 
Bạn nên chú ý một số loại rau củ không nên kết hợp để tốt cho sức khỏe của trẻ

Gợi ý một số rau củ tốt cho bé

Dưới đây là một số loại rau củ giàu dinh dưỡng và lành tính, phù hợp cho bé ăn dặm:

  • Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin A, tốt cho mắt và hệ miễn dịch của bé. Ngoài ra, vị ngọt, màu sắc hấp dẫn của cà rốt cũng thu hút sự hấp dẫn và kích thích khẩu vị của trẻ.
  • Bí đỏ: Là thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E và kali, tốt cho sức khỏe tổng thể của bé. Bí đỏ có vị ngọt thanh, dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của bé.
  • Khoai lang: Khoai lang chứa nhiều tinh bột, vitamin A, B6, C và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra, khoai lang cũng là thực phẩm nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
  • Súp lơ: Trong súp lơ có chứa chất xơ giúp trẻ tiêu hóa tốt. Bên cạnh đó, chất xơ còn chứa lượng vitamin C lớn, giúp trẻ hấp thụ canxi, sắt tốt hơn để cao lớn, khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những loại rau củ khác mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ như cà chua, khoai tây, rau bina…Khi lựa chọn rau củ, bạn nên chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chế biến đúng cách để cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Nên loại những loại rau củ như cà rốt, bí đỏ... để tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ 
Nên loại những loại rau củ như cà rốt, bí đỏ… để tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ

Trên đây là những loại rau củ không nên cho bé ăn để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu tốt. Bạn cần lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi để chuẩn bị cho trẻ những bữa ăn hấp dẫn, bổ dưỡng.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm